Đề tài Một số biện pháp đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường

Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân tộc nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có một làn điệu dân ca khác nhau, thể hiện nét văn hóa riêng biệt. Năm học 2012 - 2013 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh triển khai rộng rãi mô hình đưa âm nhạc dân tộc vào dạy ở các trường tiểu học. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, sự quan tâm, đầu tư kinh phí để thực hiện chưa cao nhưng với sự nỗ lực, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đẩy mạnh triển khai mô hình này nhằm góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh biết tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học có vai trò, ý nghĩa cao trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, là một trong các tiêu chí nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 

docx 4 trang Phương Mai 29/11/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường

Đề tài Một số biện pháp đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA ÂM NHẠC DÂN TỘC VÀO NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân tộc nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có một làn điệu dân ca khác nhau, thể hiện nét văn hóa riêng biệt. Năm học 2012 - 2013 là năm đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh triển khai rộng rãi mô hình đưa âm nhạc dân tộc vào dạy ở các trường tiểu học. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, sự quan tâm, đầu tư kinh phí để thực hiện chưa cao nhưng với sự nỗ lực, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đẩy mạnh triển khai mô hình này nhằm góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh biết tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học có vai trò, ý nghĩa cao trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, là một trong các tiêu chí nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
- Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Giáo viên chuyên trách âm nhạc được đào tạo chính qui, có khả năng sử dụng được nhiều nhạc cụ, trong đó có một số nhạc cụ dân tộc.	
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cán bộ văn hóa thông tin xã.
- Đơn vị có giáo viên là thành viên của câu lạc bộ “Đờn ca tài tử” ấp Thạnh An, xã Trung An do đó việc đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều cá nhân, ban ngành, đoàn thể.
1.2. Khó khăn:
- Đa số học sinh hiện nay thích nhạc hiện đại có lồng ghép minh họa, ít được tiếp xúc với âm nhạc dân tộc.
- Kinh phí thực hiện trưng bày, giảng dạy các loại hình âm nhạc dân tộc còn hạn chế.
2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Cảm thụ âm nhạc phần lớn là do năng khiếu bẩm sinh sẵn có của con người, mặt khác là quá trình con người tiếp cận với nét văn hóa thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi và trong cuộc sống. Vì vậy, quá trình đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường cần dựa trên nội dung và cách thức thực hiện phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường, Trường Tiểu học Trung An đã thực hiện các biện pháp sau:
2.1. Công tác tổ chức: 
Việc đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường mang ý nghĩa hết sức to lớn nhằm tôn vinh giá trị tinh thần, nét đẹp văn hóa dân tộc, vì thế cần giúp giáo viên, học sinh nắm được mục đích, yêu cầu của việc đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường. 
 Tham mưu với Hiệu trưởng phân công giáo viên âm nhạc và tổng phụ trách đội đảm nhận việc đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ đạo. 
Trong sinh hoạt chuyên môn, tổ khối lồng ghép trao đổi các nội dung về âm nhạc dân tộc, một số đặc điểm âm nhạc vùng miền, nhạc cụ thường gặp trong cuộc sống để giáo viên nắm rõ hơn về phương pháp, nội dung và cách thức thực hiện đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường.
Xây dựng kế hoạch hoạt động đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường qua việc giảng dạy lồng ghép vào các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hình thành câu lạc bộ; sinh hoạt ngoại khóa. Xây dựng lực lượng nòng cốt, tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ. Chuẩn bị phòng học nhạc, nhạc cụ, tài liệu giới thiệu  dùng cho các buổi sinh hoạt.
2.2. Tổ chức các hoạt động giảng dạy:
a. Tổ chức các hoạt động giảng dạy, giới thiệu nhạc cụ cho học sinh vào giờ âm nhạc:
Giáo viên chú trọng thực hiện dạy các bài hát dân ca trong chương trình. Đặc biệt, trong tiết 2 của mỗi bài dạy, giáo viên dành thời gian để các em trải nghiệm sử dụng nhạc cụ dân tộc giúp học sinh cảm nhận nét đặc sắc, âm sắc khác nhau của các nhạc cụ dựa trên đặc điểm âm nhạc dân tộc vùng miền. Để phát huy khả năng sáng tạo, giáo viên thường phối hợp sử dụng một số nhạc cụ hiện đại và nhạc cụ dân tộc trên thế giới, các bộ gõ như song loan, thanh phách, bộ gõ cơ thể ... để diễn tấu.
Ví dụ: Bài Gà gáy, dân ca Cống, giáo viên dùng đàn Organ, dùng sáo Recorder, đàn tranh để giới thiệu, học sinh nghe, nêu cảm nhận, lựa chọn nhạc cụ yêu thích, phù hợp. 
b. Tổ chức dạy hát dân ca, giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho học sinh lồng ghép vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Để thực hiện được tốt việc dạy hát dân ca cho học sinh cần thực hiện qua các bước sau: 
- Phân loại và lựa chọn những bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh để dạy hát. 
- Sưu tầm tài liệu, giới thiệu xuất xứ về bài hát mà các em đang học để các em có được những hiểu biết về thể loại và nội dung, ý nghĩa của bài hát trong lao động và sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Giáo viên giới thiệu bài hát bằng nhiều hình thức thông qua các phương tiện trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình hoặc giới thiệu qua báo đài, nghe nhạc, . Giáo viên có thể thực hiện lồng ghép để dạy các bài dân ca, hò vè, các điệu nhảy, múa dân gian trong tất cả các môn học và các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường.
Ví dụ: Hoạt động khởi động, giáo viên thường cho học sinh nghe các bài dân ca, học sinh cảm nhận, nêu tựa bài, giáo viên giới thiệu xuất xứ, liên hệ.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo chủ điểm, mỗi chủ điểm, giáo viên thường gợi ý để học sinh sưu tầm các bài dân ca của nhiều vùng miền để giảng dạy. Đồng dao, hò vè cũng được giáo viên quan tâm và đưa vào nội dung sinh hoạt. 
Ví dụ: Úp lá khoai, Xúc xắc xúc xẻ, Con mèo trèo cây cau, Rồng rắn lên mây, hò, vè,  những bài đồng dao thường gắn liền với các trò chơi của trẻ. Vì thế, khi tổ chức hoạt động ngoài giờ, giáo viên thường lồng ghép giảng dạy âm nhạc dân tộc gắn liền trò chơi dân gian để tạo sân chơi bổ ích cho các em. 
- Để giúp các em có thêm kiến thức về nét văn hóa vùng miền, giáo viên còn lồng ghép kiến thức về nhạc cụ dân tộc vào các hoạt động vẽ tranh, vận động sáng tạo, trò chơi tập thể.
Ví dụ: Múa sạp – vũ điệu dân gian Tây Bắc. Thông qua tổ chức các hoạt động lễ hội giúp học sinh tìm hiểu thêm về nét văn hóa, tình cảm và cả cách sinh hoạt của người dân nơi đây. Cùng với âm nhạc, Vũ điệu dân gian Tây Bắc còn là sự gắn kết cộng đồng tươi đẹp, thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tập thể. 
- Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đây là loại hình được nhà trường thực hiện qua việc thành lập câu lạc bộ nhằm giới thiệu và giúp học sinh tìm hiểu các điệu lý, các bài dân ca, một số trích đoạn cải lương phù hợp với thiếu nhi như: Phù Đổng Thiên Vương; Trần Quốc Toản, ...
- Mỗi buổi học, học sinh nghe các làn điệu dân ca qua giờ nghỉ giải lao, chương trình phát thanh măng non, thu hút các em viết bài cảm nhận, đầu tư cho chương trình. Các bài hát dân ca được giáo viên hướng dẫn học sinh hát vào đầu giờ học, chuyển tiết giúp các em phấn khởi, thoải mái hơn để tiếp tục học tập.
3. Thành lập câu lạc bộ âm nhạc:
Nhằm giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ các bài hát dân ca của dân tộc mà mình yêu thích; rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và có thể tham gia hoạt động văn nghệ giới thiệu về làn điệu dân ca trong nhà trường, ngoài các lớp dạy hát, múa về dân ca, hò, vè với bộ gõ đệm, học sinh còn được tham gia tập luyện, dàn dựng các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong các ngày lễ lớn của trường như lễ khai giảng, Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân” và tổng kết năm học,.
Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các em được nghe kể chuyện về dân ca, tổ chức trò chơi Âm nhạc, giao lưu giữa các thành viên của Câu lạc bộ giúp các em biết rõ hơn làn điệu, bài hát, có thể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác trong lớp, trường. Các kĩ năng biểu diễn, các lớp dạy hát được sự đóng góp rất lớn từ câu lạc bộ đờn ca tài tử của ấp Thạnh An, Ủy ban nhân xã Trung An đã hỗ trợ về âm thanh, nhạc lý để các em tập luyện.
 4. Giao lưu văn nghệ:
Đây là dịp để các em học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về âm nhạc dân tộc tạo không khí vui vẻ, phấn khởi. Tổ chức hội thi hát dân ca các dân tộc, các cuộc thi kể chuyện, sưu tầm đồng dao nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm giúp học sinh biết được nhiều bài hát dân ca về các dân tộc trong nhà trường. Thông qua chương trình giao lưu, phát hiện thêm học sinh có năng khiếu về âm nhạc để có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện.
5. Trưng bày sản phẩm:
Trang bị góc trưng bày nhạc cụ dân tộc là sự cố gắng rất lớn của đơn vị vì đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài và cần có kinh phí thực hiện. Tuy kinh phí còn hạn chế, nhưng trường vẫn trang bị một số bộ gõ như thanh phách, trống, mõ, song loan, tách, trống, dùi, mô hình đàn tơ rưng, một số loại sáo, khèn, đàn bầu, đàn tranh, để tạo điều kiện cho học sinh tham quan, tìm hiểu. Thông qua hoạt động này giúp học sinh được tiếp xúc, thực hành biểu diễn trên các loại nhạc cụ, trải nghiệm sử dụng trên một số nhạc cụ.
 Ví dụ: Sau khi học bài Gà gáy, giáo viên giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc, học sinh trải nghiệm thổi sáo, đánh đàn, khảy đàn tranh lắng nghe âm sắc. 
3. Kết quả đạt được:
Mỗi bài hát, mỗi làn điệu dân ca là một cảm xúc riêng được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Học xong mỗi bài hát, mỗi làn điệu dân ca giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha ngày trước giúp nâng cao khả năng nhận thức và thêm yêu thiên nhiên. Học sinh có hứng thú hơn khi tham gia học hát và tìm hiểu các bài hát dân ca của các dân tộc trong nhà trường giúp vốn ngôn ngữ của các em trở nên phong phú và thể hiện sinh động hơn. Khi được tham gia biểu diễn các bài hát dân ca trước công chúng, các em thêm tin yêu và có trách nhiệm giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
III. KẾT LUẬN 
Âm nhạc dân tộc Việt Nam không những hội tụ được những nét đẹp văn hóa mà còn phản ánh được đời sống tinh thần phong phú của ông cha ta. Mỗi làn điệu, mỗi nhạc cụ mang một thông điệp riêng nhưng những làn điệu ấy là những tâm tư, khát vọng, những tình cảm nhằm cổ vũ tinh thần mọi người để có thêm sức mạnh trong lao động, chiến đấu và giáo dục con cháu về truyền thống của cha ông, của dân tộc. Gìn giữ và phát triển các bài hát dân ca, đưa âm nhạc dân tộc vào nhà trường là việc làm có ý nghĩa sâu sắc nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều đó, đòi hỏi sự quan tâm từ các ngành, các cấp, toàn xã hội và hơn hết là giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm. 
 Củ Chi, ngày 10 tháng 11 năm 2018

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_bien_phap_dua_am_nhac_dan_toc_vao_nha_truong.docx