Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 6

đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

- Làm được các bài tập sau: Bài 1a (2 số đo đầu),bài 1b (2 số đo đầu),bài 2,bài 3 (cột 1),bài 4.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đodiện tích và giải các bài toán có liên quan đến diện tích.

 

doc 39 trang Bảo Anh 08/07/2023 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 6

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 6
TUẦN 6 Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2019.
CHÀO CỜ.
Học sinh tập trung dưới cờ nghe lớp trực, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường nhận xét các hoạt đông trong tuần qua.
.
TOÁN (tiết 26)
	LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo độ diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. 
- Làm được các bài tập sau: Bài 1a (2 số đo đầu),bài 1b (2 số đo đầu),bài 2,bài 3 (cột 1),bài 4.
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đodiện tích và giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài3/28
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên tên bài
2. Luyện tập
Bài1/28 : Cho HS đọc yêu cầu đề
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu
- Cho lớp thảo luận theo bàn để làm bài vào vở
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài2/28 : Cho HS đọc đề
- GV hướng dẫn HS cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài3/29 : Cho HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài4/29 : Cho HS đọc đề bài tập
- GV hướng dẫn cách làm
Ÿ Diện tích căn phòng bằng tổng diện tích nào ?
° Muốn tính diện tích căn phòng ta phải tính diện tích nào ?
- Cho lớp thảo luận theo 4 nhóm làm bài
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
IV. Củng cố
- GV chốt lại nội dung bài
 - GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà làm bài4/29 vào vở, làm bài tập ở VBT. Chuẩn bị tiết sau 
- HS lên bảng làm bài3/28 ở tiết trước
- HS đọc yêu cầu đề
- Lớp thảo luận theo bàn để làm. 3 HS lên bảng làm bài
¬ Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
a) 8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8 m2
 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16 m2
 b) 4dm2 65cm2 = 4 dm2
 95cm2 = dm2
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề
- Lớp thảo luận cách làm trả lời nhanh
¬ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Ÿ 3cm2 5mm2 = . . . . . . . . mm2
 Khoang vào A (305)
- Lớp nhận xét
+ HS đọc yêu cầu đề
- Lớp làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm bài
Ÿ 2dm2 7cm2 = 207cm2 
 300mm2 > 2cm2 89mm2 
 Lớp nhận xét
+ HS đọc yêu cầu đề
+ Tổng diện tích các viên gạch
+ Tính diện tích 1 viên gạch
- Lớp thảo luận theo 4 nhóm, nhóm nào làm xong đính bảng
 Giải
 Diện tích 1 viên gạch lát nền là
 40 40 = 1600 (cm2)
 Diện tích căn phòng là
 1600150 = 240 000 (cm2)
 240 000cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe và tuyên dương nhĩm thắng cuộc 
 - HS lắng nghe và củng cố lại nội dung đã học 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
.
TẬP ĐỌC(tiết 11)
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Yeâu caàu caàn ñaït:
- Biết đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nghĩa cá từ ngữ : phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
- Đối xử bình đẳng với các bạn trên toàn thế giới, không phân biệt màu da.
 * Hiểu nội dung bức thư : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (trả lời được các câu hỏi 1;2 4 trong sgk)
 *GDPQAN: Lấy ví dụ về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia (1975-1979)
II/ Đồ dùng dạy – học: 
 Tranh minh họa SGK, thêm tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ:
Y/C HS đọc thuộc lòng khổ 3;4 bài: Ê-mi-li,con.. và trả lời câu hỏi 3,4.
- Y/c một em nêu nội dung
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 Qua bài thơ: Bài ca về trái đất : Các em biết trên thế giới có rất nhiều dân tộc, với nhiều màu da khác nhau (vàng, trắng ,đen), người có màu da nào cũng đáng quý. Nhưng ở một số nước nạ phân biệt chủng tộc, thái độ miệt thị đối với người da đen, da màu. Xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc để xây dựng một chế độ bình đẳng là góp phần tạo nên một thế giới không còn thù hận, chiến tranh.
 Bài: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai cho các em biết những thông tin về cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ chống chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen ở Nam Phi.
3/ Các hoạt động: 
 * Hoạt động 1:
 - 1 HS đọc toàn bài
 - Bài tập đọc chia thành mấy đoạn?
 - Y/C HS luyện đọc đoạn 
 - Theo dõi lỗi phát âm của HS
 - GV nhận xét.
 * Luyện đọc nhóm
 - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
 - GV đọc mẫu toàn bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1.
H: Em biết gì về đất nước Nam Phi?
* Rút ý đoạn 1: 
- HS đọc thầm đoạn 2: 
H: Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
* Rút ý 2:
*GDPQAN: Lấy ví dụ về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia (1975-1979)
Tại đất nước Cam-pu-chia láng giềng của chúng ta (1975-1979) cũng bị chế độ Khơ – me –đỏ giết hại người dân vô tội vô cùng tàn bạo, thầy mời cả lớp quan sát một số hình ảnh sau để thấy điều đó.
-Hs đọc tiếng đoạn 3:
H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- GV nhận xét chốt lại.
H: Em hãy giới thiệu vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới.
* Rút ý đoạn 3:
*GDPQAN: Tại Cam-pu-chia với tình hữu nghị, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp nhân nhân Cam – pu – chia giải phóng đất nước và hòa bình như ngày nay.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn giọng đọc
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Rút ra nội dung:
- GV yêu cầu HS: Một phút các em tự nói.
 4/ Củng cố- dặn dò:
GV giáo dục học sinh
- Nhận xét- Tuyên dương một số em
- Chuẩn bị bài:Tác phẩm Si-le và tên phát xít.
- Nhận xét tiết học.
- 2,3 em đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Lớp đọc thầm
- Bài tập đọc được chia thành ba đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt bài) – Lớp đọc thầm theo dõi lỗi đọc sai của bạn.
- HS nhận xét
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc chú giải.
- Nam Phi là một nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi là A-pác-thai.
- HS nhận xét
* Giới thiệu về đất nước Nam Phi.
- 2HS nhắc lại
- ..bị đối xử rất bất công, họ phải làm những công việc nặng nhọc. bẩn thỉu; bị yrar lương thấp; phải sông, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không dược hưởng một chút tự do dân chủ nào.
- HS nhận xét
* Người da đen bị đối xử tàn tệ.
- HS nhắc lại
. Đã đứng lên đòi bình đẳng, cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
-HS nhận xét
.Nen – Xơn Man- đê-la, luật sư bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pác-thai.
* Cuộc đấu tranh dũng cảm chống chế độ A-pác-thai của nhân dân Nam Phi.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn yêu thích.
- Thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét
* : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. 
- HS nêu lại nội dung
- HS thảo luận nhốm 4:
- Hỏi- Trả lời ..
- HS lắng nghe
- Một bạn nêu lại nội dung
- Lắng nghe và thực hiện
 --------------------------------
CHÍNH TẢ ( tiết 6)
NGHE VIẾT : Ê-MI-LI , CON
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhớ – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình báy đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết các tiếng chứa ươ , ưa và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ưa , ươ thích hợp trong 2 , 3 câu thành ngữ , tục ngữ ở BT3 . 
- HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3 , hiểu nghĩa các thành ngữ , tục ngữ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 + VBT tiếng việt 5, tập 1
 + Một số tờ phiếu khổ to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt đôïng của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có nguyên âm đôi uô/ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh 
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS nhớ viết
- GV cho HS mở SGK/49
- Cho HS đọc lại 2 khổ thơ chuẩn bị viết, chú ý những từ dễ viết sai
- Cho HS gấp SGK, HS đọc thuộc lòng trước lớp 2 khổ thơ
¯ GV đọc lại 1 lần bài chính tả
3. Viết bài chính tả
- Nhắc HS về tư thế ngồi viết
- GV cho HS tự viết
4. Chấm, chữa bài
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi
- GV thu 5- 7 bài để nhận xét
 - GV đọc điểm và nêu nhận xét chung về những bài đã chấm
5. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài256 : GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài ở vở bài tập
- GV cho HS nhận xét, GV chốt lại kết quả
w Những tiếng có vần ưa ; lưa, thưa, mưa, giữa. Các tiếng này không có âm cuối nên dấu thanh nằm trên chữ cái đứng trước của nguyên âm đôi
w Những tiếng có vần ươ : tưởng, nước, tươi, ngược. Các tiếng này có âm cuối nên dấu thanh nằm trên hoặc dưới con chữ đứng sau nguyên âm đôi
Bài3/56: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn HS làm, cho HS làm bài tập vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ý đúng
IV. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- 2 HS lên bảng thực hiện
- HS lắng nghe
- HS đọc lại 2 khổ thơ
- Lớp gấp SGK, HS đọc thuộc lòng 2 lhổ thơ trước lớp, chú ý các dấu câu, tên riêng
- Lớp lắng nghe
- HS viết chính tả
- HS lấy bút chì soát lỗi
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi. HS nhìn bài mẫu ở bảng phụ hoặc SGK
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS làm bài vào vở, trình bày kết quả
- Lớp theo dõi để nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào phiếu, thi nhau trả lời 
w Cầu được, ước thấy
w Năm nắng, mười mưa
w Nước chảy đá mòn
w Lửa thử vàng, gian nan thử sức
- Lớp nhận xét
- Vài HS nhắc lại
- HS ghi nhớ
..
KHOA HỌC
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I:YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: 
- Xác định khi nào nên dùng thuốc .
- HS nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc
- Hiểu được tác hại của việc dùng thuốc không đúng, không đúng cách và không đúng liều lượng 
2. Kĩ năng: - HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-min. 
 3. Thái độ:	 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 + Phiếu học tập
 + Hình SGK/24,24 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau
GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
¬ Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
2. Giới thiệu một số loại thuốc
- GV giới thiệu cho HS một số loại thuốc 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để hỏi và trả lời câu hỏi sau :
-Bạn đã khi nào dùng thuốc chưa và dùng trong trường hợp nào ?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và bổ sung : Có rất nhiều loại thuốc và vấn đề sử dụng thuốc an toàn luôn được mọi người quan tâm
¬ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV cho HS đọc đề bài
- Cho HS làm bài cá nhân 
- Cho HS trả lời, GV theo dõi nhận xét, chốt lại ý đúng 
w 1 – d 2 – c 3 – a 4 – b 
¬ GV kết luận : Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng liều, đúng cách và đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi mua thuốc phải xem kĩ để biết được ngày hết hạn sử dụng, nơi sản xuất 
¬ Hoạt động 3 : Trò chơi
3. Trò chơi : Ai nhanh, Ai đúng ?
- GV tổ chức cho lớp chia thành 4 nhóm. Yêu cầu các em đọc câu hỏi SGK/25 để thảo luận cho đúng 
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi, chốt ý đúng
w Câu1 : Thứ tự ưu tiên cung cấp vi-ta-min cho cơ thể là
c) Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min
a) Uống vi-ta-min
b) Tiêm vi-ta-min
w Câu 2 : Thứ tự ưu tiên phòng bệnh còi xương cho trẻ em là:
c) Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chưa can-xi và vi-ta-min D
b) Uống can-xi và vi-ta-min D
a) Tiêm can-xi
IV. Củng cố
- Gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết”, cho HS liên hệ thực tế
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dị
- Về nhà họcï bài, chuẩn bị bài sau 
- HS1 : Nêu tác hại của thuốc lá
- HS2 : Nêu tác hại của rượu bia
- Lớp quan sát
-HS quan sát và thảo luận theo cặp
+ Sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng
w Sử dụng thuốc ho bổ phế quản khi bị ho
w Sử dụng thuốc Becberin khi bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài
- Lớp nhận xét
- HS đọc, lớp đọc thầm theo
- HS tự làm bài vào vở, thi trả lời nhanh
- Lớp lắng nghe
- Lớp lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm, nhóm nào xong đính trên bảng
- HS trình bày, lớp nhận xét
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS đọc mục “Bạn cần biết”
- HS đọc và liên hệ thực tế
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và ghi nhớ
.
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2019
THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên dạy)
TOÁN( tiết 27)
HÉC - TA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 	
Biết: 
- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta). 
- Làm được các bài tập sau : bài 1a (2 dòng đầu),bài 1b (cột đầu),bài 2
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích làm các bài tập liên quan đến diện tích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Giáo án, sgk, 
2. HS: Đồ dùng học tập, vở bài tập,
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học từ lớn đến bé. Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề
 GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và tên bài lên bảng
2. Giới thiệu đơn vị diện tích héc-ta
- GV : Thông thường khi đo diện tích một thửa một mảnh đất, một thửa ruộng, một khu vườn người ta dùng đơn vị đo là héc-ta
- 1 héc ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và héc-ta viết tắt là ha. GV viết bảng
- 1 héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông ?
3. Thực hành
Bài1/29:Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm
- Cho lớp làm bài, gọi HS lên bảng làm
- GV nhận xét tuyên dương
Bài2/30: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
 Với bài toán này các em giải bằng cách nào
 - Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét tuyên dương
- GV nhận xét, tuyên dương
IV. Củng cố
- GV chốt lại kiến thức
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà làm VBTT .Chuẩn bị bài mới
- HS nêu
- Lớp lắng nghe
- HS đọc nhẩm
+ 1 héc-tô bằng 1 héc-tô-mét vuông. Héc-ta viết tắt là ha
w 1ha = 1hm = 10 000m2
 1ha = 1hm2 = 10 000m2
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận theo bàn để làm vào vở
 Lần lượt từng HS lên bảng làm bài
¬ Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 4ha = 40 000m2 
 20ha = 200 000m2 
 ha = 5 000m2 ha = 100m2
b) 60 000m2 = 60ha 
 800 000m2 = 80ha 
- Lớp nhận xét
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, ở lớp em nào làm xong giơ tay phát biểu trả lời nhanh
 Giải
 Diện tích rừng Cúc Phương là:
 22 200ha = 222km2
 Đáp số : 222km2
 - Lớp nhận xét
- HS cùng GV hệ thống lại kiến thức
- HS lắng nghe và ghi nhớ
LUYỆN TẬP VÀ CÂU( tiết 11)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ – HỢP TÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng Hữu , tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu BT1 , BT2 . Biết đặt câu với 1 từ , 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3
2. Kĩ năng: 	Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 
3. Thái độ:	Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to
 + Bảmg phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1/56 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài tập theo nhóm đôi
- Cho HS trình bày kết quả
 GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
a) Hữu có nghĩa là bạn bè
w Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước)
w Chiến hữu (bạn chiến đấu)
w Thân hữu (bạn bè thân thiết)
w Bằng hữu (bạn bè)
w Bạn hữu (bạn bè thân thiết)
b) Hữu có nghĩa là có
w Hữu ích (có ích)
w Hữu hiệu (có hiệu quả)
w Hữu tình (có tình cảm, có sức hấp dẫn)
w Hữu dụng (dùng được việc)
Bài2/56: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho lớp thảo luận theo nhóm 
- Cho HS trình bày
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương
- GV chốt lại ý đúng
a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn
w Hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi, nào đó
w Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí, thích hợp, hợp pháp
 Nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ
Bài3/56 : GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo cá nhân, cho HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi những em đặt câu hay
¬ Ví dụ :
 Ÿ Bác ấy là chiến hữu của bố em
 Ÿ Chúng ta là bạn hữu, phải giúp đỡ nhau
 Ÿ Trồng cây gây rừng là một việc làm hữu ích
 Ÿ Lá phiếu này hợp lệ
 Bài4/56 : Cho HS đọc yêu cầu của bài tập( nếu có thời gian)
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS trình kết quả thảo luận
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đặt câu hay
¬ Ví dụ :
+ Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mọi công việc
+ Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau tronh mọi khó khăn, thử thách
- GV giúp HS hiểu 3 câu thành ngữ
Ÿ Bốn biển một nhà : Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong gia đình, thống nhất về một mối
Ÿ Kề vai sát cánh : Sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng
Ÿ Chung lưng đấu sức : Tương tự như kề vai sát cánh
IV. Củng cố
- GV chốt lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :Thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS làm bài theo cặp. 
- HS trình bày kết quả
- Lớp nhận xét
+ Lớp lắng nghe
 -1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm
- Lớp thảo luận theo nhóm để làm bài
- Cho lớp làm bài và trình bày
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc bài 
- HS làm bài theo cặp
- Lớp nhận xét
- 1HS đọc , lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân sau đó lên bảng trình bày bài làm của mình (đặt câu), lớp nhận xét, bình chọn những bạn đặt câu hay
- Lớp lắng nghe
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS thảo luận theo 4 nhóm, nhóm nào làm xong đính bảng
- HS trình bày kết quả thảo luận
- Lớp nhận xét
- Lớp lắng nghe
- Cùng Gv hệ thống lại nội dung bài học
- Lớp lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
.
ÂM NHẠC
(Giáo viên chuyên dạy)
KỂ CHUYỆN ( tiết 6)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .(Không học)
CỦNG CỐ CA NGỢI HÒA BÌNH
CHỐNG CHIẾN TRANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức: Biết kể một câu chuyện (mẫu chuyện) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình
- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện) 
2. Rèn kĩ năng nghe
3. Thái độ : Yêu hòa bình , ghét chiến tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Một số tranh ảnh gắn với chủ điểm hoà bình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV ghi đề bài lên bảng lớp, gọi HS đọc đề
- GV gạch dưới những từ ngữ để giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài
 Đề: Kể lại một câu chuỵen em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
- GV nhắc HS lưu ý: Các em cần đọc gợi ý1, ý2, ý3 trong SGK
3. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV cho HS đọc phần gợi ý trong SGK/28 
- GV cho HS chuyện theo nhóm 
- Cho HS thi kể chuyện
- GV nhận xét và khen những nhóm HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện
4. HS thực hành kể chuyện theo cặp
 « GV cho HS kể chuyện theo cặp, GV theo dõi để hướng dẫn thêm
 « GV cho HS thi kể trước lớp
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét và khen những HS kể chuyện hay nhất
C. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại chuyện.
- HS lên bảng kể chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài 
- Lớp lắng nghe
+ HS kể chuyện theo nhóm. Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Đại diện nhóm lên bảng kể và nói ý nghĩa của câu chuyện 
- HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi về nhân vật trong câu chuyện
- HS nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp và nói cảm nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay
Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2019
TOÁN ( tiết 28)
LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
Biết:- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
- Làm được các bài tập sau : Bài 1 (a,b),bài 2,bài 3
2. Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: gọi HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học từ bé đến lớn . Điền vào chỗ chấm 1ha = .. m2 
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. Luyện tập
Bài1/30 : Cho HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS làm
- Cho HS làm bài vào vở
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài2/30 : Cho HS đọc đề bài tập
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài3/30 : Cho HS đọc đề bài
- GV gọi HS nêu cách làm
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét và tuyên dương
IV. Củng cố
- GV chốt lại kiến thức
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà làm bài 4/30 và làm ở vở bài tập , chuẩn bị tiết sau
- HS lên bảng thực hiện
- HS đọc bài tập
- HS làm bài vào vở, HS lần lượt lên bảng làm
¬Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
a. 5ha = 50 000m2 2hm2 = 2 000 000m2
b. 400dm2 = 4m2 1500dm2 = 15m2 
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận theo bàn để làm bài vào vở, 4 HS lần lượt lên bảng làm bài
¬ , = 
 Ÿ 2m2 9dm2 > 299dm2
 8dm2 5cm2 < 810cm2
 790ha < 79cm2
 4cm2 5mm2 = 4 cm2
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
Giải
 Diện tích căn phòng là
 6 4 = 24 (m2) 
 Số tiền để mua gỗ lát căn phòng đó là
 280 000 24 = 6 720 000 (đồng)
 Đáp số : 6 720 000 đồng
 - HS cùng GV hệ thống lại nội dung bài học 
- Lắng nghe
- Lắng nghe và ghi nhớ
..
TẬP ĐỌC ( tiết 11)
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .
-Hiểu ý nghĩa : Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 +Tranh minh hoạ bài đọc SGK
 + Bảng phụ ghi những câu cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai”
- GV nhận xét, tuyên dương 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
 + Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
 - GV HS chia đoạn
+ Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo 3 khổ thơ
- GV theo dõi sửa sai những từ HS đọc sai (ghi bảng), luyện đọc từ khó cho HS
 - GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần đọc với giọng kể tự nhiên, thể hiện đúng cách của nhân vật
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa từ có trong SGK theo từng đoạn. GV ghi bảng
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV theo dõi nhận xét
¯ GV đọc mẫu cả bài
3. Tìm hiểu bài
 - Cho HS đọc đoạn 1
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ?
- Cho HS rút ý 
- Cho HS đọc đoạn 2
 Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức nói với ông cụ người Pháp?
- Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá như thế nào ?
- Cho HS rút ý 
- Cho HS đọc đoạn 3
-Lời đáp của ông cụ ở cuối chuyện ngụ ý gì ?
- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với tên phát –xít Đức và tiếng Đức như thế nào ?
- GV nhận xét và bổ sung : Ông cụ am hiểu tiếng Đức, cụ ngưỡng mộ nhà văn tài năng của Đức nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược .
- Cho HS rút ý của đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- GV chốt lại cho HS rút nội dung bài và GV ghi bảng
4. Đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 đọc đúng lời ông cụ, câu kết hạ giọng, nhấn giọng cụm từ Những tên cướp
¯ GV đọc mẫu
 - Cho HS đọc theo cặp
 - GV gọi HS lên đọc 
 - GV nhận xét, tuyên dương
IV. Củng cố
 - GV chốt lại nội dung bài, liên hệ giáo dục HS 
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò
 - Về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị trước bài ở tuần sau
-2 HS đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ
 a-pác-thai” và trả lời câu hỏi 1,2 SGK/55
- Lớp theo dõi lắng nghe 
w Đoạn 1: Từ đầu đến chào ngài
 w Đoạn 2: Tiếp đến trả lời
 w Đoạn 3: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- HS luyện đọc từ khó
Ÿ Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem-ten, Oóc-lê-ăng
- HS tiếp nối nhau đọc, lớp đọc thầm
- HS giải nghĩa từ
- HS luyện đọc, lớp nhận xét
- Lớp đọc thầm
+ Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to “ Hít-le muôn năm” 
« Ý1: Cuộc gặp gỡ giữa cụ già người Pháp và tên sĩ quan Đức
- Lớp đọc thầm
+ Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức
+ Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế
« Ý2: Sự bực tức của tên sĩ quan Đức với cụ già người Pháp
- HS đọc bài
+ Si-le xem các người là kẻ cướp
+ Các người là bạn kẻ cướp
- Lớp lắng nghe
« Ý3: Bài học chua cay mà cụ già người Pháp dành cho tên sĩ quan Đức
- Lớp đọc thầm
« Nội dung: Truyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà cay sâu
- HS chú ý lắng nghe
- Lớp theo dõi đọc thầm
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
 + 2 nhóm HS thi đọc , lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Cùng GV hệ thống lại nội dung bài học
- Lắng nghe
- HS ghi nhớ
TẬP LÀM VĂN( tiết 11)
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I:YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết viết một lá đơn đúng qui định về thể thức , đủ nội dung cần thiết , trình bày lí do , nguyện vọng rõ ràng .
*GDKNS : -Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).-Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + Vở bài tập tiếng việt 5, tập 1
 + Bảng phụ, giấy khổ to
 + In mẫu đơn trong VBT thành phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV chấm 3 vở của HS (bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ ) 
 - GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS xây dựng mẫu đơn
- GV cho HS đọc bài “Thần chết mang 7 sắc cầu vòng”
- GV hướng dẫn HS làm
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam
Bài2/60: Cho HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS viết lá đơn, viết vào mẫu đơn GV phát (3 HS)
- GV nhận xét theo nội dung sau :
w Đơn viết có đúng theo thể thức không ?
w Trình bày có sáng không ?
w Lí do, nguyện vọng viết có rõ không ?
- GV chấm điểm một số lá đơn, nhận xét về kỉ năng viết đơn của HS
IV. Củng cố
- GV chốt lại nội dung bài
- Nhận xét, tuyên dương
V. Dặn dò
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp. Đọc trước và chuẩn bị cho tiết học sau
- HS nộp bài của mình
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài văn
+ Phá huỷ hơn 2 triệu héc-ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm hoạ môi trường vô cùng khốc liệt, gây cho con người bị ung thư, nứt cột sống thần kinh. Chất độc màu da cam
+ Chúng ta cần thăm hỏi động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam
- HS đọc đề bài
+ Lớp lắng nghe
- Lớp làm vào vở, tiếp nối nhau đọc nội dung đơn của mình
- HS trình bày, lớp nhận xét
- HS cùng HS hệ thống lại nội dung bài học
- Lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I:YÊU CẦU CẦN ĐẠT: : 
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét. 
2. Kĩ năng: 	Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt đã được tẩm thuốc chống muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người
 *Liên hệ : Học sinh biết giữ sạch môi trường , thông qua đó phòng chống được một số bệnh .Bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + Hình trang 26,27 SGK
 + Các phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- GV nhận xét chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài
2. Tìm hiểu bài
¬ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a. Bệnh sốt rét
- GV yêu cầu HS quan hình trong SGK và đọc lời thoại ở các hình 1,2/26 để trả lời câu hỏi sau :
Ÿ Nhóm1: Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
Ÿ Nhóm2 : Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ?
Ÿ Nhóm3 : Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ?
Ÿ Nhóm4 : Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ?
- GV cho HS trình bày, GV chốt lại ý đúng
¬ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
b. Cách đề phòng bệnh sốt rét
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3,4,5/27 SGK trả lời các câu hỏi:
Mọi người trong hình đang làm gì ?
Chúng ta cần làm gì để phong bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh ?
- GV cho HS báo cáo kết thảo luận trước lớp
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi :
Nêu đặc điểm của muỗi a-nô-phen ?
-Muỗi a-nô-phen sống ở đâu ?
- GV yêu cầu HS trình bày “ diễn cảm” những thông tin liên quan đến bài học
-Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ?
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
- Cho HS đọc mục ‘Bạn cần biết”
IV. Củng cố
- GV chốt lại kiến thức, gọi HS đọc lại mục “ Bạn cần biết”, liên hệ giáo dục HS 
- Để phòng tránh muỗi ngoài việc phun thuốc và các biện pháp chúng ta phải làm gì nữa ?
- Môi trường sống có ảnh hưởng đến chúng ta không ?Chúng ta phải làm gì để môi trường luôn sạch sẽ ?
- Nhận xét 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_6.doc