Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 1-3 - Trần Chí Nguyện

theo kinh tuyến 800Đ, từ vùng cực bắc đến xích đạo có những đới khí hậu nào?

 + Cho biết giới hạn của mỗi đới khí hậu?

- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức (Đới khí hậu cận cực và cực: Nằm khoảng từ VCB đến cực Bắc; đới

doc 12 trang Bảo Anh 08/07/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 1-3 - Trần Chí Nguyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 1-3 - Trần Chí Nguyện

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 1-3 - Trần Chí Nguyện
Tuần: 1	 Ngày soạn: 07/9/2020
Tiết: 1	 Ngày dạy:
XI. CHÂU Á
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS trình bày được những kiến thức cơ bản về: Các đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí, kích thước, giới hạn, đặc điểm và khoáng sản châu Á.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
- Phát triển tư duy địa lí, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên.
- Giao tiếp và tự nhận thức (HĐ1, 2).
- Tư duy, xử lí thông tin (HĐ1).
3. Thái độ: 
- Ý thức nghiên cứu các đối tượng tự nhiên do ảnh hưởng của vị trí, địa hình châu Á.
- Giáo dục ý thức BVMT.
4. Định hướng phát triển năng lực: 	
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên: 	
- Bản đồ địa lí thế giới. 
 - Bản đồ tự nhiên châu Á.
 - Tranh ảnh các dạng địa hình châu Á.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
 III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Nhắc lại sơ lược kiến thức địa lí 7.
3. Bài mới: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút) 
Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước châu Á
Hoạt động: thảo luận nhóm :4 nhóm
- GV: Treo bản đồ địa lí châu Á trên thế giới, G/thiệu. 
- Mỗi nhóm thảo luận một nội dung
Nội dung thảo luận: 
Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ
Nội dung nhóm 1:
- Dựa vào H1.1sgk và b/đồ treo tường. Hãy xác định điểm cực bắc, nam, đông, tây, nam trên vĩ độ địa lí nào?
Nội dung nhóm 2: 
- Dựa vào H1.1 sgk và bản đồ treo tường, cho biết: Châu Á tiếp giáp với đại dương nào và châu lục nào? 
Nội dung 3: 
- Dựa vào H1.2 sgk, xác định chiều dài châu Á (từ A đến B), chiều rộng châu Á (từ C đến D) là bao nhiêu km? Điều đó nói lên đặc điểm về hình dạng kích thước châu Á?
Nội dung 4:
- Dựa vào nội dung phần 1 sgk. Hãy cho biết diện tích lãnh thổ châu Á? Hãy so sánh diện tích lãnh thổ châu Á với các châu vừa học.
Bước 2: Các nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét.
Vị trí địa lí, kích thước châu Á
- Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á -Âu.
- Nằm trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc (770B đến 1016’B).
- Giáp với 3 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. 
- Giáp với 2 châu: châu Âu, châu Phi.
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích: 44,4 triệu km2.
Hoạt động 2: Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á
Hoạt động: Cá nhân, cặp
- Dựa vào bản đồ Châu Á và H1.2, hãy cho biết:
 + Tìm các dãy núi chính? Phân bố? Hướng núi chính? 
 + Tìm các sơn nguyên chính? phân bố ?
 + Em nhận xét hệ thống núi, sơn nguyên châu Á như thế nào?
 + Tìm các đồng bằng chính ? Phân bố?
Hoạt động theo cặp:
Bước 1: Chia cặp phân công nhiệm vụ.
Nội dung thảo luận: 
 Sự phân bố giữa núi, sơn nguyên, đồng bằng như thế nào? Kể tên các con sông lớn chạy qua đồng bằng nào? Cho biết nguồn gốc hình thành đồng bằng châu Á?
Bước 2: Các cặp thảo luận.
Bước 3: Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét.
Hoạt động cá nhân:
- Dựa vào H1.2, cho biết châu Á có những khoáng sản nào? Quan trọng nhất là khoáng sản nào? 
+ Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở khu vực nào?
GV g/thiệu thêm dầu mỏ châu Á.
Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Địa hình:
 - Nhiều hệ thống núi cao và đồ sộ nhất thế giới.
 - Hệ thống núi và sơn nguyên phân bố chủ yếu trung tâm lục địa.
 - Núi có 2 hướng chính: Đ-T, B-N.
 - Có nhiều đồng bằng lớn, phân bố rìa lục địa 
 - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẻ, 
- Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp
b. Khoáng sản:
Châu Á có khoáng sản phong phú và có trử lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, crôm, kim loại màu,
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
*Tổng kết:
 - Lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước châu Á.
 - Nêu đặc điểm địa hình châu Á. Xác định các dạng địa hình châu Á trên bản đồ. 
*BT trắc nghiệm
 Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á là
 a. Đông Á. b. Nam Á. c. Trung Á. d. Tây Nam Á.
*Hướng dẫn học tập:
- Học bài cũ. 
 - Soạn bài mới: Khí hậu châu Á.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 2	 Ngày soạn: 07/9/2020
Tiết: 2	 Ngày dạy:
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần: 
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nắm tính đa dạng, phức tạp của khí hậu châu Á và giải thích được vì sao châu Á có nhiều khí hậu.
 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kĩ năng: 
 - Nâng cao kĩ năng, phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trên đồ sự phân bố các đới và các kiểu khí hậu.
 - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí, kích thước, địa hình. 
 - Mô tả đặc điểm khí hậu.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức nghiên cứu khí hậu châu Á có liên quan đến khí hậu Việt Nam.
- Giao tiếp và tự nhận thức (HĐ1, 2).
- Giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ 2).
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 1. Giáo viên:
 - Lược đồ các đới khí hậu châu Á.
 - Các biểu đồ khí hậu phóng to (tr.9 SGK).
 - Bản đồ tự nhiên và bản đồ câm châu Á.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình bài giảng:
 1.Ổ định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Nêu vị trí địa lí, kích thước châu Á?
- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản?
 3. Bài mới: Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút) Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng
 Hoạt động: cá nhân.
 - Quan sát H2.1 và b/đồ tự nhiên châu Á, cho biết:
 + Dọc theo kinh tuyến 800Đ, từ vùng cực bắc đến xích đạo có những đới khí hậu nào?
 + Cho biết giới hạn của mỗi đới khí hậu? 
- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức (Đới khí hậu cận cực và cực: Nằm khoảng từ VCB đến cực Bắc; đới khí hậu ôn đới: Nằm trong khoảng từ 400B đến VCB; đới khí hậu cận nhiệt: Nằm khoảng từ CTB đến 400B; đới khí hậu nhiệt đới: Nằm khoảng từ CTB đến 50B; khí hậu xích đạo: Từ 50B đến 50N.
 + Tại sao châu Á phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau? 
+ Dựa vào H2.1 và b/đồ tự nhiên châu Á, cho biết:
 - Trong đới khí hậu ôn đới; cận nhiệt; nhiệt đới. Có những kiểu khí hậu nào? Đới nào phân hóa có nhiều kiểu khí hậu?
 - Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa.
- Tại sao khí hậu châu Á có sự phân hóa nhiều kiểu khí hậu? (Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển).
- Theo hình 2.1, có đới khí hậu nào không phân hóa thành các kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? (Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm; đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị quanh năm).
Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng
- Do lãnh thổ trãi dài từ vùng cực đến gần xích đạo nên khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
- Mỗi đới khí hậu thường phân bố nhiều kiểu khí hậu khác nhau tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.
Hoạt động 2: (17 phút) Các kiểu khí hậu phổ biến của châu Á
*Hoạt động nhóm: 3 nhóm.
- Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ.
 + Nhóm 1: Dưa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Yangun.
 + Nhóm 2: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Eriat.
 + Nhóm 3: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Ulanbato.
 *Nội dung thảo luận: 
 - Hãy xác định địa điểm đó nằm trong kiểu khí hậu nào?
 - Nêu đặc điểm khí hậu: mùa hạ, mùa đông (nhiệt độ, lượng mưa) và giải thích, nguyên nhân.
Bước 2: Các nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
 a. Các kiểu khí hậu gió mùa: có 2 mùa.
 - Mùa đông: Lạnh, khô, ít mưa.
 - Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều. 
*Phân bố:
 - Gió mùa nhiệt đới: Nam Á, Đông Nam Á.
 - Gió mùa nhiệt và ôn đới: Đông Á.
 b. Các kiểu khí hậu lục địa: có 2 mùa.
 - Mùa đông: Lạnh, khô.
 - Mùa hạ: Nóng, khô.
 - Biên độ nhiệt ngày, đêm và các mùa trong năm rất lớn. Cảnh quan hoang mạc phát triển.
 *Phân bố: vùng nội địa và Tây Nam Á.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
*Tổng kết:
- Vì sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng và phức tạp?
 - Nêu đặc điểm cơ bản kiểu khí hậu gió mùa và lục địa? 
*Bài tập trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất.
Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của khí hậu châu Á
Do châu Á có diện tích rộng lớn nhất. 	 
Do địa hình châu Á cao, đồ sộ nhất.
Do vị trí của châu Á trãi dài từ 77044’B-1016’B. 
Do châu Á nằm giữa 3 đại dương.
*Hướng dẫn học tập:
- Học bài cũ.
- Soạn bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á.
Tuần: 3	 Ngày soạn: 07/9/2020
Tiết: 3	 Ngày dạy:
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS: cần nắm được.
- Đặc điểm chung của sông ngói châu Á
- Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển. Có nhiều hệ thống sông lớn
- Đặc điểm một số hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân.
- Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân sự phân hóa đó.
- Thuận lợi và khó khăn tự nhiên châu Á.
Kĩ năng:
- Biết sự dụng bản đồ để tìm đặc đểm sông ngòi và cảnh quan của châu Á. 
- Xác định trên bản đồ vị trí các cảnh quan tự nhiên các hệ thống sông lớn. 
- Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. 
3. Thái độ:
- Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh.
- Giao tiếp và tự nhận thức (HĐ1, 2).
- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích so sánh. (HĐ1, 2).
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ cảnh quan châu Á, tranh ảnh cảnh quan tự nhiên vhâu Á. 
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
- Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định các đới khí hậu trên bản đồ?
- Giải thích sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khí hậu châu Á?
3. Bài mới: Chúng ta đã biết địa hình và khí hậu châu Á rất phức tạp và đa dạng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sông ngòi và cảnh quan châu Á. Vậy, chúng ảnh hưởng như thế nào tới sông ngòi, cảnh quan châu Á? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: (16 phút) Đặc điểm sông ngòi châu Á
Hoạt động: cá nhân / nhóm
Dựa vào H1.2, cho biết:
- Đặc điểm chung sông ngòi châu Á?
- Hãy kể tên các sông lớn của Châu Á? (Lê na,Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng......)
- Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á, bắc nguồn từ khu vực nào và đổ vào biển, đại dương nào?
Thảo luận nhóm: 3 nhóm	
*Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ
- Mỗi nhóm tìm hiểu 1 khu vực với nội dung:
- Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, cho biết:
- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi.
- Sự phân bố mạng lưới sông ngòi.
- Chế độ nước sông ngòi.
*Bước 2: các nhóm thảo luận
*Bước 3: đại diện từng nhóm trình bày.
* Bước 4: gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
Nêu giá trị kinh tế sông ngòi châu Á. GV liên hệ giá trị kinh tế sông ngòi nước ta.
Đặc điểm sông ngòi:
- Châu Á có hệ thống sông ngòi khá phát triển, có nhiều sông lớn. 
- Phân bố không đều.
- Chế độ nước phức tạp:
+ Khu vực Bắc Á: Mạng lưới sông dày đặc, mùa đông đóng băng, mùa xuân hạ có lũ do băng tan.
 + Khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan.
 + Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Có mạng lưới sông dày đặc, sông nhiều nước, chế độ nước sông lên xuống theo mùa.
- Giá trị kinh tế: giao thông, thủy điện, sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Hoạt động 2: (18 phút) Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
Hoạt động: cá nhân/cặp.
- Dựa vào H3.1 cho biết:
+ Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kết hợp H2.1 và H3.2, cho biết: tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ?
+ Dọc vĩ tuyến 400B tính từ tây sang đông có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
+ Kể tên các cảnh quan phân bố khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa khô hạn?
+ Kể tên các cảnh quan thuộc đới khí hậu: ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới?
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan?
Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
- Do địa hình, khí hậu châu Á đa dạng nên cảnh quan tự nhiên cũng rất đa dạng.
+ Rừng lá kim, nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt rừng nhiệt đới ẩm, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới gió mùa.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao, nhiệt đới khô và ôn đới lục địa. 
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan:do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu.......
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
*Tổng kết: Đánh dấu (X) vào cột thích hợp trong bảng sau để thể hiện mối quan hệ giữa các đới cảnh quan tự nhiên với khí hậu tương ứng châu Á.
Đới cảnh quan
KH cực và
cận cực
KH ôn
đới
KH cận
nhiệt
KH nhiệt
đới
KH
Xích đạo
Hoang mạc và nữa hoang mạc
Xa van, cây bụi 
Rừng nhiệt đới ẩm
Rừng cận nhiệt đới ẩm
Rừng và cây bụi lá cứng 
Thảo nguyên 
Rừng hổn hợp 
Rừng lá kim
9. Đài nguyên
x
x ôn đới lục địa
x (ôn đới lục địa)
x (ôn đới gió mùa)
x (ôn đới lục địa)
x cận nhiệt lục địa
x cận nhiệt gió mùa
x cận nhiệt ĐTH
x nội địa nhiệt đới gió mùa
x nhiệt đới gió mùa
x
 Hướng dẫn học tập:
- HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2 sgk.
- Ôn lại kiến thức Địa lí “Môi trường nhiệt đới gió mùa”: Hướng gió, tích chất, nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. 
- Ôn lại đặc điểm khí hậu châu Á. Để tiết sau làm bài thực hành “Phân tích hoàn lưu gió mùa châu Á”.
Tuần: 4	 Ngày soạn: 07/9/2020
Tiết: 4	 Ngày dạy:
Bài 4: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Qua bài HS hiểu rõ
- Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
- Tìm hiểu nội dung loại b/đồ mới: B/đồ phân bố khí áp và hướng gió. 
2. Kĩ năng: Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu địa lí.
- Giao tiếp và tự nhận thức (HĐ1, 2).
- Giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh phân tích (HĐ1, 2).
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Bản đồ khí hậu châu Á, hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ châu Á. 
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á, và đặc điểm các hệ thống sông ngòi châu Á.
 - Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Phân bố.
3. Bài mới: (1 phút) GV giới thiệu bài nội dung thực hành.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: (17 phút)
Hoạt động: cá nhân/nhóm
- HS quan sát H4.1 và H4.2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm được đề cập trong bài thực hành. 
 Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng gì? (Bằng các đường đẳng áp).
Thế nào là đường đẳng áp ? (là đường nối các điểm có trị số khí áp khác nhau).
Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, áp cao trên bản đồ? (áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm; áp cao: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng). 
 Để xác định hướng gió ta dựa vào đâu? (Gió thổi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp).
Sự thay đổi khí áp theo mùa là do đâu? (Do sự sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa). 
Thảo luận nhóm: 
- Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ.
Các nhóm dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp với kiến thức đã học hoàn thành bài tập ở mục 1, 2 SGK. 
- Bước 2: Các nhóm thảo luận
- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.
- Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
1. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ
Bảng 1: Hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á.
Khu vực
Hướng gió mùa Đông
Hướng gió mùa Hạ
Đông Á
Tây Bắc - Đông Nam
Đông Nam -Tây Bắc
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc - Tây Nam
Nam, Tây Nam - Đông Bắc
Nam Á
Đông Bắc- Tây Nam
Tây Nam - Đông Bắc.
 Hoạt động 2: (17 phút)
Hoạt động theo nhóm: 
- Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ.
 HS dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp kiến thức đã học làm bài tập 3 sgk 
- Bước 2: Các nhóm thảo luận
- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.
- Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
2. Tổng kết
Mùa
Khu vực
Hướng 
gió chính
Từ áp cao 
đến áp thấp
Mùa đông
Đông Á
Tây Bắc - Đông Nam
Xi- bia-> A-lê-ut
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc - Tây Nam
Xi-bia-> Xích đạo
Ô-xtrây-li-a
Nam Á
Đông Bắc - Tây Nam
Xi-bia-> Xích đạo
Ô-xtrây-li-a, Nam Ấn Độ Dương
Mùa hạ
Đông Á
Đông Nam - Tây Bắc
Ha Oai -> Iran
Đông Nam Á
Nam, Tây Nam - Đông Bắc
Nam ấn Độ Dương, Ôxtrâylia -> Iran
Nam Á
Tây Nam - Đông Bắc
Nam Ấn Độ Dương, Ôxtrâylia
-> Iran
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
*Tổng kết:
- Cho biết sự khác nhau về hoàn lưu gió mùa châu Á ở mùa đông và mùa hạ.
- Đặc điểm thời tiết về mùa đông và mùa hạ ở khu vực gió mùa châu Á.
 - Sự khác nhau thời tiết về thời tiết ở mùa đông và mùa hạ khu vực gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới sinh hoạt và sản xuất của con người trong khu vực? 
*Hướng dẫn học tập:
Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. 
5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_1_3_tran_chi_nguyen.doc