Đề kiểm tra kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SỬ 7 NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng (2 điểm)

Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là

 A. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Việt. B. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Nam.

 C. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Việt Nam. D. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Nam Việt

Câu 2: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành

A. 5 đạo B. 13 đạo thừa tuyên C. 10 lộ D. 5 phủ

Câu 3: Quân đội Lê sơ được biên chế thành

A. cấm quân và bộ binh B.bộ binh và thủy binh

 C.quân triều đình và quân địa phương D. cấm quân và quân ở các lộ

 

doc 4 trang phuongnguyen 22240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ LỚP 7 KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
TNKQ 
 TL
TNKQ
 TL
V.dụng thâp
Vận dụng cao
Chủ đề 1:
Đại Việt thời Lê sơ(Thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI)
- Biết được tình hình chính trị, pháp luật thời Lê Sơ.
- Tình hình kinh tế - xã hội
Biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh -Nguyễn
 Hiểu được luật pháp thời Lý- Trần và Lê Sơ 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
4(c1,c2,c3.c4)
1
10%
1(c12)
1
10%
1(c11)
2
20%
6
4
40%
Chủ đề 2: 
Đại Việt thời Lê sơ(Thế kỉ XVI-đầu thế kỉ XVIII)
- Biết được 
Thời gian suy yếu của nhà 
Lê ở TKXVI
- Biết được địa danh chia cắt đất nước.
- Biết được một số mốc thời gian của phong trào Tây Sơn.
Hiểu mâu thuẫn nhất của thời Lê Sơ, thể chế chính trị ở Đàng Ngoài.
Đánh giá được công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Liên hệ đến bản thân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2(c5,c8,9)
1,5 
15%
2(c6,c7)
0,5
5%
½(c13)
2
20%
½(c13)
1
10%
6
5
50%
Chủ đề 3 
Chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Hiểu chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ%
1(c10)
1
10%
1
1
10%
số câu
số điểm
Tỉ lệ 
7
2,5
25%
1
10
10%
3
1,5
15%
1
20
20%
½(c13)
2
20%
½(c13)
1
10%
13
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SỬ 7 NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng (2 điểm)
Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là 
 A. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Việt. B. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Nam.
 C. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Việt Nam. D. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Nam Việt
Câu 2: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành
A. 5 đạo B. 13 đạo thừa tuyên C. 10 lộ D. 5 phủ
Câu 3: Quân đội Lê sơ được biên chế thành 
A. cấm quân và bộ binh B.bộ binh và thủy binh 
 C.quân triều đình và quân địa phương D. cấm quân và quân ở các lộ
Câu 4: Bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tông.
Câu 5: Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ 
A. Giữa thế kỉ XVI B. Đầu thế kỉ XVI C. Cuối thế kỉ XVI D. Đầu thế kỉ XVII
Câu 6: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?
  	 A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
  	 B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
  	 C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
  	 D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
Câu 7: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:
  	 A. vua Lê.  B. chúa Trịnh  C. chúa Nguyễn.   D. vua Lê – chúa Trịnh.
Câu 8: Ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị) B. Sông La (Hà Tĩnh)
C. Sông Gianh (Quảng Bình) D. Không phải các vùng trên
Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.(1đ) 
A . Thời gian
B . Sự kiện
a. 1771
1.Nghĩa quân Tây Sơn lật dổ chinh quyền chúa Nguyễn Đàng Trong
b. 1777
2.Ba anh em họ Nguyễn dựng cờ khởi nghĩa
c. 1785
3. Đánh tan quân xâm lược Mông
d. 1789
4. Quang Trung đại phá quân Thanh.
5.Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút
Câu 10: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau (1đ)
1. ☐ Trong những năm 1815 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước làm 31 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
2. ☐ Để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương, nhà Nguyễn đã cho thiết lập một hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
3. ☐ Dưới thời Nguyễn, chế độ quân điền tiếp tục được duy trì nên có tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.
4. ☐ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... và thu hút thợ giỏi từ các địa phương tập trung về sản xuất trong các công xưởng của nhà nước.
Phần II: Tự luận ( 6 điểm)
Câu 11 (2 điểm). Pháp luật thời Lê sơ có điểm gì giống và khác pháp luật thời Lý- Trần? 
Câu 12. (1đ) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?
Câu 13: (3đ) Đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc? Em cần làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam?
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (4đ)
Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
A
C
C
B
D
D
A
Câu 9 Nối cột A với cột B (1đ)
Mỗi ý nối đúng được 0,25đ
a-2 b-1 c-5 d-4
câu 10: Điền đúng sai vào các câu trả lời(1đ)
1.S 2.Đ 3.S 4.Đ
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 11 (1,5 điểm). 
Điểm giống (1 điểm): 
 + Bảo vệ quyền lợi của vua và giai cấp thống trị
 + Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp
- Điểm khác (0,5 điểm): Luật pháp thời Lê Sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới (con gái được hưởng gia tài như con trai).
Câu 12 (1 điểm)
 Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: 
+ Hậu quả: (0,5 điểm)
Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... 
+Tính chất: (0,5 điểm)
Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. 
Câu 13 (3đ)
* Công lao của Quang Trung:(2đ)
- Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh.
- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.
* Em cần làm gì để xứng đáng với những vị anh hùng dân tộc Việt Nam: (1đ)
	- Tích cực học tập và rèn luyện về đạo đức, để trở thành một người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Cảm phục và nhớ ơn những danh nhân tài ba đã hết lòng vì dân vì nước. Biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ki_ii_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.doc