Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Học kì 1

Buổi 1

Tiết 1.2.3: ÔN TẬP VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ

Ngày giảng 8A1: 8A2

Sĩ số

A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Ôn lại kiến thức về văn tự sự: khái niệm, nhân vật và sự việc, ngôi kể . trong văn tự sự.

- Rèn kĩ năng viết văn tự sự.

- Chủ động ôn tập kiến thức.

- Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người.

- Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.

- Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó.

 

doc 84 trang phuongnguyen 33560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Học kì 1

Giáo án Dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Học kì 1
Soạn: 27- 9- 2020
Buổi 1
Tiết 1.2.3: ÔN TẬP VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ
Ngày giảng
8A1:
8A2
Sĩ số
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: 
- Ôn lại kiến thức về văn tự sự: khái niệm, nhân vật và sự việc, ngôi kể. trong văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự.
- Chủ động ôn tập kiến thức.
- Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người.
- Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.
- Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu.
- Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ổn định lớp học.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước.
3. Bài mới:
3. Bài mới:
GV: Cho Hs ôn lại kiến thức về văn tự sự: khái niệm, nhân vật và sự việc, ngôi kể. trong văn tự sự.
GV: Nêu yêu cầu.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
HS: Viết mở bài, ý 2 thân bài (A1 viết mở bài, ý 1,2 thân bài)
GV: Nêu yêu cầu.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
HS: Viết ý 3 thân bài và kết bài (A1 viết ,4 thân bài và kết bài)
I. Ôn tập kiến thức về văn tự sự:
- Khái niệm.
- Nhân vật và sự việc trong văn tự sự.
- Ngôi kể trong văn tự sự
.....
II. Luyện tập: 
1. Đề 1: Viết bài văn kể về một người (bạn, thầy cô, người thân...) sống mãi trong lòng em.
Gợi ý:
* MB: HS có thể chọn kể về bạn, thầy, người thân là ông, bà, cha, mẹVị trí, ý nghĩa của người đó với cuộc sống của mình
* TB: Đảm bảo được một số ý chính:
- Phác qua một vài nét nổi bật về hình dáng (tuổi tác, ăn mặc, tác phong, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười)
- Trong cuộc sống hàng ngày ( lối sống, sở thích, quan hệ với mọi người)
- Kể về kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ với người đó( Kể diễn biến sự việc: chú ý lời thoại các nhân vật; miêu tả cảm xúc, tâm trạng nhân vật tôi và các nhân vật quan trọng trong câu chuyện -> Bài học sâu sắc nào, kĩ năng sống nào có được từ câu chuyện)
* KB: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi về vai trò, ý nghĩa của người đó
2. Đề 2: Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung.
*Thân bài: Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học.
- Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép
- Trên đường đến trường:
+ Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường
+ Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường
- Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng:
 + Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường.
 + Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
 + Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
- Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học.
 Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?
* Kết bài: Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.
**Tham khảo bài văn đề 2:
 Trong cuộc đời của mỗi người, có ai mấy ai chưa từng trải qua những khoảnh khắc hồi hộp mừng vui nhưng đầy ngập ngừng lo lắng của buổi khai trường đầu tiên. Với tôi giờ đây, tuy đã khôn lớn trưởng thành nhưng kí ức về ngày đầu đến trường vẫn luôn in sâu trong lòng.
 Tôi còn nhớ ngày ấy, từ đêm hôm trước ngày khai trường cảm giác âu lo, hồi hộp đã xuất hiện trong lòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị, khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh thơm tôi thấy mình thật khôn lớn. Rồi trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường. Suốt cả quãng đường, tôi ngẩn ngơ, miên man suy nghĩ về buổi lễ khai trường sắp diễn ra đây. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Ngôi trường năm tầng khang trang được sơn màu vàng nổi bật, cờ hoa được treo rực rỡ khắp khuôn viên trường để chào đón năm học mới. Thế nhưng, ngay khoảnh khắc đó bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Rời vòng tay mẹ, tôi òa khóc vì cảm giác tủi thân xen lẫn sự lo lắng. Được mẹ động viên vỗ về, tôi mạnh dạn bước vào trường, cảm giác như vừa đặt chân vào một thế giới mới, thế giới mà sau này tôi biết được đó chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tùng! Tùng! Tùng!... Những hồi trống vang lên đầy trang trọng trong buổi lễ khai trường nhắc nhở chúng tôi một năm học mới đã bắt đầu. Kết thúc buổi lễ khai giảng, lòng tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi khi ấy tôi còn nhớ như in mình đã thầm ước hi vọng bản thân sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp nơi đây. Và sau bao năm tôi nhận ra ước mơ của tôi ngày ấy đã trở thành hiện thực.
 Dòng đời dài rộng, mỗi người sẽ ghi dấu trong mình những mảng kí ức riêng, còn với riêng tôi những cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên mãi in dấu trong lòng tôi.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và hoàn thành bài tập.
- Xem lại truyện kí Việt Nam.
______________________________________
Ngày 28 tháng 9 năm 2020
Duyệt giáo án
Lê Thị Quỳnh Nga
Soạn: 27- 9- 2020
Buổi 2
Tiết 4.5.6: ÔN TẬP TRUYỆN- KÝ VIỆT NAM
Ngày giảng
8A1:
8A2
Sĩ số
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: 
- Khắc sâu kiến thức về các văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu các văn bản truyện kí hiện đại.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ theo yêu cầu.
- Chủ động ôn tập kiến thức.
- Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người.
- Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.
- Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu.
- Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ổn định lớp học.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước.
3. Bài mới:
3. Bài mới:
GV: Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
GV: Nêu xuất xứ, thể loại của truyện ngắn “Tôi đi học”?
GV: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung chính của văn bản “Tôi đi học”?
GV: Nêu những nét sơ lược về nhà văn Nguyên Hồng?
GV: Nêu xuất xứ, thể loại, PTBĐ của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
GV: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”?
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
A. Những kiến thức cơ bản: 
I. Văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh ):
1. Tác giả:
- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
- Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.
- Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973),...
2. Văn bản
a. Xuất xứ: “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
- Ngôi kể: thứ nhất
- Người kể: nhân vật tôi – tác giả
- >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực.
- Trình tự kể: Theo dòng cảm xúc (Từ hiện tại nhớ về quá khứ: Sự chuyển đổi của thời tiết cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng- > theo dòng hồi tưởng của n/v “tôi”trong buổi tựu trường đầu tiên của tuổi thơ.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
c. Giá trị nghệ thuật:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng
- Dòng cảm xúc của nhân vật đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ,. động từ giàu hình ảnh và sinh động.
- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.
d. Giá trị nội dung:   
- Truyện kể về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường đầu tiên qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi.
II. Văn bản “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng ).
1. Tác giả: 
- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng
- Quê quán: Nam Định
- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác
+ Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7
+ Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"
+ Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957
+ Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,
- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ
2. Văn bản: 
a. Xuất xứ: Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.
b. Thể loại: Hồi kí tự truyện
c. PTBĐ: Tự sự + trữ tình. 
d. Giá trị nghệ thuật:
- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc
- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm
- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.
e. Giá trị nội dung:  Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình
B. Bài tập thực hành: 
Phiếu đọc hiểu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
 ( Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”
Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó?
Câu 5: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng mộ từ láy và chỉ rõ.
Câu 6: Hãy chỉ ra một văn bản có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ghi rõ tên tác giả?
Câu 7: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
Gợi ý: 
Câu 1: 
- Đoạn trích trên, trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.
- Tình hưống của truyện đặc biệt ở chỗ: Tự nhiên, nhẹ nhàng như cuộc sống hằng ngày. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại: cảnh cuối thu với lá vàng rụng, với những đám mây bàng bạc trên không, với hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường. Thế là quá khứ được đánh thức và bao kỉ niệm chợt ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã. Dưới ngòi bút Thanh Tịnh, tất cả hiện lên cụ thể, sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, thiết tha.
Câu 2: Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
Câu 3: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi( TN), mấy người học trò cũ( CN) //đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp( VN)-> Câu đơn. 
Câu 4: Hình ảnh so sánh trong đoạn :
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
Gợi ý :
- Viết đúng quy cách đoạn văn, kiểu đoạn văn tuỳ chọn.
- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản như sau :
+ Hình ảnh so sánh tinh tế, gợi cảm, vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: trẻ thơ còn bé bỏng, non nớt cũng như chim con, lần đầu các em nhỏ đi học cũng như chim con tập bay. Đi học là đã lớn hơn, đã biết háo hức, khát khao, biết bồi hồi lo lắng khi nghĩ đến chân trời học vấn mênh mông.
+ Cách miêu tả rất độc đáo và sinh động gợi hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường: các em nhỏ ngây thơ xinh xắn rất đáng yêu; khao khát được học hành và mơ ước được biết những điều mới lạ; rất háo hức nhưng cũng rất bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ.
Câu 5: 
- Hình thức : Đoạn văn, độ dài 7- 10 câu, có sử dụng hai từ láy.
- Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
- Tiến hành:
* Mở đoạn( 1 câu): Giới thiệu tác giả, văn bản, nội dung chính của đoạn trích.
Tham khảo mở bài: Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
* Thân đoạn: Gồm từ 3-5 câu.
- Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng, tiếng trống ngày tựu trường ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kì lạ. 
- Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại rất sống, rất chân thực cảm động những rung động, những biến thái tâm lí đáng yêu ấy qua hình ảnh so sánh. Hình ảnh so sánh “ con chim non” được dùng để diễn tả tâm trạng của “tôi” và các cô cậu học trò lần đầu tiên đến trường: đầy bỡ ngỡ, lo âu nhưng cũng muốn khẳng định mình. Phía sau cổng trường chính là một “ quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí ẩn mà những cô cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung bay trong “quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí ẩn mà những cô cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung bay trong quãng trời rộng ấy, lại vừa e sợ vì thấy mình nhỏ bé.
- Hồi trống buổi tựu trường của trường Mĩ Lí “đã thúc vang dội cả lòng” chú bé. - Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình “ chơ vơ”. 
- Và tất cả học trò mới đều bắt đầu “ vụng về lúng túng”. Tưởng như “không đi” mà bị “ kéo dìu” tới trước. Co chân rồi duỗi chân “ cứ dềnh dàng” mãi. Toàn thân thì “run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp”. 
** Kết đoạn”( một câu): Tóm lại, với việc sử dụng thành công hình ảnh so sánh đặc sắc đoạn văn đã ghi lại tâm trạng rất chân thực của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
** Từ láy: rộn ràng , run run 
Câu 6: Văn bản “ Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan.
Câu 7: 
- Hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, co dung lượng 100 chữ tương đương với 10 dòng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng...
- Kĩ năng: Biết viết đoạn văn biểu cảm 
- Nội dung: Ghi lại được những cảm xúc suy nghĩ của bản thân về vai trò của nhà trường: Bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, cung cấp tri thức, chắp cánh ước mơ .... cho thế hệ trẻ .
** Cụ thể như sau: 
Câu mở đoạn: Bên cạnh gia đình thì nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Các câu khai triển: 
- Trường học là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Tài liệu Thu Nguyễn
- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. 
- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. 
- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. 
- Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. 
Câu kết đoạn: Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học? 
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh?
Câu 3: Những từ “ ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng nào?
Câu 4: Tìm các câu ghép trong đoạn văn, chỉ rõ các vế câu và các quan hệ từ( nếu có)
Câu 5: Đặt một câu ghép tương tự với câu ghép thứ nhất?
Câu 6: Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
Câu 7: Cho câu chủ đề sau: “ Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch( 6-8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn qui nạp.
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự
- Kể lại tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp học đầu tiên.
Câu 3: Những từ “ ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng trường học.
Câu 4: 
- Các em // phải gắng học để thầy mẹ // được vui lòng và để thầy dạy// các
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2 QHT CN3 VN3
em được sung sướng.
 - Các em // đều nghe nhưng không em nào // dám trả lời. 
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2
Câu 5: Em // sẽ cố gắng học để ba mẹ // được vui lòng.
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2
Câu 6: 
 - Công dụng của dấu hai chấm: Báo trước lời đối thoại trực tiếp( dùng với dấu gạch ngang)
 - Công dụng của dấu hai chấm: báo trước
Câu 7: 
- Về hình thức: Dung lượng từ 6-8 câu, viết theo kiểu diễn dịch, sau đó biến đổi thành kiểu đoạn văn quy nạp.
- Về nội dung: Làm rõ câu chủ đề đã cho: “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Cụ thể như sau:
* Câu mở đoạn ( câu chủ đề): Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.(1)
* Các câu thân đoạn: 
- Học tập giúp chúng ta giàu có về mặt tri thức cả về tự nhiên và xã hội.(2)
- Nó giúp ta tích tụ được nhiều kiến thức trong quá trình học tập.(3)
- Học tập giúp chúng ta biết sống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.(4)
- Học tập giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt nhân cách.(5)
-Học tập giúp chúng ta biết tuân thủ đúng luật, giúp chúng ta rèn luyện đạo đức tốt đẹp(6)
* Câu kết đoạn: Vì vậy, để có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, điều quan trọng bay giờ là chúng ta phải học tập.(7)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Đoạn văn kể về việc gì?
Câu 2: Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ đó trong đoạn văn?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 4: Chỉ ra các tình thái từ trong câu “ Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà” ?
Câu 5: Chỉ ra các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép ''mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp''
Câu 6: Cảm nhận về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có dùng một từ láy?
Gợi ý: 
Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản" Trong lòng mẹ"-( Trích hồi kí " nhưng ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng )
- Đoạn văn kể về cảm xúc của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ. 
Câu 2: 
- Từ tượng hình: Chầm chậm.
Từ tượng thanh: Hồng hộc, nức nở, sụt sùi.
Tác dụng: Đoạn văn cho ta thấy được sự xúc động và cảm giác hạnh phúc của hai mẹ con bé Hồng khi gặp lại nhau sau thời gian xa cách. 
Câu 3: Biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu “ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.” là biện pháp liệt kê, thể hiện mong mỏi, khát khao gặp mẹ và niềm hạnh phúc khi được gặp mẹ của chú bé Hồng.
Câu 4:Tình thái từ “mà” 
Câu 5: Mối quan hệ đồng thời.
 Câu 6: 
- Về hình thức : Một đoạn văn có dung lựơng giới hạn, có dùng môt từ láy.
- Về nội dung: Cảm nhận về cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ. 
 * Câu mở đoạn: giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn trích, nội dung cả đoạn trích.
- Tham khảo câu mở đoạn: Đọan trích trên trích trong văn bản “ trong lòng mẹ “ "- Trích hồi kí " những ngày thơ ấu" của tác giả Nguyên Hồng đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc của Bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ. 
*Thân đoạn( khoảng 3- 5 câu): Cảm xúc của bé Hồng được thể hiện:
- Như một cảnh dào dạt niềm vui, xe chạy chầm chầm, hành động vội vã cuống quýt đuổi theo xe mẹ, thở hồng hộc, ríu ca chân lại, òa khóc nức nở...nhịp văn nhanh, gấp mừng vui, hờn tủi và vẫn rất trẻ con nũng nịu, nhỏ bé trước tình mẹ bao la.
- Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc. 
+ Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, niềm khao khát tình mẹ: Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng. 
* Kết đoạn( 1 câu): Có thể nói, với cách sử dụng từ láy, biện pháp nghệ thuật liệt kê, đoạn trích đã diễn tra một cách cảm động và chân thực cảm xúc của bé Hồng khi mới gặp mẹ.
**Từ láy : “ nũng nịu”, “ hồng hộc”
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Đoạn văn kể về việc gì?
Câu 2: Hãy chỉ ít nhất một trường từ vựng có trong đoạn văn trên?
Câu 3: Vì sao Bé Hồng sung sướng, hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay của mẹ?
Câu 4: Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình mẫu tử khoảng 10- 15 câu?
Gợi ý: 
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Trong lòng mẹ”- trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
- Đoạn văn kể về cảm xúc của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ.
Câu 2: Các từ: Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh tay, miệng => Cùng một trường từ vựng đều chỉ bộ phận cơ thể con người .
Câu 3: Bé Hồng sung sướng, hạnh phúc tột độ khi được nằm trong vòng tay mẹ vì:
- Đã rất lâu bé Hồng chưa được gặp mẹ của mình.
- Hình ảnh người mẹ vẫn tươi đẹp như xưa hoàn toàn không giống như những gì mà người cô đã nói.
- Dù xa cách rất lâu nhưng bé Hồng vẫn cảm thấy tình yêu thương nguyên vẹn mà mẹ dành cho mình.
- Bé Hồng có một niềm tin và tình yêu vô cùng sâu sắc với mẹ của mình.
Câu 4: 
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Tham khảo câu mở đoạn: Tình mẫu tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi người.
* Thân đoạn: ( từ 10-12 câu)
a. Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mẹ và con.
b. Bàn luận
+ Biểu hiện của tình mẫu tử:
- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.
- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ. (Lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế làm dẫn chứng)
+ Sức mạnh của tình mẫu tử.
- Là tình cảm thiêng lieng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.
- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.
- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.
c. Đánh giá, mở rộng vấn đề.
- Đánh giá: Tình mẫu tử là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và bất diệt.
- Mở rộng vấn đề
+ Phê phán những kẻ không biết trân trọng tình cảm này.
+ Cảm thông với những người bất hạnh không được sống trong tình mẫu tử.
d. Bài học
- Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm thiêng liêng này.
- Làm một người con hiếu thảo, học tập và rèn luyện, trở thành người có ích, để báo đáp công ơn của mẹ.
- Liên hệ bản thân
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề 
- Có thể nói, tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và hoàn thành bài tập.
- Xem lại truyện kí Việt Nam.
______________________________________
Ngày 28 tháng 9 năm 2020
Duyệt giáo án
Lê Thị Quỳnh Nga
Soạn: 03- 10- 2020
Buổi 3
Tiết 7.8.9: ÔN TẬP TRUYỆN- KÝ VIỆT NAM (TIẾP)
Ngày giảng
8A1:
8A2
Sĩ số
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: 
- Khắc sâu kiến thức về các văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu các văn bản truyện kí hiện đại.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ theo yêu cầu.
- Chủ động ôn tập kiến thức.
- Bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, con người.
- Năng lực: tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực nghe, nói, đọc viết, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.
- Phẩm chất: tự trọng, trung thực, chăm chỉ, tự tin, có tinh thần vượt khó.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu.
- Học sinh: Sách, vở ghi, ôn tập kiến thức.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ổn định lớp học.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở ghi của HS và nội dung của buổi học trước.
3. Bài mới:
GV: Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Ngô Tất Tố?
GV: Thuyết trình.
GV: Nêu xuất xứ của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
GV: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” kể ra những sự việc chính nào?
GV: Trong đoạn trích Ngô Tất Tố đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
GV: Những nhân vật nào được kể trong “Tức nước vỡ bờ”?
 Trong đó, theo em nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao em cho là như vậy?
GV: Chị Dậu có hoàn cảnh như thế nào?
A. Những kiến thức cơ bản.
I. Văn bản “Tức nước vỡ bờ”:
1. Tác giả: 
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê Từ Sơn, Bắc Ninh ( nay là Đông Anh, Hà Nội ). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân.
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông thôn. Sau Cách mạng, ông vẫn tận tụy phục vụ công tác văn nghệ cho cuộc kháng chiến chống Pháp...
- Tác phẩm chính của ông: “Tắt đèn” ( tiểu thuyết, 1939 ), “Lều chõng” ( 1940 ), “Việc làng” ( phóng sự, 1940),...
- Năm 1996, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
2. Văn bản
- Thể loại: Tiểu thuyết
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Ngôi kể: thứ 3
- Tóm tắt: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống gay cấn hấp dẫn để làm nổi bật chủ đề tác phẩm
+ XD nhân vật chân thực, sinh động; vẻ đẹp nhân vật hiện lên qua ngoại hình, ngôn ngữ và tâm lí
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng nghệ thuật liệt kê, tăng tiến.
+ Đan xen giữa ngôn ngữ nhân vật( lời ăn tiếng nói của nhân dân) với ngôn ngữ tác giả tạo sự chân thực, gần gũi.
+ Cốt truyện kịch tính, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm nhưng cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn, giọng điệu hả hê, hài hước khi miêu tả sức mạnh của chị Dậu và sự nhục nhã của 2 tên tay sai.
- Giá trị nội dung:  
Giá trị hiện thực: phản ánh hiện thực thuế khóa nặng nề, cuộc sống cơ cực của người nông dân trong XHTDPK; phản ánh bộ mặt tàn ác, bất nhân của 2 tên tay sai- tầng lớp thống trị.
Giá trị nhân đạo:
+ Lên án, tố cáo sự tàn ác, bất nhân của 2 tên tay sai- tầng lớp thống trị- không quan tâm đến người dân
+ Bộc lộ lòng thương cảm của t/giả cho số phận của những người “ thấp cổ bé họng”
+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chấ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_mon_ngu_van_8_hoc_ki_1.doc