Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)
# Giữa những năm 50 của thế kỷ XX các nước Đông Nam Á:
A. Các nước lần lượt giành độc lập dân tộc
A. Một số nước bị xâm lược
A. Mĩ - Anh chưa trao trả độc lập cho các nước
A. Cả A, B, C đúng <@>
# Mĩ -Anh - Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) thời gian:
A. 6-1954
A. 7-1954
A. 8-1954
A. 9-1954
# Năm 1960 bao nhiêu nước ở Châu Phi giành độc lập:
A. 15
A. 16
A. 17
A. 18
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Các nước Á-Phi-Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)
# Giữa những năm 50 của thế kỷ XX các nước Đông Nam Á: A. Các nước lần lượt giành độc lập dân tộc A. Một số nước bị xâm lược A. Mĩ - Anh chưa trao trả độc lập cho các nước A. Cả A, B, C đúng # Mĩ -Anh - Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) thời gian: A. 6-1954 A. 7-1954 A. 8-1954 A. 9-1954 # Năm 1960 bao nhiêu nước ở Châu Phi giành độc lập: A. 15 A. 16 A. 17 A. 18 # Ở Nam Phi có bao nhiêu đạo luật về phân biệt chủng tộc: A. 67 A. 68 A. 69 A. 70 # Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa vào thời gian: A. 26-7-1953 A. 27-7-1953 A. 28-7-1953 A. 29-7-1953 # Chiến thắng Hi-Rôn vào thời gian: A. 1-1961 A. 2-1961 A. 3-1961 A. 4-1961 # Năm 1945 những nước nào tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a A. Việt Nam A. Lào A. Cả A, B, C đúng # Ngày 1-1-1959 Đất nước Cu-Ba diễn ra sự kiện lịch sử: A. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ A. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra A. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản A. Cả A, B, C đúng # Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. A. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. A. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. A. Cả 3 câu trên đều đúng # Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. A. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. A. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-A. # Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. A. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. A. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. A. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". # Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê Bit-Xao nhằm đánh đổ ách thống trị của: A. Phát xít Nhật. A. Phát xít I-ta-li-A. A. Thực dân Tây Ban Nha A. Thực dân Bồ Đào Nha # Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. A. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. A. Chế độ phân biệt chủng tộc. A. Chế độ thực dân. # Khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc diễn ra ở châu nào? A. Châu Phi. A. Mĩ La-tinh. A. Đông Nam Á. A. Cả 3 ý trên. # Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc thắng lợi vào thời gian nào? A. Giữa những năm 60. A. Giữa những năm 70. A. Giữa những năm 80. A. Giữa những năm 90. # Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước châu Á đã giành độc lập. A. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN. A. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. A. Tất cả các câu trên. # Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì? A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. A. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. A. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. A. Một cuộc nội chiến. # Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu Trung Quốc đã: A. Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. A. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. # Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 1950), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại gì? A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa A. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa A. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. A. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác. # Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau 1959 đã gây nên tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc? A. Xây dựng "Công xã nhân dân". A. Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt". A. Thực hiện cuộc "Đại cách mạng hóa vô sản". A. Tất cả đều đúng. # Thực chất của "Đại cách mạng văn hóa vô sản" (1966 1968) là gì? A. Để sửa chữa sai lầm. A. Để xây dựng tư tưởng XHCN. A. Để tranh chấp quyền lực. A. Để xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước # Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. A. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. A. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. # Từ sau 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước? A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa A. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân. A. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. A. Thực hiện cải cách mở cửa. # Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã: A. Ổn định và phát triển mạnh. A. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. A. Không ổn định và bị chững lại. A. Bị cạnh tranh gay gắt. # Vì sao Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma không tham gia "Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á" (SEANTO) ra đời ngày 8/9/1954? A. Vì SEANTO là công cụ xâm lược do Mĩ lập ra. A. Vì SEANTO chống lại phong trào giải phóng dân tộc. A. Vì một số nước Đông Nam Á (như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a,...) có chính sách đối ngoại hòa bình trung lập. A. Vì tất cả lí do nói trên. # Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. A. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. A. Sự ra đời của khối ASEAN. A. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU. # Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a # ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực nào? A. Kinh tế chính trị A. Quân sự chính trị A. Kinh tế quân sự A. Kinh tế # Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì? A. Quan hệ hợp tác song phương. A. Quan hệ đối thoại. A. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. A. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia. # Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào? A. Tháng 7/1994 A. Tháng 7/1005 A. Tháng 4/1994 A. Tháng 8/1995 # Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm nào? A. Năm 2000 A. Năm 2001 A. Năm 2002 A. Năm 2003 # Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. A. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. A. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục # Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành: A. Một khu vực phồn thịnh. A. Một khu vực ổn định và phát triển. A. Một khu vực mậu dịch tự do. A. Một khu vực hòa bình. # Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở vùng nào? A. Bắc Phi. A. Nam Phi. A. Đông Phi. A. Tây Phi. # Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì sao? A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. A. Cả 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. A. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. A. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượng tan rã. # Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước nào ở châu Phi? A. Ai Cập. A. Tuy-ni-di. A. Ăng-gô-la A. Ăng-gô-la A. An-giê-ri. # Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ nó ở châu Phi? A. 1960: "Nam châu Phi". A. 1962: An-giê-ri được công nhân độc lập. A. 1994: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên. A. 11/1975: Nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời. # Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đâu? A. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc. A. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. A. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới. A. Cả ba lý do trên. # Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. A. Chủ nghĩa thực dân mới. A. Chủ nghĩa A-pác-thai. A. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. # Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen. A. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. A. Tước quyền tự do của người da đen. A. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. # Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì? A. Sự sụp đỗ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. A. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới. A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỹ. A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. # Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì? A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen. A. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước A. Hội nhập, cùng phát triển. A. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại. # Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"? A. Châu Phi thường xuyên bị động đất. A. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc. A. Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. A. Lý do nào cũng đúng. # Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào? A. Thuộc địa của Anh, Pháp. A. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. A. Những nước hoàn toàn độc lập. A. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. # Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào? A. Thực dân Anh. A. Đế quốc Mĩ. A. Thực dân Pháp. A. Đế quốc Nhật. # Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì? A. "Đại lục mới trỗi dậy". A. "Đại lục bùng cháy". A. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất. A. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trổi dậy". # Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai? A. Chế độ phân biệt chủng tộc. A. Chủ nghĩa thực dân cũ. A. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới. A. Giai cấp địa chủ phong kiến. # Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì? A. Dân tộc. A. Dân chủ. A. Dân tộc dân chủ. A. Chống phân biệt chủng tộc. # Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào? A. Bãi công của công nhân. A. Đấu tranh chính trị. A. Đấu tranh vũ trang. A. Sự nổi dậy của người dân. # Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây? A. 1945 1954, 1954 1975, 1975 đến nay. A. 1945 1959, 1959 1975, 1975 đến nay. A. 1945 1954, 1954 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay. A. 1945 1959, 1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay. # Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba? A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cuba (1956). A. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26/7/1953). A. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958). A. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959). # Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố: Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào? A. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Batixta. A. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. A. Mĩ bao vây cấm vận. A. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã. # Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh" A. Ac-hen-ti-nA. A. Braxin. A. Cu BA. A. Mê-hi-cô. # Ý nghĩa sự ra đời nước công hoà nhân dân Trung Hoa. TL: Ý nghĩa sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa: - Kết thúc ách nô dịch hơn 1000 năm của chế độ phong kiến - Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên mới Nối liền CNXH từ châu Âu sang châu Á # Nét nổi bật của châu Á sau năm 1945. TL: Nét nổi bật của châu Á sau năm 1945: - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Cuối những năm 1950 phần lớn đã dành độc lập - Gần nửa cuối thế kỷ XX tình hình không ổn định - Sau chiến tranh lạnh tình hình xung đột tranh chấp - Nhiều thập niên qua các nước châu Á đã tăng trưởng mạnh mẽ: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Nhiều người dự đoán thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á Ấn Độ thực hiện các kế hoạch dài hạn, cách mạng xanh, công nghiệp điện tử # Hiện nay các nước châu Phi gặp khó khăn gì. TL: Khó khăn: - Nhiều nước vẫn ở trong tình trạng đói nghèo lạc hậu - Xung đột nội chiến mâu thuẫn sắc tộc, nợ nần, bệnh dịch Cuộc đấu tranh chống nghèo nàn lạc hậu còn khó khăn # Cuộc đấu tranh chống chế đ ộ phân biệt chủng tộc A Pác Thai. TL: Cuộc đấu tranh chống A Pác Thai. - Dưới sự lãnh đạo của ANC người da đen đấu tranh bền bỉ, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, chính quyền da trắng xoá bỏ chế độ A PAC THAI. - Năm1994 Ông Nen Xơn Man Đê La lên làm Tổng thống - Đây là thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa to lớn # Cuộc đấu tranh của ba nước Cu ba, Chi lê, Ni-ca- ra- goa. TL: Cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước: - Năm 1959 cách mạng Cu ba mở đầu phong trào đấu tranh ở Mĩ la tinh lật đổ chế độ chế độ độc tài Batixta, Cu ba đi lên xây dựng CNXH - Tháng 9/1970 cuộc cách mạng ở Chi lê, chính phủ A gien đê thực hiện những cải cách tiến bộ - 1970 đến 1973 cuộc cách mạng ở Ni ca ra goa do mặt trận Xan đi nô lãnh đạo lật đổ chế độ độc tài, phát triển theo con đường dân chủ. # Quá trình xây dựng đất nước của nhân dân Cu ba. TL: Quá trình xây dựng đất nước của nhân dân Cu ba: - Tháng 4/1961 sau khi đánh bại đội quân đánh thue của Mĩ Cu ba đi lên xây dựng CNXH - Mặc dù gặp khó khăn nhưng đã xây dựng một nền công nghiệp, nông nghiệp hợp lí đa dạng, văn hoá giáo dục y tế phát triển cao # Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN TL: Hoàn cảnh ra đời - Sau khi giành độc lập 1 số nước ĐNÁ có nhu cầu hợp tác phát triển -8-8-1967,ASEAN ra đời gồm 5 nước: In đô nê xi a,T Lan,Ma lai xi a,Phi lipin,Xin ga po * Mục tiêu hoạt động: kinh tế văn hoá,thông qua sự hợp tác hoà bình ổn định giữa các thành viên. # Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? TL: Các nước trong khu vực đều giành được độc lập - Đã có 10 nước tham gia vào tổ chức ASEAN,chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế Một số nước đạt nhiều thành tựu. 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) 1994 lập diễn đàn khu vực( ARF ) nhằm tạo môi trường hòa bình,ổn định cho công cuộc hợp tác,phát triển Đông Nam Á # Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi là ai? TL: Nen-Xơn-Man-Đê-La # Nêu tiến trình cách mạng ở Cu Ba ( 1953 - 1961 )? TL: 7 / 1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Phi đen ca Xtơ rô tấn công pháo đài Môn ca đa -Từ cuối 1958,chủ động tổng tiến công khắp cả nước /1959,.cách mạng Cu Ba giành thắng lợi /1961, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động trong nước, tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội # Hãy trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Cu ba với nhân dân Việt Nam TL: Mối quan hệ hữu nghị giũa nhân dân Cu ba và nhân dân Việt Nam luôn tốt đẹp vì +Trước đây hai nước đều có kẻ thù chung là Mĩ +Đều là nước XHCN +Cu ba đã giúp đỡ Việt Nam tận tình trong thời kì chống Mĩ +Việt Nam cũng có nhiều đóng góp với Cu ba khi bạn gặp khó khăn # Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX TL: Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi khởi đầu là Đông Nam Á, trong đó tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xia, Việt nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong năm 1945. Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã giành được độc lập. Năm 1960 được gọi là “ Năm Châu Phi”: 17nước tuyên bố độc lập, sau đó nhiều nước được trao trả độc lập. Ở Mỹ La-Tinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài, thân Mỹ bị lật đỗ. Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi. # Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX TL: Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. # Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX TL: Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Hay còn gọi là chế độ A-pác-thai ). Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a là những nơi mà chế độ phân biệt chủng tộc đã từng tồn tại, nhân dân các nước Nam phi đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ và gian khổ, người da đen đã giành được thắng lợi thông qua các cuộc bầu cử với việc thành lập chính quyền của người da đen. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. # Tình hình chung Châu Á? TL: Châu Á là lục địa rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo dân tộc khác nhau. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. ( vị trí và những thành tựu phát triển của Ấn Độ ). Tuy nhiên, suốt nữa thế kỷ XX, tình hình Châu Á không ổn định vì những cuộc Chiến tranh xâm lượt của các nước đế quốc, hoặc những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ. # Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa TL: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới 3 năm ( 1946-1949 ) giữa Quốc dân đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thắng lợi. Ngày 1-10-1949, nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập. Ý nghĩa của thắng lợi: + Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của Đế quốc, phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập. + Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được nối liền từ châu Âu sang châu Á. # Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949-1959 ) TL: Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế ( 1949-1959 ) Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1953-1957 ) Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959), nền kinh tế, văn hoá giáo dục Trung Quốc đạt được những thành tựu quan trọng. Về đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. # Đất nước trong thời kì biến động: ( 1959-1978 ) TL: Năm 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”, đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân. + Đường lối chung: Là “Dốc hết sức lực vươn lên xây dựng CNXH nhiều, nhanh, tốt, rẻ” (Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc-1958 ). + Đại nhảy vọt: Phong trào “toàn dân làm gang thép”, để trong thời gian 15năm, Trung Quốc sẽ vượt sang Anh về sản lượng thép và những sản phẩm công nghiệp khác ( như Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố vào cuối năm 1957). + Công xã nhân dân: Một hình thức tổ chức liên hiệp nhiều hợp tác xã nông nghiệp cấp cao ở nông thôn Trung Quốc giai đoạn này. Về phương diên kinh tế, công xã nhân dân là một đơn vị sở hữu, thống nhất quản lý sản xuất, điều hành lao động, phân phối sản phẩm. Làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng. Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối, tranh chấp về quyền lực. Đỉnh cao của tranh giành quyền lực là cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” Điều này đã gây ra thảm hoạ nghiêm trọng cho đất nước và người dân Trung Quốc. # Công cuộc cải cách-mở cửa ( từ năm 1978 đến nay ) TL: Tháng 12-1987, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới đất nước Đường lối đổi mới: Chủ trương xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá đất nước, để Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh. Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. # Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 TL: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc thực dân phương Tây. Tháng 8-1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nỗi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền. Ngay sau đó, các nước đế quốc phương Tây lại tiến hành xâm lượt trở lại Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh cực kỳ gian khổ, đến những năm 40 mới giành lại được độc lập. Đông Nam Á thời kì “Chiến tranh lạnh” ( từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX ). Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì chiến tranh lạnh là: Mỹ đã can thiệp vào Đông Nam Á lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) để đẩy lùi cách mạng ở Đông Nam Á ( trong đó Thái Lan và Phi-lip-pin có tham gia vào tổ chức này ). Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng khi Mỹ tiến hành xâm lượt Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia. # Sự ra đời của tổ chức ASEAN? TL: * Sự ra đời của ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) được thành lập tháng 8-1967 tại Băng Cốc ( Thái Lan ) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. * Mục tiêu của ASEAN: Xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khuc vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á. * Mối quan hệ giữa 3nước Đông Dương với ASEAN: Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc với thắng lợi vào năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập. Năm 1979 do vấn đề Cam-pu-chia, nên quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và “đối đầu”. # Từ ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10” TL: Tình hěnh khu vực Đông Nam Á sau “chiến tranh lạnh” Mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” Những điều kiện cho sự mở rộng các thành viên của tổ chức ASEAN và sự gia nhập vào tổ chức này của hàng loạt các nước trong khu vực từ năm 1984 cho đến nay. + năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN. + Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết, tổ chức ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia tháng 4-1999. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế ( Thành lập AFTA ) và xây dựng diễn đàng khu vực (ARF). # Tình hình chung trước và sau chiến tranh thế giới thứ II? TL: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi đều là thuộc địa của tư bản phương Tây. Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi. + Khởi đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập ( 7-1952 ), cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An-giê-ri ( 1954-1962 ). + Tiếp theo là phong trào đấu tranh của nhân dân ở khắp châu Phi chống lại sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập. Năm 1960 “Năm châu Phi” với 17 nước tuyên bố độc lập, năm 1975 hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích....và việc thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi ( 1993 ). Công cuộc xây dựng đất nước: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như: Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật...có nhiều nguyên nhân đưa tới tình trạng đó, nhưng chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau thương ( Sự tàn phá của chiến tranh, sản xuất đình đốn, dịch bệnh, chết chóc, những chi phí lớn cho mua sắm vũ khí và nhu cầu quân sự...). Đã hình thành tổ chức khu vực là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi. # Cộng hoà Nam Phi TL: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh. Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hoà Nam Phi. Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là chủ nghĩa A-pác-thai ) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người dân da đen đã bền bĩ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, Cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân da đen. Tháng 12-1993 chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp. Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây. Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lượt kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen. # Những nét chung Mĩ La-tinh? TL: Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô (ở Bắc Mĩ ) toàn bộ Trung và Nam Mĩ. Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thế kỉ XV, rất giàu về nông sản và khoáng sản. Thành phần dân cư ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm người di cư từ châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ được đưa đến từ châu Phi. Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha, trừ Bra-xin nói tiếng Bồ Đào Nha. Chịu ảnh hưởng văn hoá Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, cùng với sự hoà nhập các nền văn hoá châu Phi và thổ dân da đỏ. Tôn giáo ở Mĩ La-tinh chủ yếu là Thiên chúa giáo. Đầu thế kỉ XIX, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh lại trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ (được gọi là “Đại lục núi lữa” Mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba 1959. Nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền độc tài phản động thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc-dân chủ. Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cảc các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cu Ba. Một số nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin. Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào Cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.
File đính kèm:
- de_trac_nghiem_mon_lich_su_9_cac_nuoc_a_phi_mi_latinh_tu_nam.doc