Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 23
Câu 103: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc ti vi. Hành vi của C là biểu hiện của
A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 104: Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. miễn, giảm mọi loại thuế. B. công khai danh tính người tố cáo.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử. D. tiếp cận với thông tin đại chúng.
Câu 105: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung thể hiện công dân được bình đẳng trong lao động là
A. ấn định thời gian nộp thuế. B. tham gia bảo hiểm nhân thọ.
C. chia đều ngân sách nội bộ. D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 106: Làm chết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tính mạng của công dân. B. nhân sinh của công dân.
C. thể chất của công dân. D. con người của công dân.
Câu 107: A là sinh viên ở cùng phòng trọ với B. Trong lúc B không có nhà, A đã nhận bưu phẩm thay cho B. A tò mò không biết bố mẹ gửi cho B cái gì nên đã mở ra xem. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây?
A. Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về đời tư.
C. Quyền được đảm bảo thông tin của cá nhân.
D. Quyền bí mật thông tin truyền thông cá nhân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 23
ĐỀ THI MINH HỌA CHUẨN 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢM BỘ GIÁO DỤC MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề 1. MA TRẬN ĐỀ Lớp 12 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Bài 1: Pháp luật và đời sống - - - - 0 Bài 2: Thực hiện pháp luật 3 3 3 2 11 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp 1 1 - - 2 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội 3 1 2 1 7 Bài 5: Bình đẳng dân tộc và tôn giáo - - - - 0 Bài 6: Các quyền tự do cơ bản 3 2 1 1 7 Bài 7: Các quyền dân chủ 3 2 - - 5 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân 2 1 - - 3 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển đất nước 1 - - - 1 Lớp 11 Kinh tế 4 - - - 4 Số câu 20 10 6 4 40 Tỉ lệ (%) 50 25 15 10 100 2. BẢNG MÔ TẢ Chủ đề/ bài Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Thực hiện pháp luật - Nêu được các hình thức thực hiện pháp luật - Nhận biết được các dấu hiệu vi phạm pháp luật - Biết được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý - Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật - Hiểu được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. - Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật - Phê phán hành vi vi phạm pháp luật - Phân biệt được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. - Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật - Lựa chọn các cách xử sự đúng khi thực hiện pháp luật - Lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5 % 11 2,75đ 27,5% Công dân bình đẳng trước pháp - Biết được công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Xác định được nội dung các quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong cuộc sống. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ: 2,5 % Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ: 2,5 % 0 0 2 0,5đ 5% Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Nêu được: Khái niệm, nội dung Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Biết được nội dung bình đẳng trong kinh doanh - Biết được nội dung bình đẳng trong lao động - Nhận xét được việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; trong lĩnh vực lao động - Giải quyết được tình huống trong kinh doanh, dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; trong lĩnh vực lao động Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % Số câu:2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5 % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % 7 1,75đ 17,5% Công dân với các quyền tự do cơ bản - Biết được các quyền tự do cơ bản công dân nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể; tự do ngôn luận - Xác định được khái niệm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Lý giải được nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật - Phê phán hành vi vi phạm pháp luật - Phân biệt được các quyền tự do cơ bản của công dân Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật - Lựa chọn các cách xử sự đúng khi thực hiện pháp luật - Lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5 % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % 7 1,75đ 17,5% Công dân với các quyền dân chủ - Nêu nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử - Nêu khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. - Nêu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo - Biết được nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử - Nêu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:3 Số điểm:0.75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu:2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5 % 0 0 5 1,25đ 12,5% Pháp luật với sự phát triển của công dân - Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản về quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân. - Biết và phân biệt được các quyền học tập, sáng tạo và được phát triển của công dân. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5 % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % 0 0 3 0,75đ 7,5% Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Nêu được các nghĩa vụ của nhà nước trong lĩnh vực xã hội Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2,5 % 0 0 0 1 0.25đ 2,5% Lớp 11 Kinh tế - Phân biệt được những yếu tố quá trình sản xuất - Biết được chức năng của thị trường - Biết được nội dung, tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Biết được mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % 0 0 0 4 1đ 10% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 20 Số điểm: 50 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 10 Số điểm: 25 Tỉ lệ: 25 % Số câu: 6 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 4 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % 40 10 100 ĐỀ THI MINH HỌA CHUẨN 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢM BỘ GIÁO DỤC ĐỀ 24 – Hằng 17 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh: Câu 81: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật A. ép buộc tuân thủ. B. quy định phải làm. C. cho phép đượclàm. D. khuyến khích nên làm. Câu 82: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Vi phạm pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí. Câu 83: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là phải chịu A. tự chuyển việc làm. B. lao động thiện nguyện. C. trách nhiệm kỉ luật. D. dọn dẹp vệ sinh. Câu 84: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện A. các nghĩa vụ. B. các trách nhiệm. C. công việc chung. D. nhu cầu riêng. Câu 85: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Dân chủ, công bằng, văn minh. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Hai bên cùng hợp tác có lợi. Câu 86: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng? A. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. B. Có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ. C. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của vợ và chồng. D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cả hai vợ chồng. Câu 87: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng của công dân A. trong lĩnh vực kinh doanh. B. trong mở rộng sản xuất. C. trong phát triển thị trường. D. trong kinh tế - xã hội. Câu 88: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản. C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn. Câu 89: Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân? A. Đánh người gây thương tích. B. Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác. C. Giam giữ người quá thời gian quy định. D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác. Câu 90: Công dân góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở là cách thể hiện quyền tự do nào dưới đây? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do thảo luận. C. Quyền tự do tranh luận. D. Quyền tự do góp ý kiến. Câu 91: Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri già yếu không thể đi lại được, để cử tri nhận phiếu và tự bỏ phiếu bầu cử là thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử? A. Trực tiếp. B. Công bằng. C. Phổ thông. D. Bình đẳng. Câu 92: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. B. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. C. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. D. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. Câu 93: Ông D báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Trong trường hợp này ông D đã thực hiện A. quyền bãi nại. B. quyền tố cáo. C. quyền giám sát. D. quyền khiếu nại. Câu 94: Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền tác giả, tác phẩm. B. Quyền được phát triển. C. Quyền được sáng tạo. D. Quyền được tham gia. Câu 95: Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Ðại học chuyên ngành X. Vậy bạn H đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Học khi có đủ điều kiện. B. Học ở nhiều hình thức khác nhau. C. Học tập không hạn chế. D. Học thường xuyên, học suốt đời. Câu 96: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh. C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 97: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Công cụ lao động. B. Hệ thống bình chứa. C. Kết cấu lao động. D. Quan trọng như nhau. Câu 98: Hàng hóa có hai thuộc tính là A. giá cả và giá trị sử dụng . B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng C. giá trị và giá trị sử dụng. D. giá trị và giá cả của hàng hóa. Câu 99: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân hóa giàu-nghèo giữa những người sản xuất. B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống nhanh hơn. C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng nhiều hơn. D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng. Câu 100: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa? A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung ≤ cầu. Câu 101: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Tham gia câu lạc cầu lông. C. Từ bỏ mọi định kiến xã hội. D. Hiến máu để cứu bệnh nhân. Câu 102: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hủy bỏ giao dịch dân sự. B. Trốn cách ly, y tế tập trung. C. Tổ chức hội nghị khách hàng. D. Từ chối nhận tài sản thừa kế. Câu 103: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc ti vi. Hành vi của C là biểu hiện của A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hình sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu 104: Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được A. miễn, giảm mọi loại thuế. B. công khai danh tính người tố cáo. C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử. D. tiếp cận với thông tin đại chúng. Câu 105: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung thể hiện công dân được bình đẳng trong lao động là A. ấn định thời gian nộp thuế. B. tham gia bảo hiểm nhân thọ. C. chia đều ngân sách nội bộ. D. tự do lựa chọn việc làm. Câu 106: Làm chết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. tính mạng của công dân. B. nhân sinh của công dân. C. thể chất của công dân. D. con người của công dân. Câu 107: A là sinh viên ở cùng phòng trọ với B. Trong lúc B không có nhà, A đã nhận bưu phẩm thay cho B. A tò mò không biết bố mẹ gửi cho B cái gì nên đã mở ra xem. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây? A. Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về đời tư. C. Quyền được đảm bảo thông tin của cá nhân. D. Quyền bí mật thông tin truyền thông cá nhân. Câu 108: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật? A. Nhờ người thân viết phiếu và bỏ phiếu hộ. B. Không biết viết nhờ viết hộ và tự bỏ phiếu. C. Viết phiếu bầu, dán kín gửi qua đường bưu điện. D. Nhờ người trong tổ bầu cử viết và bỏ phiếu hộ. Câu 109: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo? A. Cơ quan. B. Tổ chức. C. Đoàn thể. D. Cá nhân. Câu 110: Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và được hội đồng nghiệm thu đánh giá loại xuất sắc, anh G nộp đơn đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Anh G đã vận dụng quyền nào dưới đây của công dân? A. Phát triển. B. Sáng tạo. C. Học tập. D. Hợp tác. Câu 111: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó có một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc làm của cảnh sát giao thông là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Làm theo pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 112: Công ty X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và chủ động thu gom toàn bộ sản phẩm bị lỗi kém chất lượng về tiêu hủy. Công ty X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Câu 113: Xưởng bánh ngọt X, đã bán cho các công nhân may 100 bành mì, để ăn sáng. Sau khi ăn xong đa phần công nhân bị đau bụng, người nặng thì nôn, mất nước, ngất đi phải nhập viện cấp cứu. Cơ quan chức năng điều tra thì phát hiện, xưởng này đã dùng bột mì hết hạn sử dụng, có hiện tượng nấm mốc để lám bánh. Vậy xưởng bánh ngọt X, phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Dân sự và hình sự. B. Kỉ luật và hành chính. C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 114: B thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là do gần tết nguyên đán khách đến mua hàng đông, nên bố mẹ bạn B bắt bạn nghỉ học để tham gia bán hàng tạp hóa cho gia đình. Hành vi đó của bố mẹ bạn B đã vi phạm quyền bình đẳng trong A. hôn nhân và gia đình. B. lĩnh vực lao động. C. lĩnh vực kinh doanh. D. lĩnh vực học tập. Câu 115: Cho rằng chị H có ý chống đối lại mình nên giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty S đã vi phạm tới quyền nào dưới đây? A. Lựa chọn công việc làm của người lao động nữ. B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong hợp đồng lao động với công ty. D. Được hưởng các chế độ xã hội của người lao động. Câu 116: Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự việc, chị H đã sĩ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được bảo mật về những thông tin liên ngành. C. Bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 117: Biết anh H đi công tác, nên anh K rủ anh D là nhân viên cùng với anh H tại sở X, mở trộm email cá nhân của anh H để lấy thông tin tài liệu. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo với giám đốc và cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, ai dưới đây đã không tuân thủ pháp luật? A. Anh D, anh K và giám đốc S. B. Anh K. C. Anh K và giám đốc S. D. Anh D, anh K. Câu 118: Ông B là giám đốc, chị A là trưởng phòng tài chính và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Do có mâu thuẫn cá nhân, ông B chỉ đạo chị A đã làm chứng từ giả để vu khống anh S chiếm đoạt tiền của cơ quan, rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh S. Bức xúc, vợ anh S là chị M, chủ một tiệm bánh, đón đường đánh chị A bị thương; đồng thời anh S viết bài nói xấu chị A trên mạng xã hội. Những ai sau đây không vi phạm kỉ luật? A. Chị A và ông B. B. Chị A và chị M. C. Ông B và anh S. D. Chị M và anh S. Câu 119: Sau khi kí hợp đồng lao động dài hạn với ông C giám đốc công ty X, và làm việc được hai tháng thì chị A tự ý nghỉ việc và chuyển sang làm trợ lí cho ông B giám đốc công ty tư nhân Z. Phát hiện sự việc, ông C chỉ đạo chị E cán bộ phòng nhân sự gây khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ gốc cho chị. Bức xúc, anh D chồng chị A đã đánh chị E khiến chị phải nghỉ việc điều trị dài ngày. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? . A. Chị A và ông B. B. Chị A và ông C. C. Anh D và ông B. D. Chị E và ông C. Câu 120: Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D tán tỉnh S nên đã kéo vào nhốt D tại phòng trọ nhà mình, suốt hai tiếng sau mới thả cho về, đồng thời bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa. Vài hôm sau trong một đám cưới, D cùng người bạn thân là K lại gặp V và H. Sẵn có hơi men, K và D đã gây gổ và đánh cho V và H một trận nhừ tử nhằm trả thù vụ hôm trước. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. D và K. B. V và H. C. V, H, K, D. D. V, H và K. ------------------------HẾT---------------------- - Thí sinh không được sử tài liệu. - Cán bội coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI THỬ 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢN BỘ GIÁO DỤC ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài Thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GDCD 1. BẢNG ĐÁP ÁN TỔNG QUÁT 81.B 82.B 83.C 84.A 85.C 86.B 87.A 88.D 89.C 90.A 91.A 92.C 93.B 94.B 95.C 96.B 97.A 98.C 99.A 100.B 101.A 102.B 103.C 104.D 105.D 106.A 107.A 108.B 109.D 110.B 111.D 112.B 113.D 114.A 115.B 116.D 117.D 118.D 119.C 120.A 2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT CÂU ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI GHI CHÚ 81 B - Thi hành pháp luật là cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm.(sgk GDCD 12 trang 17) => Chọn đáp B 82 B - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (sgk GDCD 12 trang 20) => Chọn đáp B 83 C - Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là phải chịu trách nhiệm kỉ luật.(sgk GDCD 12 trang 23) => Chọn đáp C 84 A - Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ. (sgk GDCD 12 trang 28) => Chọn đáp A 85 C - Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng. (sgk GDCD 12 trang 36) => Chọn đáp C 86 B - Nội dung không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng là: Có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ. (sgk GDCD 12 trang 33) => Chọn đáp B 87 A - Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng của trong lĩnh vực kinh doanh.(sgk GDCD 12 trang 38) => Chọn đáp A 88 D - Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có tội phạm lẩn trốn. (sgk GDCD 12 trang 55) => Chọn đáp D 89 C - Hành vi xâm phạm đến thân thể của công dân là: Giam giữ người quá thời gian quy định.(sgk GDCD 12 trang 59) => Chọn đáp C 90 A - Công dân góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở là cách thể hiện quyền tự do ngôn luận. (sgk GDCD 12 trang 60) => Chọn đáp A 91 A - Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri già yếu không thể đi lại được, để cử tri nhận phiếu và tự bỏ phiếu bầu cử là thể hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp.(sgk GDCD 12 trang 69) => Chọn đáp A 92 C - Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương là không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. Nó thuộc quyền bầu cử và ứng cử. (sgk GDCD 12 trang 71) => Chọn đáp C 93 B - Ông D báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Trong trường hợp này ông D đã thực hiện quyền tố cáo.(sgk GDCD 12 trang 75) => Chọn đáp B 94 B - Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện thuộc nhóm quyền là thể hiện nội dung quyền được phát triển. (sgk GDCD 12 trang 87) => Chọn đáp án B 95 C - Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Ðại học chuyên ngành X. Vậy bạn H đã thực hiện quyền học tập không hạn chế. => Chọn đáp án C 96 B - Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.(sgk 12 trang 98) => Chọn đáp án B 97 A - Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất. Nó là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.(sgk 11 trang 8) => Chọn đáp A 98 C - Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. (sgk 11 trang 14-15) => Chọn đáp án C 99 A - Một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị là phân hóa giàu-nghèo giữa những người sản xuất.(sgk 11 trang 31) => Chọn đáp án A 100 B - Ở trường hợp cung > cầu thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa. Bởi lúc đó hàng hóa nhiều, mà nhu cầu người tiêu dùng ít, nên muốn bán được hàng hóa thì buộc người sản xuất kinh doanh phải hạ giá thành sản phẩm, khi đó người mua có lợi. (sgk 11 trang 46) => Chọn đáp án B 101 A - Thi hành pháp luật là cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm. Vì vậy, việc công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là việc phải làm thuộc hình thức thi hành pháp luật. => Chọn đáp án A 102 B - Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi trốn cách ly, y tế tập trung. => Chọn đáp án B 103 C - Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc ti vi. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản. => Chọn đáp án C 104 D - Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được tiếp cận với thông tin đại chúng. => Chọn đáp án D 105 D - Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung thể hiện công dân được bình đẳng trong lao động là tự do lựa chọn việc làm. => Chọn đáp án D 106 A - Làm chết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. (sgk GDCD 12 trang 57) => Chọn đáp án A 107 A - A tò mò không biết bố mẹ gửi cho B cái gì nên đã mở ra xem. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín. Vì không ai được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân trừ trường hợp pháp luật qui định. => Chọn đáp án A 108 B - Không biết viết nhờ viết hộ và tự bỏ phiếu là việc làm của công dân thực hiện quyền bầu cử đúng với quy định của pháp luật (sgk GDCD 12 trang 70) => Chọn đáp án B 109 D - Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo là cá nhân. (sgk GDCD 12 trang 75) => Chọn đáp án D 110 B - Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy việc sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và được hội đồng nghiệm thu đánh giá loại xuất sắc, anh G nộp đơn đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Anh G đã vận dụng quyền quyền sáng tạo của công dân. (sgk GDCD 12 trang 85) => Chọn đáp án B 111 D - Việc cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ là hình thức áp dụng pháp luật. => Chọn đáp án D 112 B - Khi làm tình huống chú ý đọc câu hỏi trước, tìm từ “chìa khóa” gạch chân từ khóa. Đọc đề đến đâu, gạch chân, ghi đáp án (bên cạnh) đến đó. Khi đọc đề không suy diễn, mà phải dựa vào câu chữ để xác định đáp án. + Trong tình huống, công ty X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường là thể hiện công ty X thi hành pháp luật + Trong tình huống, chủ động thu gom toàn bộ sản phẩm bị lỗi kém chất lượng về tiêu hủy là là thể hiện công ty X tuân thủ pháp luật. => Chọn đáp án B 113 D - Tương tựa như cách làm trên + Trong tình huống này, Xưởng bánh ngọt X, đã bán cho các công nhân may 100 bành mì, để ăn sáng. Sau khi ăn xong đa phần công nhân bị đau bụng, người nặng thì nôn, mất nước, ngất đi phải nhập viện cấp cứu. Vì vậy xưởng bánh này, phải bồi thường tức là phải chịu trách nhiệm dân sự. + Trong tình huống này, Cơ quan chức năng điều tra thì phát hiện, xưởng này đã dùng bột mì hết hạn sử dụng, có hiện tượng nấm mốc để lám bánh là vi phạm hành chính. Vậy xưởng bánh ngọt X phải chịu trách nhiệm pháp lí hành chính và dân sự. => Chọn đáp án D 114 A - Tương tựa như cách làm trên, trong tình huống này: + Vào dịp tết, bố mẹ bạn B bắt bạn nghỉ học để tham gia bán hàng tạp hóa cho gia đình. Hành vi này, của bố mẹ bạn B đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. => Chọn đáp án A 115 B - Tương tựa như cách làm trên + Trong tình huống này, giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” là đã vi phạm tới quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Bởi vì theo qui định người sử dụng lao động không được bố trí nữ vào làm những nơi độc hại, ảnh hưởng tới chức năng làm mẹ của phụ nữ => Chọn đáp án B 116 D + Với tình huống này vận dụng nội dung bài 6 thì chị B và chị H vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. Bởi vì cả hai chị một người thì bịa đặt nói xấu, một người lại sĩ nhục người khác. => Chọn đáp án D 117 D - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung bài 2. + Thứ nhất là: anh K rủ anh D là nhân viên cùng với anh H tại sở X, mở trộm email cá nhân của anh H để lấy thông tin tài liệu + Thứ hai: anh K lấy tài liệu của người khác để chỉnh sửa nhận là của mình và nộp cho giám đốc S Vậy người không tuân thủ pháp luật là anh D và anh K. => Chọn đáp án D 118 D - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung bài 2 thì chị M và anh S không vi phạm kỉ luật => Chọn đáp án D 119 C - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung trong giao kết hợp đồng lao động thì không vi phạm là anh D và ông B. => Chọn đáp án C 120 A - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung bài 6 GDCD12 thì những người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân là: + K và D đã gây gổ và đánh cho V và H một trận nhừ tử nhằm trả thù vụ hôm trước => Chọn đáp án A ------------------------HẾT----------------------
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_giao_duc_cong_dan_de_s.doc