Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 32: Các khu vực Châu Phi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được các đặc điểm điểm tự nhiên các khu vực Bắc Phi và Trung Phi

- So sánh được các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực Bắc Phi và Trung Phi

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ, tranh ảnh Địa lý

 

docx 7 trang phuongnguyen 27/07/2022 21200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 32: Các khu vực Châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 32: Các khu vực Châu Phi

Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 32: Các khu vực Châu Phi
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được các đặc điểm điểm tự nhiên các khu vực Bắc Phi và Trung Phi
- So sánh được các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực Bắc Phi và Trung Phi
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ, tranh ảnh Địa lý
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học.
- Nhân ái: đồng cảm với những khó khăn của người dân các khu vực Bắc Phi, Trung Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế ba khu vực châu Phi.
- Bản đồ kinh tế châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh xem video và nhảy theo video.
- Hs trả lời được câu hỏi của giáo viên.
+ Tuy cuộc sống nghèo khó nhưng rất lạc quan, yêu đời
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video và nhảy khởi động theo nhạc để thay đổi không khí học tập
Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=vSdN6SWAMkg&feature=youtu.be&fbclid=IwAR2OiSWkEPEXfSznZOq913n07KS_F85wZJdWW0WsvD2XgsMMNLP8e
Bước 2: GV đặt câu hỏi có vấn đề cho HS: Các em có cảm nhận gì về các bạn nhỏ Châu Phi tham gia điệu nhảy trong video?
Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài
Tự nhiên của Châu Phi rất khắc nghiệt, kinh tế Châu Phi còn nghèo nàn. Tuy nhiên đặc điểm tự nhiên- Kinh tế- xã hội Châu Phi cũng có sự khác nhau giữa các khu vực Châu Phi. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khu vực Bắc Phi (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 101 kết hợp quan sát hình 32.1, 32.2, 32.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành phiếu học tập
Nội dung chính
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Bắc Phi
Phía Bắc
Phía Nam
Địa hình
At-lat là dãy núi trẻ nằm ở TB châu lục; các đồng bằng ven ĐTH
Hoang mạc nhiệt đới( HM Sahara)
Khí Hậu
Địa Trung Hải
KH hoang mạc khô và nóng
Cảnh quan tự nhiên
Rừng lá rộng ở sườn đón gió; Vào sâu nội địa là Xavan và cây bụi
Cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; Ốc đảo có cây cối xanh tốt
Dân cư
Người Ả Rập, Becbe
Chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it
Tôn giáo
Hồi giáo
Các hoạt động kinh tế chính
 Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ; khí đốt; phốt phát và du lịch
Trồng lúa, oliu, cây ăn quả cận nhiệt đới
Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác và chế biến dầu mỏ
Trồng các loại cây: lạc, ngô, bông
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Bắc Phi
Phía Bắc
Phía Nam
Địa hình
At-lat là dãy núi trẻ nằm ở TB châu lục; các đồng bằng ven ĐTH
Hoang mạc nhiệt đới( HM Sahara)
Khí Hậu
Địa Trung Hải
KH hoang mạc khô và nóng
Cảnh quan tự nhiên
Rừng lá rộng ở sườn đón gió; Vào sâu nội địa là Xavan và cây bụi
Cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; Ốc đảo có cây cối xanh tốt
Dân cư
Người Ả Rập, Becbe
Chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it
Tôn giáo
Hồi giáo
Các hoạt động kinh tế chính
 Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ; khí đốt; phốt phát và du lịch
Trồng lúa, oliu, cây ăn quả cận nhiệt đới
Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác và chế biến dầu mỏ
Trồng các loại cây: lạc, ngô, bông
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp 4 nhóm
GV phát phiếu học tập cho HS.
GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ 32.1 và 32.3/ SGK, tranh ảnh và nội dung SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhóm 1+2
PHIẾU HỌC TẬP
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Bắc Phi
Phía Bắc
Phía Nam
Địa hình
Khí Hậu
Cảnh Quan tự nhiên
Nhóm 3+4
Kinh tế- Xã hội
Bắc Phi
Dân cư
Chủng tộc
Tôn giáo
Các hoạt động kinh tế chính
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khu vực Trung Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các đặc điểm điểm tự nhiên các khu vực Trung Phi
- So sánh được các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực Bắc Phi và Trung Phi
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 103, 104 kết hợp quan sát hình 32.1, 32.3, 32,4, 32,5 để trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành phiếu học tập.
Nội dung chính
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
Chủ yếu là các bồn địa
Địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo
Khí Hậu
KH Xích đạo ẩm: nóng, mưa nhiều
KH nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô
KH gió mùa Xích đạo
Cảnh quan tự nhiên
Rừng rậm xanh quanh năm( Xích đạo ẩm)
Rừng thưa, Xavan( Nhiệt đới)
Xavan công viên;
Rừng rậm ở sườn đón gió
Dân cư
Là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu
Chủng tộc
Nê-gro-it
Tôn giáo
Tín ngưỡng đa dạng
Các hoạt động kinh tế chính
Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền; khai thác lâm sản; trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
Chủ yếu là các bồn địa
Địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo
Khí Hậu
KH Xích đạo ẩm: nóng, mưa nhiều
KH nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô
KH gió mùa Xích đạo
Cảnh quan tự nhiên
Rừng rậm xanh quanh năm( Xích đạo ẩm)
Rừng thưa, Xavan( Nhiệt đới)
Xavan công viên;
Rừng rậm ở sườn đón gió
Dân cư
Là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu
Chủng tộc
Nê-gro-it
Tôn giáo
Tín ngưỡng đa dạng
Các hoạt động kinh tế chính
Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền; khai thác lâm sản; trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp 4 nhóm
GV phát phiếu học tập cho HS.
GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ 32.1 và 32.3/ SGK, tranh ảnh và nội dung SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhóm 1+2
PHIẾU HỌC TẬP
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
Khí Hậu
Cảnh Quan tự nhiên
Nhóm 3+4
Kinh tế- Xã hội
Trung Phi
Dân cư
Chủng tộc
Tôn giáo
Các hoạt động kinh tế chính
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng
CH: Các em có suy nghĩ gì về hành động của cô bé Katherina 7 tuổi, người Mỹ? Bản thân các em có thể làm gì để giúp đỡ những người bạn Châu Phi?
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=XywRtZj0RF8
Bước 2: GV cho HS xem video
Bước 3: Gv gọi ngẫu nhiên các học sinh trả lời xoay vòng, để lấy càng nhiều ý tưởng càng tốt
Bước 4: GV khen ngợi, động viên HS hãy biến suy nghĩ thành những hành động cụ thể, để có thể giúp người dân Châu Phi, nhất là những em nhỏ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu mỗi HS hãy viết 1 bức thư gửi đến một người bạn Châu Phi với chủ đề” Chia sẻ-kết nối yêu thương” thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà các bạn đã gặp phải; động viên, khích lệ các những người bạn vươn lên trong cuộc sống.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_7_cong_van_5512_bai_32_cac_khu_vuc_chau_phi.docx