Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021

Câu 1: (5,5 điểm)

a) Em hãy nêu sự cần thiết của đức tính năng động sáng tạo và nêu 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập của học sinh. (2,5 điểm)

b) Kể một tấm gương năng động sáng tạo mà em biết. (3,0 điểm)

Câu 2: (4,0 điểm)

 a) Thế nào là tệ nạn xã hội ? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội. (2,0 điểm)

b) Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.

Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?

Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ? (2,0 điểm)

Câu 3: (6,0 điểm)

 a) Trong buổi thảo luận về chủ đề “truyền thống dân tộc” của lớp 9A, có bạn cho rằng: “Dân tộc Việt Nam chỉ có mỗi truyền thống yêu nước, đánh giặc là đáng tự hào”. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? (3,0 điểm)

 b) Kể tên 02 lễ hội hoặc phong tục tập quán, truyền thống của người dân Quảng Ninh ? Hãy giới thiệu ngắn gọn một nội dung mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong lễ hội hoặc đối với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của Quảng Ninh mà em biết? (3,0 điểm)

c. Em hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đối với bà con nhân dân miền Trung đang chịu những thiệt hại do thiên tai gây nên? (4,5 điểm)

 

doc 5 trang phuongnguyen 21960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021
SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUẢNG LA
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 9 NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Có 01 trang
 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
 Ngày thi: 31/10/2020
 Thời gian làm bài: 150 phút 
 (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên, chữ kí
 của giám thị số 1:
Câu 1: (5,5 điểm)
a) Em hãy nêu sự cần thiết của đức tính năng động sáng tạo và nêu 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập của học sinh. (2,5 điểm)
b) Kể một tấm gương năng động sáng tạo mà em biết. (3,0 điểm)
Câu 2: (4,0 điểm)
	a) Thế nào là tệ nạn xã hội ? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội. (2,0 điểm)
b) Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.
Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?
Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ? (2,0 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
	a) Trong buổi thảo luận về chủ đề “truyền thống dân tộc” của lớp 9A, có bạn cho rằng: “Dân tộc Việt Nam chỉ có mỗi truyền thống yêu nước, đánh giặc là đáng tự hào”. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? (3,0 điểm)
	b) Kể tên 02 lễ hội hoặc phong tục tập quán, truyền thống của người dân Quảng Ninh ? Hãy giới thiệu ngắn gọn một nội dung mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong lễ hội hoặc đối với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của Quảng Ninh mà em biết? (3,0 điểm)
c. Em hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đối với bà con nhân dân miền Trung đang chịu những thiệt hại do thiên tai gây nên? (4,5 điểm)
Câu 4: (4,5 điểm)
	a) Chủ đề công tác năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh và của thành phố Hạ Long là gì ? (1,0 điểm)
	b) Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh đã không ngừng chú trọng đến tăng cường hợp tác quốc tế. Em hãy lấy một ví dụ về hoạt động này. Theo em, hợp tác quốc tế trong giáo dục có cần thiết không ? Vì sao ? (3,0 điểm)
------------------------Hết------------------------
Họ và tên thí sinh.Số báo danh..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HUYỆN HOÀNH BỒ
––––––––––––
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Giáo dục công dân 
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
 I/ HƯỚNG DẪN CHUNG:
	- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh theo đúng đáp án, thang điểm, tránh cách đếm ý cho điểm. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách diễn đạt khác, ví dụ khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng nội dung thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân theo định hướng ra đề là tăng cường các câu hỏi/bài tập gắn với thực tiễn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài sáng tạo, quan tâm đến lý giải, lập luận chặt chẽ của học sinh trong phần vận dụng. 
	- Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
	- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn).
	 II/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: 
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 (5,5
điểm)
a) Sự cần thiết của đức tính năng động sáng tạo: (2,5 điểm)
- Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của con người lao động trong xã hội hiện đại.
0,5đ
- Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống.
0,5đ
- Rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
0,5đ
- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
0,5đ
- Nêu 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài SGK; sưu tầm tài liệu để đọc thêm
0,5đ
b) Kể một tấm gương năng động sáng tạo mà em biết: (3,0đ)
+ Viết đúng số dòng, lời văn kể rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả.
0,5đ
+ Tấm gương có tên, địa chỉ cụ thể (bạn cùng lớp, cùng trường, hàng xóm, hay qua phương tiện nào mà em được biết).
0,5đ
+ Kể được những việc làm thể hiện sự năng động sáng tạo của người đó (suy nghĩ, việc làm, kết quả).
1,0đ
+ Ý nghĩa của tấm gương đối với người kể: cảm phục, học tập, làm theo tấm gương đó,
1,0đ
Câu 2 (4,0 điểm)
a) Tệ nạn xã hội:
- Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
0,5đ
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
0,5đ
* Tác hại của tệ nạn xã hội:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc.
0,5đ
- Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
0,5đ
b) Điều có thể xảy ra đối với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ mặt:
+ Hằng sẽ bị người đàn ông lợi dụng.
+ Hằng sẽ bị ép buộc làm những điều vi phạm đến nhân cách, vi phạm pháp luật.
+ Tính mạng Hằng bị đe dọa, Hằng có thể bị bắt cóc tống tiền hoặc bán lên biên giới
(HS có thể kể ra các tình huống khác nhau, ít nhất phải nêu được 2 ý)
1,0đ
+ Nếu em là Hằng, em sẽ kiên quyết từ chối và báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo giúp đỡ, nhờ các chú công an can thiệp vì người đàn ông đó có hành vi dụ dỗ trẻ em.
1,0đ
Câu 3
(6,0 điểm)
a) Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến cho rằng: “Dân tộc Việt Nam chỉ có mỗi truyền thống yêu nước, đánh giặc là đáng tự hào” (3,0 điểm)
- Đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm thể hiện thái độ phủ nhận truyền thống và thiếu hiểu biết về truyền thống dân tộc, vì: Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có nhiều truyền thống: hiếu học, đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo, các truyền thống về văn hóa (lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, các truyền thống văn hóa tốt đẹp), về nghệ thuật (tuồng, chèo, các làn điệu dân ca)v.v
2,0đ
- Lấy ví dụ cụ thể về một số truyền thống tốt đẹp khác của dân tộc (ví dụ Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO đưa vào danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại)
0,5đ
- Khẳng định dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, các truyền thống đó là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
0,5đ
 b) Kể tên 02 lễ hội, phong tục, truyền thống và giới thiệu ngắn gọn về một lễ hội hoặc phong tục tập quán truyền thống nào của người dân Quảng Ninh mà em cảm thấy ấn tượng nhất (3,0 điểm)
- Kể tên 02 lễ hội: Ví dụ Lễ hội Đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi (Hoành Bồ), lễ hội hoa Anh đào – Mai vàng Yên Tử (TP. Uông Bí)
0,5đ
- Giới thiệu ngắn gọn về một nội dung ấn tượng: 
+ Hình thức: Trình bày theo hình thức một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, đúng chính tả.
0,5đ
+ Nội dung: Giới thiệu ngắn gọn một nội dung mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong lễ hội hoặc đối với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của Quảng Ninh (tên gọi, nguồn gốc, nội dung ấn tượng, ý nghĩa hoặc cảm nhận, liên hệ suy nghĩ và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống đó).
2,0đ
Câu 4
(4,5
điểm)
a) Chủ đề công tác năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ: (1,5 điểm)
- Năm 2018, Quảng Ninh chọn chủ đề công tác “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”.
0,5đ
- Nghị quyết 10 - NQ/HU ngày 19/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoành Bồ xác định chủ đề công tác năm 2018 của huyện là “Tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng thị trấn Trới văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp”. 
1,0đ
b) Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh đã không ngừng chú trọng đến tăng cường hợp tác quốc tế. Ví dụ, sự cần thiết (3,0 điểm)
(HS chỉ cần kể được một ví dụ thể hiện hợp tác quốc tế trong công tác giáo dục của tỉnh. Các nội dung sau để GV tham khảo)
- Gần đây nhất phải kể đến hoạt động ký kết hợp tác về giáo dục giữa 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) với Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2018 diễn ra tại TP Hạ Long. 
- Tỉnh cũng thực hiện tốt chương trình hợp tác với tỉnh Vân Nam, Phúc Kiến (Trung Quốc) về việc tổ chức đoàn cán bộ, giáo viên tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.
- Thực hiện chủ trương hợp tác toàn diện với 3 tỉnh Bắc Lào: Luông Pha Băng, Xay Nhạ Bu Ly, Hủa Phăn, cụ thể là đào tạo tiếng Việt và đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho các lưu học sinh Lào. 
- Năm 2017, tỉnh tiếp nhận đào tạo cho 41 lưu học sinh Lào vào học đại học, cao đẳng, 8 lưu học sinh Lào tiếp tục liên thông từ cao đẳng lên đại học và 50 lưu học sinh Lào học tiếng Việt tại Trường Đại học Hạ Long. 
- Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng tăng cường thiết lập mối quan hệ hợp tác đào tạo với một số đối tác nước ngoài. Cụ thể, Trường Đại học Hạ Long đã ký kết, triển khai thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ với các trường đại học, tổ chức tình nguyện của Trung Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản, với các nội dung: Trao đổi giảng viên, sinh viên, tài liệu, tham gia hội nghị, hội thảo chuyên môn, giao lưu văn hóa... Hay như Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng tích cực cử cán bộ, giảng viên đi học tập tại Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.
1,5đ
- Việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục là rất cần thiết với tỉnh Quảng Ninh, vì hoạt động đó nhằm tranh thủ nguồn lực quốc tế trong phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo (HS lý giải gọn)
1,5đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_giao_duc_cong_dan_9.doc