Đề ôn tập số 3 môn Lịch sử 9

Đề ôn thi số 3

Câu 1: Cuộc kháng chiến Toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

A. Sáng 19/12/1946 C. Chiều 19/12/1946

B. Trưa 19/12/1946 D. Đêm 19/12/1946

Câu 2: Đỉnh cao phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1930 - 1931 diễn ra ở:

A. Thanh Hóa, Nghệ An C. Hà Tĩnh, Quảng Bình

B. Nghệ An, Hà Tĩnh D. Quảng Bình, Quảng Trị

Câu 3: Phát xít Nhật tiến vào nước ta năm:

A. 1939 C. 1941

B. 1940 D. 1942

Câu 4: Những địa phương giành chính quyền sớm nhất trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

B. Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh D. Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa

 

docx 14 trang phuongnguyen 27/07/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 3 môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập số 3 môn Lịch sử 9

Đề ôn tập số 3 môn Lịch sử 9
Đề ôn thi số 3
Câu 1: Cuộc kháng chiến Toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ vào thời gian nào?
A. Sáng 19/12/1946
C. Chiều 19/12/1946
B. Trưa 19/12/1946
D. Đêm 19/12/1946
Câu 2: Đỉnh cao phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1930 - 1931 diễn ra ở:
A. Thanh Hóa, Nghệ An
C. Hà Tĩnh, Quảng Bình
B. Nghệ An, Hà Tĩnh
D. Quảng Bình, Quảng Trị
Câu 3: Phát xít Nhật tiến vào nước ta năm:
A. 1939
C. 1941
B. 1940
D. 1942
Câu 4: Những địa phương giành chính quyền sớm nhất trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh
D. Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa
Câu 5: Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương sau ngày 9/3/1945 là:
A. Đế quốc Pháp
C. Phát xít Nhật - Pháp
B. Phát xít Nhật
D. Chính quyền tay sai phản động
Câu6: Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là:
A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
C. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
D. đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
Câu 7: Lực lượng chính tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 là:
A. công nhân, tư sản
C. tư sản, tiểu tư sản
B. công nhân, nông dân
D. nông dân, địa chủ phong kiến
Câu 8: Lí do chính mà ta kí Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 với Pháp là:
A. để Pháp giúp đỡ ta đánh đuổi quân Tưởng
C. để ta củng cố chính quyền mới
B. để kéo dài thời gian hòa bình
D. để tránh cùng một lúc không phải đối mặt với nhiều kẻ thù, tập trung đánh quân Tưởng
Câu 9: Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì?
A. phong trào công nhân rất phát triển
C. xu thế cách mạng vô sản đã chiếm ưu thế ở Việt Nam
B. mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam lên đến đỉnh cao
D. Sự suy yếu của phong trào tư sản dân tộc
Câu 10: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam?	
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản
C. Đào tạo cán bộ cách mạng
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 11: Nội dung nào phản ánh đầy đủ nhất thời điểm xuất hiện thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945:
A. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh
C. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh đến khi quân Đồng Minh vào nước ta
B. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh đến trước khi quân Đồng Minh vào nước ta
D. Từ khi quân đồng minh vào nước ta
Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện không đúng nhận định: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là đúng đắn, sáng tạo, thể hiện tính dân tộc và nhân văn?
A. Nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
C. Chú trọng vấn đề giải phóng giai cấp trong cuộc cách mạng 
B. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
D. Thấy được khả năng liên minh đoàn kết với giai cấp tư sản dân tộc và khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 13: Tại sao sự kiện cuộc bãi công của công nhân thợ máy Ba Son - Sài Gòn (8/1925) được coi là dấu mốc đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. Đấu tranh vì mục tiêu kinh tế và chính trị
C. Đoàn kết đấu tranh cùng các giai cấp khác trong xã hội
B. Là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản
D. Lần đầu tiên đấu tranh bằng hình thức bãi công
Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ
Câu 15: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 đứng trước muôn vàn khó khăn, hãy chỉ ra khó khăn nào là nghiêm trọng nhất?
A. Nạn đói, nạn dốt.
C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.
B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.
D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.
Câu 16. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919-1925?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917.
D. Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn.
Câu 17. Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?
A. Phát triển giáo dục.
B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Cải lương hương chính.
D. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 18. Cơ quan nào dưới đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Chính phủ Pháp. B. Tư sản mại bản.
C. Ngân hàng Đông Dương. D. Toàn quyền Đông Dương.
Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?
B. Chính sách đầu tư vốn.
A. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp.
C. Chính sách tăng thuế khóa.
D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 21. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã dẫn tới sự xuất hiện của những giai cấp nào dưới đây?
A. Địa chủ, tư sản. B. Tư sản, tiểu tư sản.
C. Tiểu tư sản, công nhân. D. Nông dân, công nhân.
Câu 22. Yếu tố nào dưới đây đã tác động trực tiếp đến xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
B. Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga.
C. Pháp đẩy mạnh đàn áp phong trào đấu tranh.
D. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào dưới đây?
A. Nông nghiệp. B. Giao thông vận tải.
C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp.
Câu 24. Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam.
B. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
C. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương.
D. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại mâu thuẫn chủ yếu nào dưới đây?
A. Nông dân với địa chủ. B. Công nhân với tư sản.
C. Tư sản dân tộc với tư sản mại bản. D. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Câu 26. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. B. Phát triển cân đối giữa các ngành.
C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp. D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp.
Câu 27. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?
A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
Câu 28. Nhận xét nào dưới đây là đúng về chuyển biến của giai cấp công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phát triển nhanh về số lượng, bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề, đời sống vô cùng khó khăn khổ cực nên hăng hái đấu tranh.
B. Tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, tiếp thu cách mạng vô sản.
C. Phát triển nhanh về số lượng, bị thực dân bóc lột nặng nề, nhanh chóng trở thành lực lượng lớn nhất, quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam.
D. Phát triển nhanh về số lượng, bị nhiều tầng áp bức bóc lột, gắn bó máu thịt với nông dân đấu tranh chống thực dân và phong kiến.
Câu 29. Nhận xét nào dưới đây là đầy đủ nhất về chuyển biến của giai cấp nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phát triển nhanh về số lượng trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh.
B. Phát triển nhanh về số lượng trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng. 
C. Bị phong kiến, thực dân tước đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt là lực lượng to lớn của cách mạng.
D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến giành chính quyền.
Câu 30. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đấu tranh giành độc lập dân tộc 
B. Lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, tư sản phản cách mạng thành lập chính quyền mới do nhân dân lao động làm chủ.
C. đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ
D. Lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến tay sai đem lại ruộng đất về tay dân cày, nhân dân lao động được hưởng quyền tự do dân chủ. 
Câu 31. Giai cấp nào đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều trong những năm 1919-1925?
A. Tư sản. B. Nông dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp công nhân.
Câu 32. Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?
A. Bãi công Ba Son.
B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
Câu 33. Trong những năm 1919-1925, giai cấp tư sản đã thành lập các nhóm chính trị nào dưới dây?
A. Cường học thư xã B. Nam Phong và Trung Bắc tân văn.
C. Hội Phục Việt và Đảng Thanh niên. D. Quan hải tùng thư và Nam Đồng thư xã.
Câu 34. Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản đấu tranh nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Giành độc lập dân tộc. B. Đòi những quyền tự do, dân chủ.
C. “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. 
D. Ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
Câu 35. Giai cấp tiểu tư sản đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào dưới đây?
A. Đấu tranh vũ trang. B. Đấu tranh nghị trường.
C. Bãi công trên quy mô lớn. D. Xuất bản sách, báo tiến bộ.
Câu 36. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925?
A. Công nhân Ba Son bãi công. B. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
Câu 37. Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thỏa hiệp với thực dân Pháp vì lí do nào dưới đây?
A. Thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
B. Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động của đảng.
C. Giai cấp tư sản không ủng hộ chủ trương của đảng.
D. Nhân dân không tham gia các hoạt động của đảng.
Câu 38. Công nhân xưởng Ba Son (8-1925) không sửa chữa chiếm hạm Mi-sơ-lê của Pháp vì lí do nào dưới đây?
A. Chủ xưởng không tăng lương cho công nhân.
C. Công nhân đòi thành lập tổ chức Công hội.
B. Pháp đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân.
D. Là phương tiện chở lính sang đàn áp nhân dân Trung Quốc. 
Câu 39. Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 40. Sự kiện nào dưới đây đã nổ ra trong năm 1925?
A. Thành lập Đảng Lập hiến.
B. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo.
C. Thành lập nhà xuất bản Cường học thư xã.
D. Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu.
Câu 41. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?
A. Bãi công Ba Son (8-1925).
B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
D. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
Câu 42. So với tư sản, hoạt động của tiểu tư sản có điểm khác biệt nào?
A. Mục tiêu đấu tranh triệt để. B. Lực lượng lãnh đạo tiên tiến.
C. Phương pháp đấu tranh bí mật. D. Đông đảo quần chúng tham gia.
Câu 43. Cuộc bãi công Ba Son đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân vì lí do nào dưới đây?
A. Có tổ chức lãnh đạo B. Quy mô bãi công lớn.
C. Thời gian bãi công dài. D. Hình thức phong phú.
Câu 44. Cuộc bãi công Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển nào của phong trào công nhân?
A. Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác. B. Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.
C. Hoàn thành chuyển từ tự phát sang tự giác. D. Hoàn thành chuyển từ tự giác sang tự phát.
 Câu 45. Cuộc đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa Tam dân. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Tư tưởng triết học ánh sáng. D. Tư tưởng duy tân Nhật Bản.
Câu 46. Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thất bại chứng tỏ điều gì?
A. Độc lập dân tộc gắn liền với vấn đề dân chủ.
B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.
D. Độc lập dân tộc không gắn liền với vấn đề giai cấp.
Câu 47. Sự kiện nào đã diễn ra tại Pháp vào ngày 18-6-1919?
A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc Bản Sơ thảo Luận cương của Lênin.
C. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
D. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản. 
Câu 48. Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động gì tại Pháp vào ngày 25-12-1920?
A. Đọc Bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
B. Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 49. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa..
3. Đọc Bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
A. 3-2-1 B. 1-2-3 C. 2-3-1 D. 2-1-3
Câu 50. Một trong những nội dung chủ yếu Bản yêu sách Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919) là
A. thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
B. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam.
C. trao quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
D. trao trả độc lập cho nhân dân Việt Nam.
Câu 51.Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản?
A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
B. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 52. Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân là
A. tuyên truyền giáo dục lý luận giải phóng dân tộc.
B. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam.
D. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân.
Câu 53. Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-1925)?
A. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.
B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng.
C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập đảng.
D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 54. Cho bảng dữ liệu sau: 
I (Thời gian)
II (Sự kiện)
1. Ngày 18-6-1919
a. Nguyền Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc)
2. Giữa năm 1920
b. Gửi đến Hội nghị Vecxai Bản Yêu sách của nhân dân An Nam
3. Tháng 11-1924
c. Đọc Bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II.
A. 1-a,2-c,3-b B. 1-b,2-c,3-a. C. 1c-2b-3- a D. 1b-2a-3c
Câu 55. Sự kiện nào dưới đây đã tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
A. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
B. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
D. Thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 56. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919)?
A. Phân biệt rõ bạn-thù của dân tộc.
B. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
C. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.
Câu 57. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920)?
A. Kết hợp vấn đề dân tộc và thời đại.
B. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
C. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
D. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 58. Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?
A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
C. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 59. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.
C. chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự thành lập Đảng.
D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản.
Câu 60. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân dẫn đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Tâm tâm xã.
B. Hội Phục Việt.
C. Đảng Lập hiến.
D. Cộng sản đoàn.
Câu 61. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Thanh niên.
B. An Nam trẻ.
C. Người nhà quê.
D. Người cùng khổ.
Câu 62. Mục tiêu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
C. đoàn kết nhân dân đánh đổ đế quốc phong kiến.
B. tổ chức nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.
D. tổ chức giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc và tay sai.
A. lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc tay sai.
Câu 63. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
B. Đế quốc Pháp còn mạnh.
C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu.
Câu 64. Hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu-Trung Quốc là
A. thực hiện phong trào vô sản hóa.
B. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.
C. tổ chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân ở các nhà máy xí nghiệp.
D. bí mật chuyển các tài liệu tuyên truyền cách mạng về nước.
Câu 65. Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?
D. Viết vở kịch “Con rồng tre”.
A. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu66. Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
A. truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam.
B. truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam.
C. tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng.
D. tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng.
Câu 67. Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.
B. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
C. đánh đổ giặc Pháp lập nên nước Việt Nam độc lập.
D. đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua thiết lập dân quyền.
Câu 68. Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
A. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ.
B. Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.
D. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.
Câu 69. Bài học chủ yếu được rút ra từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) cho cách mạng Việt Nam là gì?
A. Phải đoàn kết. B. Phải có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn. D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.
Câu 70. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận nào dưới đây vào Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin. B. Lí luận giải phóng dân tộc.
C. Chủ nghĩa Tam dân. D. Tư tưởng đấu tranh giai cấp.
Câu 71. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào công nhân (1926-1929)?
A. Trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc.
B. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu.
C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế và chính trị.
D. Phong trào phát triển mạnh có sự đoàn kết giữa các ngành, các địa phương.
Câu 72. Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
A. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
B. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.
C. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
D. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác-Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
Câu 73. Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở
A. địa bàn hoạt động. B. thành phần tham gia.
C. khuynh hướng cách mạng. D. phương pháp, hình thức đấu tranh.
Câu 74. Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước không phát triển.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân không phát triển.
D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
Câu 75. Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Tân Việt cách mạng đảng. D. Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 76. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng ý nghĩa sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929?
A. Là sự phát triển khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
B. Là sự chuẩn bị cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Phản ánh sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
Câu 77. Sau khi ra đời năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã có hoạt động như thế nào?
A. hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
B. hoạt động thống nhất, đoàn kết với nhau.
C. hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.
D. độc lập và hoạt động thống nhất với nhau.
Câu 78. Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929?
A. Phong trào công nhân phát triển mạnh.
B. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
C. Sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. Sự suy yếu của Việt Nam quốc dân đảng
Câu 79. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?
A. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam.
B. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.
C. Khuynh hướng cách mạng vô sản không chiếm ưu thế ở Việt Nam.
D. Khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đang chiếm ưu thế ỏ Việt Nam.
Câu 80. Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam là gì?
A. Theo khuynh hướng cách mạng vô sản. B. Theo khuynh hướng cách mạng tư sản.
C. Mục đích giải phóng dân tộc. D. Mục đích giải phóng giai cấp vô sản.
Câu 81. Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
A. Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
B. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.
D. Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hoá ở các nhà máy, xí nghiệp.
Câu 82. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời (3-1929) tại Bắc kì đã chứng tỏ điều gì?
A. Sự nhạy bén về chính trị của các hội viên.
B. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang suy yếu.
C. khuynh hướng cách mạng tư sản đang phát triển.
D. khuynh hướng cách mạng vô sản đang suy yếu.
 Câu 83. Cho bảng dữ liệu sau:
I (Thời gian)
II (Sự kiện)
1. Tháng 3-1929
a. Đông Dương cộng sản đảng thành lập.
2. Tháng 5-1929
b. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện.
3. Tháng 6-1929
c. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II.
A. 1a-2b-3c B. 1b-2a-3c C. 1b-2c-3a D. 1c-2b-3a
Câu 84. Mục đích hoạt động của ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam là
A. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
B. truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
D. chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 85. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
1. An Nam cộng sản đảng thành lập.
2. Đông Dương cộng sản đảng thành lập.
3. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập. 
A. 1-2-3 B. 2-3-1 C. 3-2-1 D. 2-1-3
Câu 86. Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của ba tổ chức cộng sản đối với cách mạng Việt Nam?
A. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
D. Cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo.
C. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung.
Câu 87. Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng.
B. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.
C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
D. Thống nhất về tư tưởng chính trị.
Câu 88. Tham dự hội nghị thành lập Đảng có những tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông dương cộng sản liên đoàn, Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 89. Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây được coi là
A. Tuyên ngôn của Đảng. B. Luận cương chính trị của Đảng.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. D. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng.
Câu 90. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp nào nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp công nhân.
Câu 91. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
C. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tiểu tư sản.
D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, phong trào của tư sản dân tộc.
Câu 92. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
B. Xác lập địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân.
C. Nhanh chóng đưa cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ, đưa cách mạng Việt Nam phát triển.
Câu 93. Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu năm 1930 xác định lực lượng của cách mạng là
A. công nhân và nông dân.
B. công nhân, tư sản dân tộc, nông dân.
C. tư sản dân tộc, công nhân, tiểu tư sản.
D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
Câu 94. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của
A. phong trào dân tộc phát triển mạnh.
B. cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
D. sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Câu 95. Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu năm 1930 đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Giành độc lập dân tộc. B. Giành ruộng đất cho dân cày.
C. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Độc lập-tự do-hạnh phúc.
Câu 96. Sự khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 là xác định
A. đường lối, nhiệm vụ cách mạng. B. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng.
C. lực lượng, lãnh đạo cách mạng. D. lãnh đạo, mối quan hệ của cách mạng.
Câu 97. Vấn đề dân tộc và giai cấp được giải quyết như thế nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Đặt vấn đề giai cấp lên hàng đầu. B. Giải quyết đồng thời vấn đề dân tộc và giai cấp.
C. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu. D. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.
Câu 98. “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng” vì lí do nào dưới đây?
A. Do sự chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
B. Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
C. Phong kiến và tư sản cấu kết với nhau.
D. Giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
Câu 99. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là
A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
D. giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.
Câu 100: Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là
A. ổn định.
B. phát triển nhanh.
C. suy thoái, khủng hoảng.
D. có bước phát triển mới.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_3_mon_lich_su_9.docx