Đề kiểm tra kọc kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

 Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 94)

Câu 1 (0,5 điểm)

Cho biết nhan đề của bài thơ trên. Tác phẩm do ai sáng tác?

Câu 2 (0,5 điểm)

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

 

docx 5 trang phuongnguyen 22/07/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kọc kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra kọc kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra kọc kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020
V-DH01-HKI7-1920
ĐỀ KIỂM TRA KỌC KỲ I
Năm học: 2019-2020
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề này gồm 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau: 
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 94)
Câu 1 (0,5 điểm)
Cho biết nhan đề của bài thơ trên. Tác phẩm do ai sáng tác? 
Câu 2 (0,5 điểm) 
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 3 (1,0 điểm)
Tìm thành ngữ và chỉ ra tác dụng của thành ngữ đó trong bài thơ trên.
Câu 4 (1,0 điểm) 
Nêu ý nghĩa của hình ảnh “tấm lòng son” ở câu thơ cuối bài. Tác giả gửi gắm thái độ, tình cảm nào qua bài thơ?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7->10 câu) phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi, cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa)
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nghĩ về một người thầy giáo (cô giáo) để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. 
---------- Hết ---------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN TỨ KỲ
V-DH01-HKI7-1920
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2019-2020
Môn: NGỮ VĂN-LỚP 7
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
I-MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 văn bản hoàn chỉnh
 -Nhận biết tên tác giả, tác phẩm và thể thơ
-Nhận biết thành ngữ
-Hiểu được tác dụng của thành ngữ trong bài thơ
- Hiểu được ý nghĩa của một hình ảnh đặc sắc trong bài
-Thái độ, tình cảm của nhà thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C1,C2,C3
 1,5
 15%
 C3,C4
 1,5
 15%
 3,0
 30%
II. Tập làm văn
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
-Bài văn biểu cảm
Viết 01 đoạn văn phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đã học
Viết 01 bài văn biểu cảm về một người thầy (cô) giáo em ấn tượng sâu sắc
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1,5
 15%
1,5
 15%
2,0
20%
5,0
50%
 10
100%
II-HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
(3,0đ)
1
Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
0,5
2
-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
0,5
3
 *Mức tối đa: 1,0 đ
 Thành ngữ: bảy nổi ba chìm
 - Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giàu giá trị biểu cảm
+ Thành ngữ không chỉ miêu tả cách luộc bánhmà qua đó tác giả còn gợi thân phận lênh đênh, chìm nổi, bất hạnh, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa. 
*Mức chưa tối đa
- 0,75 đ : Tìm đúng thành ngữ và nêu được một ý về tác dụng.
- 0, 5 đ : Đạt được ½ yêu cầu.
- 0,25 đ : Chỉ nêu được một ý đúng về tác dụng.
 * Mức không đạt : 0 đ : Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.
0,5
0,25
 0,25
4
* Mức tối đa :1,0 đ : HS nêu được các ý :
- Hình ảnh « tấm lòng son » :
+ Nghĩa tả thực : gợi tả nhân bánh trôi, chất lượng bánh
+ Nghĩa ẩn dụ : Khẳng định vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ trong xã hội xưa dù cuộc sống chịu nhiều gian truân, chìm nổi, phụ thuộc
- Thái độ, tình cảm của nhà thơ :
+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa
+ Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ
*Mức chưa tối đa
- 0,5 đ : Đạt ½ số ý trên .
- 0,25 đ : Chỉ nêu được một ý không đầy đủ.
* Mức không đạt : 0 đ : Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.
0,25
0,25
 0,5
II. Tập làm văn
(7,0 đ)
1
(2,0đ)
 Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
1. Về kĩ năng
- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn ngắn.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ; không sai chính tả. ..
2. Về kiến thức: Nêu được các ý cơ bản sau:
-Điệp ngữ: “Vì” được điệp lại 4 lần
+ Tạo nhịp điệu, chất nhạc cho lời thơ
+ Nhấn mạnh và khẳng định mục đích chiến đấu của người cháu - người chiến sĩ: vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng, vì gia đình, vì người bà kính yêu và vì những điều bình dị nhất
- Hình ảnh ổ trứng hồng: vừa là hình ảnh thực gợi ổ rơm hồng những trứng, vừa là ẩn dụ cho những điều lung linh, diệu kì nhất của tuổi thơ
- Khổ thơ ca ngợi mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩTình yêu bà, yêu gia đình, yêu đất nước trở thành động lực, sức mạnh cho người cháu chiến đấu
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
3. Các mức đánh giá
- Mức tối đa: 2,0đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa:
+ 1,5-1,75 đ: Cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu trên; còn mắc một vài sai sót nhỏ.
+ 1,0 đ: Đạt 50% các yêu cầu trên.
+ 0,5-0,75 đ: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
+ 0,25 đ: Chỉ nêu được một ý nhưng chưa đầy đủ
- Mức không đạt: 0 đ: Không làm bài hoặc sai hoàn toàn.
2
(5,0đ)
Cảm nghĩ về một người thầy giáo (cô giáo) để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. 
1.Về kĩ năng
- Làm đúng kiểu bài văn biểu cảm: bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, cảm xúc chân thực, xúc động...
2. Về kiến thức: Bài viết có thể biểu cảm bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
*Mở bài: - Giới thiệu về một thầy, cô giáo và tình cảm, cảm xúc của em
0,5
* Thân bài
- Biểu cảm về đặc điểm ngoại hình của người thầy (cô) giáo: 
+ HS chọn những nét nổi bật để gợi cảm xúc: VD: Tuổi, dáng người, trang phục, đôi mắt, mái tóc, giọng nói
- Biểu cảm về hoạt động, tính cách của thầy, cô giáo:
+ Sự quan tâm của thầy cô tới học sinh, tới các hoạt động của trường
+ Các giờ học của thầy (cô) giáo như thế nào? Cảm xúc của em?
- Biểu cảm về một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy ( cô) giáo đó.
- Bày tỏ sự gắn bó của mình với thầy cô trong niềm vui, nỗi buồn, trong học tập và cuộc sốngTấm lòng kính yêu, tri ân của em với thầy (cô) giáo.
4,0
* Kết bài
- Khẳng định tình cảm kính yêu, biết ơn của em với thầy (cô) giáo; mong ước, hứa hẹn gì? ...
0,5
3. Các mức đánh giá
- Mức tối đa: 5,0 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức của bài văn biểu cảm..
- Mức chưa tối đa:
+3,0 -> 4,5 đ: Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn sai sót nhỏ...
+ 2,0 ->3,0 đ: Đạt được cơ bản yêu cầu chung của bài văn biểu cảm nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
+ 1,0-> 2,0 đ: Còn mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, lời văn thiếu cảm xúc....
- Mức không đạt: 0đ: Lạc đề, không làm bài...
* Lưu ý: GV đánh giá tổng thể bài làm của HS về kiến thức và kĩ năng để cho điểm toàn bài sao cho phù hợp, chính xác. Khuyến khích bài làm sáng tạo, cảm xúc chân thật, tự nhiên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_koc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020.docx