Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Mĩ-Nhật Bản-Tây Âu từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)

# Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật.

A. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

# Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới ?

A. Những năm 60 (thế kỉ XX).

A. Những năm70 (thế kỉ XX).

A. Những năm 80 (thế kỉ XX).

A. Những năm 90 (thế kỉ XX).

# Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

A. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

A. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. <@>Cả ba nguyên nhân trên

 

doc 10 trang phuongnguyen 23/07/2022 20080
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Mĩ-Nhật Bản-Tây Âu từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Mĩ-Nhật Bản-Tây Âu từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)

Đề trắc nghiệm môn Lịch sử 9 - Mĩ-Nhật Bản-Tây Âu từ năm 1945 đến nay (Có đáp án)
# Nước có nền kinh tế phát triển thần kì sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Mỹ
A. Nhật
A. Anh
A. Pháp
# Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi ERURO được phát hành thời gian nào?
A. 01/01/1999
A. 01/02/1999
A. 01/03/1999
A. 01/04/1999
# Liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới là:
A. SEV
A. AU
A. EU
A. ASEAN
# Tính đến năm 2004, liên minh châu Âu (EU)có bao nhiêu nước thành viên:
A. 12
A. 15
A. 25
A. 30
# Cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai được khởi đầu từ nước nào ?
A. Anh
A. Pháp
A. Nhật 
A. Mĩ
# Liêm minh kinh tế-chính trị lớn nhất hiện nay là:
A. Asean
A. EU
A. AU
A. EEC
# “Một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là chú lùn về chính trị” là hình ảnh của quốc gia nào sau chiến tranh thế giới thứ II
A. Mỹ
A. Đức
A. Nhật
A. Anh
# Quốc gia có tiềm lực kinh tế quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu là:
A. Pháp
A. Đức
A. Anh
A. Italia
# Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước có nền kinh tế phát triển“Thần kì”là:
A. Mĩ
A. Nhật
A. Trung Quốc
A. Tây Âu
# Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới là:
A. ASEAN
A. AU
A. SEV 
A. EU
# Mềm dẻo về chính trị và tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế là chính sách đối ngoại của nước:
A. Pháp
A. Mĩ
A. Nhật Bản
A. Anh
# Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật.
A. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
# Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới ?
A. Những năm 60 (thế kỉ XX). 
A. Những năm70 (thế kỉ XX).
A. Những năm 80 (thế kỉ XX).
A. Những năm 90 (thế kỉ XX).
# Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?
A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
A. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
A. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
# Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ?
A. Anh
A. Pháp
A. Mĩ
A. Nhật
# Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào ?
A. Những năm đầu thế kỉ XX.
A. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
A. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918).
A. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 -1945).
# Những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật của Mĩ là gì ?
A. Chế ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
A. Thực hiện "Cuộc cách mạng Xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, ...
A. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
A. Cả A, B, C đều đúng
# Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì ?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
A. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
A. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
A. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
# Ðiểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì ? 
A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
A. "Chiến lược toàn cầu hóa".
A. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
A. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".
# Nội dung "Chiến lược toàn cầu hoá" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào ?
A. Ngăn chặn, đẩy lùy rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
A. Cả A, B, C đúng
# Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào ?
A. 1990.
A. 1991.
A. 1992.
A. 1993.
# Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất ?
A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
A. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. 
A. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
# Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất ?
A. Cải cách hiến pháp.
A. Cải cách ruộng đất.
A. Cải cách giáo dục
A. Cải cách văn hóa.
# Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào ?
A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
A. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
A. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
A. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước
# Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 của thế kỉ XX
A. Những năm 60 của thế kỉ XX
A. Những năm 70 của thế kỉ XX
A. Những năm 80 của thế kỉ XX
# Sự phát triển"thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD). 
A. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
A. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.(Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).
A. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
# Trong sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác ?
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.
A. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
A. phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
# Ðể phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác ?
A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
A. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
A. Coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nứơc ngoài.
# Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật được kí kết nhằm mục đích gì ?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
A. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.
A. Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông.
A. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
# Ðặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
A. Kí hiêp ước an ninh Mĩ-Nhật (08/09/1951).
A. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
A. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
# Ðể nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra ?
A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
A. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
# Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm:
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
A. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
A. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tôc trên thế giới.
# Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
A. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
A. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
# Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào?
A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.
A. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
A. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
A. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
# Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức "viện trợ" cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hóa nước Đức.
A. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
A. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước XHCN.
D. Cả A, B, C đều đúng.
# Thời gian nào sau đây đánh dấu mốc mang tính đột biến, của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
A. Tháng 12/1991.
A. Tháng 12/1992.
A. Tháng 12/1993.
A. Tháng 12/1994.
# Với những bước tiến của quá trình liên kết, từ năm 1993, Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu viết tắt là:
A. EEC.
A. EC.
A. EU.
D. Cả A, B, C đều sai.
# Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957 ?
A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
A. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.
A. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
A. Phát hành đồng tiền chung.
# Ðặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản?
A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
A. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền kinh tế.
A. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
A. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật
# Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của TKXX là
A. Anh-Mĩ-Liên xô
A. Mĩ-Tây Âu- Nhật Bản
A. Liên xô-Mĩ-Tây Âu
A. Anh-Pháp-Mĩ
# Nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc là:
A. Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở bình đẳng
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới 
A. Tất cả đều đúng
# Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
A. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
A. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.
# Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Lôi kéo các nước phương Tây thành lập khối quân sự NATO
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu
A. Lôi kéo các nước phương Tây và một số nước Đông Nam Á thành lập khối quân sự SEATO
A. Chiến lược toàn cầu, bá chủ thế giới.
# Mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế là chính sách đối ngoại của nước:
A. Nhật
A. Pháp
A. Đức
A. Mĩ
# Một trong những yếu tố giúp Nhật Bản đạt được thành tựu khoa học kỹ thuật ?
A. Tài nguyên phong phú
A. Không bị chiến tranh tàn phá
A. Xâm lược
A. Có ý chí vươn lên
# Tháng 12-1991 Hội nghị cấp cao của các nước EU được tổ chức ở Maaxtơ rích (Hà Lan) thông qua quyết định quan trọng nào
A. Liên kết cạch tranh với các nước ngoài khu vực
A. Cộng Đồng Châu Âu mang tên mới là Liên Minh Châu Âu(EU)
A. Xây dựng thị trường nội địa Châu Âu. Có đồng tiền chung Châu Âu . Xây dựng liên minh chính trị. Liên kết về đối ngoại và an ninh. Tiến tới nhà nước chung Châu Âu
A. Thống nhất trong lĩnh vực Nhà Nước và giao thông
# Chạy đua vũ trang thành lập các khối quân sự, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc là biểu hiện của:
A. Chiến tranh lạnh
A. Chủ nghĩa Đế quốc
A. Chủ nghĩa thực dân
A. Chiến lược toàn cầu
# Sau chiến tranh thế giơi thứ 2 ở trong nước Mĩ ban hành đạo luật phản động:
A. Cấm Đảng cộng sản Mĩ hoạt động
A. Chống lại các phong trào đình công
A. Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước
D. Cả A, B, C đúng
# Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành một nước:
A. Nước Tư bản giàu mạnh nhất thế giới
A. Đứng ngang hàng với Pháp
A. Là nước bị thiệt hại trong chiến tranh
D. Cả A,B,C đúng
# Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm.
TL: Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:
- Các nước Tây âu, Nhật bản vươn lên mạnh mẽ cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
- Vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng chi nhiều cho chạy đua vũ trang sản xuất vũ khí
- Sự chênh lệch giàu nghèo gây nên sự bất ổn định trong xã hội
# Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
TL: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:
- Đề ra chiến lược toàn cầu chống lại CNXH thống trị thế giới
- Viện trợ khống chế các nước đồng minh thiết lập các căn cứ quân sự
- Mĩ cũng vấp phải những thất bại nặng nề: Việt nam
- Mĩ đang thiết lập thế giới đơn cực do Mĩ chi phối
# Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? 
TL: Các nước Tâu Âu có chung nền văn minh 
- Kinh tế không cách biệt nhau lắm 
Từ lâu có mối quan hệ mật thiết 
Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc
# Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
TL: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG 2:
-Đề ra chiến lược toàn cầu để chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào GPDT
Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”
# Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? 
TL: Được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận.
# Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
TL: * Tình hình chung:
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu được nhiều lợi nhất.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
* Về kinh tế:
Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nữa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đi lại trên biển là của Mĩ.
Hai thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đối.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.
Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật...
Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
* Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm 
Bị Tây Âu và Nhật bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.
Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
Do tham vọng theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ chi phí những khoảng lớn cho việc sản xuất vũ khí và các cuộc chiến tranh xâm lược.
Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
# Sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh
TL: Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên vào tháng 12-1946.
Mĩ đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến hành “Cách mạng xanh”, tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.
Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ đã có nhiều cải thiện.
# Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
TL: Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ.
* Đối nội:
Hai đảng tư sản là đảng dân chủ và Đảng cộng hoà thay nhau thống trị và cầm quyền ở Mĩ với những chính sách đối nội thống nhất sau:
+ Chính phủ Mĩ đã ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như Đạo luật Táp-Hác-lây (Chống phong trào công đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-Ca-ran (Chống Đảng Cộng sản), Luật Kiểm tra lòng trung thành (loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước Mĩ)..vv.
* Đối ngoại:
Đề ra “Chiến lược toàn cầu” với ý đồ thống trị thế giới.
Các hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ, thi hành “chính sách thực lực”, thành lập các khối quân sự, viện trợ kinh tế, quân sự cho các nước đồng minh...
Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960) , nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). Tham vọng của Mĩ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ lại hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan).
# Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
TL: Nhật bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nên bị mất hết thuộc địa.
Đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bị Mĩ ném bon nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
Thất nghiệp trầm trọng, lương thực và hàng hoá tiêu dùng thiếu thốn gay gắt, lạm phát với tốc độ phi mã, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1949.
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng.
Quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng Nhật Bản, Mĩ đã không cai quản trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành. Nhờ đó, nước Nhật đã có một chuyển biến lớn và sâu sắc: Từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “Thần kì” về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).
# Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
TL: Từ năm 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp: Sản lượng công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.
Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 thế kỉ XX.
+ Trong những năm 1950-1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển “Thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%.
Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.
-Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do hầu hết nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài.
Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác.
* Nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự tăng trưởng “Thần kỳ” đó.
Khách quan: 
+ Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
+ Những thành tựu của Cách mạng khoa học-kĩ thuật.
Chủ quan:
+ Vai trò của Nhà nước: Trong đó Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI) được đánh giá là “Trái tim của sự thành công Nhật Bản”. Những cải cách dân chủ tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Con người Nhật Bản: Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao là: Cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên. Biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình. Tính kỷ luật và có ý thức rõ ràng và nghĩa vụ, bổn phận. Trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín. Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự. Tiết kiệm và biết lo xa.
+ Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cách mạng có năng lực, giữ vững bản sắc và văn hóa dân tộc, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
# Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
TL: * Đối Nội:
Với những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản. Nhật hoàng không còn là đấng tối cao bất khả xâm phạm, chỉ còn là một biểu tượng.
Đảng dân chủ tự do Đảng của giai cấp tư sản Nhật Bản liên tiếp lên cầm quyền, tiến hành nhiều cải cách dân chủ, nhưng về sau, quyền dân chủ bị thu hẹp dần.
* Đối Ngoại:
Với “Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật” (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới “cái ô hạt nhân” của Mĩ, nhất là trong thời kì “chiến tranh lạnh”.
Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng việc thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.
Sau “chiến tranh lạnh”, từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã giành nhiều nổ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xoá bỏ cái hình ảnh mà thế giới thường nói về Nhật Bản“một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chế lùn về chính trị”. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đang vận động để trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế, các kì Thế vận hội, hoặc đóng góp tài chính vào những hoạt động quốc tế của Liên hợp quốc...

File đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_mon_lich_su_9_mi_nhat_ban_tay_au_tu_nam_1945.doc