Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa (tiết 1) - Năm học 2018-2019
Tiết 53: Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (tiết 1)
- Xuân Quỳnh -
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Xuân Quỳnh.
- Bước đầu cảm nhận tác động của tiếng gà trưa đã khơi mạch cảm xúc và khơi gợi những tình cảm quê hương trong lòng người chiến sĩ.
- Nhận ra và hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ được tác giả sử dụng trong phần đầu văn bản.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu một văn bản thơ hiện đại.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước; biết xúc cảm với những điều bình dị trong cuộc sống
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa (tiết 1) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa (tiết 1) - Năm học 2018-2019
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018 – 2019 Giáo viên dự thi: Nguyễn Minh Trang Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng – Đa Mai - TP Bắc Giang Ngày giảng: Sáng 28/11/2018 Tại lớp: 7D – Trường THCS Dĩnh Kế – Dĩnh Kế – TP Bắc Giang ----------------------------------------------------------- Ngày soạn: 25/11/2018 Ngày dạy: 28/11/2018 Tiết 53: Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (tiết 1) Xuân Quỳnh - I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét khái quát nhất về tác giả Xuân Quỳnh. - Bước đầu cảm nhận tác động của tiếng gà trưa đã khơi mạch cảm xúc và khơi gợi những tình cảm quê hương trong lòng người chiến sĩ. - Nhận ra và hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ được tác giả sử dụng trong phần đầu văn bản. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu một văn bản thơ hiện đại. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước; biết xúc cảm với những điều bình dị trong cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: + Giáo án word, bài giảng powerpoint. + Máy chiếu. + Bảng nhóm, bút dạ. + Phiếu học tập. 2. Học sinh: + SGK, vở ghi, soạn bài. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 ph) Hình thức: Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: a. Khởi động: (2 ph) Trong cuộc sống các em đã rất quen thuộc với “tiếng gà”. Trong văn thơ, cũng có rất nhiều nhà thơ đã dùng tiếng gà để khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Đó là tiếng gà trong thơ Trần Đăng Khoa: “Tiếng Gà Giục quả Na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt” hay tiếng gà gáy não nùng nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư trong bài Nắng mới: “Mỗi lần nắng hắt bên sông Xao xác gà trưa gáy não nùng” Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng viết về tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: “ Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế Gà lại dồn thêm những tiếng gáy trưa” (Nhớ tuổi thơ) Và hôm nay, đến với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, chúng ta một lần nữa lại được bắt gặp cái âm thanh quen thuộc ấy, âm thanh của làng quê Việt Nam. b. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1:Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung về văn bản: - Qua phần soạn bài ở nhà, em hãy cho biết bài thơ Tiếng gà trưa cần đọc với giọng đọc như thế nào? GV: (chiếu hướng dẫn đọc: Giọng vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả, biểu cảm của nhà thơ. - Chú ý đọc với nhịp 3/2, 2/3; nhấn mạnh điệp câu Tiếng gà trưa ở đầu các đoạn thơ. - Đoạn cuối đọc giọng nhẹ nhàng, hơi lên cao giọng như tiếng người cháu gọi bà. GV: đọc mẫu khổ 1, 2 GV: gọi 2 học sinh đọc tiếp văn bản. HS: lắng nghe và nhận xét phần đọc của bạn. GV: nhận xét phần đọc bài của HS. GV : chú ý các từ khó trong bài thơ thông qua bài tập nhanh (chiếu bài tập và hướng dẫn học sinh). Bài tập nhanh: Điền các từ sau đây (lang mặt, sương muối, chéo go, trúc bâu) vào chỗ trống sao cho hợp lý: (1) hiện tượng da mặt có những đám trắng loang lổ do một thứ nấm gây ra. (2) hiện tượng đông thành những hạt băng trắng xáo phủ trên mặt đất và cây cỏ, trông như muối, chỉ xuất hiện khi thời tiết lạnh, có hại đối với cây cối và loài vật (3) loại vải dày, trên mặt vải có những đường dệt chéo song song với nhau theo bề ngang khổ vải. (4) loại vải trắng dày dệt bằng sợi bông thông thường. Chiếu đáp án: (1) lang mặt (2) sương muối (3) chéo go (4) trúc bâu GV : Dẫn sang phần 2: chú thích - Dựa vào phần chú thích (*) SGk/ 150 và phần chuẩn bị bài ở nhà, em có thể nêu đôi nét về nữ nhà thơ Xuân Quỳnh? HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức về tác giả: - Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Bà là một nhà thơ nữ xuất sắc. - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị. - Xuân Quỳnh có phong cách thơ trẻ trung, sôi nổi, chân thành, thiết tha, giàu nữ tính. GV: Chiếu hình ảnh về nhà thơ Xuân Quỳnh. + Chiếu hình ảnh một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh. GV: mở rộng kiến thức: Tuổi thơ Xuân Quỳnh nhiều mất mát, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, nhà thơ sống với bà ở La Khê – Hà Tây. Bà giống như một người mẹ của Xuân Quỳnh. Chính vì thế, tình cảm của Xuân Quỳnh với bà vô cùng sâu nặng.Tình cảm bà cháu thắm thiết này các em cũng sẽ thấy được sau khi tìm hiểu toàn bộ bài thơ Tiếng gà trưa. GV: Giới thiệu thêm một số tác phẩm chính của Xuân Quỳnh (chiếu hình ảnh). - Bài thơ Tiếng Gà trưa được viết trong hoàn cảnh nào? (Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Em hãy cho cô biết xuất xứ của bài thơ? (bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968)) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV mở rộng: sau này bài thơ được in lại trong tập Sân ga chiều em đi - 1984. - Em có thể nhận xét gì về thể thơ của bài “Tiếng gà trưa”? Gợi ý: + Số lượng câu thơ chứa bao nhiêu tiếng là chiếm nhiều nhất trong bài thơ? (câu thơ 5 tiếng) + Ngoài các câu thơ 5 tiếng, trong bài thơ còn xuất hiện những câu thơ mấy tiếng? (câu thơ 3 tiếng) + Bài thơ có bao nhiêu khổ thơ? Số lượng các câu thơ trong khổ thơ có bằng nhau không? HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức và dẫn: Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng) có biến thể. Thể thơ ấy lại được kết hợp với một bố cục rất lô – gic. - Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Cả 3 đáp án trên (Đáp án D) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Theo em, bài thơ này có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì? - Cho HS hoàn thành bài tập nhanh: Bài tập: Nối nội dung cột A và cột B để được bố cục hoàn chỉnh của văn bản Tiếng gà trưa: Cột A Cột B (1) Phần 1: Khổ 1 (A) Tiếng gà trưa khơi gợi những kỉ niệm thời thơ ấu khi sống cùng bà. (2) Phần 2: Khổ 2 đến khổ 6 (B) Tiếng gà trưa khơi gợi những niềm mơ ước trong lòng người chiến sĩ. (3) Phần 3: Khổ 7 đến khổ 8 (C) Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê. * Đáp án: 1 - C, 2 - A, 3 - B HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức: Bài thơ có bố cục 3 phần: - Phần 1: Khổ thơ đầu Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê. - Phần 2: 5 khổ thơ tiếp theo Tiếng gà trưa khơi gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. - Phần 3: 2 khổ thơ cuối: Tiếng gà trưa khơi gợi những suy tư trong lòng người chiến sĩ. GV mở rộng: Một buổi trưa, trên đường hành quân, được nghỉ chân ở một xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ vang vọng vào tâm tư. Âm vang của tiếng gà khiến anh bồi hồi xúc động. Mạch cảm xúc của người lính cứ thế lan tỏa từ hiện tại về với quá khứ của ấu thơ đẹp đẽ rồi lại trở về hiện tại với những suy tư sâu sắc. - Vậy người lính ấy – cũng chính là người cháu là nhân vật trữ tình trong bài thơ? Đúng hay sai? (Đúng) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV: Và để hiểu rõ hơn về những cảm xúc, tâm tư của nhân vật trữ tình – người lính, cô và các em cùng tìm hiểu sang phần II. HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chi tiết văn bản: GV: chiếu khổ 1 của bài thơ. Yêu cầu hs đọc diễn cảm lại. HS: đọc theo yêu cầu. - Người chiến sĩ nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào? Và vào khoảng thời gian nào trong ngày? (Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ; Thời gian: buổi trưa) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Em hãy nêu cụ thể âm thanh người chiến sĩ đã lắng nghe được? Em có nhận xét gì về âm thanh này? (Âm thanh: “cục...cục tác cục ta” -> gần gũi, tự nhiên, chân thực) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung - Các em chú ý 3 câu thơ: “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nổi bật được sửa dụng ở đây? HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung * Gợi ý: - Từ ngữ nào được lặp lại trong ba câu thơ? (đó là biện pháp nghệ thuật gì? (điệp ngữ “nghe”) GV: Điệp ngữ “nghe” được đặt ở đầu mỗi câu thơ, nối tiếp nhau -> nhấn mạnh niềm cảm xúc dâng trào của người chiến sĩ khi bắt gặp âm thanh quen thuộc thời thơ ấu. - Tiếng gà tác động vào tâm hồn người chiến sĩ và khiến anh nghe thấy những điều gì? (Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung - Để thấy nắng trưa xao động thì người lính cần phải dùng giác quan nào? (thị giác). Để biết được bạn chân đỡ mỏi, người lính cần nhờ tới giác quan nào? (xúc giác). Để thấy lại được kí ức tuổi thơ, người lính cần sự cảm nhận như thế nào ở đây? (sự nhạy cảm của tâm hồn). HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung - Như vậy, thấy nắng trưa xao động nhưng tác giả lại không dùng thị giác, thấy bàn chân đỡ mỏi nhưng tác giả không dùng xúc giác để cảm nhận mà dùng thính giác để nghe. Em có biết đây là biện pháp nghệ thuật gì không? (nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung GV giảng : Tiếng gà buổi trưa nơi làng quê yên tĩnh đã trực tiếp tác động mạnh vào thính giác người lính. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. GV: giới thiệu về biện pháp nghệ thuật đảo ngữ cho hs biết. (Đảo: Nghe xao động nắng trưa – Nghe nắng trưa xao động hoặc nắng trưa nghe xao động Nghe bàn chân đỡ mỏi- Bàn chân nghe đỡ mỏi Nghe tuổi thơ gọi về - Nghe gọi về tuổi thơ -> Với nghệ thuật đảo trật tự kết cấu câu này, tác giả một lần nữa càng làm nổi bật nghĩa làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh sự nhàm chán diễn tả được sự bồi hồi xao xuyến. GV chốt về nghệ thuật sử dụng trong phần 1: điệp ngữ “nghe”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ. - Trong phút dừng chân hiếm hoi của người chiến sĩ trên suốt chặng đường hành quân, anh đã bắt gặp, lắng nghe và cảm nhận âm thanh quen thuộc : tiếng gà. Qua tất cả phần phân tích trên, em có thể cho cô biết tiếng gà trưa đã giúp cho người chiến sĩ có được những cảm nhận như thế nào? HS: Trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung GV chốt: tiếng gà trưa đã làm xao động không gian, xao động lòng người, đánh thức tâm hồn người chiến sĩ, đánh thức tình làng quê thắm thiết, sâu nặng. HĐ 3: Luyện tập: (6 ph) Câu hỏi: (Chia sẻ cặp đôi – 3 phút): Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đặc biệt cho người chiến sĩ? * Đáp án: - Buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian. - Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho người nông dân cần cù, chắt chiu; là âm thanh dự báo điều tốt lành. - Tiếng gà có thể gợi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ: những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương I/ Đọc – tìm hiểu chung (10ph) 1. Đọc 2. Chú thích a, Tác giả - Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Bà là một nhà thơ nữ xuất sắc. - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị. - Xuân Quỳnh có phong cách thơ trẻ trung, sôi nổi, chân thành, thiết tha, giàu nữ tính. b, Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Xuất xứ: bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). - Thể thơ: ngũ ngôn (5 tiếng) – có biến thể. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm + tự sự + miêu tả. - Bố cục: 3 phần. - Mạch cảm xúc: hiện tại – quá khứ - tương lai II/ Đọc – tìm hiểu chi tiết: (20ph) 1. Tiếng gà trưa khơi dậytình cảm làng quê - Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ. - Thời gian: buổi trưa. - Âm thanh: tiếng gà “cục...cục tác cục ta” -> gần gũi, tự nhiên, chân thực. - Nghệ thuật: điệp ngữ “nghe”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ. -> Tiếng gà trưa đã làm xao động không gian, xao động lòng người, đánh thức tâm hồn người chiến sĩ, đánh thức tình làng quê thắm thiết, sâu nặng. 4. Củng cố: (1ph) - GV khái quát lại nội dung kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: (1ph) - Học thuộc lòng bài thơ. - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tiếng gà trưa qua khổ thơ đầu. - Soạn phần còn lại của văn bản: + Phần 2: Năm khổ thơ tiếp theo (từ khổ 2 đến khổ 6). Tiếng gà trưa khơi gợi những kỉ niệm thời thơ ấu khi sống cùng bà. + Phần 3: Hai khổ thơ cuối: Tiếng gà trưa khơi gợi những niềm mơ ước trong lòng người chiến sĩ (khổ 7 và khổ 8).
File đính kèm:
- giao_an_du_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thanh_pho_mon_ngu_van.docx