Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 4

Câu 1. Việc đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

 A. Tổ chức. B. Công dân. C. Nhà nước. D. Xã hội

Câu 2. Bà S đã có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid 19, để loan tin mình có vắc xin ngừa bệnh này, lừa tiêm vắc xin giả, chiếm đoạt tiền của nhiều người. Bà S phải chịu trách nhiệm

 A. dân sự. B. hình Sự. C. hành chính D. kỉ luật.

Câu 3 . Người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

 A. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi B. trên 18 tuổi.

 C. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi.

Câu 4. Em T. 17 tuổi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra quyết định xử phạt. Hành vi của T đã không

 A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật

 C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.

Câu 5. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong

 A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân.

 C. quan hệ kinh tế. D. quan hệ xã hội

 

doc 9 trang quyettran 21540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 4

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 4
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN 
BỘ GIÁO DỤC
(Đề có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 4 – (LÂM 03)
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 04
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1. Việc đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
 A. Tổ chức. B. Công dân. C. Nhà nước. D. Xã hội
Câu 2. Bà S đã có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid 19, để loan tin mình có vắc xin ngừa bệnh này, lừa tiêm vắc xin giả, chiếm đoạt tiền của nhiều người. Bà S phải chịu trách nhiệm 
 A. dân sự. B. hình Sự. C. hành chính D. kỉ luật.
Câu 3 . Người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 
 A. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi B. trên 18 tuổi.
 C. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi.
Câu 4. Em T. 17 tuổi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra quyết định xử phạt. Hành vi của T đã không
 A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật
 C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 5. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong
 A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân.
 C. quan hệ kinh tế. D. quan hệ xã hội
Câu 6. Anh M và chị P đã li hôn với nhau, anh M nhường ngôi nhà đang sống chung cho chị P. Nhưng vì thiếu tiền để tái đầu tư cho sản xuất, anh M đã rao bán căn nhà đó. Anh K là người yêu chị P biết chuyện đã thuê T và S đánh anh M làm anh M bị trọng thương. Trong tình huống này ai là người vi phạm pháp luật hình sự?
 A. Anh M, T, S. B. Anh M, S
 C. Chị P, anh K, T, S D. Anh K, T, S
Câu 7. Đã hơn 16 tuổi nhưng T mới học hết lớp 5. Sau khi bỏ học chẳng chịu học nghề hay làm việc gì. Để kiếm sống công việc hàng ngày của T là trộm cắp. Đêm ngày 25/4/2018, khi cùng đồng bọn đã lẻn vào cơ quan ăn trộm tài sản bị bảo vệ phát hiện T đã đánh lại và làm một bảo vệ bị thương. T phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luât.
Câu 8. Doanh nghiệp A, đầu tư vào sản xuất các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch coV- 19, nên vẫn đảm bảo có việc làm cho công nhân góp phần giảm bớt sự tác động tiêu cực của đại dịch đối với doanh nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp A là thể hiện
 A. khái niệm sản xuất của cải vật chất.
 B. các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
 C. ý nghĩa của phát triển kinh tế với sản xuất.
 D. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
Câu 9. Nhà bà H có của hàng giải khát, thường xuyên kê bàn lấn chiếm lối đi dành cho người đi bộ. Công an khu vực đã lập biên bản xử phạt bà H. Hành vi của bà H đã vi phạm hình thức 
 A. thực hiện pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
 C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp pháp luât. 
Câu 10. H và B là 2 đối tượng không có công việc ổn định .Vì không có tiền nên đã nảy sinh ý định trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi. H rủ B lên phố X, nhìn thấy nhà chị Y không khóa cửa. Lợi dụng sơ hở, H và B đã lẻn vào lấy trộm 2 máy tính xách tay, 2 điện thoại và cho vào ba lô của B. Khi vừa ra khỏi nhà H, B gặp anh G chồng chị Y đang từ ngoài đường về phát hiện, hô hoán, H sợ qua bỏ chạy trước. Anh G đuổi theo B, và giằng lại ba lô trên tay B. Anh B dùng dao mang theo chém vào tay anh G gây thương tích rồi bỏ chạy . Khi H và B chạy được một đoạn thì bị mọi người vây bắt được. H và B đã vi phạm 
 A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 B. quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân.
 C. quyền được pháp luật bảo vệ chỗ ở của công dân.
 D. quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân
Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền được phát triển?
 A. Học sinh đạt giải nhất quốc gia được vào thẳng đại học.
 B. Học sinh người dân tộc thiểu số được được ưu tiên trong tuyển chọn.
 C. Học sinh khó khăn được giúp đỡ trong học tập.
 D. Học sinh vùng cao được nhà nước trợ cấp.
Câu 12. Bạn D được bố tặng cho cái cặp sách mới là phần thưởng cho sự phấn đấu vươn lên trong học tập. Các bạn trong lớp ai cũng khen cặp được làm bằng chất liệu da xịn, màu sắc, kiểu dáng hợp thời trang. Những nhận xét về chiếc cặp mới của D là thể hiện thuộc tính nào dưới đây của hàng hóa?
 A. Thuộc tính giá trị . B. Thuộc tính trao đổi . 
 C. Thuộc tính giá trị sử dụng . D. Thuộc tính giá cả . 
Câu 13. Không ai được tự ý bắt, giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ là nói đến quyền
A. dân chủ của công dân. B. được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
C. được đảm bảo tính mạng. D. bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 14. Biết được trong nhà trẻ H có một cô giáo rất hay đánh các cháu bé khi các cháu không chịu ăn, N đã báo cho ủy ban nhân dân phường. N đã thực hiện quyền nào dưới đây?
 A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo .
 C. quyền khiếu nại. D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 15. Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ thị thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa điểm công cộng vẫn có anh G chạy bộ tập thể dục nhưng không đeo khẩu trang. Lúc này, ông H (nhân viên bảo vệ) đang làm nhiệm vụ tại khu dân cư đến nhắc nhở G đeo khẩu trang. Tuy nhiên, G không đeo khẩu trang và dùng tay đánh vào mặt ông H, dẫn đến hai bên xô xát. Hậu quả, ông H bị chấn thương với tỉ lệ thương tích là 24%. Anh G đã vi phạm quyền
 A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
 B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
 C.  bất khả xâm phạm về sức khỏe của công dân.
 D. bảo đảm toàn tính mạng của công dân.
Câu 16. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào
 A. uy tín của người đứng đầu doang nghiệp.
 B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
 C. ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.
 D. chủ trương kinh doanh của doang nghiệp.
Câu 17 . Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
	A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.	B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
	C. Từ 18 đến 28 tuổi.	D. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
Câu 18. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
	A. Quy luật kinh tế.	 B. Quy luật cạnh tranh.	
 C. Quy luật cung cầu.	 D. Quy luật giá trị. 
Câu 19. Khoản 3 điều 69 của luật hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ
 A. giữa gia đình với đạo đức. B. giữa đạo đức và xã hội.
 C. giữa pháp luật với đạo đức. D. giữa pháp luật với gia đình.
Câu 20. Xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu
 A. để gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
 B. để làm tổn thất về kinh tế cho người khác.
 C. để gây hoang mang cho người khác.
 D. để làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.
Câu 21. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Cơ quan công an các cấp. 
B. Cơ quan thanh tra các cấp.
C. Những người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật
D. Những người có thẩm quyền thuộc ủy ban các cấp
Câu 22. Giám đốc công ty và chị M giao kết hợp đồng về việc chị M phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện. B. Bình đẳng.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp
Câu 23. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm . Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.
Câu 24. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp, ông H đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người ông không thích. Hành vi của ông H vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
Câu 25. Nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi thấy trong khu dân cư mình có lò giết mổ gia súc gây ô nhiễm môi trường?
A. Yêu cầu lò giết mổ gia súc ngừng hoạt động. 
 B. Đòi lò giết mổ gia súcbồi thường vì để ô nhiễm.
C. Khiếu nại với ủy ban nhân dân phường để nghừng hoạt động của lò gia súc.
D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia súc.
Câu 26. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tác bầu cử trực tiếp?
A. Mỗi cử tri tự viết hiếu bầu. B. Cử tri nhắn tin bầu qua điện thoại.
C. Mỗi cử tri có một phiếu bầu. D. Cử tri nhờ người khác viết phiếu hộ.
Câu 27. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc cơ quan.
B. Phát hiện buôn bán hàng giả.
C. Phát hiện ra người lấy cắp tài sản cơ quan.
D. Phát hiện ra người bán ma túy.
Câu 28. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong trường hợp nào?
A. Chị M mua chiếc áo nhãn hiệu NEM.
B. Ông K trả tiền thuê nhà cho chị D.
C. Hàng tháng anh S đưa tiền cho con nộp học phí.
D. Bà T gửi tiền vào ngân hàng.
Câu 29. Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty H và người lao động có quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này trái với nguyên tắc nào dưới đây?
A. Không phân biệt đối xử trong lao động.
B. Tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. 
Câu 30. Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ cho biết cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?
A. Mọi người có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
D. Pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
Câu 31. Anh P và anh S bắt được D đang bẻ khóa xe máy. Hai anh lúng túng không biết làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đánh cho D một trận cho sợ. B. Nhốt D vào nhà kho.
C. Lập biên bản, giữ lại xe rồi thả D ra. D. Giải về cơ quan công an gần nhất.
Câu 32. Do cần tiền chơi điện tử, T (13 tuổi) đã bán chiếc xe đạp Nhật mà bố mua cho để đi học với giá 1,5 triệu đồng cho ông M (thợ sửa xe đạp ở gần nhà). Khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều lần tra hỏi, bố T mới biết việc mua bán đó. Bố T đã tìm gặp ông M đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Hai bên lời qua tiếng lại, bố T và ông M đánh nhau, vợ ông M là bà S chạy ra can thì bị bố T đánh làm cho bà S bị gẫy tay. Con bà S thấy vậy nên đã lao vào đánh bố T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
 A. Bố T, ông M. B. Bố T, ông M, con bà S.
 C. T, ông M D. Ông M.
Câu 33. Ông N có một người con trai chung với bà L là H và còn có một người con riêng là M. Anh M đã được ông N hoàn tất các thủ tục nhận cha, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Sau khi ông N mất (không để lại di chúc), anh M yêu cầu được chia thừa kế đối với phần di sản của ông N để lại (bao gồm nhà và đất mà trước đây ông N và bà L cùng chung sức tạo dựng). Bà L và anh H không đồng ý, vì cho rằng, ông N không có tài sản nào để lại cho anh M, tất cả nhà, đất và tài sản đều do ông N và bà L cùng chung sức tạo dựng nên thuộc quyền sở hữu của mẹ con anh H; anh M là con riêng của ông N nên không có quyền hưởng thừa kế. M đã rủ thêm K, S đến nhà bà L đánh H bị trọng thương, làm cho cả nhà bà L hoang mang, lo sợ. Ông C là em trai bà L đã báo với công an xã về vụ việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Ông C, bà L. B. Anh M, K, S C. Bà L, M, K, S D. K, S, anh H
Câu 34. Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và cùng anh M bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
	A. Anh V, ông T	B. Ông T, chị A	C. Chị A, anh M	D. Anh M, anh V.
Câu 35. Anh P là lái xe, anh G là phụ xe chở hàng đường dài từ Quảng Ninh vào Đà Nẵng. Trên đường lái xe, do buồn ngủ, anh P đã không làm chủ được tốc độ đã đâm vào xe máy của chị Q đang lưu thông trên đường làm chị bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Trong hợp này, anh D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? 
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. 
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe D. Bất khả xâm phạm về thân thể. 
Câu 36. Cửa hàng bán tạp của chị H đang mở thì bị anh H đại diện cơ quan thuế đến yêu cầu cửa hàng đóng cửa với lí do đã quá hạn nộp thuế 6 tháng, mặc dù đã được nhắc nhở mấy lần. Chị V chửi mắng và gọi chồng là anh T ra lấy cây gậy đánh đuổi anh K bị thương vì dám đòi đóng cửa hàng của nhà mình. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? 
 A. Chị H và anh T. 	B. Anh T và Anh K. 
	 C. Chị H và anh K. D. Anh T. 
Câu 37. Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về N rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, N đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc, P đe dọa giết H nếu H tố cáo sự việc này với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Bạn N, H và P. B. Bạn N và H. C. Chỉ có N. D. Bạn P
Câu 38. Anh S kết hôn với chị H đã nhiều năm mà chưa có con nên anh S bí mật nhờ chi D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị D, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ sổ tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi chị D. Những ai dưới đây vỉ phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh S, bà T và chị H.	B. Bà T, chị D và anh S.
C. Anh S, chị H và chị D.	D. Anh S và chị H.
Câu 39. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị gãy tay nên đã nhờ anh N giúp mình viết phiếu bầu rồi bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A, Anh N và chị H.	B. Anh T và chị H.
C. Anh T, chị H và anh N.	D. Anh T và anh N.
Câu 40. Anh D được giao làm thủ quỹ công ty G. Trong quá trình làm vỉệc anh D nảy sinh lòng tham và thông đồng với anh T, kế toán trưởng, mang tiền của công ty đi gửi ngân hàng hưởng lãi xuất hàng tháng để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh D và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Giám đốc Q do có quan hệ họ hàng với anh D nên đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?	
A. Anh Y, D, T	 B. Anh D, T, Y, giám đốc Q
C. Anh Y, D, Q	 D. Anh D, T, giám đốc Q
 Ma trận 
Lớp
Chương (bài)
Nhận
 biết
Thông 
hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Số 
câu
12
 Pháp luât và đời sống
1
1
0
0
2
12
Thực hiện pháp luật
2
3
2
3
10
12
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
1
1
2
1
5
12
Các quyền tự do cơ bản của công dân
1
2
3
3
8
12
Công dân với các quyền dân chủ
2
3
1
1
6
12
Pháp luật với sự phát triển của công dân
1
1
0
0
2
12
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
1
1
0
0
2
11
Công dân với phát triển kinh tế
4
0
0
0
4
Tổng
12
12
8
8
40
Điểm
3
3
2
2
10
 ĐÁP ÁN
1C
6D
11A
16C
21C
26A
31D
36D
2B
7A
12C
17A
22C
27A
32D
37D
3A
8D
13D
18D
23C
28B
33B
38D
4D
9D
14B
19C
24B
29C
34C
39B
5B
10A
15B
20A
25C
30C
35A
40D
Giải 
Câu 10: Chọn đáp án A
- H và B tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi trộm cắp => vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- B dùng dao chém anh G làm anh G bị thương => vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
Câu 15: Chọn đáp án B.
- Anh G chạy bộ tập thể dục không đeo khẩu trang => vi phạm hành chính.
- Anh G xô xát với ông H làm ông H bị thương => vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
Câu32: Chọn đáp án D
Quan hệ mua bán xe đạp giữa ông M và T là giao dịch dân sự. Nhưng T chưa đủ tuổi thành niên nên giao dịch đó không hợp pháp => ông M phải chịu trách nhiệm dân sự.
Câu 33: Chọn đáp án B
- Mâu thuẫn giữa bà L, H và anh M liên quan đến tài sản => vi pạm quan hệ hôn nhân và gia đình.
- M, K, S đánh H bị trọng thương => chịu trách nhiệm hình sự
Câu 34: Chọn đáp án C
- Anh V khống chế M giải lên công an là hành vi đúng pháp luật.
- Chi A cùng anh M bắt giữ anh V => vi phạm quyền bất khả xâm phạm vè thân thể của công dân.
Câu 36: Chọn đáp án D.
- Chị V chửi anh K => đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm danh dự của công dân
- Anh T đánh anh K bị thương => đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 38: Chọn đáp án D
- Anh S có con với chị D không phải là vợ của mình => vi phạm quan hệ nhân thân được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
- Chi H tự ý rút hết tiền tiết kiệm của gia đình bỏ đi khỏi nhà => vi phạm quan hệ tài sản được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
Câu 39: Chọn đáp án B.
- Chị H và anh T cùng nhau thảo luận nội dung phiếu bầu => vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín.
Câu 40: Chọn đáp án D
- Anh d và T cùng gửi tiền của công ty vào ngân hàng => vi phạm pháp luật phải chiu trách nhiệm pháp lý
- Ông D biết chuyện mà làm ngơ bỏ qua nên cùng là đồng phạm => vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_giao_duc_cong_dan_de_s.doc