Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Cánh diều)

Khởi động

Cả lớp cùng nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh", nhạc và lời Ngọc Lễ

Trả lời câu hỏi:

Nội dung của bài hát nói lên điều gì?

Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.

Bài Làm:

Sau khi nghe xong bài hát "Ba ngọn nến lung linh" em thấy:

Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.

Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.

 

docx 32 trang phuongnguyen 26/07/2022 6720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Cánh diều)

Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Cánh diều)
SÁCH CANH DIEU
 (GDCD 6 – SCD) BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Khởi động
Cả lớp cùng nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh", nhạc và lời Ngọc Lễ
Trả lời câu hỏi:
Nội dung của bài hát nói lên điều gì?
Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.
Bài Làm:
Sau khi nghe xong bài hát "Ba ngọn nến lung linh" em thấy:
Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.
Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?
b. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? 
Bài Làm:
a. Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm. Do đó, khi theo nghề làm cốm, chị dễ dàng thành công hơn so với các nghề khác.
b. Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.
Khám phá
1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b. Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?
c. Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
Bài Làm:
a. Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện: Ba người con của Giáo sư đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y. Là gia đình nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
b. Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc....
c. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.
3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?
Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?
Bài Làm:
Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Được sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học nên Tiến luôn quyết tâm phấn đấu học giỏi. Từ lớp 1 -> 6 Tiến luôn chăm chỉ học và đạt học sinh xuất sắc.
Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây:
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy
D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
Câu 2: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đổi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao ?
b. Em có thể học tập được điều gì ở Bình?
Câu 3. Em đã làm gi để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động?
Bài Làm:
Câu 1: 
Em đồng ý với các ý kiến: A, C
Em không đồng ý với các ý kiến: B, D
Câu 2: 
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng. Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn.
b. Điều em học tập được ở bạn Bình: Luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
Câu 3: Ví dụ:
Dòng họ em là dòng họ nổi tiếng về sự hiếu học, hiếu thảo của con cháu trong gia đình. Tiếp nối truyền thống đó, em luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày, biết vâng lời, lễ phép, kính trên nhường dưới và đặc biệt cố gắng phấn đấu, chăm chỉ học tập để đạt được kết quả học tập cao nhất, xứng đáng là người con, người cháu của dòng họ.
ận dụng
Câu 1: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình theo các bước sau:
Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ mình.
Lập kế hoạch chỉ tiết về giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp.
 (Yêu cầu: dự kiến thời gian, các bước thực hiện, biện pháp thực hiện, người có thẻ hồ trợ)
Thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 2. Thử làm “Phóng viên nhí”
Em hãy phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ của em hoặc các dòng họ xung quanh về truyền thống của dòng họ mình. Sản phẩm của các em sẽ được trưng bày
trong lớp vào tuân học tiếp theo.
Gợi ý:
Lấy tin (phỏng vấn về đòng họ đó);
Lấy ảnh, tư liệu;
Viết bài báo.
Bài Làm:
Gợi ý: Mỗi gia đình, dòng họ sẽ có những truyền thống khác nhau.
Do đó, mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ dựa theo từng bước gợi ý ở phần đề bài
Chúc các em thực hiện tốt!
(GDCD 6 – SCD) BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Khởi động 
Cả lớp cùng nghe bài hát Thương người như thể thương thân, nhạc và lời Phạm Đăng Khương 
Trả lời câu hỏi:
 Nội dung bài hát thể hiện điều gì?
Những ca từ nào trong bài hát thẻ hiện nội dung đó?
Bài Làm:
Sau khi nghe bài hát Thương người như thể thương thân, nhạc và lời Phạm Đăng Khương em có nhận xét:
Nội dung bài hát thể hiện tình cảm mến thương giữa người với người.
Những ca từ trong bài hát thẻ hiện nội dung: Lúc gian lan chia nhau từng tấm áo, ta đang sống giữa vòng tay mọi người, cùng tiếng ca, ước mơ cùng chung tiếng nói, thương người như thể thương thân.
Khám phá
1. Thế nào là yêu thương con người?
a. Em cỏ suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An?
b. Điều gì đã khiên Hải An muốn hiển lặng giác mạc cho người khác ?
c. Từ thông tin trên, em hiểu thể nào là yêu thương con người 
Bài Làm:
a. Suy nghĩ của em sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An là rất khâm bạn Hải An về hành động nghĩa cử cao đẹp của bạn.
b. Chính sự yêu người con người, cuộc đời đã khiên Hải An muốn hiển lặng giác mạc cho người khác.
c. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Biểu hiện của yêu thương con người
a. Em hãy mô tả nội dụng và đặt tên cho từng bức hình trên.
b. Hãy nêu các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.
Bài Làm:
a. Nội dung từng bức hình trên là:
Câu học sinh dắt bà cụ qua đường
Mội người bị ngất trước đám đông nhưng không ai quan tâm
Cậu học sinh đẩy xe giúp người bạn tật nguyền
Chàng trai đang hiến máu nhân đạo
Các bạn học sinh trao quà cho những người nghèo
Người đàn ông đang chửi mắng một cô gái
b, Các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người là: 
Biểu hiện của yêu thương con người: Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác, dìu dắt giúp đỡ những người mắc sai lầm để họ tìm ra điều đúng đắn, biết hi sinh quyền lợi của bản thân
Biểu hiện chưa yêu thương con người: Vô tâm, lạnh lùng đối với khó khăn của người khác, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không giúp đỡ khi chứng kiến người khác khó khăn, hoạn nạn.
Người đàn ông đang chửi mắng một cô gái
Mội người bị ngất trước đám đông nhưng không ai quan tâm
3. Giá trị của tình yêu con người
a. Một xe tải chở nước giải khát bị lật ở trên đường. khiến hàng trăm thùng hàng bị rơi ngỏn ngang. Người đ đường và người dân sông gần đó đã hỗ trợ người lái xe thu gom và sắp xếp lại hàng hoá. Qua thông tin trên, theo em, tình yêu thương có ảnh hưởng như thế nào đến :
Người được nhận tình yêu thương?
Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác ?
Những người xung quanh?
b. Giúp đỡ nhân dân vùng lũ lụt miền Trung
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, các trận bão, lũ lụt đã liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nẻ tại miền Trung. Nhân dân cả nước xót xa trước những mất mát to lớn về người và của mà người dân nơi đây đang phải hứng chịu. Nhằm phát huy truyền thông đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đàm lá rách”, với tỉnh thản “Nhường cơm sẻ áo”, nhiều tổ chức, cá nhân đã chia sẻ khó khăn với nhản dân các tỉnh miền Trung bị lũ lụt: quyên góp ủng hộ tiền. vật tư, hàng hoá, nhu yêu phẩm.... giúp cho bà cơn nhân dân vùng lũ sớm vượt qua tỉnh cảnh hoạn nạn. khắc phục khó khăn, ỏn định đời sông. Trong khó khăn càng thấy rõ tình thản đoàn kết, yêu thương gắn bó của nhân dân Việt Nam.
Tình yêu thương con người được thê hiện như thế nào qua thông qua câu chuyện trên?
Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?
Bài Làm:
a. Tình yêu thương có ảnh hưởng đến :
Người được nhận tình yêu thương: Cảm kích trước hành động tốt đẹp của những người giúp đỡ họ.
Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác giúp cá nhân sẽ sống tốt đẹp hơn, tấm lòng rộng mở hơn.
Những người xung quanh: cảm nhận được tình yêu thương lan toả, và chắc chắn họ cũng sẽ làm vậy khi có người khác gặp khó khăn.
b.
Tình yêu thương con người được thê hiện bằng việc :tổ chức, cá nhân đã chia sẻ khó khăn với nhản dân các tỉnh miền Trung bị lũ lụt: quyên góp ủng hộ tiền. vật tư, hàng hoá, nhu yêu phẩm.... giúp cho bà cơn nhân dân vùng lũ sớm vượt qua tỉnh cảnh hoạn nạn. 
Tình yêu thương con người có giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
Luyện tập 
1. Trong những việc sau, việc nảo nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
A. Quyên gớp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
B. Giúp đỡ bà cơn nông dân tiêu thụ nỏng sản.
C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
D. Khỏng đưa chất độc hại vào thực phẩm đề kinh doanh, buôn bán,..
E. Chăm sóc các thành viên trong gia đỉnh.
G. Nâng giá một só hàng hoá khi xảy ra địch bệnh.
2. Hãy kể lại những hành động thẻ hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em. Em học tập được điêu gì từ các hành động đó?
3. Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ vẻ nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Binh định dừng lại thì Thân kéo tay Binh: “Thôi mình vẻ đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của minh”. Bình đi theo Thân nhưng chân cứ như đừng lại không muốn bước.
a) Em đồng ÿ hay không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân?
b) Theo em, trong trường hợp này, Bình nên xứ sự như thê nào?
4. Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói vẻ tình yêu thương con người? Vì sao?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
B. Mội miếng khi đới bằng một gói khi no.
C. Khỏng ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
D. Chị ngã em nâng.
E. Máu chảy ruột mềm.
G. Lá lành đùm lá rách.
Bài Làm:
1. Việc không nên làm là: C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
2. Hành động thẻ hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em là: 
Các bạn trường sau khi biết tin một bạn học sinh bị ung thư máu, ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức phong trào quyên góp giúp đỡ bạn. Em học tập được điều phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
3.
a. Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân.
b. Theo em trong trường hợp này Bình lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ.
4. Tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói vẻ tình yêu thương con người là: Lá lành đùm lá rách. Vì muốn trở thành một cái cây lớn thì khi lá này rách thì lá lành phải bảo vệ, đùm bọc có thế cây mới phát triển được.
Vận dụng 
Câu 1: Sưu tâm những bức tranh, bài hát, câu thơ, câu chuyện thê hiện tình yêu thương giữa con người với cơn người và đán vào một tờ giấy lớn đề làm thành bộ sưu tập về chủ đề này.
Câu 2: Tự làm một bông hoa và viết lời yêu thương vào các cánh hoa để thể hiện tình yêu thương với bạn bè trong nhớm, trong lớp hay với người thân trong gia đình.
Bài Làm:
1. Câu chuyện thể hiện tình yêu thương con người
Làng tôi có một gia đình nông dân nghèo, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Người mẹ dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng làm lụng lo cho con gái bằng bạn bằng bè. Bạn con gái là Lan bằng tuổi tôi, là một cô gái rất xinh xắn, hoạt bát, năng động và rất hiếu thảo. Lan hiểu được sự vất vả của mẹ với mình nên rất hiếu thảo và chăm chỉ giúp đỡ bạn. Nhưng không may biễn cố đột nhiên xảy ra, mẹ cậu bị tai nạn giao thông cần phỗ thuật rất nhiều tiền. Thế giới của một cô bé 13 tuổi như sụp đổ hoàn toàn. Nụ cười tươi không còn trên môi mà thay vào đó là tiếng cười nhạt mang dầy sắc thái u uất. Một hôm tôi thấy bạn đi từ đồn cảnh sát khu ra tôi rất lo lắng không biết có điều gì xảy ra nữa. Hàng vạn câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Tôi chạy đến và hỏi han cậu. Thì ra cậu đã nhặt được một số tiền rất lớn của người ta, cậu đã quyết định trả lại. Tôi rất khâm phục tấm lòng của lan. Tôi cùng Lan đến bệnh viện thăm mẹ Lan. Nhìn thấy mẹ, nụ cười của cô gái ấy lại được thắp lên mạnh mẽ. Chúng tôi ở một lúc rồi cũng đi học. Đến gần quầy thanh toán tiền, Lan chợt chững lại, một bầu tâm trạng. Cậu đến nói với các bác sĩ liệu có thể dời tiền viện phí hay không, thì câu trả lời của bác sĩ lại khiến chúng tôi sửng sốt, đó là tiềm viện phí đã được thanh toán hết. Đang loay hoay trong đám câu hỏi thì một người đàn ông bước đến bên cạnh Lan. Lan chào chú ấy và hỏi rằng chú đã trả viện phí cho mẹ Lan à. Chú nói rằng số tièn ấy có là gì so với những thứ mà Lan đã trả cho chú ấy, Lan đã cho chú ấy cảm nhận được giá trị của một con người giàu phẩm chất là thế nào. Trước khi ra về, chú ấy còn đưa cho Lan số điện thoại và dặn nếu khu nào cần giúp đỡ thì hãy gọi cho chú ấy và hãy mãi giữ tấm lòng thiện lương như vậy.
 Quả thật sự thật thà hiền lành của Lan thật đáng ngưỡng mộ cũng như là việc chú qua đường sẵn sàng giúo đỡ một người lạ chỉ vì phẩm chất của cô bé. Cuộc sống này đúng là vẫn còn những luôn sẵn sàng giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 2: Gợi ý cách làm một bông hoa:
Dùng một tờ giấy hình vuông. Cũng như hầu hết bài gấp giấy nghệ thuật origami khác, hoa hồng được bắt đầu từ một hình vuông đơn giản. Chọn bất kỳ màu nào mà bạn thích, miễn là có sự khác biệt về màu sắc hoặc kết cấu giữa hai mặt. Với giấy bóng, bông hoa trông sẽ chân thật nhất.
(GDCD 6 – SCD) BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
1-Khởi động:
Bài Làm:
Qua hình ảnh có thể thấy hai bạn có biểu hiện giúp đỡ nhau trong học tập.
Khám phá
a) Vì sao Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?
b) Điều gi giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu điễn âm nhạc?
c) Em hiểu thả nào là siêng năng, kiên trì?
Bài Làm:
a, Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp vì sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập và lòng yêu thích âm nhạc của cậu.
b, Điều giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc chính là sự siêng năng và kiên trì.
c, Siêng năng là tính cách lầm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.
Biểu hiện 
Bài Làm:
a, Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc vô cùng chăm chỉ.
b, Tính siêng năng, kiên trì được biên hiện trong học tập, lao động và trong cuộc sống là:
Trong học tập chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chăm chỉ lắng nghe cô giáo giảng bài.
Trong lao động chăm chỉ làm việc, kiên trì những cách làm mới, hiệu quả.
Trong cuộc sống luôn luôn cố gắng biến bản thân trở thành người tốt nhất, luôn trau dồi kiến thức hằng ngày, làm việc gì cũng làm đến cùng.
3. Ý nghĩa của siêng năng và kiên trì
a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn?
b) Siêng năng, tiên trì có ý nghĩa như thể nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
Bài Làm:
a, Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả cho Ê-đi-xơn đã mang đến cho nhân loại ánh sáng đèn điện như ngày nay.
b, Siêng năng, tiên trì có ý nghĩa giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
III. Luyện tập
1. Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành cỏng. Em đông ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
2. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.
B. Ai cũng cân phải siêng năng, kiên trì.
C. Những người thông minh không cản phải siêng nãng, kiên trì.
3. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rát nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhờ bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại bắn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gân nhà mình”.
a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải thông? Vĩ sao?
b) Nếu em là bạn của Hải, em có thê khuyên Hải điểu gì?
4 Kể về một tâm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
5 . Em biểu thể nào về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”?
Bài Làm:
1. Em đông ý hay không đồng ý với ý kiến trên vì chỉ có siêng năng, kiên trì mới giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công.
2. Em đồng ý với ý kiến a và b. Trong thời đại công nghiệp nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được. Bên cạnh đó người thông lại càng phải siêng năng và kiên trì vì nếu không có cần cù thì thông minh cũng không thể làm lên gì cả.
3.
a, Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn.
b, Nếu em là bạn của Hải, em có thê khuyên Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn cách giải chứ không phải chép bài bạn.
4. Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.
5. “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành côngnhư mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.
IV. Vận dụng
1. Phát động chiến địch “Kiên trì không bỏ cuộc”. Cả lớp lập một bán cam kết từ đầu năm học về việc tập thẻ dục 10 phút mỗi buổi sáng.
Bản cam kết ghỉ rõ:
Nội dung cam kết,
Thời gian,
Điều kiện;
Thành phần tham gia.
Người lập cam kết ghi rõ họ, tên và kí, người tham gia cam kết cũng nghỉ rõ họ tên và kí, bỏ mẹ kí người làm chứng.
Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiẻn trì thực hiện được đúng.
2. Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của cá nhân và tự đánh giá thực hiện của mình.
Bài Làm:
2. Kế hoạch rèn luyện tính siêng năng của bạn thân
Sáng: dậy từ 6 giờ rèn luyện sức khoẻ
Chiều: Học bài mới
Tối : Làm bài mới , giúp mẹ.
(GDCD 6 – SCD) BÀI 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Khởi động 
Củng trao đổi , thảo luận:
Binh, Hung và Minh cùng đi bọc. Trên đoờng đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường,
Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?
Bài Làm:
Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật với cô giáo. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em trình bày trực tiếp với cô giáo.
Khám phá
1. Biểu hiện tôn trọng sự thật
a. Đọc cău chuyện và trả lời câu hỏi 
GA-LLLÊ VẢ CHÂN LÍ “VÌ SAO TRẢI ĐẤT VẪN QUAY"
“Từ thời Hy Lạp có đại cho đến tận thẻ kí XVI, con người vẫn quan niệm rắng Trái Đất đừng yên, là trung tỉia của võ trụ. Mặt Trời. Mặt Trắng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Ga-li-lẻ (Galileo Gatilel) là mệt nhà thiên văn học. vật H bọc, toán học và triết học 1-ta-li-e (Halia). Ông đã ứng hộ quan đền cho rằng “Mặt Trời lá trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tình đều quay xung quanh nó”. 'Tuy nhiên, trong thời kì Ga-li-lẻ sinh sông. quan đểm “Trái Đất là trong tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thông trong xã hội. Tắt cả ý kiến phán bác lại đi đó đâu không được chấp nhận. Ví vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tInh quay xung quanh Mặt Trời” là trả ngược với quan điểm này bị cho là chống đối. Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rắng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã tực tức nói to: "Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.
 Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên.
Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người như thế nào? Vì sao?
b. Tìm những biểu hiện về việc tôn trọng sự thật.
“Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tên trọng sự thật trong các trường hợp sau:
(1) Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:
Ben ngôi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt?
Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc câi nhau?
Bạn thân của mình Không học bài, làm bài tập ở nhà?
(3) Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi :
Bị điểm kém trong học tập?
Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt ?
(4) Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đỏ của người khác, hành vi cố tình: làm hỏng công trình công cộng...
Từ trao đổi trên, em hãy cho biết, tôn trọng sự thật có biểu hiện như thể nào trong cuộc sẳng”
Bài Làm:
a.Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên trái đất quay quanh mặt trời.
Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người tôn trọng sự thật. Vì ông biết sự thật và nhất định phải khẳng định nó.
b. Biểu hiện về việc tôn trọng sự thật là:
Biểu hiện học sinh nói đúng sự thậi với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cưng cấp đúng thông tin với những người có trảch nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thế không có lợi cho mình..
2. Vì sao phải tôn trọng sự thật
Mai và Thảo cùng học lớp 6C đo Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhan. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập vẻ nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo vẻ tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.
Trong việc này, ở lớp có các ý kiến khác nhau:
Có ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mãi là một người bạn tốt của Thảo.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?
Bài Làm:
a, Em đồng ý ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo. Vì như thế sẽ làm bạn ỉ lại học thói quen nói dối/.
Em không đồng ý với ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo. Vì bạn tốt là sẽ là người giúp cho đối phương trở nên tốt hơn.
b, Nếu em là Mai, em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ làm bài tập về nhà nếu còn tái diễn em sẽ báo cáo cho cô giáo.
Luyện tập 
1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vị nào đưới đây? Vì sao?
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.
B. Luôn nói đúng những điều có thật.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của minh.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.
2. Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sóng không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỷ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.
Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?
3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?
A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.
B. Bỏ qua, cơi như không biết.
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.
4. Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.
Bài Làm:
1. Em đồng tình với ý kiến: B. Luôn nói đúng những điều có thật.
2. Em đồng ý với suy nghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực hơn là điều nên làm. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.
3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
4. Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật:
Bạn Linh chứng kiến một vụ tai nạn và bỏ trốn, làm hiện trường giả để đổ tội cho người khác. Trong phiên toà xét xử bạn đã đứng ra và nói sự thật để bảo vệ người bị hại mặc dù bị tên phạm tội đe do
Vận dụng
1. Xây dựng thông điệp về chủ để “Tôn trọng sự thật”:
Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ để “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp. Bình chọn thông điệp hay nhất.
2. Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”:
Mỗi học sinh tự viết thư cho một bạn trong lớp về việc mình đã nói dối bạn một lần nào đó. Bức thư có ghi tên người nhận, nhưng không cần ghi tên người gửi. Trong giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng sẽ lấy ra một hoặc một vài bức thư và đọc to trước lớp.
Bài Làm:
1. Xây dựng thông điệp: " Sự thật giúp cho cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn."
2. Gửi Linh
Mình xin lỗi vì đã nói dối bạn trong giờ kiểm tra rằng mình không biết làm bài. Điều mình muốn là bạn có thể tự hiểu làm bài theo đúng thực lực của mình,
(GDCD 6 – SCD) BÀI 5: TỰ LẬP
Khởi động
Những việc làm nào em có thể tự làm ở nhà, ở trường để thể hiện tính tự lập.
Bài Làm:
Những việc làm nào em có thể tự làm ở nhà, ở trường để thể hiện tính tự lập là: quét nhà, lau nhà, tự học bài và làm bài tập về nhà, giúp mẹ nấu cơm.
2-Khamks phá:
Bài Làm:
a. Những biểu hiện trên thể hiện tính cách tự lập: 
1) Học bài và làm bài tập
2) Đi học
3) Tưới cây
4) Gấp chăn màn
b. Bản thân em đã tự làm được tất cả những việc trên.
c. Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
3-Biểu hiện:
Bài Làm:
a, Biểu hiện của tự lập
Tự tin, tự làm lấy việc của mình.
Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
Có ý chí nỗ hực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
b, Biểu hiện của tính tự lập. Biểu hiện trái với tự lập
Trong sinh hoạt hằng ngày: Luôn tự làm việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở. Được nhắc nhở mới làm
Trong học tập: Luôn tự giác học bài và làm bài tập ở nhà. Không tự giác làm bài tập về nhà
Trong lao động: Luôn học hỏi, tiếp thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không tự giác làm việc, bảo mới là
3. Ý nghĩa tự lập 
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Long là học sinh giỏi môn Toán và các mớn khác như Văn, Hoá, Sinh, Tiếng Anh. Năm lớp 12, Long đã đoạt giải nhất mởn Toán trong kì thi học sinh giới cấp tỉnh. Từ năm lớp 10, Long đã chủ động xin ba mẹ cho đ làm thêm ở một quản cả phê. Vì xót cơn, mẹ Lơng ngắn cản, sợ cơn đi làm gặp những tình huồng không hay. Sau khi đã thuyết phục mẹ đông ý, Long thấy mình có thời gian rảnh rỗi nên đi làm thêm đẻ trải nghiệm. Nhờ đó, Long có một khoản tiên nho nhỏ mua sách vở và những món đô mình yêu thích mà không phải xin tiên ba mẹ. Theo Long, tỉnh thân tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ.
a) Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên?
b) Vì sao anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiến ba mẹ?
c} Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao ?
Bài Làm:
a, Theo em việc làm của Long rất đúng. Điều này có thể Long có thêm trải nghiệm dày dạn hơn trong cuộc sống.
b, Anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiến ba mẹ vì giờ đây anh có thể kiếm ra tiền.
c, Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em không đồng ý với quan điểm đó, tự lập đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn.
Vận dụng 
1. Hãy lập kể hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo bảng hương dẫn dưới đây và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm:
1. Khi ở nhà ?
2. Khi ởtrường ?
3. khi đi du lịch, đã ngoại ?
2. Em tham gia một trại hè trong 4 ngày, sóng xa gia đình. Hãy viết nhật kí, liệt kê những công việc chuẩn bị của em trước chuyền đi, những việc em làm trơng thời gian
ở trại hè, thể hiện tinh tự lập của em khi xa bố mẹ
Bài Làm:
1. Khi ở nhà: Chủ động dậy sớm rèn luyện thân thể, dọn nhà, làm bài tập về nhà.
Khi ở trường: Nghiêm túc học bài, tham gia tích cực các hoạt động của trường lớp.
khi đi du lịch, đã ngoại: Cùng các bạn trải nghiệm, tự chuẩn bị cho chuyến dã ngoại.
2. Nhật kí dã ngoại:
Chuyến đi bắt đầu vào lúc 7 giờ 28 phút, mình đã đến hơi muộn cho nên, ghế ngồi cũng đã gần hết, chỉ còn vài chỗ trống. Bước lên xe, mình đã phải đấu tranh nội tâm rất nhiều để tìm được chỗ ngồi ưng ý. Còn một chỗ ở cuối xe, nhưng mình còn bị say xe nữa, nên không thể liều ngồi cuối, nếu mà say xe thật thì buổi đi chơi này coi như đứt. Một chỗ trống khác lại rơi đúng vào cạnh bạn thân tôi. Hành trình của chúng tôi sẽ dừng chân tại ba địa điểm. Xe bon bon trên đường lăn bánh, trong lúc ngồi trên xe, cô bạn lớp trưởng xinh xắn mà chúng tôi thường gọi là “vịt” đã cất lên cho mọi người cùng hát một bài hát tập thể. “Lớp chúng mình rất rất vui...

File đính kèm:

  • docxgiai_bai_tap_giao_duc_cong_dan_6_canh_dieu.docx