Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Chân trời sáng tạo)

Bài 1- TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH – DÒNG HỌ

. Khởi động

• Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Bài Làm:

• Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước

2. Khám phá

• Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

• Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

• Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

• Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?

Bài Làm:

• Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

- Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

- Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác

- Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc

 

docx 26 trang phuongnguyen 30480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Chân trời sáng tạo)

Giải bài tập Giáo dục công dân 6 (Chân trời sáng tạo)
(GDCD 6 - CTST) 
Bài 1- TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH – DÒNG HỌ
. Khởi động
• Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.
Bài Làm:
   Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:
1.    Truyền thống hiếu học.
2.    Truyền thống dệt vải.
3.    Truyền thống làm gốm.
4.    Truyền thống yêu nước
2. Khám phá
 Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?
 Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?
Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?
Bài Làm:
• Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:
- Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.
- Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác
- Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc
• Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:
- Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.
- Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.
- Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.
• Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa với Nam, Hà, Khuê: tạo cho các bạn có 1 sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn để nối bước theo những truyền thống đó.
Các em đã để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu nhiều hơn.
• Suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời: câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này.
3. Luyện tập 
3. Luyện tập 
Bài tập 1:
• Em nhận xét gì về thái độ của hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?
• Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?
• Em hãy tìm những câu ca giao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề
• Chọn 1 câu ca giao tục ngữ  ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ ấy.
Bài tập 2: 
• Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè ?
• Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?
Bài Làm:
Bài tập 1:
• Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.
• Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và nó cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp này, sẽ được nhiều người yêu quý hơn.
• Em hãy tìm những câu ca giao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
• Chọn 1 câu ca giao tục ngữ  ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ ấy
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca giao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học dở đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành tu luyện ắc sẽ thành công.
Bài tập 2: 
• Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề 1 cách rõ ràng.
• Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày
4. Vận dụng:
• Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết.
• Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ của em trong tương lai  để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 
Bài Làm:
•Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết: Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết
•Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ của em trong tương lai  để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 
(GDCD 6 - CTST) BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
1.Khởi động
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về yêu thương con người?
Bài Làm:
• Em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về yêu thương con người:
1. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.
2. Lá lành đùm lá rách.
2. Khám phá
 Biểu hiện yêu thương con người đã được thể hiện như thế nào trong các câu chuyện trên?
 Theo em, thế nào là yêu thương con người ?
Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta điều gì?
Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người?
- Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?
Hãy chọn một thông điệp yêu thương dưới đây để thảo luận về giá trị yêu thương của con người?
Bài Làm:
• Biểu hiện yêu thương con người đã được thể hiện trong các câu chuyện trên: các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến đưa Trà đến trường. 
• Theo em, yêu thương con người là: Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất à những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
• Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta hạnh phúc của cuộc sống.
• Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh 1 và 2 trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người
- Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên: hình 1 và 2 là những hành động đẹp biết chia se giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Còn hình 3 và 4 thể hiện sự nhẫn tâm và tàn bọa đến vô đạo đức của con người.
Chọn một thông điệp yêu thương dưới đây để thảo luận về giá trị yêu thương của con người:
- Đủ nắng hoa sẽ nở/ Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy
=> Hạnh phúc trọn vẹn nhất chính là lúc chúng ta biết cho đi, chúng ta biết giúp đỡ và mang lại hạnh phúc cho người khác. Hãy để yêu thương lan tỏa khắp cộng đồng này, hãy để tình yêu đó sưởi ấm cho những trái tim còn đang thiếu thốn, đang lạnh lẽo, đang cần sự giúp đỡ. Cho đi là hành động tốt đẹp vậy tại sao ta không thử cho đi để nhận lại được hạnh phúc, hạnh phúc có khi đơn giản chỉ là vậy.
- Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc đến cho nhiều người.
=> Chúng ta biết mang niềm vui, tình yêu thương hạnh phúc cho mọi người thì bạn sẽ nhận lại được sự yêu thương sự thanh thản, ấm áp. Hành động của bạn sẽ góp phần khiến cho con người gần nhau hơn, xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn. Và điều quan trọng bạn sẽ nhận lại được sự yêu thương quan tâm từ chính những mảnh đời bất hạnh đó
3. Luyện tập
Bài tập 1: 
• Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm gì?
• Em có thể làm gì để thể hiện tình yêu thương con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội)?
Bài tập 2:
• Hãy chọn một hình dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất và nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đó?
Bài Làm:
Bài tập 1:
• Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm:
- Minh: Em sẽ phụ bố mẹ trước, xong công việc e mới xin bố mẹ đi chơi với bạn.
- Bình: Em sẽ vận động các bạn trong lớp cùng nhau chung tay giúp đỡ bạn Giang.
- Bảo: Em sẽ từ chối lời mời của bạn Thảo và Quyền để dành số tiền đó cùng với bố mẹ ủng hộ cho các đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.
• Em có thể làm để thể hiện tình yêu thương con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội): em sẽ cố gắng học tập thật tốt để phụ giúp bố mẹ và sau này có thể giúp cho nước nhà, vâng lời thầy cô và bố mẹ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu
Bài tập 2: 
• Chọn một hình dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất và nêu suy nghĩ của em về hình ảnh: 
- Em chọn hình 2: Các nữ bác sĩ cắt ngắn mái tóc để lên tuyến đầu chống dịch COVID-19 => em cảm thấy rất biết ơn các bác sĩ này, vì nhờ những hành động cao cả đó mà có thể giúp đất nước ta đẩy lùi dịch bệnh.
4.Vận dụng:
• Em hãy làm 1 sản phẩm mang thông điệp yêu thương
• Em hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa yêu thương con người ở trường hoặc ở địa phương em. Em đã và sẽ có những hành những động cụ thể như thế nào để hưởng ứng những hoạt động phong trào ở trường và địa phương em?
Bài Làm:
• Những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa yêu thương con người ở trường hoặc ở địa phương em: quyên góp giúp đỡ người nghèo và các cụ già neo đơn
• Em đã và sẽ có những hành những động cụ thể để hưởng ứng những hoạt động phong trào ở trường và địa phương em: em đã nhịn ăn quà vặt để dành một số tiền nho nhỏ để quyên góp vào quỹ hội chữ thập đỏ của trường cùng như địa phương.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
2. Khám phá:
• Vì sao Cừ được trao giấy khen?
• Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học gì cho bản thân?
• Em hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn).
- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin) 
• Dựa vào 2 câu danh ngôn trên , em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt và chưa đạt như thế nào?
• Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định biểu hiện của siêng năng, kiên trì và chưa siêng năng, kiên trì.
• Ngoài những biểu hiện trên, hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết. Theo em, siêng năng kiên trì sẽ mang lại ý nghĩa gì?
Bài Làm:
• Cừ được trao giấy khen vì Cừ có tinh thần kiên trì, nổ lực cố gắng vượt qua hoàn cảnh.
• Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học cho bản thân: cố gắng, nỗ lực hết mình dù ở bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
• Em hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
 - Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn). => Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra.
• - Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin) => Một khi bạn có nghị lực, bạn sẽ có sức mạnh để chinh phục mọi trở ngại khó ...
• Dựa vào 2 câu danh ngôn trên , em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt. Vì em luôn cố gắng hoàn thành bài cô giáo giao về nhà và coi bài trước khi đến lớp; gặp bài toán khó em luôn cố gắng tìm được cách giải cho mình
- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: 1,
- Chưa siêng năng, kiên trì: 2, 3, 5, 6
3. Luyện tập
Bài tập 1: 
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi 
Bài tập 2: 
Nếu em là hùng em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?
Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?
• Em sẽ đưa ra lời khuyên với Hoàng như thế nào?
Liên hệ bản thân
• Hãy liệt kê những việc làm hằng ngày. Em thấy mình đã siêng năng chưa? Vì sao?
• Em đã từng nổ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc hay chưa ? Nếu có hãy chia sẻ về điều đó?
Bài Làm:
Bài tập 1: 
• Tình huống 1: Em sẽ chọn đi học vì dù trời mưa nhưng trường dạy thì chúng ta vẫn phải cố gắng đến lớp không nên lười biếng.
• Tình huống 2: Em sẽ làm bài tập tiếp khi nào xong rồi đi ngủ. Vì khi chưa xong đi ngủ hôm sau lên lớp sẽ không có bài để cô kiểm tra và đó cũng là một hành động lười biếng trong học tập.
Bài tập 2:
• Tình huống 1: Nếu em là hùng em sẽ nói tuấn khi nào mình dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ xong sẽ đi đá bóng cùng. Vì đi học cả tuần chỉ có chủ nhật mới được nghỉ nên sẽ tranh thủ chút thời gian rảnh để phụ bố mẹ.
• Tình huống 2: Em không đồng ý với ý kiến của Mai. Vì dù bài tập khó những chúng ta cũng phải cố gắng nổ lực tìm cách giải để nâng cao thêm kiến thức chứ không được chép như vậy.
• Tình huống 3: Em sẽ nói với Hoàng mặc dù có nhiều người chạy nhanh nhưng nếu chúng ta không nổ lực, không cố gắng tham gia thì làm sao biết được năng lực bản thân ta ở đâu.
Liên hệ bản thân
• Những việc làm hằng ngày: dậy sớm, quét nhà phụ mẹ, nấu cơm, tự giặt quần áo, học bài, phụ ông bà tưới cây. Em thấy mình đã siêng năng. Vì em thường xuyên giúp bố mẹ và cố gắng làm những bài tập khó mà cô giáo giao về nhà.
• Em đã từng nổ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc. Chẳng
4. Vận dụng
• Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè?
Thực hiện một trong các gợi ý sau:
• Em hãy tìm về câu chuyện siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà em biết. Sau đó chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng lên báo tường của lớp?
Bài Làm:
•Một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè: 
-“ Siêng năng kiên trì là chìa khóa của thành công”
(GDCD 6 - CTST) BÀI 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT
1. Khởi động
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Nêu suy nghĩ của em về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên?
Bài Làm:
Suy nghĩ của em về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên là: bạn học sinh trên là một người dũng cảm dám nhận lỗi lầm mình mắc phải, bạn dám đối diện với sự thật là mình đã đâm làm vỡ gương người khác, là một người biết tôn trọng sự thật.
2. Khám phá
Em hãy đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao?
Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?
Theo em thế nào là tôn trọng sự thật? Nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật?
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên?
Từ câu chuyện của các bạn trong 2 hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật?
Bài Làm:
Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động: tất cả đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ  , riêng 3 nhà thơ vẫn kiên quyết không hát, đến phút cuối khi bị đe dọa đến cái chết, đã có 2 nhà thơ phải cất tiếng hát ca ngời nhà vua vì tất cả họ đề sợ cái chết, nhưng trong số đó vẫn có một nhà thơ kiên quyết đến phút cuối không hát, đến khi cận kề cái chết, ông đã cất lên tiếng hát tố cáo về tội ác của nhà vua. Sở dĩ ông hát như vậy vì ông muốn tôn trọng sự thật hiện tại của nhà vua không lo cho bá tánh muôn dân, ông muốn vạch trần cho nhà vua thức tỉnh, ông là một nhà thơ chân chính
Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người chân chính, luôn coi trọng sự thật trước mắt.
Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
 - Nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật: Dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm;
Em có nhận xét về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên: các bạn đã biết được lợi ích của việc nói ra sự thật và biết hối lỗi khi mình nói dối.
Chúng ta phải tôn trọng sự thật vì: đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp con người nâng cao phẩm giá của con người , góp phần tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
3. Luyện tập 
Em đồng ý với ý kiến bạn Tú hay bạn Huyền? Vì sao?
Em có đồng tình với hành động bạn Nam không? Vì sao?
Nếu là An, em sẽ làm gì?
Nêu nhận xét của em về hành động của anh thanh niên?
Bày tỏ thái độ của em với hành động của bạn Hà?
Bài Làm:
Em đồng ý với ý kiến bạn bạn Huyền. Vì còn là học sinh chúng ta nên nói đúng sự thật dù là việc nhỏ nhất.
Em không đồng tình với hành động bạn Nam. Vì Nam là một cậu học sinh nhút nhát, không dám nhận lỗi khi mình phạm phải mà còn bảo An che giấu giúp mình.
Nếu là An, em sẽ khuyên Nam nên nhận lỗi với cô giáo và các bạn.
Nhận xét của em về hành động của anh thanh niên: Anh là một người gian dối, không biết tôn trọng sự thật.
Bày tỏ thái độ của em với hành động của bạn Hà: bạn rất đáng được tuyên dương, bạn đã dũng cảm chỉ ra lỗi, cái sai của người khác.
4. Vận dụng
Em hãy bình luận các câu ca dao sau:
(Có thể lựa chọn các hình thức khác như hò đối đáp, đọc, vè...để thể hiện sự sáng tạo của em)
Bài Làm:
Bình luận các câu ca dao sau:
1. Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
=> Câu ca giao nói lên tôn trọng sự thật rất được nhiều người yêu quý và tin dùng.
2. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sang mới bền
=>  Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.Ngược lại nếu bạn làm những điều xấu xa thì chắc chắn rằng trước sau gì bạn cũng sẽ gặp quả báo.Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 5: TỰ LẬP
 Khởi động
Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bài Làm:
Câu thơ sau thể hiện đức tính: cần cù, chịu khó và tự lập.
2. Khám phá
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Bài Làm:
 Bác Hồ có thể ra đi tìm người cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng vì:
– Bác Hồ là người có lòng yêu nước;
– Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;
– Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;
– Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
Tự lập là: chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng sức lực của mình.
Theo em, biểu hiện của tự lập là: 1, 2, 3, 5.
 - Biểu hiện chưa tự lập: 4, 6
Chúng ta cần phải tự lập vì: giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
 - Em đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong hình ảnh trên cũng khá tốt. Bởi em luôn rèn luyện cho mình tính tự lập trong học tập cũng như phụ giúp bố mẹ công việc nhà... 
Tự lập có ý nghĩa trong cuộc sống: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và nhận được sự quý trọng của mọi người
3.luyện tập:
Bài Làm:
Nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa là: hoa là người rất có tính tự lập, bạn chia ra thời gian biểu để mình thực hiện có hiệu quả.
Em có không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc, nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình
Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên tập tính tự giác ngay từ bây giờ từ việc dậy sớm đến vệ sinh các nhân và đến lớp đúng giờ, không nên lúc nào cũng chờ đợi bố mẹ.
Em đồng tình với Tâm không. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo.
Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.
Em không đồng tình với Đạt không. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi nên vì thế cá nhân mỗi người phải tích cực thì mới đem lại kết quả.
Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.
4. Vận dụng
Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân?
Em hãy viết một lá thư ngắn hoặc viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày?
Bài Làm:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân: Dậy sớm, tự giác trong học tập, phụ giúp bố mẹ.
Viết một lá thư ngắn hoặc viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày?
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
1. Khởi động
Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người cạnh bên.
 Ba điều mà em thích 
Ba điều mà em không thích 
Ba điểm mạnh của em
Ba điểm cần cố gắng của em
Ước mơ của em
Bài Làm:
Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người cạnh bên.
Ba điều mà em thích: đọc sách, nghe nhạc, đá bóng...
Ba điều mà em không thích: Câu cá, xem phim, bơi lội
Ba điểm mạnh của em: nghe tiếng anh, giải toán, hát
Ba điểm cần cố gắng của em: Tập trung, mạnh dạn, kiên nhẫn
Ước mơ của em: kỹ sư
2. Khám phá
Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?
Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu như thế nào là tự nhận thức bản thân?
Em hãy đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
Theo em việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?
Bài Làm:
Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm của bản thân: dễ nổi nóng
Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu tự nhận thức bản thân là: khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách:
Long nhận thức ra trong những lần giả toán cùng các bạn.
Vân nhận thức ra từ những lần ghi lại thói quen suy nghĩ, cảm xúc của mình .
Ân nhận thức ra khi tham gia hội thi của trường.
Hiếu nhận thức ra từ các lời nhận xét của các bạn trong lớp.
Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa: chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó có cách cử xử, hành động phù hợp.
Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách: 
Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Lắng nghe ý kiến người khác.
Tham gia các hoạt động thử thách bản thân.
3. Luyện tập 
Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây?
Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố/mẹ, bạn bè...,) về em và đối chiếu với những gì đánh giá bản thân?
Em hãy giải quyết các tình huống sau:
Nếu là Hùng em sẽ nói gì với Mai?
Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này như thế nào?
Bài Làm:
Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây (Liên hệ bản thân)
Nếu là Hùng em sẽ nói với Mai: hãy mạnh dạn thể hiện tài năng của mình, có như vậy mới phát triển được bản thân.
Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách: thường xuyên tham gia các hoạt động của trường để tiếp xúc với đám đông nhiều hơn và sẽ mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động.
4. Vận dụng
Hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở ...) và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân.
Chọn và thực hiện một trong các gợi ý sau:
Bài Làm:.
(GDCD 6 - CTST) BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
1. Khởi động
• Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi
Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua (Ca dao)
Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con điều gì?
Bài Làm:
Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con điều: khi gặp sông sâu chớ có lội qua, đò đầy người thì đừng cố lên vì như vậy sẽ rất nguy hiểm
2. Khám phá
Em hãy quan sát hình sau và trả lời câu hỏi:
• Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả cảu những tình huống nguy hiểm đó?
• Thảo luận cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên?
• Em hiểu  thế nào là tình huống nguy hiểm?
Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Hành động của nam và các bạn có thể dẫn đến hậu quả gì?
Nếu em là một trong những bạn Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống như thế nào?
Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?
Bài Làm:
• Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả cảu những tình huống nguy hiểm đó:
- Khi ở 1 mình nơi vắng người => Sẽ gặp người lạ và sẽ bị lừa.
- Đi bơi => Có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp sự cố không mong muốn lúc bơi.
- Đi 1 mình trên đường vắng => gặp người lạ hoặc người xấu.
- Đến trường bị các bạn trêu đùa => dần dần sẽ bị trầm cảm và ảnh hướng xấu đến tình thần.
• Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên:
- Khi đi học hay đi đâu không nên đi một mình nơi vắng vẻ.
- Không tiếp xúc với người lạ khi đi một mình trên đường.
- Tập bơi ở những nơi đông người và có người lớn.
- Đến lớp hòa đồng với bạn bè, nếu bị bắ nạt phải báo với thầy cô.
• Tình huống nguy hiểm là:những tình huống có  thể gây ra  những tổn thất về tinh thần, thể chất cho con người và xã hội.
• Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ khuyên Minh không nên xô đẩy, đùa nghịch  như vậy sẽ rất nguy hiểm cho mọi người, có thể làm các bạn bị té.
• Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?
1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.
2. Bình tĩnh suy nghĩ.
3. Liệt kê các cách ứng phó.
4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.
3. Luyện tập
• Em hãy nêu một số cách ứng phó với một số dả định dưới đây?
- Nhận được thư đe dọa từ một người lạ.
- Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng.
- Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ.
Em hãy sắm vai tập giải quyết các tình huống sau:
• Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn về những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
Bài Làm:
• Một số cách ứng phó:
• Nhận được thư đe dọa từ một người lạ. => Nới với người lớn trong gia đình biết và báo cáo với công an
• Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng => gọi điện thoại người thân biết mình đang ở đâu và trong thời gian đó tìm kiếm cách ra đi ra đoạn đường khác đông người để nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.
• Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người thân, bạn bè, đội cứu hộ để được giải cứu nhanh nhất có thể; Nếu trong thang máy không có sóng điện thoại hoặc không mang theo điện thoại, bạn hãy tìm cách tạo ra tiếng động để khiến người bên ngoài chú ý tới và tìm cách giải cứu.
• Giải quyết các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em sẽ nói với Tùng biết những nguy hiểm có thể gặp khi trú mưa dưới gốc cây.
- Tình huống 2: Em sẽ từ chối và nhờ người xung quanh gọi đến điện thoại bố mẹ để tới đón em.
- Tình huống 3: Em sẽ hô to lên cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ mình.
• Những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
1. Té, ngã
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
2. Bỏng
- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
- Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
3. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
4. Đuối nước
- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu
4. Vận dụng
• Em hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết  để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình.
• Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể.
Bài Làm:
• Vật dụng cần thiết  để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình: Bình xịt cay, dụng cụ phòng cháy, tủ y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi
• Một số tình huống nguy hiểm: 
1. Ngộ độc thức ăn
• Khi 

File đính kèm:

  • docxgiai_bai_tap_giao_duc_cong_dan_6_chan_troi_sang_tao.docx