Giáo án Địa lí 9 (Công văn 5512) - Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội, những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế, xã hội

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được vai trò, ý nghĩa của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

docx 6 trang phuongnguyen 24320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 (Công văn 5512) - Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 9 (Công văn 5512) - Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Giáo án Địa lí 9 (Công văn 5512) - Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội, những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế, xã hội
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được vai trò, ý nghĩa của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.
- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Tranh ảnh về vùng duyên hải Nam Trung Bộ
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- HS gợi nhớ, huy động hiểu biết của bản thân về các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát một số tranh ảnh của vùng và nêu được các tài nguyên của vùng.
c) Sản phẩm:
HS nêu được các tài nguyên như biển, cá, tôm, địa điểm du lịch,
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp một số hình ảnh các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và yêu cầu HS nhận biết: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những tài nguyên thiên nhiên gì thuận lợi phát triển kinh tế?
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ( 8 phút)
a) Mục đích:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 
- Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Diện tích 44.254km2
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp BTB;
+ Phía Tây Bắc giáp Lào;
+ Phía Tây Nam giáp ĐNB
+ Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
+ Tây giáp Tây Nguyên.
- Hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng→ Bình Thuận 
- Nhiều đảo,quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Ý nghĩa: 
+ Là cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa Tây Nguyên với biển Đông.
+ Có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế giữa Bắc –Nam; nhất là Đông –Tây. Đăc biệt về an ninh quốc phòng.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi
Xác định vị trí địa lí trên lược đồ. Diện tích: 44.254km2
Tên các tỉnh thành phố trong vùng: HS xác định trên lược đồ.
Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng: Là cầu nối giữa BTB với ĐNB, giữa Tây Nguyên với biển Đông.
Xác định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ, đảo Lí Sơn, Phú Quý: HS xác định trên lược đồ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Cho HS quát sát hình 25.1
Xác định vị trí địa lí, diện tích?
Đọc tên các tỉnh thành phố trong vùng 
Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
Xác định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ, đảo Lí Sơn, Phú Quý
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên thiên nhiên (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi và khó khăn của vùng với phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định trên bản đồ (Atlat) vị trí và tên một số tài nguyên thiên nhiên, cảnh đẹp tự nhiên của vùng và vai trò của chúng trong phát triển kinh tế của vùng.
- Vấn đề bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo của vùng rất quan trọng.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm:
- Núi gò đồi phía Tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chía cắt,
bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vũng, vịnh
Thuận lợi:
- Tài nguyên nổi bật là kinh tế biển:
+ Biển rộng, nhiều hải sản thuận lội cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
+ Nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi phát triển du lịch (Non Nước, Quy Nhơn, Cam Rang, Nha Trang, Mũi né...)
+ Nhiều vũng vịnh, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh...)
- Có một số khoáng sản: vàng, ti tan, cát thủy tinh
 Khó khăn: Nhiều thiên tai (hạn hán, bão, lũ lụt, sa mạc hóa)
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.
Nhóm 1 và 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng: 
- Địa hình núi, gò đồi ở phía Tây; đồng bằng hẹp ở phía Đông do bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
Nhóm 3 và 4: Thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
- Vùng biển có tiềm năng về du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, yến sào; 
- Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây CN ngắn ngày.
- Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Rừng có nhiều gỗ, quế, trầm hương, sâm quy
- Khoáng sản chính của vùng là cát thủy tinh, vàng, ti tan.
Nhóm 5 và 6: Khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng: 
- Diện tích rừng còn ít. Hiện tượng sa mạc hóa có xu hướng mở rộng.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS 
Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng 
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; HS, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư xã hội (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày và phân tích được đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm dân cư xã hội của vùng trong phát triển kinh tế xã hội.
- Đưa ra giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa khu vực phía tây và đông.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác biển, nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn
- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- Số dân của vùng: 9,3 triệu người ( 2017)
- Đặc điểm phân bố dân cư: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng ven biển phía Đông.
- Sự khác biệt phân bố dân cư và hoạt động kinh tế ở phía đông và phía tây của vùng:
+ Đồng bằng: người kinh chủ yếu một bộ phận nhỏ người chăm, MĐDS cao phân bố ở thành phố , thị xã, kinh tế : Công nghiệp thương mại, du lịch khai thác nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng đồi: Chủ yếu là dân tộc Cơtu, đê,.. MĐDS thấp, hộ nghèo cao; chăn nuôi gia súc lớn rừng, cây công nghiệp.
- Tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước: Còn thấp hơn so với cả nước.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Dựa vào SGK cho biết số dân của vùng?
- Nêu đặc điểm phân bố dân cư? 
- Dựa vào bảng 25.1 Trình bày sự khác biệt phân bố dân cư và hoạt động kinh tế ở phía đông và phía tây của vùng?
- Dựa vào bảng 25.2 nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước.
Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Tiêu chí
Đơn vị
Năm
Duyên hải
Nam Trung Bộ
Cả nước
Mật độ dân số 
Người/km2 
2017
209
283
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 
% 
2017
0,66
0,81
Tỉ lệ hộ nghèo 
% 
2016
6,4
5,8
Thu nhập bình quân đầu người/tháng 
Nghìn đồng 
2016
2694,7
3097,6
Tỉ lệ người lớn biết chữ 
% 
2017
94,4
95,1
Tuổi thọ trung bình 
Năm 
2019
73,7
73,6
Tỉ lệ dân số thành thị 
% 
2017
37,3
35,0
Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án tuỳ theo cách hiểu của học sinh.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Để phát triển kinh tế bền vững người dân Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải làm gì?
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và mô tả lại hiện tượng sa mạc hoá ở Ninh Thuận, Bình Thuận và đề xuất biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng này.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_9_cong_van_5512_bai_25_vung_duyen_hai_nam_tru.docx