Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 - Bộ 2

BUỔI 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh đã

học ở lớp 8 và đầu học kì 1 lớp 9:

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh.

- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.

- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản khi học và làm kiểu bài văn

thuyết minh:- Khái quát hệ thống kiến thức đã học.

- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

- Vận dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết

minh.

 

pdf 50 trang phuongnguyen 22540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 - Bộ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 - Bộ 2

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 - Bộ 2
1 
GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 
DỰ ÁN “MÙA HÈ XANH” 
NHÓM 2 
HỌC KÌ I 
2 
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM MÔN NGỮ VĂN 9 
HỌC KÌ 1 
Buổi Số tiết Nội dung Ghi chú 
1 3 Ôn tập văn thuyết minh 
2 3 Ôn tập văn bản nhật dụng 
 ( Phong cách HCM, Đấu tranh cho một thế giới 
hòa bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền 
được phát triển của trẻ em.) 
3 3 - Ôn tập Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp 
( Các PCHT, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn 
trực tiếp và cách dẫn gián tiếp) 
4 3 - Truyện trung Đại chữ Hán 
( Chuyện người con gái Nam Xương). 
5 3 - Truyện trung Đại chữ Hán 
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất 
thống chí – Hồi thứ 14). 
6 3 - Truyện thơ Nôm ( Nguyễn Du và Truyện Kiều, 
Đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân) 
7 3 - Truyện thơ Nôm (Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng 
Bích, Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) 
8 3 - Thơ Hiện đại VN: 
+ Đồng chí – Chính Hữu. 
9 3 - Thơ Hiện đại VN: 
+ Bài thơ về TĐ xe không kính – Phạm Tiến Duật. 
10 3 - Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Ánh trăng – Nguyễn Duy. 
11 3 - Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Bếp lửa – Bằng Việt. 
12 3 - Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận. 
13 3 - Truyện Hiện đại Việt Nam: 
+ Làng – Kim Lân. 
14 3 - Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp): 
+ Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. 
15 3 - Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp): 
+ Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng. 
16 3 - Văn tự sự. 
17 3 - Luyện tập văn tự sự 
18 3 - Cách làm bài tập đọc hiểu 
3 
19 3 - Ôn tập học kì 1 
20 3 - Luyện đề 
4 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
BUỔI 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH 
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh đã 
học ở lớp 8 và đầu học kì 1 lớp 9: 
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh. 
- Các phương pháp thuyết minh. 
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh. 
- Sự phong phú và đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh. 
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản khi học và làm kiểu bài văn 
thuyết minh:- Khái quát hệ thống kiến thức đã học. 
- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh. 
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh. 
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh. 
- Vận dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết 
minh. 
3. Thái độ, phẩm chất: Nghiêm túc khi luyện tập thuyết minh. 
- Phẩm chất: HS tự tin, tự chủ,yêu quê hương. 
4. Năng lực:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm 
mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
II. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: 
A. Hệ thống lại kiến thức đã học 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
Gv gợi dẫn cho học sinh nhớ 
lại những kiến thức cơ bản về 
văn thuyết minh. 
? Thế nào là văn thuyết minh? 
? Yêu cầu của văn thuyết 
minh? 
? Kể tên các phương pháp 
thuyết minh? Lấy ví dụ. 
I. Đặc điểm của văn thuyết minh 
1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản 
thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức 
về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự 
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương 
thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
2. Yêu cầu: 
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách 
quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. 
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, 
chặt chẽ, hấp dẫn. 
3. Phương pháp thuyết minh: 
a, Phương pháp nêu định nghĩa: 
b, Phương pháp liệt kê: 
c, Phương pháp nêu ví dụ: 
5 
GV: trong 1 bài văn thuyết 
minh, tùy từng đối tượng cụ 
thể, người viết vận dụng linh 
hoạt, kết hợp nhiều phương 
pháp thuyết minh phù hợp. 
? Để làm một bài văn thuyết 
minh, cần thực hiện theo 
những bước nào? 
? Kể tên các dạng bài văn 
thuyết minh mà em đã học? 
GV gợi ý, trình chiếu các yêu 
cầu cơ bản khi làm từng kiểu 
bài văn thuyết minh. 
HS ghi nhanh vào vở. 
d, Phương pháp dùng số liệu: 
e, Phương pháp so sánh: 
g, Phương pháp phân loại, phân tích: 
II. Cách làm bài văn thuyết minh: 
- Bước 1: Tìm hiểu đề 
+ Xác định đối tượng thuyết minh. 
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài 
viết 
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp 
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết 
minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối 
tượng. 
- Bước 2: Lập dàn ý 
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh 
+ Viết phần mở bài: Mở bài có nhiều phương pháp, 
nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là 
mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 
+ Viết phần thân bài: Phần này thường gồm một số 
đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống 
nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài 
 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân 
thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận 
thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ 
xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một 
thời gian trước - sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái 
chính nói trước, cái phụ nói sau. 
+ Viết phần kết bài: Phần kết bài có thể nhấn mạnh 
một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết 
minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một 
ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó. 
III.Các dạng bài văn thuyết minh thường gặp. 
a, Thuyết minh là một đồ vật :Yêu cầu nêu được: 
- Nguồn gốc, xuất xứ 
- Cấu tạo của đối tượng 
- Các đặc điểm của đối tượng 
- Tính năng hoạt động 
- Cách sử dụng, cách bảo quản 
- Lợi ích của đối tượng 
b,Thuyết minh về một loài vật: Yêu cầu nêu được: 
6 
? Yếu tố miêu tả và các biện 
pháp nghệ thuật được sử dụng 
trong văn thuyết minh như thế 
 - Nguồn gốc 
 - Đặc điểm 
 - Hình dáng 
 - Lợi ích 
c, Thuyết minh về một thể loại văn học (ví dụ 1 thể 
thơ): 
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ 
- Nêu các đặc điểm của thể thơ: 
+ Số câu, chữ. 
+ Quy luật bằng trắc. 
+ Cách gieo vần. 
+ Cách ngắt nhịp. 
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 
d, Thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích 
lịch sử: 
- Vị trí địa lí. 
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối 
tượng. 
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với 
đối tượng. 
- Cách thưởng ngoạn đối tượng. 
e, Thuyết minh về một đặc sản 
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. 
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu 
sắc, hương vị. 
- Cách thức chế biến, thưởng thức. 
g, Thuyết minh về một phương pháp, cách làm: 
- Chuẩn bị nguyên vật liệu 
- Cách chế biến/chế tạo 
- Yêu cầu thành phẩm/sản phẩm 
- Cách sử dụng 
IV. Sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp 
nghệ thuật trong văn thuyết minh 
a, Một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng 
khi làm bài văn thuyết minh: kể chuyện, tự thuật, 
đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, các hình thức vè, 
diễn ca 
b, Yếu tố miêu tả được sử dụng khi người viết muốn 
tái hiện một số đặc điểm của đối tượng thuyết minh. 
7 
nào và có tác dụng gì? 
GV lưu ý hs phân biệt văn 
miêu tả với văn thuyết minh 
có sử dụng yếu tố miêu tả. 
c, Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng 
thuyết minh; gây hững thú cho người đọc 
Tiết 2: 
B. Luyện tập : 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
Bài tập 1: Đọc bài ca dao sau và 
trả lời câu hỏi: 
Con gà cục tác lá chanh 
Con lợn ủn ỉn đòi hành cho tôi 
Con chó khóc đứng khó ngồi 
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng 
a, Bài ca dao có tính chất của một văn 
bản thuyết mình không? Vì sao? 
b, Hãy chỉ ra sự độc đáo cúa văn bản? 
- Hình thức tổ chức luyện tập:hs làm 
việc cá nhân 
- HS thực hiện 
- GV gọi hs trả lời. 
 GV chốt kiến thức 
a, Bài ca dao có tính chất của một văn bản 
thuyết minh vì bài ca dao đã cung cấp những 
tri thức khoa học về những gia vị chế biến 
các món ăn đối với các loại thực phẩm: lá 
chanh với thịt gà, hành với thịt lợn, giềng với 
thịt chó. 
b, Văn bản thuyết minh được tổ chức dưới 
hình thức thơ lục bát và được xây dựng dưới 
dạng lời nói của các con vật với người đi 
chợ. Phép nhân hóa được sử dụng rất thành 
công trong trường hợp này. Tính cần thiết về 
sự kết hợp giữa thực phẩm và gia vị được 
diễn đạt dưới hình thức nhu cầu tự thân (lời 
đòi hỏi) của từng con vật. 
-> Nội dung thuyết minh trở nên hấp dẫn, 
sinh động chứ không khô khan. Hình thức 
thơ lục bát khiến cho lời thuyết minh dễ 
thuộc, dễ nhớ; tạo sắc thái dí dỏm 
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả 
lời các câu hỏi: 
Phượng là loài cây thân gỗ, có 
thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu 
nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá 
kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti 
như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, 
mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, 
thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. 
Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như 
cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như 
những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên 
cánh. Hoa mọc thành chùm, các 
chùm gắn với nhau ở đầu cành. Mùa 
hè, cây phượng như mâm xôi gấc 
khổng lồ, đỏ rực một vùng. Quả 
phượng giống quả đậu to kì lạ, dài 
- GV chốt kiến thức 
a, Đoạn văn thuyết minh về cây phượng. 
b, Phương pháp thuyết minh được sử dụng 
trong đoạn văn: 
- Phương pháp nêu định nghĩa: Phượng là 
loại cây thân gỗ 
- Phương pháp phân tích, phân loại: giới 
thiệu các đặc điểm của hao phượng: vo cây, 
lá, hoa, quả 
- Phương pháp so sánh 
c, Yếu tố miêu tả kết hợp với biện pháp so 
sánh: Lá phượng như lá me, Cánh hoađỏ 
rực, nhị hoatrên cánh,  
- Tác dụng: làm nổi bật đặc điểm của cây 
phượng 
d, HS có thể giới thiệu thêm một số đặc diểm 
8 
đến ba mươi phân, to khoảng năm 
phân. Mùa đông, quả khô lại, đung 
đưa theo gió. 
a, Đọan văn thuyết minh về đối tượng 
nào? 
b, Chỉ ra các phương pháp thuyết 
minh được sử dụng trong đọan văn? 
c, Xác định yếu tố miêu tả và biện 
pháp nghệ thuật được sử dụng trong 
đọan văn? Tác dụng? 
d, Ngoài những đặc điểm đã trình bày 
về đối tượng thuyết minh trong đoạn 
văn, khi giới thiệu về đối tượng này, 
em có thể trình bày những đặc điểm 
nào nữa? 
e, Lập dàn ý cho đề văn giới thiệu về 
đối tượng ở bài tập 2. 
- Hình thức tổ chức luyện tập: hs chia 
nhóm làm bài tập (mỗi tổ 1 nhóm, 
thực hiện 1 câu hỏi) 
- HS thực hiện 
- GV gọi hs đại diện nhóm trả lời. 
khác của cây phượng như: 
- Nguồn gốc, đặc diểm sinh trưởng 
- Vai trò, ý nghĩa của cây phượng với con 
người nói chung và học trò nói riêng 
e, Dàn ý 
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về cây phượng 
(loài cây thân thuộc với tuổi học trò, thường 
trồng trong sân trường, lưu giữ nhiều kỉ 
niệm,...). 
* Thân bài: 
- Nguồn gốc: Phượng có nguồn gốc ở 
Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được 
người Pháp du nhập vào trồng khoảng những 
năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như 
Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. 
- Đặc điểm 
+ Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ 
cây xù xì, có màu nâu 
+ Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, 
mọc đối xứng 
+ Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ 
+ Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất 
+ Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm 
trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm 
+ Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều 
hạt 
- Sinh trưởng 
+ Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh 
+ Nơi sinh sống chủ yếu: vùng nhiệt đới, cận 
nhiệt đới. Có thể phát triển trên mọi địa hình: 
ven biển, đồi núi, trung du 
+ Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, 
không kén đất 
9 
+ Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi 
- Công dụng, ý nghĩa 
+ Tán cây rộng, che bóng mát. 
+ Hoa nở đẹp, tăng vẻ mỹ quan cho không 
gian được trồng. 
+ Hạt rất bùi, có thể ăn được, rễ cây dùng 
làm thuốc, thân để lấy gỗ 
+ Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò 
+ Đi vào thơ ca, nhạc họa 
- Ý nghĩa của cây phượng: 
+ Gắn với nhiều kỉ niệm bên mái trường. 
+ Loài cây mang nhiều ý nghĩa biểu trưng, 
gửi gắm nhiều tình cảm của lứa tuổi học trò. 
* Khái quát cảm nghĩ của bản thân về cây 
phượng (loài cây ý nghĩa, chất chứa nhiều 
cảm xúc, nỗi niềm,....). 
Tiết 3:Luyện tập : 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
Bài tập 1: Lập dàn ý cho đề bài 
sau: 
Giới thiệu về cây lúa Việt Nam 
(Y/c: có sử dụng yếu tố miêu tả và 
biện pháp nghệ thuật) 
 - Hình thức tổ chức luyện tập:hs 
làm việc cá nhân 
- HS thực hiện 
- GV gọi hs trả lời. 
. 
- GV chốt kiến thức 
1. Mở bài: Cây lúa tự giới thiệu chung về bản 
thân 
2. Thân bài: 
* Nguồn gốc: 
- Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan 
trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của 
hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa 
đến nay 
* Đặc điểm: 
- Lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất 
thuộc nhóm ngũ cốc. 
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ 
rỗng 
- Lá lúa có phiến dài mỏng, mọc bao quanh 
thân 
- Hoa lưỡng tính, không có bao hoa; quả có vỏ 
trấu bao ngoài gọi là hạt thóc. 
- Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu 
vàng 
- Hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng 
* Các loại lúa: 
- Có nhiều loại: Lúa tẻ, lúa nếp. Mỗi loại lại có 
nhiều loại nhỏ khác nhau 
- Căn cứ vào thời vụ gieo trồng, có: Lúa chiêm, 
lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu, 
- Căn cứ cách gieo trồng, có: Lúa cấy, lúa sạ, 
10 
lúa trời, 
* Quá trình sinh trưởng: Trải qua nhiều giai 
đoạn 
- Từ hạt thóc – nẩy mầm – lên mạ - thành cây 
lúa – bén rễ - hồi xanh – rồi đẻ nhánh – làm đốt 
– làm đòng – trổ bông – làm hạt – nở hoa – thụ 
phấn – hình thành hạt chín 
- Quá trình tạo hạt: Từ chín sữa chín sáp chín 
hoàn toàn. 
* Ích lợi và vai trò của cây lúa: 
- Là cây lương thực chính nuôi sống con người 
(40% dân số thế giới coi lúa là lương thực 
chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo 
là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất 
dinh dưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit, 
xenlulôzơ, nước, 
- Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất 
khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới) 
- Lúa gạo dùng để chăn nuôi 
- Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm như: 
Bánh, cốm, rượu, 
- Sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong 
nhiều lĩnh vực: 
+ Tấm để sản xuất tinh bột, rượu, cồn, a-xê-
tôn, phấn mịn, thuốc chữa bệnh, 
+ Cám làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong 
công nghiệp dược (sản xuất B1, chữa tê phù., 
làm mỹ phẩm, dầu cám,) 
+ Trấu dùng sản xuất men làm thức ăn gia súc, 
sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn chuồng, 
làm phân bón, chất đốt, 
+ Rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc, sản xuất 
giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, 
trồng nấm rơm, làm chất đốt 
- Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống 
tinh thần của người Việt Nam: 
+ Đó là loại cây tiêu biểu của xứ sở Việt Nam, 
gắn với văn hoá ẩm thực, với nhiều phong tục, 
tập quán của người dân Việt như: Tục gói bánh 
chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng, tục cúng 
cơm mới, thổi cơm thi, 
+ Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, 
nhiều câu chuyện dân gian, nhiều bài thơ bài 
hát 
- Nhánh lúa vàng được thể hiện trên quốc huy 
11 
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước 
CHXHCN Việt Nam 
- Bó lúa còn là biểu trưng cho tình đoàn kết 
hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá 
cờ Asian 
* Cách gieo trồng chăm sóc lúa: 
- Trồng trên ruộng nước 
- Chăm sóc lúa gồm nhiều công việc: Làm cỏ, 
sục bùn, diệt cỏ dại, kích thích ra rễ mới, tưới 
nước, bó phân 
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về cây lúa. 
Bài tập 2 
Viết phần mở bài, kết bài và 1 ý 
trong dàn ý em vừa lập ở bài tập 1: 
Giới thiệu về cây lúa Việt Nam. 
- Hình thức tổ chức luyện tập:hs 
làm việc cá nhân 
- HS thực hiện 
- GV gọi hs trả lời 
- GV chốt kiến thức 
VD phần mở bài: Chúng tôi sinh ra, lớn lên và 
gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng. 
Nói như vậy chắc hẳn các bạn đã biết chúng tôi 
là ai rồi phải không. Tôi là lúa nếp cái hoa 
vàng, một thành viên khá quan trọng không thể 
thiếu trong tập thể họ hàng nhà lúa. Họ nhà lúa 
không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị 
vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn 
là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui 
buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam 
nữa cơ đấy. 
VD đoạn văn giới thiệu về nguồn gốc của cây 
lúa: Không rõ họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt 
trên Trái đất từ bao giờ, nhưng nghe cha ông kể 
lại thì đã từ lâu, rất lâu rồi, chúng tôi đã là một 
loại cây lương thực cổ có vị trí quan trọng 
trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng 
triệu, triệu người từ xa xưa đến nay. Đi khắp 
đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền 
ngược đến miền xuôi, đâu đâu các bạn cũng 
có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng 
tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò 
bay. Cây lúa chúng tôi đã góp phần tạo nên vẻ 
đẹp tuyệt vời vời cho đất nước: 
“Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” 
(Nguyễn Đình Thi) 
III. Củng cố - Dặn dò 
- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học 
- Giao bài tập về nhà: Lập dàn ý cho đề bài sau: Giới thiệu về con trâu trong đời sống 
của con người Việt Nam (Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật) 
Gợi ý: 
12 
1. Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt 
Nam. 
2. Thânbài: 
* Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu: 
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. 
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, 
ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình 
lưỡi liềm 
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con 
* Lợi ích của con trâu: 
- Trong đời sống vật chất: 
+ Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. 
+ Là tài sản quý giá của nhà nông. 
+ Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ 
- Trong đời sống tinh thần: 
+ Con trâu là người bạn gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao đời 
+ Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, 
một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu 
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: 
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. 
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. 
+ Là biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. 
+  
3. Kết bài: 
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt 
Nam. 
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. 
13 
Ngày soạn: Ngày dạy: 
BUỔI 2: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
(Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế 
giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ phát triển của trẻ em) 
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: HS nắm được: 
 - Những nội dung và nghệ thuật cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học trong 
chương trình Ngữ văn lớp 9. 
 - Hệ thống kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 
lớp 9. 
2. Kĩ năng: 
 - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. 
 - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. 
 - Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập 
3. Thái độ, phẩm chất: Giáo dục học sinh có tình cảm yêu mến thiên nhiên, học tập 
và làm theo tấm gương Bác Hồ, biết đấu tranh cho một thế giới hòa bình, yêu quê 
hương đất nước. 
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá, giải 
quyết vấn đề, tương tác, sáng tạo, thưởng thức văn học thẩm mĩ. 
- Năng lực riêng: Tạo lập văn bản. 
II. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: Hướng dẫn ôn tập văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
? Văn bản nhật dụng là gì? 
? Trong VBND đề cập tới những vấn đề 
nào, hãy chỉ rõ yêu cầu của những vấn đề 
đó? 
* Khái niệm VBND: 
- Là những văn bản đề cập đến những 
vấn đề có tính cập nhật và vấn đề cơ 
bản của con người và cộng đồng. 
* Đặc điểm: Đảm bảo ba yếu tố: 
- Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, 
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo 
dục..... 
- Chức năng: Bình luận, tường thuật, 
miêu tả, đánh giá....về những hiện 
tượng của con người và xã hội. 
- Tính cập nhật: Tính thời sự kịp 
thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của 
cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa cơ 
14 
? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học 
trong chương trình ngữ văn lớp 9? 
? Ba văn bản nhật dụng đã học nằm ở đề tài 
nào? 
- Quyền sống của con người: Tuyên bố thế 
giới về sự sống còn và quyền được bảo vệ 
phát triển của trẻ em. 
- Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh: Đấu 
tranh cho một thế giới hòa bình. 
- Hội nhập và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa 
dân tộc: Phong cách Hồ Chí Minh. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập văn 
bản “Phong cách Hồ Chí Minh” 
? Khái quát những nét chính về tác giả, 
xuất xứ văn bản “Phong cách Hồ Chí 
Minh”? 
? Nhắc lại nôi dung chính của văn bản? 
 -Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng 
của Hồ Chí Minh: 
- Phong cách sống và làm việc của Người: 
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh: 
?Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh có 
thể sâu rộng như thế là nhờ những yếu tố 
nào? 
- Nhờ quá trình đi, tiếp xúc nhiều văn hóa 
bản... 
* Các VBND đã học: 
1. Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh 
Trà) 
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa 
bình (Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) 
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, 
quyền được bảo vệ phát triển của trẻ 
em. 
A. Văn bản: Phong cách Hồ Chí 
Minh. 
I. Kiến thức cơ bản. 
1. Tác giả: Lê Anh Trà (1927 – 
1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện 
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 
2. Văn bản: 
- Xuất xứ: phần trích từ bài viết 
Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại 
gắn với cái giản dị, in trong tập Hồ 
Chí Minh và văn hóa Việt Nam, 
Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 
1990. 
3. Nội dung 
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí 
Minh là sự kết hợp hài hòa giữa 
truyền thống văn hóa dân tộc với tinh 
hoa văn hóa nhân loại. 
15 
trên thế giới. 
- Khả năng tự học. 
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng. 
- Hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn 
hóa thế giới một cách uyên thâm. 
- Tiếp thu có chọn lọc. 
? Em học tập được điều gì ở Bác qua văn 
bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà 
văn Lê Anh Trà? 
- Biết học hỏi, siêng năng, chăm chỉ. 
- An cần ở kiệm. 
- Tinh thần tự học. 
- Tiếp nhận những thứ bên ngoài một cách 
chọn lọc. 
? Nêu và phân tích những biện pháp nghệ 
thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách 
Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ 
Chí Minh” của Lê Anh Trà? 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen 
giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu 
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng 
từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi 
giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc. 
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà 
hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn 
hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam. 
4. Nghệ thuật 
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, 
bình luận 
- Chọn lọc chi tiết tiêu biêủ và sắp 
xếp chúng một cách mạch lạc. 
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực. 
II. Luyện tập : 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đề đọc hiểu. 
ĐỀ 1: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước 
lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả 
như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu 
phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp 
khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và 
chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba 
nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được 
một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của 
Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, 
rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. 
Câu hỏi 
16 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương 
Đông của Hồ Chí Minh? 
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để 
làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên. 
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng 10 
câu? 
GỢI Ý 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
2. Đoạn văn đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản 
dị, đạm bạc trong ăn uống. 
3. - Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi) 
- Kết hợp giữa kể và bình luận 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu 
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự 
gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc. 
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng 
tiêu biểu. 
4) HS viết đoạn văn đảm bảo nội dung sau: 
 Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta (1). Giản dị là đơn giản không xa 
hoa, lãng phí, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương (2). 
Lối sống giản dị không phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn 
thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong 
các hoàn cảnh(3). Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính 
trọng (4). Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba 
món(5).Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào (6).Hiện 
nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản (7).Trong đó cũng có nhiều người 
vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa (8). Mọi người ơi (9). 
Chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản (10). 
ĐỀ 2: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh 
Trà viết : 
« .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc 
văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất 
Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng 
thời rất mới, rất hiện đại” 
 (Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 
Câu hỏi : 
1. Ở phần trích trên, tác gỉa đã cho ta thấy vẻ đẹp của phong cách HCM được kết hợp 
hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho 
Người? 
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn, cho biết hiệu 
quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ? 
17 
3. Em hãy suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với 
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. 
GỢI Ý : 
 1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn 
hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc. 
– Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về 
Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam. 
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Tây. Cách dùng từ ấy có 
hiệu quả nghệ thuật cao. Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản 
sắc Phương Đông trong con người Bác. 
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập: 
– Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự 
giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước. 
– Trách nhiệm thế hệ trẻ: 
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; + Nêu cao tinh 
thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống 
yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di 
sản, di tích lịch sử, 
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những 
ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. 
 – Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng 
đồng lòng, chung tay góp sức. 
Tiết 2: Hướng dẫn ôn tập văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt 
? Chủ đề của văn bản “Đấu tranh 
cho một thế giới hòa bình”? 
 - Văn bản kêu gọi toàn nhân loại 
đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt 
nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên 
trái đất. 
? Nhắc lại những nét chính về tác 
giả, xuất xứ văn bản? 
- Ông là tác giả của nhiều tiểu 
thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo 
khuynh hướng hiện thực huyền ảo. 
- "Trăm năm cô đơn" (1967) là 
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được 
giới phê bình văn học đánh giá là một 
trong những cuốn sách hay nhất thế 
giới trong những năm 60 của thế kỷ 
XX. 
- Năm 1982, Mác-két được tặng 
I. Kiến thức cơ bản. 
1. Tác giả. 
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-
lôm-bi-a, sinh năm 1928. 
2. Văn bản. 
- Xuất xứ: Văn bản trích từ bài tham luận 
nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các 
nguyên thủ của các nước thuộc châu Á, Âu, 
Phi, Mĩ-La-tinh vào tháng 8 năm 1986, tại 
Mê-hi-cô. 
18 
giải thưởng Nô- ben về văn học. 
? Khái quát về nội dung của văn 
bản? 
? Nội dung của văn bản được triển 
khai bằng một hệ thống luận điểm, 
luận cứ như thế nào? 
- Nội dung của văn bản được triển 
khai bằng một hệ thống luận điểm, 
luận cứ chặt chẽ: 
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được 
tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái 
đất và các hành tinh khác trong hệ 
mặt trời. 
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi 
khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: xã 
hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo 
dục Những chi phí khổng lồ cho 
chạy đua vũ trang đã cho thấy tính 
chất phi lý của việc đó. 
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi 
ngược lại lý trí của loài người mà còn 
ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại 
sự tiến hóa. 
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có 
nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh 
hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới 
hòa bình. 
? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản? 
3. Nội dung 
- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp 
của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ 
trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng 
như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm 
vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ 
đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 
4. Nghệ thuật 
- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện 
chặt chẽ. 
- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều 
lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn. 
 - Sử dụng phép so sánh thích hợp, có 
hiệu quả. 
 - Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong 
phú và đặc biệt là lòng nhiệt tì

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_day_them_ngu_van_9_bo_2.pdf