Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5

Bài cũ: - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất.

- Bài thơ muốn nói với em điều gì?

 Giáo viên nhận xét

3.Bài mới:

a. Giới thiệu bài,ghi đầu bài

b. Luyện đọc

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài

- GV chia đoạn (4 đoạn) - Yêu cầu học

doc 21 trang Bảo Anh 08/07/2023 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 5
TUẦN 5
 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
Chào cờ.
Học sinh tập trung dưới cờ nghe lớp trực, cô tổng phụ trách đội, ban giám hiệu nhà trường nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
..
TOÁN (tiết 21)
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN Vị ĐO ĐỘ DÀI
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 -Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. Làm được bài tập 1,2, (a,c) 3 . Hs khá giỏi làm bài tập còn lại. 
 -Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II.Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
Kt bài 4(tr 22)
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài,ghi đầu bài
b. Giảng bài
Bài 1: GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.- yêu cầu HS đọc đề.
 1m =? dm 1m =? dam
- Gọi HS điền tiếp vào bảng – nhận xét
- Nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau.
-GV nhận xét,chữa bài
Bài 2: GV gọi HS đọc đề. GV yêu cầu HS làm bài tập a, c. Còn lại HS giỏi làm .
- GV nhận xét
Bài 3: Gọi HS đọc đề
 4km37m =.m
- Các bài còn lại làm vở
- GV chấm bài – nhận xét
Bài 4: GV gọi HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
HS tự giải – nhận xét
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau
1hs làm bài, lớp nx
Kq: 20 ngày
Bài 1: HS đọc đề
1m = 10dm , 1m =
- Cả lớp làm nháp- nhận xét
-hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé =đơn vị lớn
Bài 2: - 2 HS đọc: - Làm bảng con 
 1 HS lên bảng làm – nhận xét
a) 135m =1350dm
 342dm = 3420cm
 15 cm = 150mm
 b) 8300m = 830dam
 4000m = 40hm
 25 000m = 25km
Bài 3: - 2 HS đọc – HS nêu
 4km37m = 4000m + 37m
 = 4037m
- HS làm vở
 8m12cm =812cm
 354dm =35m 4dm
 3040m =3km 40m
Bài 4: - 2HS đọc – tóm tắt-HS làm bài: 
Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là : 
 791 + 144 = 935 (km) .
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là : 
 791 + 935 = 1726 (km) .
 ĐS : a) 935 km.
 b) 1726 km.
........................................................................
TẬP ĐỌC (tiết 9)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Yêu cầu cần đạt: 
 -Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
 - Hiểu được nội dung : Tình hữu nghị giữa chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. 
	-Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
- sgk, giáo án, tranh minh họa 
III. Các hoạt độngdạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
 Giáo viên nhận xét
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài,ghi đầu bài
b. Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV chia đoạn (4 đoạn) - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
- Luyện phát âm những từ khó
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2
- GV gọi HS đọc chú giải
- Đọc cho nhau nghe
- Giáo viên đọc mẫu.
* Hoạt động 2: - Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
- HS đọc đoạn 2
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác.
Hoạt động 3: Luyện đọc diển cảm.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp
 – Nêu cách đọc diễn cảm.bài văn
- GV đọc diễn cảm đoạn 4
+Nêu từ ngữ cần nhấn giọng trong đoạn?
- Yêu cầu học sinh luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương
3.Củng cố - dặn dò: 
+Qua bài em cảm nhận được điều gì?
Nội dung.Tình hữu nghị giữa chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. 
- HS nhắc lại nội dung – liên hệ
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-licon”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Cả lớp đọc thầm
- 4 học sinh đọc(lần 1)
- Học sinh đọc : loãng, rải, sừng sững, A- lếch – xây....
-4 học sinh đọc(lần 2)
-Học sinh đọc
-Học sinh đọc theo cặp
-Lớp theo dõi
- Học sinh đọc đoạn 1
- Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
-Vóc người cao lớn,mái tóc vàng óng.
- Học sinh thầm
-Các nhóm làm việc –trình bày -nx
- Ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
-HS trả lời
- 4 học sinh đọc
-Lớp nhận xét tìm giọng đọc
-Giọng thân mật hồ hởi thể hiện giọng của từng nhân vật 
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc diễn cảm (3-4HS).
HS trả lời.
-2 HS nhắc lại nội dung
................................................................................
CHÍNH TẢ: (Nghe viết) (tiết 5)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình báy đúng đoạn văn .
- Tìm được các tiếng có chứa uô , ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô , ua (BT2) ; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3 .
	-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Sgk, giáo án, ...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Gọi HSviết:phục kích, khuất phục.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài,ghi đầu bài
b. giảng bài 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
-GV đọc một lần đoạn viết.
- GV gọi HS đọc bài sau đó nêu câu hỏi
+Dáng vẻ của A-lếch –xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý.
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn: khung cửa, ngoại quốc,dáng vẻ,công trường
-GV nhận xét,gọi HS hệ thống từ khó
-*Viết bài: GV đọc lại bài viết.
- Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết 
* Soát lỗi: Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Giáo viên chấm bài(12 quyển)
-GV nhận xét chung về bài viết.
*Hoạt động 2: HDSH làm bài tập
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
Tìm các tiếng có chứa uô,ua trong bài văn.
-Yêu cầu HS đọc bài 2.
-Gọi HS nêu tiếng tìm được.
-GV ghi bảng ,nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 3: Tìm tiếng có chứa uô, ua thích hợp
-Cho HS làm vào vở.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Gọi nhiều HS nêu KQ.
-GV nhận xét chốt KQ đúng.
.Củng cố - dặn dò: 
-GV nhận xét.-Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua,uô. 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
-2 HS viết bảng lớp,lớp viết giấy nháp
- Học sinh lắng nghe
- 2 HS đọc,lớp theo dõi
- HS trả lời
-Học sinh viết vào bảng con 
-2 HS lên bảng viết.
 HS hệ thống từ khó
- Học sinh nghe viết vào vở .
- Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi chính tả
- Học sinh sửa bài
Bài 2: - 1, 2 học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
-HS dùng bút chì gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô: múa,cuốn,cuộc... 
- Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô 
Bài 3: - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài vào vở,bảng lớp
- Học sinh sửa bài
...................................................................................
Khoa học
THỰC HÀNH : NÓI “ KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤTGÂY NGHIỆN
I. Yêu cầu cần đạt: : Sau bài học, HS có khả năng :
 -Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó 
 -Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện .
* KNS: Giáo dục kĩ năng sống:
 - Kĩ năng phân tích và sử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.
 -Giáo dục HS không sử dụng các chất gây nghiện.
 II- Đồ dùng dạy học 
Sgk, giáo án, tranh 
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 1 – Ổn định lớp : 
2 – Kiểm tra bài cũ : 
-Ở tuổi dậy thì chúng ta cần làm gì ?
 - GV cùng cả lớp nhận xét
3 – Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Giảng bài
 Hoạt động1: Thực hành xử lí thông tin
 -Bước 1: HS làm việc cá nhân 
 -Bước 2: Gọi một số HS trình bày 
 GV nhận xét ,bổ sung
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS trả lời. + Đó là những chất gây nghiện nào? Loại nào?
+Khi dử dụng người ta như thế nào? Có biểu hiện gì?
+ Khi sử dụng có tác hại gì?
* Kết luận: Như mục bạn cần biết trang 21 SGK .
- Gợi ý để HS đặt câu hỏi gợi mở những vấn đề, điều cần quan tâm :
- GV tổng kết những điều HS muốn tìm hiểu, quan tâm.
4 -Củng cố,dặn dò :
-Các chất gây nghiện có hại như thế nào?
-Chuẩn bị các dụng cụ tiết sau đóng vai,trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- 2 HS trả lời .
-Cả lớp nhận xét
- HS đọc các thông tin và hoàn thành bảng ở SGK .
- Mỗi HS chỉ trình bày một ý .
- HS khác bổ sung .
- Thuốc lá, rượu, ma túy,
- Say, nôn, nói nhảm, bê tha, không là chủ bản thân,
- Dễ mắc các bệnh, gây tai nạn, phụ thuộc vào thuốc,
-2HS đọc mục bạn cần biết
+ Tác hại của các chất gây nghiện thuốc lá đối với trẻ em như thế nào?
+Trẻ em / người lớn uống rượi thì có tác hại gì?
-HS nêu
Chuẩn bị theo nhóm
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2019
TOÁN(tiết 22)
 ÔN TẬP :BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết tên gọi , quan hệ kí hiệu của các đơn vị thông dụng .
 -Củng cố cho học sinh chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. Hs làm các bài tập 1 ,2 ,4. HSKG làm Bt còn lại .
 -Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS	
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: GVgọi HS lên bảng,lớp làm nháp
1m 35 cm = cm
563 m = hm m
 Giáo viên nhận xét 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài,ghi đầu bài
b. Giảng bài
 Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Giáo viên kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng chưa ghi đơn vị, chỉ ghi kilôgam. 
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nêu tên các đơn vị lớn hơn kg? 
-GV yêu cầu HS nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau.
-GV nhận xét,chữa bài
Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài 
a. Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị bé hơn và ngược lại.
Yêu cầu HS làm bảng con.
-GV nhận xét,chữa bài
Bài 4: - Học sinh đọc đề 
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Giáo viên theo dõi cách làm bài của học sinh. 
-GV nhận xét
4.Củng cố- dặn dò: 
-HS nhắc lại kiến thức vừa ôn.
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng,lớp làm BC
- Lớp nhận xét 
Bài 1:- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
-HS điền vào bảng đơn vị đo.
Lớn hơn kg
kg
Bé hơn kg
Tấn 
tạ
yến
kg
hg
dag
g
1tấn=
10tạ
1tạ=
10yến
=tấn
1yến=
10kg
=tạ
1kg=
10hg=
yến
1hg=
10dag
=kg
1dag
=10g
=hg
1g=
dag
-Hai đơn vị đo KL liền nhau :
+Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé .
+Đơn vị bé bằng đơn vị lớn 
Bài 2 HS đọc yêu cầu đề bài 
-HS lên bảng làm,lớp làm BC
18 yến =180 kg
200 tạ = 20000 kg
35 tấn = 35000 kg
430 kg =43 yến.
Bài 4- Học sinh đọc đề 
- Học sinh tóm tắt –phân tích đề.
- Học sinh làm bài vào vở – 1 HS lên bảng giải.
 Giải 1tấn =1000kg
 Ngày thứ hai cửa hàng bán được là: 
 300x2= 600(kg)
 Ngày thứ ba cửa hàng bán được là: 
 1000 - (300+600) =100 (kg)
 Đáp số: 100kg
........................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 9)
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH 
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Hiểu nghĩa của từ Hòa bình (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa với từ Hòa bình (BT2) .
- Viết được đoạn văn miêu tả cành thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3) .
- Giáo dục lòng yêu hòa bình. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Sgk, giáo án, ... 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa cho vd 
Ÿ Giáo viên nhận xét, đánh giá
Bài mới: 
a.Giới thiệu bài,ghi đầu bài 
b. Giảng bài
Bài 1:Tìm đáp án nêu đúng nghĩa của từ hoà bình.
-Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
-Gọi HS nêu ý kiến.
-Gọi HS nêu nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hòa
-GV nhận xét ,giải nghĩa từ.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình trong những từ cho sẵn.
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Giáo viên ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa.
Bài 3:Viết đoạn văn 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê.
-GV gợi ý cảnh thanh bình là cảnh như thế nào?
-Cho HS làm vào vở.
-Gọi vài HS khác đọc đoạn văn vừa viết.
-GV nhận xét bài làm của HS.
 4. Củng cố,Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Dặn một số em chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp.
- Chuẩn bị bài: “Từ đồng âm"
- 2 HS nêu ,lớp nhận xét
Bài 1- Học sinh đọc bài 1 
- Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng
ý b :Trạng thái không có chiến tranh
- Học sinh phân biệt nghĩa: “bình thản, yên ả, hiền hòa” với ý b
Bài 2:- 2 học sinh đọc 
Học sinh làm bài theo nhóm 2 (5 phút )
Trình bày –nhận xét
Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình :bình yên ,thanh bình ,thái bình.
Bài 3: -2 học sinh đọc .
-HS làm bài vào vở
-1 HS viết vào bảng phụ
- Đọc đoạn văn của mình
- HS lắng nghe để thực hiện.
KỂ CHUYỆN (tiết 5)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
 I. Yêu cầu cần đạt: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. Đồ dùng dạy học: 	
Sgk, giáo án, ... 
 III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài,ghi đầu bài 
b. Giảng bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Gọi HS đọc đề.GVghi,gạch chân từ quan trọng
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
- Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: 
+ Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
 Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- GV gọi HS kể chuyện trước lớp
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
-GV nhận xét tuyên dương
4.Củng cố - dặn dò: 
- Liên hệ giáo dục hs yêu hoà bình.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS kể,lớp theo dõi nhận xét
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý 
- HS lần lượt nêu lên câu chuyện em sẽ kể
- Học sinh làm việc theo nhóm 2.
kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Đại diện nhóm kể chuyện 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Cả lớp nhận xét 
- Chọn câu chuyện yêu thích, vì sao?
..............................................................................
ÂM NHẠC.
(Giáo viên chuyên dạy)
........................................................................
THỂ DỤC.
(Giáo viên chuyên dạy)
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019
TOÁN (tiết 23)
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- BT cần làm : B1 ; B3. HSKT làm bt1
-HS hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng bảng đo khối lượng trong cuộc sống.. 
II.Đồ dùng daỵ học: 
Sgk, giáo án, ...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:- Nêu tên gọi, mqh giữa các đơn vị đo khối lượng 
- Giáo viên nhận xét 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài ,ghi đầu bài 
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS đọc đề.
-Cho HS phân tích đề,tìm cách giải.
-GV nhắc HS nên đổi số giấy thu gom được của 2 trường về đơn vị tấn để tóm tắt bài toán và giải dược đơn giản hơn.
-Cho HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS lên bảng giải.
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét,ghi điểm
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài
-GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: -Gọi HS đọc đề.
-GV vẽ hình lên bảng.,hướng dẫn
-Gọi HS nhắc lại công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông
-Cho HS làm bài vào vở.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Gọi HS dưới lớp nêu KQ.
-GV nhận xét, chốt KQ đúng. 
 3. Củng cố,dặn dò: 
 -Nhận xét giờ học .
-Dặn về nhà làm BT ở vở bài tập toán.
.
 - 2 học sinh 
- Lớp nhận xét
 Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Vài HS phân tích đề.
- Học sinh làm bài
-1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Giải 
1tấn300kg=1300kg; 2tấn700kg=2700kg
Số giấy của hai trường thu gom được là: 
 1300 + 2700 = 4000(kg) = 4tấn
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
 4 : 2 = 2 ( lần)
Từ số giấy vụn đó sản xuất được số cuốn vở là: 50000 x 2 =100 000(cuốn)
 Đáp số: 100 000 cuốn
Bài 2: HS đọc đề,phân tích đề
- HS làm bài vào vở - bảng lớp
Đổi 120kg=120000g.
Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là 
 120000 : 60 = 2000(lần )
 ĐS :2000lần .
Bài 3 - Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Học sinh nêu cách tính diện tích hình CN,hình vuông
- Học sinh giải Giải
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 14 x 6 = 84(m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là:
 7 x7 = 49( m2)
 Diện tích hình đã cho là:
 84 + 49 = 133 (m2)
 Đáp số: 133 m2
................................................................................
TẬP ĐỌC (tiết 10)
Ê-MI-LI ,CON 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm bài thơ .
-Hiểu nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ; thuộc 1 khổ thơ trong bài). 
HS khá , giỏi đọc diễn cảm được khổ thơ 3 và 4 ; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động , trầm lắng .
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài đọc, sgk, giáo án,...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc bài : Một chuyên gia máy xúc.
- Giáo viên nhận xét.
3Bài mới:Giới thiệu bài,ghi đầu bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV chia đoạn (4 đoạn) 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm những từ ngữ khó
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2
 - GV gọi HS đọc chú giải
- Đ ọc cho nhau nghe
- Giáo viên đọc mẫu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ 1
- Câu 1*Tâm trạng của Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 2
C2: Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
+Nhân danh :lấy danh nghĩa để làm 1 việc gì đó.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 3 
C3:Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 4
C4:Em có nhận xét gì về hành động của chú Mo-ri-xơn.
+Bài thơ ca ngợi điều gì? 
Hoạt đông 3 :Luyện đọc diển cảm
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp
 – Nêu cách đọc diễn cảm bài thơ.
- Chọn đoạn đọc diễn cảm đoạn 3,4
+Nêu từ ngữ cần nhấn giọng trong 2 đoạn?
-GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
-HS đọc thuộc lòng . 
HS đọc thuộc 2 khổ thơ 3, 4.
-GV nhận xét,tuyên dương
4Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau 
- 3 Hs đọcvà trả lời câu hỏi
- 1HS đọc -Cả lớp đọc thầm
- 4 học sinh đọc(lần 1)
- Luyện đọc những từ ngữ khó đọc : Ê – mi – li, Mo –ri –xơn,Pô –tô – mác,Oa –sinh –tơn, Giôn –xơn
- 4 học sinh đọc(lần 2)
 -Học sinh đọc
- Lớp theo dõi
- 2 học sinh đọc 
+ trang nghêm, xúc động
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái
-học sinh đọc thầm.
*Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá
.
- 1 học sinh đọc, thảo luận N4, trình bày
-Trời sắp tối cha không bế con về được nữa...
- 1 học sinh đọc
-Chú tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân VN..
-Chú Mo-ri xơn là người giám xả thân vì việc nghĩa...
Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm ,cao thượng , vĩ đại vì lẽ phải của một công dân Mĩ ,dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam .
-2 HS nhắc lại nội dung
-4 học sinh đọc
- Học sinh nêu cách đọc
- Giọng đọc: chậm rãi, xúc động
- HS nêu 
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
- 2, 3 học sinh đọc cả bài thơ
...............................................................................
TẬP LÀM VĂN (tiết 9)
LUYỆN TẬP BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
-KNS:-Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu,thông tin).
 -Thuyết trình kết quả tự tin
II. Đồ dùng -dạy học: Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm từng học sinh - Một số mẫu thống kê đơn giản,....
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 .Ổn định tổ chức
2.Bài cũ:-Chấm doạn văn tiết trước.
 -Gv nhận nxét .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài,ghi đầu bài
b. Giảng bài
Bài 1:Thống kê KQ học tập của em trong tháng theo các yêu cầu...
-Gv Hướng dẫn thống kê.
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Gọi vài HS đọc số liệu thống kê.
-GV nhận xét.chữa bài.
Bài 2:Lập bảng thống kê KQ học tập trong thángcủa từng thành viên trong tổ và cả tổ.
-GV kẻ bảng thống kê,hướng dẫn.
-Cho HS dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê vào vở.
-GV gọi HS lên bảng điền số liệu vào bảng.
-Gọi vài HS đọc bảng thống kê của mình.
-Giáo viên nhận xét ,chữa bài.
4.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài văn tả cảnh.
-3HS đem vở lên chấm, đọc trước lớp
Bài 1:- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh tự ghi điểm của từng môn mà bản thân em đã đạt được vào nháp.
-Học sinh thống kê kết quả học tập trong tuần. 
- Học sinh nhận xét về ý thức học tập của mình
Bài 2:- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đặt tên cho bảng thống kê
 - Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ
- Học sinh xác định số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm
- HS xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng học sinh (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
 - Cả lớp nhận xét
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
.......................................................................
Khoa học:
THỰC HÀNH : NÓI “ KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (tt)
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học , HS có khả năng :
 -Xử lí các thông tin về tác hại của rượu , bia, thuốc lá , ma tuý và trình bày những thông tin đó 
 -Thực hiện kĩ năng từ chối , không sử dụng các chất gây nghiện .
 KNS * Giáo dục kĩ năng sống:
 - Kĩ năng phân tích và sử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.
 -Giáo dục HS không sử dụng các chất gây nghiện.
II- Đồ dùng dạy học :
Sgk, giáo án, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nêu
-Tác hại của rượu , bia , thuốc lá , ma tuý?
 GV cùng cả lớp nhận xét
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
b. Giảng bài
Hoạt động3 : Trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm “
Gv Tổ chức và hướng dẫn 
 : Thảo luận cả lớp .
 +Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ?
 +Tại sao khi đi qua chiếc ghế một số bạn đã đi chậm lai và rất thận trọng để không chạm vào ghế ?
* Kết luận:-Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm .
Hoạt động 4 : Đóng vai :
*GD kĩ năng sống : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
- Khi chúng ta từ chối ai một điều gì, các em sẽ nói gì?
 GV chia lớp thành 6 nhóm & phát phiếu ghi 3 tình huống cho các nhóm.
 - :GV theo dõi ,giúp đỡ.
 -: Trình diễn và thảo luận.
- Việc từ chối hút thuốc lá,rượu ,bia,sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
 Trong trường hợp bị doạ dẫm,chúng ta nên làm gì?
 * Kêt luận:Như mục bạn cần biết (Trang23)SGK.
4-Củng cố,dặn dò:
-Các chất gây nghiện có hại như thế nào?
 - GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị tiết sau.
- Hát 
- 2 HS trả lời .
-Cả lớp nhận xét
 HS lắng nghe.
-HS chơi .
- Khi đi qua chiếc ghế em rất hồi hợp sợ chạm vào ghế 
- Chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế ,ai chạm vào sẽ bị điện giật chết 
- HS lắng nghe .
- Thảo luận
-Cả nhóm đọc tình huống,một vài học sinh trong nhóm xung phong nhận vai.
-Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống trên.
-Không.
-Tìm cách từ chối,bỏ đi.
-Lắng nghe.
-HS trả lời.
Lắng nghe.
.................................................................................
KĨ THUẬT
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần phải: 
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
- Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống
- Giáo dục HS nêu cao ý thức giữ gìn và bảo quản dụng cụ nấu ăn, ăn uống của gia đình.
* HS TB kể được tên dụng cụ, đặc điểm, cách sử dụng 
* HS KG: Kể tên, đặc điểm, công dụng, cách bảo quản dụng cụ nấu và ăn uống trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG: 
 1. Giáo viên: - Tranh, một số dụng cụ đun nấu trong gia đình.
 2. Học sinh: - SGK, dụng cụ nấu ăn...
III. Caùc hoaït ñoäng daïy- hoïc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Baøi cuõ: 
- GV nhaän xeùt baøi thöïc haønh theâu daáu nhaân tieát tröôùc.
- Kieåm tra söï chuaån bò cuûa HS
2. Baøi môùi:
a. Giôùi thieäu baøi: GV giôùi thieäu-ghi ñaàu baøi
b. Noäi dung:
Hoaït ñoäng 1: Xaùc ñònh caùc duïng cuï ñun naáu, aên uoáng thoâng thöôøng thöôøng trong gia ñình:
- Yeâu caàu HS quan saùt tranh vaø traû lôøi caâu hoûi:
+ Em haõy keå teân caùc duïng cuï naáu aên trong gia ñình em?
- GV ghi teân caùc duïng cuï theo 5 nhoùm (SGK)
- GV nhaän xeùt vaø nhaéc laïi
Hoaït ñoäng 2: Tìm hieåu ñaëc ñieåm, caùch söû dung, caùch baûo quaûn moät soá duïng cuï ñun naáu, aên uoáng trong gia ñình:
- GV toå chöùc cho HS thaûo luaän nhoùm theo yeâu caàu
+ Beáp ga, cuûi, than, cheùn, ly, chaûo xoong..
+ HS nhaéc laïi theo 5 nhoùm
- HS chia 3 nhoùm ñoïc caùc muïc 1, 2, 3, 4, 5. Quan saùt caùc hình sgk, hình thaønh phieáu.
- Ñaïi dieän caùc nhoùm trình baøy, boå sung
- 5 hs ñoïc
Loaïi duïng cuï
Teân caùc duïng cuï cuøng loaïi
Taùc duïng
Söû duïng, baûo quaûn
Beáp ñun
Duïng cuï naáu aên
Duïng cuï duøng ñeå trình baøy thöùc aên, uoáng
Duïng cuï caét thaùi thöïc phaåm
Caùc duïng cuï khaùc
Hoaït ñoäng 3: Ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp:- GV cho hs thi tieáp söùc 3 nhoùm leân TLCH cuoái baøi
- GV nhaän xeùt, keát luaän
4. Cuûng coá, daën doø: 
- Nhaän xeùt tieát hoïc
- Veà nhaø xem baøi, chuaån bò baøi sau.
- HS caùc toå noái tieáp traû lôøi, hs khaùc nhaän xeùt, boå sung.
.................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019
TOÁN (tiết 24)
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG . HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dam2, hm2
- Biết quan hệ giữa dam2 với m2 ; dam2 với hm2 .
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
- BT cần làm: B1 ; 2 ; 3a cột 1.
- HS biết tầm quan trọng của việc chuyển đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng dạy-học: 
Sgk, giáo án, ...
III. Các hoạt động dạy- học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức
2.Bài cũ: - hs nêu các đơn vị đo dt đã học
- Giáo viên nhận xét
3.Bài mới: Giới thiệu bài,ghi đầu bài
Hoạt động1:Hình thành biểu tượng: Đề-ca-mét vuông.Héc- tô-mét vuông.
a) Đề-ca-mét vuông.
-Gọi HS nêu những đơn vị đo diện tích đã học. 
- Đề-ca-mét vuông là gì?
-GV giới thiệu kí hiệu,cách đọc đề-ca-mét vuông.
 +Mối quan hệ giữa dam2 và m2.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
-Gv chốt lại ghi bảng:1dam2 =100 m2 
- GV chốt mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.-Cho HS nhắc lại.
b)Héc-tô-mét vuông: Héc-tô-mét vuông là gì?
-GVgiới thiệu kí hiệu,cách đọc héc-tô-mét vuông
+Mối quan hệ giữa hm2và dam2
-Cho HS nêu .GV chốt lại:
 1hm2= 100dam2 
-Gọi HS nhắc lại. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Đọc các số đo diện tích
-Gọi nhiều HS đọc.GV sửa sai (nếu có)
Bài 2: Viết các số đo diện tích.
-GV đọc từng phần,HS viết trên bảng con, bảng lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai .
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
-Cho HS làm bài vào vở,GV chấm .
4) Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài sau
- hs trả lời
- Học sinh quan sát hình vuông có cạnh 1dam
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1dam
- HS ghi cách viết tắt: đề-ca-mét vuông :dam2
- Học sinh thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ 
- HS đếm theo từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông
10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ 1m2.
- HS nhắc lại: 1dam2 = 100m2
- Vài HS yếu đọc .
Héc tô mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 hm
-HS viết: hm2
-HS đọc: héc-tô-met-vuông
-HS nêu: 1hm2 = 100dam2
- HS nhắc lại
Bài 1: 
-Nhiều HS đọc .
Bài 2: HS viết vào bảng con,bảng lớp.
a) 271dam2 b) 18954dam2
c) 603hm2 d) 34620hm2
Bài 3: a)Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
2 dam2 = 200 m2  
30 hm2 =  3000dam2 
3 dam2  15 m2 = 315 m2 
12 hm2 5dam2 = 1205 dam2 
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
......................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (tiết 10)
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). 
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âmqua mẩu chuyện vui và câu đố.
- HS khá, giỏi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_5.doc