Giáo á môn Giáo dục địa phương 6
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ/lược đồ Việt Nam hoặc vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi và sinh vật của tỉnh.
- Nêu được ý nghĩa của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống người dân ở Hưng Yên.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tìm hiểu các đối tượng địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ; trách nhiệm, yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tài liệu GDĐP
- Lược đồ tỉnh Hưng Yên.
- Video, tranh ảnh
- Phiếu học tập, bảng phụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo á môn Giáo dục địa phương 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo á môn Giáo dục địa phương 6
CHỦ ĐỀ 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HƯNG YÊN Thời gian thực hiện: 5 tiết (từ tiết 1 đến tiết 5; tuần 1-5) I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ/lược đồ Việt Nam hoặc vùng Đồng bằng sông Hồng. - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi và sinh vật của tỉnh. - Nêu được ý nghĩa của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống người dân ở Hưng Yên. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tìm hiểu các đối tượng địa lí. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ; trách nhiệm, yêu nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Tài liệu GDĐP - Lược đồ tỉnh Hưng Yên. - Video, tranh ảnh - Phiếu học tập, bảng phụ III.HÌNH THỨC TỔ CHỨC-PP,KT DẠY HỌC Hình thức tổ chức dạy học: : Trực tuyến HS hoạt động cá nhân, , HĐ cả lớp 2.Phương pháp DH: Gợi mở-vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,luyện tập thực hành. 3 . Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực, động não , SĐTD III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tuần 1- Tiết 1 Ngày soạn : 25/8/2021 Ngày dạy: - Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Giới thiệu được về vùng đất Hưng Yên và gợi hứng thú cho học sinh học tập, tìm hiểu về địa phương mình. b. Nội dung: Nghe ca khúc về Hưng Yên và nêu những hiểu biết của bản thân về vùng đất Hưng Yên. c. Sản phẩm: HS nêu được đôi nét về Hưng Yên qua việc lắng nghe ca khúc: Hưng Yên là vùng đất văn hiến lâu đời, có nhiều di tích và danh thắng đẹp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu HS lắng nghe ca khúc: “Hưng Yên đổi mới”, trao đổi với các bạn trong nhóm để trình bày những hiểu biết về vùng đất Hưng Yên mình. https://youtu.be/P7cPYnSYcBk B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe ca khúc. - Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm hiểu biết về Hưng Yên. - Tham vấn giáo viên nếu thấy chưa chắc chắn về câu trả lời. - Giáo viên hỗ trợ các nhóm thông qua các câu hỏi gợi ý. B3. Báo cáo, thảo luận - GV cho HS báo cáo song song: Hai nhóm cùng báo cáo: Một nhóm báo cáo và một nhóm đối chiếu sản phẩm trực tiếp. - HS các nhóm khác thảo luận, đặt câu hỏi cho sản phẩm của nhóm bạn với các câu hỏi như tại sao lại chọn vậy B4. Kết luận, nhận định - GV cùng HS kết luận nội dung. Hưng Yên là vùng đất ngàn năm Văn Hiến Tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam Có hệ thống đê bao xung quanh Có nhiều di tích lịch sử 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1 Tìm hiểu về vị trí địa lí và các đơn vị hành chính a. Mục tiêu - Xác định vị trí địa lí của tỉnh Hưng Yên. - Nhận xét diện tích của tỉnh so với một số tỉnh lân cận. - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đến tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh b. Nội dung: Quan sát lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng và lược đồ hành chính tỉnh Hưng Yên để xác định vị trí của Tỉnh (Tọa độ địa lí), diện tích tự nhiên và các đơn vị hành chính c. Sản phẩm: Trình bày được vị trí địa lí, các đơn vị hành chính của tỉnh Hưng Yên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thục hiện nhiệm vụ sau: + Quan sát lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng và lược đồ hành chính tỉnh Hưng Yên kết hợp với kênh chữ SGK, hãy: + Xác định vị trí địa lí của tỉnh trên lược đồ vùng ĐBSH ( + Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội. + Xác định các đơn vị hành chính của tỉnh. + Huyện em nằm ở vị trí nào của tỉnh, nêu ý nghĩa của vị trí địa lí. B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm - Xác định vị trí của tỉnh: Cực Bắc, Nam, Đông, Tây và vùng tiếp giáp - Nêu ý nghĩa của vị trí đối với phát triển kinh tế - Xác định và kể tên được 10 huyện thị và thành phố - Xác định được huyện Phù Cừ nằm ở phía đông nam của Tỉnh, giáp với Thái Bình - GV quan sát, định hướng để HS tìm tòi, khám phá kiến thức; xác định vị trí của tỉnh trên bản đồ B3. Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện báo cáo. - Phản biện, tranh luận. B4. Kết luận, nhận định - GV cùng HS chốt KT; HS tự hoàn thiện vào vở ghi. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm thông qua sản phẩm nhóm. 1. Vị trí địa lí * Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, diện tích nhỏ (930,2 km2), đứng thứ 61 trong 63 tỉnh thành phố Việt Nam và thứ 8 trong 10 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Hồng. * Toạ độ địa lí của Hưng Yên là:- Phía Bắc: 210 vĩ độ Bắc. - Phía Nam: 20036’vĩ độ Bắc. - Phía Tây: 105053’ kinh độ Đông. - Phía Đông: 106015’ kinh độ Đông. Phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Bắc Ninh, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên ở Hưng Yên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. * Ý nghĩa: Giúp giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng ĐBSH một cách thuận lợi (nhờ hệ thống giao thông đường bộ và đường sông). Vị trí địa lí và kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ. 2. Các đơn vị hành chính - Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 14 phường, 8 thị trấn và 139 xã. Thành phố Hưng Yên là trung tâm hành chính của tỉnh. - Huyện Phù Cừ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giáp với Hải Dương, Thái Bình, có tuyến quốc lộ 38B đi qua nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn : 25/8/2021 Ngày dạy: - Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 1. Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ của GV. c. Sản phẩm: Trả lời câu hỏi d. Tổ chức thực hiện: B1: Giao nhiệm vụ học tập - HS quan sát một số hình ảnh về điều kiện tự nhiên của Hưng Yên. ? Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của Hưng Yên? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõii và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tŕnh bày trước lớp ư kiến của ḿnh về các t́nh huống. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên( Địa hình, đất đai) a. Mục tiêu - Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên: Địa hình, đất đai ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của tỉnh b. Nội dung: Quan sát lược đồ tự nhiênđể nêu được đặc điểm của các yếu tố tự nhiên c. Sản phẩm: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên bằng sơ đồ tư duy (trên bảng phụ hoặc giấy A0) d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1. Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau: - Quan sát kênh hình SGK về địa hình, đất, biểu đồ về khí hậu, lược đồ về sông ngòi kết hợp với kênh chữ SGK và sự hiểu biết của bản thân, trình bày bằng sơ đồ tư duy đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên và nêu rõ thuận lợi, khó khăn của các đặc điểm ấy với sự phát triển kinh tế, xã hội. B2. Thực hiện nhiệm vụ - HS chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: Tìm hiểu trong SGK, trong thực tế về các đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên; nêu thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm tự nhiên ấy. HS nghiên cứu tiếp phần 3-5 Hẹn thời gian nộp sản phẩm cá nhân về cho trưởng nhóm. Nhóm ấn định thời gian hoàn thành sản phẩm - GV trợ giúp để HS các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ: Cung cấp thêm thông tin, dẫn dắt, gợi mở vấn đề - Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu các nhóm báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh. Từng nhóm để sản phẩm trên bàn nhóm của mình. Các nhóm sẽ đi tham quan các sản phẩm của nhóm bạn Ghi chép những điều cần thắc mắc ở từng nhóm. Trao đổi với các thành viên trong nhóm mình để hoàn thiện, chỉnh sửa sản phẩm cho đúng. GV yêu cầu một nhóm đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình đồng thời nêu lên những thắc mắc với các nhóm bạn. 1. Địa hình. Tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao địa hình không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm cao nhất tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), điểm thấp nhất tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ). Thuận lợi: Thuận lợi cho phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng 2. Đất đai. - chủ yếu là đất phù sa, được hình thành do sông Hồng bồi đắp, gồm các loại sau: - Đất phù sa ngoài đê, phân bố chủ yếu ở các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ. - Đất phù sa trong đê: + Đất phù sa vẫn còn được bồi có màu nâu nhạt, chiếm 32% diện tích đất canh tác của tỉnh, + Đất phù sa không được bồi tụ, màu nâu tươi, ít chua, chiếm 25% diện tích đất canh tác của tỉnh. + Đất chua, có tầng sét dày, gồm diện tích còn lại của các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Yên Mỹ, Văn Lâm, -------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 3 Tiết 3 Ngày soạn : 25/8/2021 Ngày dạy: - Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 1. Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ của GV. c. Sản phẩm: Trả lời câu hỏi d. Tổ chức thực hiện: B1: Giao nhiệm vụ học tập - HS quan sát một số hình ảnh về điều kiện tự nhiên của Hưng Yên. ? Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của Hưng Yên? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõii và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tŕnh bày trước lớp ư kiến của ḿnh về các t́nh huống. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu - Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, khoáng sản, sinh vật và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của tỉnh b. Nội dung: Quan sát lược đồ tự nhiên, biểu đồ khí hậuđể nêu được đặc điểm của các yếu tố tự nhiên c. Sản phẩm: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của Hưng Yên bằng sơ đồ tư duy (trên bảng phụ hoặc giấy A0) d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Báo cáo, thảo luận Trên cơ sở hướng dẫn ở tiết 2 và giao dự án về nhà trong một tuần, GV yêu cầu các nhóm báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh. Từng nhóm để sản phẩm trên bàn nhóm của mình. Các nhóm sẽ đi tham quan các sản phẩm của nhóm bạn Ghi chép những điều cần thắc mắc ở từng nhóm. Trao đổi với các thành viên trong nhóm mình để hoàn thiện, chỉnh sửa sản phẩm cho đúng. GV yêu cầu một nhóm đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình đồng thời nêu lên những thắc mắc với các nhóm bạn. Các nhóm biện luận về sản phẩm của nhóm mình. GV lắng nghe và định hướng nội dung sản phẩm - Kết luận, nhận định: GV chốt KT trên một sản phẩm nhóm Giải đáp những thắc mắc của HS khi các nhóm chưa lí giải được. Đánh giá hoạt động của các nhóm, cho điểm thường xuyên HS tự hoàn thiện vào vở cá nhân của mình. II. Đặc điểm tự nhiên 3. Khí hậu - Khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, mưa ít. - Lượng nhiệt là 122,8kcal/cm2 ; nhiệt độ trung bình năm là 23,20C - Tổng lượng mưa trung bình năm của Hưng Yên dao động từ 1.500 – 1.600mm. - Độ ẩm trung bình năm từ 80 – 90% - Khí hậu có sự khác biệt giữa hai mùa trong năm. Mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 9, có đặc điểm là nóng và mưa nhiều với gió thịnh hành Đông Nam. Mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm là lạnh và ít mưa với gió mùa Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp giữa các mùa trong năm. - Thuận lợi: Cho việc phát triển các giống cây trồng vật nuôi có năng suất. Khó khăn: Rét đậm, rét hại 4. Sông ngòi Hưng Yên có nhiều sông Phía tây có sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía đông là sông Cửu An. Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc Do có hàm lượng phù sa lớn, sông Hồng đã góp phần bồi tụ nên vùng đất Hưng Yên màu mỡ Ngoài ra, trên địa bàn của tỉnh còn có các sông nhỏ thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải chảy ngang dọc nối với nhau Nhìn chung, tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu kinh tế khác Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú. Thuận lợi: Phục vụ cho tưới tiêu, cho khai thác thủy sản, giao thông đường thủy 5. Sinh vật và khoáng sản Do có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời nên sinh vật ở Hưng Yên hầu như đã chịu tác động của bàn tay con người, không còn các thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên chỉ còn một số loài với số lượng ít ỏi như cò, cuốc, tôm, cua, cá, Hưng Yên là tỉnh ít tài nguyên khoáng sản Khoáng sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay là nguồn cát với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông Luộc, ước tính khoảng 6,35 triệu m2 cát xây dựng và khoảng 3,65 triệu m3 cát san nền, Bên cạnh đó còn có nguồn đất sét, trữ lượng khoảng 138,2 triệu m3 Ngoài ra, ở Hưng Yên còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng Đồng bằng sông Hồng được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 4 Tiết 4 Ngày soạn 20/9/2021 Ngày dạy: - Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức của chủ đề; đồng thời có sự liên hệ với chính địa phương mình đang sinh sống. b) Nội dung: Thực hiện các bài tập theo SGK c) Sản phẩm: Các bài tập hoàn thiện theo nhóm hoặc cá nhân d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Bài tập 1: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau: tắt đặc điểm tự nhiên và tác động của tự nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên theo mẫu : Thành phần tự nhiên Đặc điểm Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội Thuận lợi Khó khăn Địa hình Đất đai Khí hậu Sông, hồ Sinh vật - Thực hiện nhiệm vụ HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Hoàn thành vào bảng nhóm GV quan sát, theo dõi tiến độ làm việc của HS; trợ giúp HS - Báo cáo, thảo luận HS thảo luận, bổ sung nội dung sản phẩm của nhóm Cử người báo cáo với GV - Kết luận, nhận định: GV chốt nội dung trên sản phẩm của HS (phụ lục) Bài tập 1: Thành phần tự nhiên Đặc điểm Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội Thuận lợi Khó khăn Địa hình Đất đai Khí hậu Sông, hồ Sinh vật Phụ lục Thành phần tự nhiên Đặc điểm Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội Thuận lợi Khó khăn Địa hình Tương đối bằng phẳng, một số ô trũng Cho giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng Đất đai Đất phù sa màu mỡ Phát triển nghề trồng trọt với nhiều loại hoa màu Vùng đất không được bồi tụ bị bạc màu, kém phì nhiêu Khí hậu Nhiệt đới gió mùa Đa dạng cây trồng, vật nuôi Nhiều sinh vật gây hại phát triển Sông, hồ Mạng lưới sông ngòi dày đặc Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; giao thông đường thủy Ngập úng về mùa mưa, hạn về mùa khô Sinh vật Chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp Nhiều sinh vật có giá trị kinh tế cao. 2. Bài tập 2 - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ: Những cây trồng chính của Hưng Yên là những cây nào? Vì sao chủ yếu là trồng những cây đó? - Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc theo cặp đôi GV trợ giúp và khuyến khích HS hoàn thành nhiệm vụ. - Báo cáo, thảo luận HS trao đổi trong cặp đôi Thảo luận, thống nhất ý kiến Có thể tham vấn GV - Kết luận, nhận định: GV yêu cầu một cặp báo cáo sản phẩm, các cặp khác bổ sung GV kết luận nội dung 2. Bài tập 2 Cây trồng chính ở địa phương: Lúa, ngô, cây ăn quả\ Tuần 5 Tiết 5 Ngày soạn : 20/9/2021 Ngày dạy: - Ổn định tổ chức: 6A: 6B: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 3. Bài tập 3 - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 3 theo cặp đôi: Kể tên những con sông chảy qua huyện em và nêu giá trị sử dụng của sông đó. - Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu GV gợi dẫn, định hướng để HS nêu đúng giá trị của sông - Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu một vài nhóm báo cáo sản phẩm HS báo cáo Các nhóm cặp khác bổ sung hoặc đặt câu hỏi thảo luận. - Kết luận, nhận định: GV chốt nội dung 4. Bài tập 4 - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện bài tập 4: Cho bảng số liệu sau: Diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng của Hưng Yên TT Các loại đất Diện tích (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 53.600 2 Đất chuyên dùng 17.700 3 Đất ở 9.700 Tổng 93.000 Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu đất phân theo mục đích sử dụng của Hưng Yên và nhận xét. - Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS cách lập bảng tính tỉ lệ % Xác định dạng biểu đồ cần vẽ Cách vẽ và chú thích. HS thực hành vẽ biểu đồ và nhận xét - Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 HS lên bảng tính số liệu, 1 HS vẽ biểu đồ, 1 HS nhận xét Các HS khác bổ sung - Kết luận, nhận định: GV kết luận vấn đề Bài tập 3 Phù Cừ có con sông chảy qua là sông luộc và hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải Vai trò: Cung cấp cát, nước tưới tiêu, thủy sản, giao thông Bài tập 4 * Vẽ biểu đồ - Lập bảng tính: TT Các loại đất Cơ cấu 1 Đất sản xuất nông nghiệp 57.6 2 Đất chuyên dùng 19 3 Đất ở 23,4 Tổng 93.000 Biểu đồ hình tròn, có tên biểu đồ và chú thích. * Nhận xét: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh không đồng đều, cao nhất là đất nông nghiệp, thứ 2 là đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học để hoàn thành một bài báo cáo ngắn b) Nội dung: Viết một bài nêu hiểu biết về tỉnh Hưng Yên c) Sản phẩm: Bài báo cáo d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trên cơ sở nội dung bài học, kết hợp với hiểu biết của bản thân viết một bài nêu hiểu biết của em về tỉnh Hưng Yên. - Thực hiện nhiệm vụ: HS sưu tầm thêm tư liệu để hoàn thành bài viết GV gợi ý các trang để học sinh tìm hiểu: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên - Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm ở góc học tập vào tiết học sau Các bạn HS khác có thể đọc sản phẩm của các bạn và hỏi những vẫn đề mình chưa rõ - Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm của HS ( một vài bài). Khuyến khích HS tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ. CHỦ ĐỀ 2. NHỮNG DẤU TÍCH THỜI K̀ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Ở HƯNG YÊN Từ tiết 6, 7, 10,11,12 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể được các di tích/di chỉ tiêu biểu liên quan đến vùng đất Hưng Yên thời nguyên thủy và thời dựng nước. - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. 2. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tìm hiểu các di tích/ di chỉ của Hưng Yên. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm, yêu nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Tài liệu GDĐP - Lược đồ tỉnh Hưng Yên. - Video, tranh ảnh - Phiếu học tập, bảng phụ III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC; PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY 1. HTTC: Nhóm, cặp đôi, cá nhân, cả lớp 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp nhóm 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi; sơ đồ tư duy IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tuần 6 Tiết 6 Ngày soạn : 4/10/2021 Ngày dạy: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Giới thiệu được về những dấu tích nguyên thủy vùng đất Hưng Yên để gợi hứng thú cho học sinh học tập, tìm hiểu về địa phương mình. b) Nội dung: Nghe ca khúc về Hưng Yên và nêu những hiểu biết của bản thân về vùng đất Hưng Yên có bao nhiêu huyện thị- để HS hiểu các di tích gắn với các địa danh. c) Sản phẩm: HS nêu được đôi nét về Hưng Yên qua việc lắng nghe ca khúc: Hưng Yên là vùng đất văn hiến lâu đời, có nhiều di tích và danh thắng đẹp. d) Tổ chứcthực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu HS lắng nghe ca khúc: “Quê tôi Hưng Yên”: https://youtu.be/-0ijWmo9xqc , trao đổi với các bạn trong nhóm để trình bày những hiểu biết về các địa danh vùng đất Hưng Yên mình. - Thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe ca khúc. Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm hiểu biết về Hưng Yên. Tham vấn giáo viên nếu thấy chưa chắc chắn về câu trả lời. Giáo viên hỗ trợ các nhóm thông qua các câu hỏi gợi ý. - Báo cáo, thảo luận GV cho HS báo cáo HS các nhóm khác thảo luận, đặt câu hỏi cho sản phẩm của nhóm bạn với các câu hỏi như Huyện Phù Cừ được nhắc đến di tích nào? - Kết luận, nhận định: GV cùng HS kết luận nội dung 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. Hưng Yên thời nguyên thủy 1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên a) Mục tiêu: - Nhận diện được những địa danh có dấu tích của con người trên đất Hưng Yên. - Nắm được niên đại của các dấu tích của con người trên đất HY. - Liên hệ được các dấu tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. b) Nội dung: Quan sát tranh ảnh H2- trang 18 và bản đồ hành chính tỉnh HY. c) Sản phẩm: Trình bày được dấu tích con người trên đất Hưng Yên d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau: Quan sát Hình 2. Một đợt khai quật khảo cổ học ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) kết hợp với kênh chữ SGK, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Dấu tích về con người trên địa bàn Hưng Yên đã được tìm thấy ở đâu? - Di cốt của con người được tìm thấy trên địa bàn Hưng Yên thuộc thời đại nào? - Nêu ý nghĩa của những dấu tích đó đối với Hưng Yên? - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. - Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm Nhóm 1- Dấu tích về con người trên địa bàn Hưng Yên đã được tìm thấy ở đâu? Nhóm 2- Di cốt của con người được tìm thấy trên địa bàn Hưng Yên thuộc thời đại nào? Nhóm 3- Nêu ý nghĩa của những dấu tích đó đối với Hưng Yên? Nhóm 4- Liên hệ được các dấu tích, di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. GV Cho Nhóm 4 xem bản đồ hành chính tỉnh HY để xác định cho cả lớp. - Báo cáo, thảo luận Các nhóm cử đại diện báo cáo Phản biện, tranh luận - Kết luận, nhận định: GV cùng HS chốt KT; HS tự hoàn thiện vào vở ghi GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm thông qua sản phẩm nhóm. GV: Cho HS đọc: Em có biết trang 17,18 1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên - Những dấu tích về con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy trong các mộ táng ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), thôn Đởm và thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) và thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu). - Các hài cốt trong các mộ táng này có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm, tương ứng với văn hoá Đông Sơn. * Ý nghĩa: Hưng Yên là địa bàn có người Việt cổ sinh sống và tụ cư đông đúc vào thời đại kim khí. - Các dấu tích có ở Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu Tuần 7 Tiết 7 Ngày soạn : 4/10/2021 Ngày dạy: 2. Các di tích tiêu biểu thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên a) Mục tiêu: - Nắm được các địa danh có các các di chỉ về đời sống của con người trên đất Hưng Yên. - Hiểu được các hiện vật về đời sống của cư dân nguyên thủy trên đất Hưng Yên - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. b) Nội dung: Quan sát Bảng 1 và H3- trang 18 c) Sản phẩm: Trình bày được các địa danh có các di chỉ và các hiện vật về đời sống con người trên đất Hưng Yên . d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thục hiện nhiệm vụ sau: Quan sát Bảng 1. Một số di chỉ và hiện vật về đời sống của con người trên địa bàn Hưng Yên kết hợp với kênh chữ SGK, hãy: 1. Các di chỉ về đời sống của con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy ở các huyện nào? 2. Đọc thông tin bảng 1, kể tên các di tích tiêu biểu của thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên. 3. Việc phát hiện nhiều dấu tích về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên chứng tỏ điều gì? 4. Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. - Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc theo cá nhân, nhóm HĐ cá nhân? Các di chỉ về đời sống của con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy ở các huyện nào? Nhóm 1, 2. Đọc thông tin bảng 1, kể tên các di tích tiêu biểu của thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên. Nhóm 3,4. Việc phát hiện nhiều dấu tích về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên chứng tỏ điều gì? Cả lớp: - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính nào hiện nay. GV: Treo Bản đồ hành chính tỉnh HY cho HS xác định. HS- Các di chỉ về đời sống của con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy ở các huyện: Văn Lâm, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu,... - Báo cáo, thảo luận Các nhóm cử đại diện báo cáo Phản biện, tranh luận - Kết luận, nhận định: GV cùng HS chốt KT; HS tự hoàn thiện vào vở ghi GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm thông qua sản phẩm nhóm. GV: Cho HS đọc: Em có biết trang 19 2. Các di tích tiêu biểu thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên - Các di chỉ về đời sống của con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy ở các huyện: Văn Lâm, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu,... (Bảng 1- GĐP- trang 19) - Xã Tân Quang (huyện Văn Lâm): 2 mũi lao đồng, 1 lưỡi rìu đồng, 1 âu đồng- cách ngày nay khoảng 2500 năm. - Chứng tỏ, ở Hưng Yên đã xuất hiện cả đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy. Tuần 9 Ngày soạn : 24/10/2021 Tiết 9 Ngày kiểm tra: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhằm đánh giá học sinh qua các bài đã học về chủ đề 1, 2. Học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức vị trí địa lí tỉnh HY Và dấu tích người nguyên thủy trên tỉnh HY 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, liên hệ thực tế. 3. Th¸i ®é: - Có thái độ sống có tính tự chủ. Trân trongj và yêu quý quê hương HY 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: tự quản lí, năng lực tự nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội... - Phẩm chất: yêu quê hương, đất nước; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: Soạn bài, ma trận, đề bài. 2- Học sinh: Chuẩn bịôn tập kĩ các kiến thức đã học , kiến thức liên quan. III. Hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan IV. Ma trận đề kiểm tra 2.1. Bảng mô tả chung Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HƯNG YÊN - Xác định được vị trí địa lí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ/lược đồ Việt Nam hoặc vùng Đồng bằng sông Hồng. - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi và sinh vật của tỉnh. - Nêu được ý nghĩa của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống người dân ở Hưng Yên. NHỮNG DẤU TÍCH THỜI K̀ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Ở HƯNG YÊN Kể được các di tích/di chỉ tiêu biểu liên quan đến vùng đất Hưng Yên thời nguyên thủy và thời dựng nước. Hiểu được lịch sử của các di tích - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. 2.2. Bảng trọng số H=0,8 HT: Trắc nghiệm 100% Số câu: 25- Mỗi câu 0,4 điểm Chủ đề (ND) Tổng số tiết Số tiết lí thuyết (LTtd) Chỉ số Trọng số Số câu Điểm số CsLT CsVD TsLT TsVD LT VD LT VD TN TL TN TL 1.VTĐL và ĐĐ tự nhiên 5 5 4 1 50 12,5 13 3 5,2 1,2 2. Những dấu tích thời kì NT và thời dựng nước ở HY 3 3 2,4 0,6 30 7,5 7 2 2,8 0,8 Tổng số 8 8 6,4 1,6 80 20 20 5 8 2 2.3. Ma trận chi tiết: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Tổng VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HƯNG YÊN - Xác định được vị trí địa lí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ/lược đồ Việt Nam hoặc vùng Đồng bằng sông Hồng. - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi và sinh vật của tỉnh. - Nêu được ý nghĩa của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống người dân ở Hưng Yên. Sè c©u Sè ®iÓm TØ lÖ% 6 2,4 24% 7 2,8 28% 3 1,2 12% 16 6,4 64 NHỮNG DẤU TÍCH THỜI K̀ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Ở HƯNG YÊN Kể được các di tích/di chỉ tiêu biểu liên quan đến vùng đất Hưng Yên thời nguyên thủy và thời dựng nước. Hiểu được lịch sử của các di tích - Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay. Sè c©u Sè ®iÓm TØ lÖ% 3 1,2 12 4 1,6 16 2 0,8 8 9 3,6 36 TSè c©u Sè ®iÓm TØ lÖ% 9 3,6 36 11 4,4 44 5 2 20 25 10 100 2.4. Đề bài Câu 1: Hưng Yên giáp với những địa danh nào dưới đây? Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vũng Tàu Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội Câu 2: Hưng Yên có mấy đơn vị hành chính? 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 3: Địa hình Hưng Yên là địa hình: Tương đối bằng phẳng, không đồi núi Có ít đồi núi Có đèo dốc Có nhiều sông, biển Câu 4: Điểm cao nhất trên tỉnh Hưng Yên là ở: An Viên, Tiên Lữ Tống Phan, Phù Cừ Xuân Quan, Văn Giang Phùng Hưng, Khoái Châu Câu 5: Điểm thấp nhất trên tỉnh Hưng Yên ở: Kim Động Yên Mĩ Ân Thi Tiên Tiến- Phù Cừ Câu 6: Khoáng sản chính ở Hưng Yên là: Than Đá Dầu mỏ Cát xây dựng và cát san nền Câu 7: Đất đai của Hưng Yên chủ yếu là: Đất sét Đất đồi Đất cát và đất phù sa Đất bùn Câu 8: Khí hậu của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là: Nắng nóng Nhiệt đới ẩm gió mùa Khô hanh Rét buốt Câu 9: Những loại cây trồng nào thích hợp với Hưng Yên? Cây lúa, ngô Khoai, sắn Cà phê, hạt điều Cây lúa và cây nhãn Câu 10: Vai trò của những dòng sông chảy qua huyện Phù Cừ là: Giúp cảnh quan đẹp Cung cấp nước tưới tiêu Cung cấp nước, cát, thủy sản Phục vụ cho giao thông đường thủy Câu 11: Hưng Yên tái lập tỉnh vào: 1996 1997 1998 2015 Câu 12: Phù Cừ có thị trấn là: Tống Phan Đình Cao Nguyên Hòa Trần Cao Câu 13: Than nâu thuộc bể than ở vùng nào? Đồng bằng sông Cửu Long Đông bằng sông Hồng Trung du miền núi phía bắc Vùng cao nguyên Câu 14: Sinh vật chủ yếu ở Hưng Yên là: Cò, tôm, cua, cá Sếu, vạc Chim, chó, mèo Ngựa, hổ, báo Câu 15: Địa hình Hưng Yên thuận lợi cho lĩnh vực gì? Phát triển du lịch Khai thác dầu mỏ, khí đốt Ngành hàng
File đính kèm:
- giao_a_mon_giao_duc_dia_phuong_6.docx