Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm):
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
A. Nói chuyện trong giờ học.
B. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
C. Vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
D. Nhắc nhở bạn không được quay cóp nếu bạn không nghe thì báo ngay cho giáo viên về hành vi trên.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không đúng với tình bạn trong sáng lành mạnh ?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
C. Biết phê bình nhau khi mắc khuyết điểm.
D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ .. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN GDCD 8 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Nói chuyện trong giờ học. B. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra. C. Vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. D. Nhắc nhở bạn không được quay cóp nếu bạn không nghe thì báo ngay cho giáo viên về hành vi trên. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không đúng với tình bạn trong sáng lành mạnh ? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. C. Biết phê bình nhau khi mắc khuyết điểm. D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới. Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh? A. Chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình B. Hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác. C. Luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn. D. Chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập. Câu 4: Ý kiến nào sau đây thể hiện việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác ? A. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi. B. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hoá của dân tộc đó. C. Chỉ những nước có nhiều công trình văn hoá lớn mới đáng để ta học hỏi. D. Một dân tộc còn chậm phát triển cũng có bản sắc riêng về văn hoá đáng để ta học tập Câu 5: Việc làm nào thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư là: A. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình. B. Vứt rác bừa bãi. C. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm. D. Tụ tập để đánh bạc, hút chích Câu 6: Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh C. Tệ nạn ngày càng phổ biết D. Không giữ vững trật tự an ninh Câu 7: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là A. Trung thành. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 8: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là A. Lao động tự giác. B. Lao động sáng tạo. C. Lao động D. Tự giác. II. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Thế nào là tự lập? Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự lập? Để trở thành người biết tự lập bản thân em cần phải làm gì? Kể tên một số tấm gương nổi tiếng về tính lập mà em biết? Câu 3 (3,0 điểm): M bị ốm phải nghỉ học. K hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà M lấy vở và giúp M ghi bài ở lớp. Nhưng K đã không thực hiện được việc đó với lí do K dậy muộn, không kịp đến nhà M trước khi đến trường. a. Hãy nhận xét hành vi của K b. Em sẽ khuyên K như thế nào? ---- Hết ---- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD 8 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (04 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA D B C D C B C B Phần II. Tự luận (06 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Cần đảm bảo được các ý sau : - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Biểu hiện của người có tính tự lập: tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống - Ý nghĩa của tính tự lập: Giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống , thành công trong sự nghiệp phát triển của cá nhân người tự lập sẽ luôn được mọi người kính trọng, nể phục. - HS cần phải : + Tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt. Cụ thể như: tự làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu học tập, tự thực hiện các nhiệm vụ được phân công ở trường, lớp, tự gấp chăn màn, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo, + Không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác, tự giác học hỏi những bạn, người thân, xung quanh biết sống tự lạp, phê phán những hành vi dựa dấm, ỷ lại. - HS có thể kể: Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Ký, ....... 0.5 0.5 0.5 0,5 0,5 0,5 2 1. Nhận xét việc làm của K: - Hành vi của K thể hiện sự không biết giữ chữ tín (ở đây là lời hứa). - Lí do mà K đưa ra chưa chính đáng, và do đó làm giảm sút lòng tin của các bạn và cô giáo đối với K. 2. Em sẽ khuyên K: - Khi mình đã nhận lời, đã hứa hẹn điều gì đó thì phải vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối với mình. - K nên xin lỗi các bạn và cô giáo, tiếp tục thực hiện lời hứa của mình (nếu M còn ốm phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong những lần khác. 0.5 1,0 0,75 0,75
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_8_nam_hoc_2021_20.doc