Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17, 18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tiết 29: Sự ra đời, kể tên 4 cấp, 4 loại cơ quan
Bài 17,18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tiết 29: Sự ra đời, kể tên 4 cấp, 4 loại cơ quan
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được bản chất của Nhà nước ta.
- Biết thế nào là bộ máy nhà nước.
- HS hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp TW.
- Nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế.
- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17, 18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tiết 29: Sự ra đời, kể tên 4 cấp, 4 loại cơ quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17, 18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tiết 29: Sự ra đời, kể tên 4 cấp, 4 loại cơ quan
Tuần 29--Tiết 29 Ngày soạn Kế hoạch dạy 28/ 3 /2021 Lớp 7A 7B 7C 7D Tiết Ngày dạy / 4 /2021 / 4 /2021 / 4 /2021 / 4 /2021 Bài 17,18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tiết 29: Sự ra đời, kể tên 4 cấp, 4 loại cơ quan I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được bản chất của Nhà nước ta. - Biết thế nào là bộ máy nhà nước. - HS hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp TW. - Nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước. - Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế. - Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 2. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. 3. Phẩm chất: Tự chủ, trách nhiệm, trung thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Giáo án Word, tư liệu liên quan. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV đặt vấn đề để HS giải quyết và tìm hiểu bước đầu về bộ máy Nhà nước. c) Sản phẩm: - HS biết được mỗi một quốc gia sẽ có một kiểu Nhà nước khác nhau. Việt Nam đã trải qua hai kiểu Nhà nước. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi và chiếu lên màn hình tivi cho HS xem và trả lời: Câu hỏi: 1. Lịch sử nhân loại đã trải qua mấy kiểu nhà nước? 2. Nhà nước Việt Nam thuộc kiểu nhà nước nào? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát video và thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi. - Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo kết quả thảo luận. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử nhân loại đã trả qua 4 kiểu nhà nước đó là: Chủ nô, phong kiến, tư sản và XHCN. Trong đó VN đã trải qua kiểu Nhà nước Pk và kiểu nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN ra đời là kết quả cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Vậy nhà nước CHXHCNVN có bản chất gì, bộ máy nhà nước được phân cấp ra sao? Để tìm hiểu điều này chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1. Thông tin, sự kiện a) Mục đích: - Giúp học sinh biết được sự ra đời của Nhà nước Việt Nam. b) Nội dung: - GV cho HS tự đọc SGK và thảo luận nhóm để tìm hiểu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam. c) Sản phẩm: - HS biết được sự ra đời của Nhà nước Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho HS tự đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nhóm 1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi nào? Nhóm 2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? Nhóm 3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích gì? Nhóm 4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày tháng năm nào? + Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. + Chuẩn bị dụng cụ, trình bày câu trả lời thảo luận. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: Nhóm 1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 ở Hà Nội. Nhóm 2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhóm 3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích đánh đuổi thực dân, đem lại hòa bình cho đất nước, xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân. Nhóm 4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. GV KL: Như vậy cho đến nay nhà nước ta vẫn giữ nguyên tên như cũ là nước CHJXHCNVN. Trải qua mấy ngìn năm lịc sử nhân dân VN cần cù lao động, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để bảo vệ dất nước, hun đức nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng một nền VN giàu bản sắc. Một nhà nước VNDCCH - nhà nước công – nông đầutiên ở khu vực ĐNA. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. Nội dung 2. Nội dung bài học a. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam a) Mục đích: - Giúp HS biết được bản chất của Nhà nước VN. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS đọc Điều 2, Điều 3 của Hiến pháp năm 2013, thảo luận theo bàn và hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu nội dung bài. c) Sản phẩm: - Học sinh biết được bản chất của Nhà nước VN. Hiểu được vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chiếu Điều 2, Điều 3 của Hiến pháp năm 2013 lên mà hình tivi để HS tham khảo và trả lời câu hỏi sau: 1. Bản chất của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào trong Điều 2, Điều 3 của Hiến pháp năm 2013? 2. Nhà nước ta là do ai lãnh đạo Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận theo bàn và trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên quan sát học sinh thực hiện và mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời HS khác nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận, hướng HS trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở. 1. - Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. - Xây dựng nhà nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. a. Bản chất của nhà nước - Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. - Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. - Xây dựng nhà nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Nhà nước CHXHCNVN do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. b. Tìm hiểu cấu trúc của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Mục đích: - Giúp học sinh nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và kể được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). b) Nội dung: - GV cho HS đọc tư liệu tham khảo và thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung bài học. c) Sản phẩm: - Học sinh nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và kể được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao nhiệm vụ: - Giáo viên cho HS đọc tư liệu trang 57 và quan sát sơ đồ trang 58 sau đó thảo luận nhóm hoàn thành PHT sau: Câu hỏi 1.Bộ máy nhà nước là gì? 2.Trong bộ máy nhà nước cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Đọc SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành PHT. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Làm việc nhóm. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên quan sát HS tự đọc - HS: đọc bài. - HS trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên đánh giá hoạt động của HS, hướng HS trả lời và chốt kiến thức để HS ghi bài. 1.Bộ máy nhà nước là gì? Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước 2.Trong bộ máy nhà nước cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp -Trong bộ máy nhà nước: Cơ quan lập pháp là Quốc hội Cơ quan hành pháp là Chính phủ Cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân tối cao - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. b. Tìm hiểu cấu trúc của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Bao gồm 4 cơ quan: - CQ đại biểu, quyền lực của nhân dân. CQ hành chính nhà nước. CQ xét xử CQ kiểm sát =>Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Sơ đồ bộ máy nhà nước việt nam: Bộ máy nhà nước cơ quan đại diện quyền lực nd Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan xét xử Cơ quan kiểm sát trung ương tỉnh,thành phố quận,huyện xã,phường c. Tìm hiểu về chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Mục đích: - Giúp học sinh hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước từ cơ sở đến TW. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh và ghép vào các thông tin sau để làm rõ về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. c) Sản phẩm: - Học sinh hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước từ cơ sở đến TW. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi để HS thảo luận nhóm trả lời: Em hãynêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhằnơcs ( chính phủ,Quốc hội,) Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Dựa vào dữ liệu GV trình chiếu để trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận theo bàn và trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên quan sát học sinh thực hiện và mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời HS khác nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận, hướng HS trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. c. Tìm hiểu về chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Luật - Trình dự án luật, pháp lệnh - Thực hiện nhiều chính sách khác của nhà nước * Quốc Hội là cơ quan lập hiến và lập pháp - Quyết định chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; kinh tế xã hội; quốc phòng, an ninh; Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập SGK. c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh. b) Nội dung: - Học sinh giải quyết tình huống do GV đặt ra. c) Sản phẩm: HS nêu được hiểu biết của mình để xử lý các tình huống sau. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS xem tình huống và trả lời. - Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: Duyệt G/A ngày 29/3/2021 Tổ trưởng Tiêu Thị Hương Giang Tuần 30--Tiết 30 Ngày soạn Kế hoạch dạy 5 / 4 /2021 Lớp 7A 7B 7C 7D Tiết Ngày dạy / 4 /2021 / 4 /2021 / 4 /2021 / 4/2021 Bài 17,18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tiết 30: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở, quyền hạn và trách nhiệm 1. Kiến thức - HS hiểu được chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp TW. - Nêu được tên bốn loại cơ quan trong bộ máy nhà nước. - Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế. - Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 2. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. 3. Phẩm chất: Tự chủ, trách nhiệm, trung thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Giáo án Word, tư liệu liên quan. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV đặt vấn đề để HS giải quyết và vẽ sơ đồ về bộ máy Nhà nước. c) Sản phẩm: - HS biết được bộ máy nhà nước cơ bản d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: - Trình bày sơ đồ phan cấp bộ máy nhà nước? - Thực hiện nhiệm vụ: 1 Học sinh lên vẽ và thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo kết quả. - HS kể, HS khác bổ sung. - Kết luận, nhận định: Liên quan nhiều nhất và trực tiếp đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy nhà nước chúng ta học bài hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 3. Tìm hiểu về chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a) Mục đích: - Giúp học sinh biết được chức năng của các cơ quan trong bộ máy nước. b) Nội dung: - GV cho HS tự đọc SGK và thảo luận nhóm để tìm hiểu chức năng của các cơ quan trong bộ máy nước c) Sản phẩm: - HS biết được chức năng của các cơ quan trong bộ máy nước. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh và ghép vào các thông tin sau để làm rõ về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước: + Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành quan sát ảnh + Chuẩn bị dụng cụ, trình bày câu trả lời thảo luận. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1.Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Luật - Trình dự án luật, pháp lệnh - Thực hiện nhiều chính sách khác của nhà nước Hình C CHÍNH PHỦ 2. Lập hiến và lập pháp - Quyết định chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; kinh tế xã hội; quốc phòng, an ninh; Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hình A QUỐC HỘI 3. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ: quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Hình E UBND Là cơ quan do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Hình B HĐND Là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Hình G TÒA ÁN ND Là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Hình D VKSND - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. – HS khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt kiến thức ở nội dung bài họ thứ 3. - Gv tổ chức cho HS trò chơi: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. Em hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau : 1/Mẹ tớ sinh em bé. Gia đình tớ cần làm giấy khai sinh. Vậy gia đình tớ có thể đến cơ quan nào ? 2/Chị dâu tớ làm sơ yếu lí lịch để đi xin việc. Bản lí lịch này cần được chính quyền xác nhận. Vậy chị có thể đến cơ quan nào để thực hiện điều này ? 3/Anh họ tớ là sinh viên ở quê mới lên, hiện nay đang ở nhà tớ. Bác Tổ trưởng Tổ Dân phố nói rằng anh phải đăng kí tạm trú, tạm vắng. Vậy anh họ tớ có thể đăng kí ở đâu ? 4/ Gia đình chị V.T.C muốn xin cấp lại giấy khai sinh cần đến cơ quan nào, cần những thủ tục gì? – HS khác nhận xét, bổ sun g. - Gv nhận xét, hướng dẫn HS giải đáp thắc mắc. 1/Gia đình muốn đăng kí giấy khai sinh cần đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người mẹ hoặc người cha. 2/Để xin sơ yếu lí lịch để đi xin việc, chị dâu cần phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để xin dấu xác nhận 3/Anh họ có thể đăng kí tạm trú, tạm vắng ở công an phường, xã, thị trấn nơi hiện giờ anh họ đang sinh sống. 4/ Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng ký hộ tịch thực hiện. - Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm: + Đơn xin cấp lại giấy khai sinh + Sổ hộ khẩu gia đình. + Chứng minh thư nhân dân + Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật. + Thời gian: 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi . c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học ? Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? - Đại diện HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt kiến thức theo NDBH SGK. - Vì: Quốc hội làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; Quyết định những mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển KT-XH của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. -Tổ chức HS thảo luận nhóm: 5 nhóm (3 phút) ? Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã? a) Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương. b) Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. c) Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương d) Quản lý hành chính địa phương e) Tuyên truyền giáo dục pháp luật g) Thực hiện nghĩa vụ quân sự h) Thi hành pháp luật i) Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương - HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt kiến thức. ? Hãy kể những việc làm của gia đình em làm với cơ quan hành chính xã (phường, thị trấn) của em? -Tổ chức HS THẢO LUẬN CẶP ĐÔI ? Nối ý ở cột A phù hợp với ý ở cột B. A. Việc cần giải quyết B. Cơ quan giải quyết - HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt kiến thức. * Bài tập bổ sung. * Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND: a, b, c, d, h Bài tập a (sgk/62). - Xin cấp giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân... Bài tập c (sgk/62).- Đáp án đúng: A1 A4 A5 A6 A7 - B2 A2 A3 - B1 A8 - B4 A9 - B3 Bài tập bổ sung - Việc làm của An sai - vi phạm an toàn GT - Việc An vi phạm sẽ bị công an xử lý theo luật định . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh. b) Nội dung: - Học sinh giải quyết tình huống do GV đặt ra. c) Sản phẩm: HS nêu được hiểu biết của mình để xử lý các tình huống sau. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS xem tình huống và trả lời. - Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: 1/ Đọc điều 12 hiến pháp Việt Nam 92. 2/ Hãy kể những việc làm của em và gia đình đến UBND xã giải quyết? 3/ Kể những việc làm của em góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước cấp cơ sở? 4/ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe lạng lách đánh võng bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình em đó xin ông chủ tịch huyện bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a) Việc làm của gia đình An đúng hay sai b) Vi phạm của An sẽ xử lý như thế nào? - Tìm đọc tư liệu về nhiệm vụ của HĐND và UBND cấp cơ sở. - Học thuộc nội dung bài học và hoàn thành bài tập còn lại sgk - Xem lại toàn bộ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ ========================= Tuần 31--Tiết 31 Ngày soạn Kế hoạch dạy 5 / 4 /2021 Lớp 7A 7B 7C 7D Tiết Ngày dạy / 4 /2021 / 4 /2021 / 4 /2021 / 4/2021 Bài 17,18: Chủ đề: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tiết 31: Trách nhiệm của công dân trong xây dựng bộ máy nhà nước các cấp. Bài tập. 1. Kiến thức - Nêu được trách nhiệm và nghĩa vụ của CD đối với BMNN - Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 2. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. 3. Phẩm chất: Tự chủ, trách nhiệm, trung thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Giáo án Word, tư liệu liên quan. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh tay,nhanh mắt c) Sản phẩm: - HS biết được các cơ quan trong BMNN. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cho HS nghe và trả lời: - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghe câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo kết quả. - Kết luận, nhận định: - Nhanh tay, nhanh mắt: Hãy nối thông tin ở cột II cho phù hợp với các cơ quan nhà nước ở cột I. I II A. Cơ quan quyền lực nhà nước 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự B. Cơ quan xét xử 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp C. Cơ quan hành chính nhà nước 3. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự D. Cơ quan kiểm sát 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. - Gv tổ chức cho HS trình bày sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước và giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ máy nhà nước? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Gv chốt kiến thức. HS trao đổi toàn bộ nội dung bài học và hoàn thiện PHT Sơ đồ bộ máy nhả nước CHXHCN Việt Nam ? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bầu ra và đối với cơ quan nhà nước? - Đại diện HS trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt lại nội dung bài học (SGK) 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân - Quyền:làm chủ; giám sát; góp ý kiến - Nghĩa vụ: + thực hiện chính sách pháp luật + bảo vệ cơ quan nhà nước + giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh. b) Nội dung: - Học sinh giải quyết tình huống do GV đặt ra. c) Sản phẩm: HS nêu được hiểu biết của mình để xử lý các tình huống sau. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS xem tình huống và trả lời. - Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: 1/ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Tình huống 1: Thùy Linh và Lan Hương trao đổi với nhau về nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, - Thủy Linh: Này Lan Hương, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường mình là thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân? - Lan Hương: Công việc này quan trọng lắm, nên phải là nhiệm vụ của cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Theo em, ý kiến của Lan Hương là đúng hay sai? Giải thích vì sao? GỢI Ý: - Theo em, ý kiến của Lan Hương là sai vì theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân. Tình huống 2 Hạnh, Hường và Điệp băn khoăn chưa rõ về việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của ai, Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân? - Hạnh cho rằng: Đây là nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, vì nó rất quan trọng - Hường: Vì đây là những hoạt động quan trọng nên muốn quản lí hiệu quả thì phải là nhiệm vụ của cả hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Điệp khẳng định: Nội dung này mình đã được học ở môn Giáo dục công dân năm lớp 7, vì vậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Ý kiến của em vê vấn đề này như thế nào? Giải thích vì sao? GỢI Ý: Theo em, việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. 2/ THI “AI LÀ THỦY LĨNH GIỎI” a) Lựa chọn thủ lĩnh của nhóm và xây dựng kế hoạch tranh cử (hoạt động này được thực hiện trên lớp) : - Thảo luận nhóm để lựa chọn một đại diện của nhóm (theo các tiêu chí nhất định như về học tập, về đạo đức, về uy tín...) để tham gia cuộc thi. - Lập kế hoạch riêng để tranh cử “thủ lĩnh giỏi” vớỉ các nội dung : một bài phát biểu (nội dung bài phát biểu nêu được những ưu thế của người đại diện, những việc mà người đại diện sẽ làm nếu trúng cử) và những hoạt động hỗ trợ. - Liệt kê những công việc cần làm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ cho người đại diện. - Cả lớp thảo luận để thống nhất thời gian chuẩn bị (1 tuần), các tiêu chí đánh giá; thành lập ban giám khảo, ban thư kí... b)Tổ chức cuộc thi “Ai là thủ lĩnh giỏim (thực hiện trên lớp sau 1 tuần chuẩn bị): -Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, mục đích, thể lệ,... cuộc thi. - “Thủ lĩnh” của các nhóm thực hiện phần thi. - Thông báo kết quả, trao giải và tổng kết, đánh giá. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐỀ BÀI ĐỀ 1: C©u 1 (5 ®iÓm). Hãy kể những việc làm của gia đình em làm với cơ quan hành chính xã (phường, thị trấn) của em? Từ đó hãy cho biết: Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp ? cấp Trung ương gồm có những cơ quan nào ? cấp huyện (quận, thị xã) gồm có những cơ quan nào ? Cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào ? Câu 2 (5 điêm). Em Lan đã đến tuổi đi học, nhưng chưa có giấy khai sinh vì bố mẹ em lấy nhau mà chưa đăng kí kết hôn. Có người bảo: “Cứ đến Ủy ban nhân dân xã xin giấy khai sinh là được”. Có người lại bảo: “Không được, phải có giấy đăng kí kết hôn của bố mẹ Lan rồi mới xin được giấy khai sinh”. Em thấy phải giải quyết thế nào cho đúng pháp luật? Các thủ tục trên phải làm ở đâu? ĐỀ 2: C©u 1 (5 ®iÓm). Hãy kể hai việc làm của bản thân em hoặc của mọi người sống xung quanh thực hiện tốt nội quy, kỉ luật của nhà trường?
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_7_bai_17_18_chu_de_nha_nuoc_cong_h.docx