Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 5

Câu 1: Cố ý đánh người gây tổn hại đến sức khỏe người khác là hành vi vi phạm

A. kỉ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự.

Câu 2: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền và làm những gì pháp luật cho phép làm. Là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 3: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp, xâm phạm đến các quy tắc quản lí nhà nước, được gọi là hành vi vi phạm

A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.

Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. lĩnh vực kinh doanh. B. tuyển dụng lao động.

C. giao kết hợp đồng. D. đào tạo nhân lực.

Câu 5: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thực hiện quyền lao động.

C. Tự do tìm kiếm việc làm. D. Quyết định lợi nhuận công ty.

 

doc 9 trang quyettran 20920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 5

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Giáo dục công dân - Đề số 5
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN 
BỘ GIÁO DỤC
(Đề có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 5 – (HƯNG 02)
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1: Cố ý đánh người gây tổn hại đến sức khỏe người khác là hành vi vi phạm
A.	kỉ luật.	B. dân sự.	C. hành chính.	D. hình sự.
Câu 2: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền và làm những gì pháp luật cho phép làm. Là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Thi hành pháp luật.	 
C. Áp dụng pháp luật. 	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 3: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp, xâm phạm đến các quy tắc quản lí nhà nước, được gọi là hành vi vi phạm
A. hành chính.	B. hình sự.	C. kỉ luật.	D. dân sự.
Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong
A. lĩnh vực kinh doanh. 	B. tuyển dụng lao động. 
C. giao kết hợp đồng. 	D. đào tạo nhân lực.
Câu 5: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động.	B. Thực hiện quyền lao động.
C. Tự do tìm kiếm việc làm.	D. Quyết định lợi nhuận công ty.
Câu 6: Việc công dân đề xuất giải pháp cách li xã hội trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 là việc làm thể hiện quyền
 A. bình đẳng trong tiếp cận thông tin. B. tự do chia sẻ thông tin.
 C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. được tuyên truyền các vấn đề xã hội.
Câu 7: Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền
 A. tố cáo. B. khiếu nại.	 C. tham gia quản lí nhà nước.	 D. bầu cử và ứng cử.
Câu 8: Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền 
 A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. 
 B. học ở mọi lúc, mọi nơi ở mọi loại hình trường lớp.
 C. học ở bất cứ trường nào mà mình yêu thích. 
 D. học bất cứ ngành nghề nào mà mình yêu thích.
Câu 9: Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?	
 A. Quyền học tập.	B. Quyền sáng tạo. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tham gia.
Câu 10: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
 A. quyền được phát triển của công dân.	B. quyền sáng tạo của công dân.
 C. quyền tự do của công dân.	D. quyền học tập của công dân.
Câu 11: Nghĩa vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình?
 A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
 B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
 C. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
 D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Câu 12: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là 
 A. tư liệu lao động.	 	B. công cụ lao động.	
 C. đối tượng lao động.	 D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 13:Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng?
 A. Phương tiện lưu thông.	B. Phương tiện thanh toán.	
 C. Tiền tệ thế giới.	D. Giao dịch quốc tế. 
Câu 14: Trên thị trường, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc 
 A. chênh giá.	 B. một giá. C. đồng giá.	 D. ngang giá.
Câu 15: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
 A. cung. 	 B. tổng cầu. C. tiêu thụ. D. cầu.
Câu 16: Tính đến nay, trong lịch sử lập Hiến của nước ta có 05 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 để phù hợp với tình hình thực tế và vì sự phát triển của đất nước. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Thực tiễn.	B. Xã hội.	C. Nhà nước.	D. Nhân dân.
Câu 17: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
 A. bảo vệ an ninh quốc gia.	B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
 C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. sử dụng vũ khí trái phép.
Câu 18: Hành vi trái pháp luật nào sau đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
 A. Anh K trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
 B. Em A bị tâm thần và cố tình lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. 
 C. Chị R bị trầm cảm sau khi sinh nên đã la mắng, xúc phạm chồng mình.
 D. Anh Y trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 19: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi môi trường học tập.	B. Xây dựng nguồn quỹ gia đình.
C. Đăng kí hồ sơ kinh doanh.	D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 20: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua 
A. văn bản mua bán.	B. tài khoản tiết kiệm.	
C. hợp đồng lao động. 	D. người tuyển dụng.
Câu 21: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.	 
 B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
 C. Quyền đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông . 	
 D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 22: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
 A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
 B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
 C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
 D. Một người đang lấy trộm xe máy.
Câu 23: Khẳng định nào sau đây là phù hợp với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
 A. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người.
 B. Cha mẹ được quyền đánh con khi con hư.
 C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo cháu.
 D. Chỉ những người đủ thẩm quyền mới được đánh người khác.
Câu 24: Việc làm nào sau đây của tổ bầu cử là phù hợp với quy định của pháp luật trong các trường hợp vì lí do ốm đau, già yếu mà cử tri không thể đến nơi bầu cử được?
 A. Cử người tới nhà đón cử tri tơi điểm bầu cử.
 B. Loại những người đó ra khỏi danh sách bầu cử.
 C. Mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu tới tận nơi ở của cử tri.
 D. Cho phép người trong gia đình bầu cử thay.
Câu 25: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây?
 A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.
 B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.
 C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.
 D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Câu 26: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
 A. Phổ thông.	B. Bình đẳng. C. Công bằng.	D. Bỏ phiếu kín.
Câu 27: Những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền học tập.	B. Quyền sáng tạo. C. Quyền phát triển. 	D. Quyền tham gia.
Câu 28: Mục đích của cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kĩ thuật” nhằm phát huy quyền
 A. học tập. B. sáng tạo. C. phát triển. D. bình đẳng.
Câu 29: Công dân có quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật là thuộc nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền sáng tạo.	 B. Quyền được học tập.
 C. Quyền được phát triển.	 D. Quyền tác giả.
Câu 30: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là 
 A. Công dân bao nhiêu tuổi cũng có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
 B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào mà mình muốn.
 C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy theo sở thích của mình.
 D. Công dân có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh tất cả các mặt hàng khi đủ điều kiện.
Câu 31: Anh Q là công chức làm việc tại sở X, anh thường xuyên đi làm muộn và bị giám đốc nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không khắc phục khuyết điểm. Anh Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính.	B. Dân sự.	C. Hình sự.	D. Kỉ luật.
Câu 32: Ông X là người có thu nhập cao, ông đã chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 33: Bà A lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, mặc dù bị nhắc nhở nhiều nhưng bà vẫn vi phạm, hành vi của bà A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 34: Anh N tự ý cho chị X thuê ngôi nhà mà hai vợ chồng anh được thừa kế để chị X ở trọ. Bức xúc, vợ anh N là chị M giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mở cửa hàng kinh doanh. Anh N và chị M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lao động và kinh doanh.	B. Tài sản và đầu tư.
C. Hôn nhân và gia đình.	D. Sản xuất và kinh doanh.
Câu 35: Để có đủ số lượng khẩu trang giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm thêm khẩu trang không đạt chuẩn khử khuẩn với số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
	 A. Anh C, G, D và H.	B. Ông B, bà E, C, G và H.
	 C. Ông B, anh A và H.	D. Bà E, chị D, G, và H.
Câu 36: Là bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi anh H đòi thì anh K cứ thất hứa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B cùng đến nhà K dọa dẫm và phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã to tiếng và nhặt viên gạch xông vào đánh H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh H, K và B. 	B. Anh H và K.	C. Anh H và B. 	D. Anh K và B. 
Câu 37: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng do muốn chiêm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
 A. Ông M và anh S. 	 B. Ông K và ông M. 
 C. Ông K, ông M và anh S. 	 D. Ông K, bà N và anh S.
Câu 38: Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn rằng chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 A. Anh H, anh A và chị P. B. Anh H, chị P, chị B và anh T.
 C. Anh H, chị B và chị P. D. Anh H, chị B, anh A và chị P.
Câu 39. Phát hiện B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải B đi khắp làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của B đe dọa đốt nhà anh T. Chị P là bạn của anh T đã cố tình ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
 A. Anh T, anh B và chị P. B. Anh T và anh E.
 C. Anh T và chị P.	 D. Anh T, anh B và anh E.
Câu 40: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
 A. Bố anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
 C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên. D. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M.
--------------HẾT---------------
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ THI
I. CẤU TRÚC ĐỀ:
Lớp
MỤC LỤC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TỔNG
12
Bài 2. Thực hiện pháp luật
3
3
3
3
12
Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật
1
1
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
2
1
1
1
5
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
3
2
5
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
2
3
5
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
3
3
6
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
1
1
2
11
Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế
1
1
Bài 2. Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường
1
1
Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
1
1
Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
1
1
II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:
- Cấu trúc: 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. 25% câu hỏi mức độ vận dụng.
- Nội dung: 
	+ Phần lớn là chương trình lớp 12 còn lại là 4 câu của lớp 11 trong học kỳ 1.
	+ Biên soạn sát với đề thi minh họa của bộ giáo dục THPTQG năm 2020.
- Quan điểm ra đề:
 + Bám sát đề minh họa của Bộ Giáo dục
 + Bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng, Sách giáo khoa
 + Không ra đề những nội dung đã giảm tải, tin giản theo hướng dẫn của Bộ.
 + Các tình huống trong câu hỏi đã hoặc có thể nảy sinh trong thực tiễn.
 + Ngoài việc đảm bảo kiến thức cần có các câu hỏi đề cập tới các vấn đề nóng mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
 + Không ra dạng câu hỏi đánh đố học sinh.
III. ĐÁP ÁN: 
1-D
2-A
3-A
4-A
5-D
6-C
7-B
8-A
9-C
10-D
11-B
12-C
13-A
14-D
15-D
16-B
17-D
18-A
19-D
20-C
21-D
22-D
23-A
24-C
25-B
26-A
27-C
28-B
29-A
30-D
31-D
32-C
33-B
34-C
35-B
36-A
37-B
38-C
39-C
40-B
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 31: 
- Chọn đáp án D
- Vì: Hành vi của anh Q là vi phạm pháp luật trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật Lao động.
Câu 32: 
- Chọn đáp án C
- Vì: Ông X đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trước pháp luật, chủ động làm điều pháp luật quy định phải làm.
Câu 33: 
- Chọn đáp án B
Vì: Hành vi của bà A là vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quy tắc quản lí nhà nước. Cụ thể là đã kinh doanh tại địa điểm không được phép.
Câu 34: 
- Chọn đáp án C
- Vì: anh N và chị M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản chung.
Câu 35: 
- Chọn đáp án B
- Vì: Hành vi hợp tác sản xuất khẩu trang không đạt chuẩn của ông B và anh C là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Bà E đã thuê G,H đánh người gây thương tích là vi phạm pháp luật Hình sự.
Câu 36: 
- Chọn đáp án A
- Vì: Anh K vay tiền mà không trả là vi phạm pháp luật Dân sự trong quan hệ tài sản cho vay.
- Anh H và B phá đồ đạc nhà anh K là xâm phạm tới tài sản người khác, sẽ phải bồi thường. Quan hệ dân sự.
Câu 37: 
- Chọn đáp án B
- Vì: Ông K vay tiền không trả là trách nhiệm Dân sự, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản giá trị lớn là trách nhiệm Hình sự.
- Ông M phóng hỏa đốt nhà, gây thiệt hại về tài sản người khác, đồng thời đó là hành vi gây nguy hiểm cho người khác và xã hội nên cấu thành tội phạm.
Câu 38: 
- Chọn đáp án C
- Vì: - Trong trường hợp này, ông H đã hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh M chấp nhận hồ sơ anh N do quen biết là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Chị P biết nhưng vẫn làm theo chỉ đạo của ông H là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Chị B lợi đã lợi dụng quen biết để nhờ xin phép kinh doanh trong khi mình không đủ điều kiện.
Câu 39. 
- Chọn đáp án C
Vì: Anh T bắt trói người trái phép còn giải người đi khắp làng là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm người khác.
- Chị P cố tình ghi hình để đưa lên mạng nhằm mục đích xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và danh dự người khác.
Câu 40: 
- Chọn đáp án B
- Vì: Anh P tung tin đồn lên mạng xã hội khi chưa có căn cứ và bằng chứng xác thực là thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận
- Bố anh H và phóng viên được thuê để viết và đăng bài cải chính là thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận.
--------------HẾT---------------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_giao_duc_cong_dan_de_s.doc