Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Pháp luật và kỉ luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việtnam

BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học.

I. Xác định tên chủ đề: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

BƯỚC 2: Lựa chọn nội dung chủ đề.

II. Mô tả chủ đề:

 Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 4 tiết

 - Nội dung tiết 1: Tìm hiểu về Kỉ luật và Pháp luật Việt Nam.

 - Nội dung tiết 2: Tìm hiểu về đặc điểm, bản chất, vai trò của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.

 - Nội dung tiết 3: Tìm hiểu về mối quan hệ và ý nghĩa của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.

 - Nội dung tiết 4: Thực hành rèn luyện.

 

docx 24 trang phuongnguyen 29640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Pháp luật và kỉ luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việtnam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Pháp luật và kỉ luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việtnam

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Pháp luật và kỉ luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việtnam
GIÁO ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.
PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM.
(4 tiết)
(BÀI 5. PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT – BÀI 21. PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VN).
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học.
Xác định tên chủ đề: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
BƯỚC 2: Lựa chọn nội dung chủ đề.
II.  Mô tả chủ đề:
	 Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 4 tiết
	- Nội dung tiết 1: Tìm hiểu về Kỉ luật và Pháp luật Việt Nam.
	- Nội dung tiết 2: Tìm hiểu về đặc điểm, bản chất, vai trò của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.
	- Nội dung tiết 3: Tìm hiểu về mối quan hệ và ý nghĩa của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.
	- Nội dung tiết 4: Thực hành rèn luyện.
 PPCT cũ
 PPCT mới
Tiết
Tiết : 05, 33, 34.
 Tiết: 05, 06, 07, 08.
Tên bài
 Bài 5. Pháp luật và Kỉ luật.
Bài 21. Pháp luật nước CHXHCNVN
 Chủ đề: Pháp luật và Kỉ luật nước CHXHCNVN.
	BƯỚC 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
	2. Mục tiêu chủ đề:
	2.1. Kiến thức:
 	- HS hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật. 
	- Hiểu được mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật.
	- Biết đặc điểm, bản chất, vai trò Pháp luật.
	- Nêu được ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
	2.2. Thái độ:
	 - Tôn trọng kỉ luật và pháp luật. 
	- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật: phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. 
 	2.3.Kĩ năng::
	- Biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
	- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những qui định của pháp luật và kỉ luật.
	2.4. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	-Tư duy phê phán việc làm thiếu kỉ luật.
	-Tư duy phê phán, đánh giá hành vi tôn trọng Hiến pháp, Pháp luật.
	-Trình bày suy nghĩ về kỉ luật và pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
	2.5 Phương pháp / kĩ thuật dạy học:
	- Đàm thoại, diễn giải.
	- Thảo luận nhóm.
	2.6.Tài liệu và phương pháp dạy học:
	- GV: Tranh GDCD. SGK – SVG GDCD. Giấy khổ AO + bút dạ. Tục ngữ, ca dao Việt Nam.
	- HS: SGK, dụng cụ học tập.
	Bước 4: Xác định và mô tả yêu cầu.
	3. Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
	Tiết 1: Khái niệm Kỉ luật và Pháp luật Việt Nam.
	- Pháp luật: Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
	- Kỉ luật: là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chúc xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan)yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
	Tiết 2: Tìm hiểu về đặc điểm, bản chất, vai trò của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.
	Đặc điểm pháp luật có tính qui phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ; tính bắt buộc.
	Bản chất pháp luật thể hiện tính dân chủ và quyền làm chủ của công dân lao động.
 	Pháp luật có vai trò:
	-Là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
	- Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
	Tiết 3: Tìm hiểu về mối quan hệ, ý nghĩa của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.
	Quan hệ: Những qui định của tập thể phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
	Ý nghĩa:
	- Những qui định của Pháp luật và Kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động,
	- Pháp luật và Kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
	- Pháp luật và Kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển.
	Tiết 4: Thực hành rèn luyện .
	Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng qui định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.
	BƯỚC 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập: 
* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận 
dụng, vận dụng cao).
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và 
phẩm chất nào của học sinh trong dạy học.
 * Cụ thể:
	Tiết 1:
STT
 Câu hỏi/ Bài tập
 Mức độ
Năng lực, phẩm chất
 1
 Những hành vi của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã vi phạm Pháp luật như thế nào?
Hãy kể tên một số văn bản luật mà em biết?
Thông hiểu
Quan sát, trình bày.
 2
 Chúng đã thực hiện hành vi đó như thế nào?
Thông hiểu
 Quan sát, trình bày.
 3
Những hành vi đó đã gây hại như thế nào cho xã hội?
Thông hiểu
 Quan sát, trình bày.
 4
Để xét xử được công bằng và thống nhất chung. Nhà nước ta đã căn cứ vào đâu?
ra bài học gì qua
Vận dụng cao
 Quan sát, trình bày
5
Hãy nêu nhận xét của em về Điều 30 Hiến pháp và Điều 132 luật Hình sự?
Vận dụng
Quan sát, trình bày
6
Bài học rút ra là gì?
Vận dụng cao
Quan sát, trình bày
7
 Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an phải có những phẩm chất gì?
Vận dụng
Quan sát, trình bày
8
Học sinh đến trường phải tuân thủ điều gì?
Vận dụng
Quan sát, trình bày
9
Nội qui nhà trường, nội qui cơ quan có thể coi là Pháp luật được không? Tại sao?
Vận dụng
Quan sát, trình bày
10
Những văn bản qui định được đưa ra ở cơ quan là gì?
Thông hiểu
 Quan sát, trình bày.
11
Kỉ luật là và Pháp luật?
Nhận biết 
 Quan sát, trình bày.
	 *Tiết 2:
STT
 Câu hỏi/ Bài tập
 Mức độ
Năng lực, phẩm chất
 1
 Nêu đặc điểm của pháp luật có ví dụ minh họa?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
2
Pl nước ta thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động VN như thế nào?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
3
Bản chất của pháp luật Việt Nam, phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoa?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
4
Tính qui phạm phổ biến ?
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
5
Tính bắt buộc?
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
6
Tính cưỡng chế?
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
	* Tiết 3.
STT
 Câu hỏi/ Bài tập
 Mức độ
Năng lực, phẩm chất
 1
 Điền cụm từ thích hợp
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
2
Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
3
Giữa Pháp luật và Kỉ luật, văn bản nào có giá trị pháp lí cao hơn? Vì sao?
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
4
Khi ban hành kỉ luật phải lưu ý điều gì?
Nhận biết
Quan sát, trình bày.
5
Em thử hình dung, nếu xã hội không có Pháp luật, điều gì sẽ xảy ra?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
6
Xác định kỉ luật và pháp luật?
Đi học đúng giờ.
Không đồng phục đến trường.
Không đi xe đạp hàng 3.
Trả lại của rơi cho người mất.
Rủ bạn trường khác đến đánh nhau.
Lễ phép với cán bộ công nhân viên trong trường
	*Tiết 4. 
STT
 Câu hỏi/ Bài tập
 Mức độ
Năng lực, phẩm chất
 1
 So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
2
Giải thích việc thực hiện đạo đức với thực hiện pháp luật?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
3
Bản thân em thực hiện pháp luật và kỉ luật như thế nào?
Thông hiểu
Quan sát, trình bày.
4
Biện pháp thực hiện?
Vãn dụng
Quan sát, trình bày.
5
Khẩu hiệu thực hiện pháp luật ?
Vận dụng
Quan sát, trình bày.
6
Kể tấm gương?
Thông hiểu
Quan sát, trình bày.
	BƯỚC 6:  Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)
	Tiết 1. Pháp luật và kỉ luật Việt Nam.
	1. Khởi động: 5 phút 
	*Mục đích:
	- Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi vào bài mới.
	- Huy động kiến thức đã học, kiến thức xã hội để thực hiện Pháp luật và Kỉ luật.
	*Nội dung hoạt động:
	- Nêu quan điểm của bản thân về câu tục ngữ:
	" Đất có lề, quê có thói.
	Phép vua thua lệ làng"
	*Phương thức hoạt động:
	- GV yêu cầu HS nêu quan điểm của bản thân về câu tục ngữ trên.
	-Hướng dẫn HS trả lời trao đổi, thảo luận và chia sẻ suy nghĩ về câu tục ngữ.
	- HS có thể thảo luận với bạn bên cạnh hoặc làm việc cá nhân.
	- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.
	- GV: Để đảm bảo trật tự xã hội và tập thể, cấn phải có những qui định để mọi người tuân theo. Những qui định đó được gọi chung là kỉ luật. Những qui tắc xử sự chung là Pháp luật.Vậy Pháp luật và Kỉ luật là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu ỡ bài học này.
	2. Hình thành kiến thức: 25 phút 
Hoạt động GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu Đặt vấn đề .
Mục tiêu: Nêu khái niệm Pháp luật và Kỉ luật.
Nội dung: 
Thực hành tìm hiểu ĐVĐ
Bài 5 
Bài 21
Cách tiến hành:
Trao đổi cả lớp trong phần ĐVĐ
- Những hành vi của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã vi phạm Pháp luật như thế nào?
HS: Buôn bán và vận chuyển ma túy. 
-Chúng đã thực hiện hành vi đó như thế nào?
HS: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và phương tiện của lực lượng công an để thực hiện.
- Những hành vi đó đã gây hại như thế nào cho xã hội?
HS: Phê phán 
-Để xét xử được công bằng và thống nhất chung. Nhà nước ta đã căn cứ vào đâu?
HS: Phê phán 
-Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên?
HS: Những qui định của Pháp luật. 
- Nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật.
- Tránh xa tệ nạn ma túy.
- Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-Có nếp sống lành mạnh.
Yêu cầu học sinh đọc phần I.
Hãy nêu nhận xét của em về Điều 30 Hiến pháp và Điều 132 luật Hình sự?
Điều 30 Hiến pháp qui định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng luật.
-Hãy kể tên một số văn bản luật mà em biết?
HS:
Luật Giáo dục
Luật Hình sự
Luật Dân sự
- Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an phải có những phẩm chất gì?
HS: Tuân theo Pháp luật và tôn trọng kỉ luật.
- Học sinh đến trường phải tuân thủ điều gì?
HS: Nội qui học sinh.
- Nội qui nhà trường, nội qui cơ quan có thể coi là Pháp luật được không? Tại sao?
HS: Không, do nhà trường, cơ quan ban hành dựa trên qui định của Pháp luật Nhà nước. 
- Những văn bản qui định được đưa ra ở cơ quan là gì?
HS: Kỉ luật
- Kỉ luật là gì?
HS:
-Vì sao phải có pháp luật? 
HS:
-Pháp luật là gì? 
Sản phẩm mong đợi
1). Pháp luật và Kỉ luật.
- Pháp luật: Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật: là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chúc xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan)yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
	3.Luyện tập: 5 phút .
	Mục tiêu:
	Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về pháp luật và kỉ luật.
	Rèn kĩ năng, tư duy trình bày về kỉ luật và pháp luật
	Nội dung hoạt động:
	Làm bài tập và đưa ra nhận xét.
	Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
	Phương thức:
	GV yêu cầu HS làm
	HS đưa ra nhận xét.
	GV chốt.
	Em cho biết kỉ luật là gì? Chọn ý đúng?
Các quy tắc xử sự chung.
b) Các quy định, quy ước của cộng đồng.
c) Các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
	d) Văn bản mang tính bắt buộc.
	ĐA: a.PL; b.KL; c.PL; d.PL.
	4. Vận dụng: 5 phút. 
	Nêu một số việc làm mà em cho rằng thể hiện về Kỉ luật và Pháp luật? 
	KL: Chấp hành nội qui nhà trường.
	PL: Chấp hành tham gia ATGT
	5. Mở rộng: 5 phút. 
	Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
	Nội dung hoạt động: Viết về một tấm gương thực hiện tốt chính sách Pháp luật.
	Phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh viết về một tấm gương biết thực hiện ATGT, Pháp luật của bản thân ở trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương mà em biết.
Học sinh viết về tấm gương tự phấn đấu, rèn luyện bản thân.
Sản phẩm mong đợi: Bài viết của học sinh theo nhiệm vụ được phân công.
	 Tiết 2: Tìm hiểu về đặc điểm, bản chất, vai trò của Pháp luật Việt Nam.
	1. Khởi động: 4 phút.
 	*Mục đích:
	-Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi vào bài mới.
	- Huy động kiến thức đã học, kiến thức xã hội để tham gia hoạt động.
	*Nội dung hoạt động:
	-Nêu quan điểm của bản thân khi xem Pháp luật.
	*Phương thức hoạt động:
	- GV yêu cầu HS nêu quan điểm của bản thân về Bộ máy nhà nước CHXHCNVN
	- Hướng dẫn HS trả lời trao đổi, thảo luận và chia sẻ suy nghĩ.
	2. Hình thành kiến thức: 26 phút.
Hoạt động GV và HS
Nội dung
* Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm, bản chất, vai trò của Pháp luật.
- Biết được một số qui định của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
*Nội dung hoạt động:
HS tìm hiểu đặt vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời vấn đề tìm hiểu nội dung.
*Cách tiến hành:
Thảo luận 7 phút
Gv cho Hs thảo luận
HS thảo luận
GV cho HS trình bày, nhận xét và rút ra nội dung.
-Nhóm 1: Nêu đặc điểm của pháp luật có ví dụ minh họa?
N1: Có các đặc điểm:
-Tính qui phạm phổ biến.
-Tính xác định chặt chẽ.
-Tính bắt buộc.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ qui định, khi đi qua ngã tư, mọi người, mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ.
-Pl nước ta thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động VN như thế nào?
HS:PL nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản Pl, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên tất cả các mặt của đời sống và tạo điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các quyền đó.
-Nhóm 2: Bản chất của pháp luật Việt Nam, phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoa?
N2:Pl nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lảnh đạo của ĐCS VN. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực xh( CT-KT-VH-GD).
VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền kinh doanh-Nghĩa vụ đóng thuế.
-Quyền học tập- Nghĩa vụ học tập tốt.
VD: 
-Vi phạm đạo đức sợ lương tâm cắn rứt, dư luận XH.
-Vi phạm pl bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tiền
 Chỉ có quản lí XH bắng pháp luật.
GV:Về chính trị, PL quy định: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước; quyền được bầu cử; ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, công chức nhà nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...
GV: Về kinh tế: Công dân có quyến tự do kinh doanh, quyền sở hữu về TLSX, quyền lao động...
 -Văn hóa: Công dân có quyền và nghĩa vụ về học tập..
 -Xã hội : Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe...
-Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân khác : như bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tín ngưỡng...
-Nhóm 3: Vai trò của pháp luật, ví dụ minh họa?
N3: 
-Là phương tiện để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
 -Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
VD: Tài sản có giá trị đăng ký quyền sở hữu (nhà ở, ô tô, ...)(quyền).
-Hành vi xử lí vi phạm quyền.
-Qui định luật: Hình sự, dân sự, hành chính.(Luật)
GV: PL là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xh. Thông qua các quy phạm, pháp luật quy định rõ ràng về khuôn khổ, phạm vi, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH, quy định quyền, nghĩa vụ của công dân, yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân phải tuân thủ..
GV: Cùng với việc quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xh, pl còn quy định biện pháp thực hện các quyền đó.
GV: rút nội dung Công dân VN “Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp pháp luật”
2. Đặc điểm của pháp luật:
-Tính qui phạm phổ biến: Các quy phạm của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
-Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
-Tính bắt buộc: (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước , bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
3. Bản chất của pháp luật:
Pl nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực xh (CT-KT-VH-GD)
4. Vai trò của pháp luật:
-Là công cụ để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
 -Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Luyện tập : 5 phút .
Mục tiêu:
Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về đặc điểm, bản chất và vai trò của Pháp luật.
Rèn kỹ năng tư duy trình bày quan điểm cá nhân về kỉ luật và pháp luật.
Nội dung:
Làm bài tập và nhận xét.
Phương thức:
GV cho HS làm bài tập
HS làm và nhận xét
GV chốt
	Pháp luật có đặc điểm gì:
	A.Tính giáo dục.
	B.Tính thuyết phục.
	C. Tính phổ biến, chặt chẽ, bắt buộc.
	D. Tính chính xác.
	ĐA: C
Vận dụng : 5 phút 
Mục tiêu:
Học sinh vận dụng được các kiến thức nắm đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật.
Nội dung:
Nắm nội dung chính.
Phương thức:
Xem lại bản chất nhà nước CHXHCNVN
	Pháp luật bảo đảm bằng các biện pháp nào?
	A.Giáo dục, răn đe.
	B.Giáo dục, bắt buộc.
	C. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
	D. Giáo dục, cưỡng chế, xác định.
	ĐA: C
	5.Mở rộng: 5 phút .
 	Mục tiêu: 
	Học sinh tiếp tục tìm tòi đặc điểm, bản chất pháp luật và kỉ luật.
	Nội dung:
	So sánh đạo đức và pháp luật.
	Phương thức:
	So sánh khác nhau giữa đạo đức và pháp luật – giữa kỉ luật và pháp luật.
	Tiết 3: Tìm hiểu về mối quan hệ, ý nghĩa của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam.
	1. Khởi động: 5 phút.
 	*Mục đích:
	-Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi vào bài mới.
	- Huy động kiến thức đã học, kiến thức xã hội để tham gia hoạt động.
	*Nội dung hoạt động:
	-Nêu quan điểm của bản thân khi xem Pháp luật.
	*Phương thức hoạt động:
	- GV yêu cầu HS nêu quan điểm của bản thân về Bộ máy nhà nước CHXHCNVN
	- Hướng dẫn HS trả lời trao đổi, thảo luận và chia sẻ suy nghĩ.
	2. Hình thành kiến thức: 25 phút.
Hoạt động GV và HS
Nội dung
Hoạt động 3. Tìm hiểu về mối quan hệ, ý nghĩa của Pháp luật và Kỉ luật Việt Nam
* Mục tiêu:
- Nêu được mối quan hệ và ý nghĩa.
- Biết được một số qui định của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
*Nội dung hoạt động:
Thảo luận ghi phiếu bài tập.
Cách tiến hành:
Thảo luận 7 phút.
GV cho HS thảo luận.
N1. Điền cụm từ thích hợp
Pháp luật
Kỉ luật
-Qui định xử lí chung.
-Có tính bắt buộc.
-Nhà nước ban hành pháp luật.
-Nhà nước đảm bảo bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
-Qui định, qui ước.
- Mọi người tuân theo.
-Tập thể, cộng đồng đề ra.
-Đảm bảo mọi người hành động thống nhất, chặt chẽ.
N2. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật?
N2:
-Những qui định của Pháp luật và Kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động,
-Pháp luật và Kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
-Pháp luật và Kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển.
N3.Học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Nêu ví dụ cụ thể?
N3. HS rất cần tôn trọng kỉ luật và pháp luật vì:
-Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội qui nhà trường sẽ được thực hiện tốt.
-HS biết tôn trọng Pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định, bình yên.
N4.Đạo đức và pháp luật khác nhau thế nào?
+ Cơ sở hình thành?
+ Biện pháp thực hiện?
+ Biện pháp xử lí?
Đạo đức
Pháp luật
-Chuẩn mực đạo đức XH đúc kết từ thực tế cs và nguyện vọng nhân dân.
-Tự giác thực hiện.
-Sợ dư luận XH lên án, lương tâm cắn rứt.
-Do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản.
-Bắt buộc thực hiện.
-Phạt cảnh cáo
Phạt tù
Phạt tiền
-Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
HS:
-PL là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lý xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 
-Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổn định và phát triển được vì vậy mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
-Giữa Pháp luật và Kỉ luật, văn bản nào có giá trị pháp lí cao hơn? Vì sao?
HS: Pháp luật có giá trị pháp lí cao hơn. Vi Pháp luật do Nhà nước ban hành ở phạm vi rộng còn Kỉ luật ở phạm vi hẹp do tập thể đề ra.
-Khi ban hành kỉ luật phải lưu ý điều gì?
HS. Phải dựa vào Pháp luật không trái với Pháp luật.
-Em thử hình dung, nếu xã hội không có Pháp luật, điều gì sẽ xảy ra?
HS. Xã hội không có trật tự, công bằng.
4. Ý nghĩa :
-Những qui định của Pháp luật và Kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động,
-Pháp luật và Kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
-Pháp luật và Kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển.
5. Mối quan hệ của Pháp luật và Kỉ luật:
-Pháp luật do Nhà nước ban hành trong phạm vi cả nước.
-Kỉ luật không được trái với Pháp luật.
	3. Luyện tập: 5 phút .
	*Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, liên hệ.
	*Nội dung hoạt động: Liên hệ thực tế.
	*Phương thức tổ chức hoạt động: 
	Những hành vi nào sau đây là qui định nội dung pháp luật đối với HS?
Hành vi
Đạo đức
Pháp luật
Đi học đúng giờ.
Không đồng phục đến trường.
Không đi xe đạp hàng 3.
Trả lại của rơi cho người mất.
Rủ bạn trường khác đến đánh nhau.
Lễ phép với cán bộ công nhân viên trong trường.
x
x
	4. Vận dụng: 5 phút.
	*Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, liên hệ.
	*Nội dung hoạt động: Liên hệ thực tế,
	*Phương thức tổ chức hoạt động:
	Hỏi: Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định về nghiã vụ và quyền của anh, chị, em như sau: “ Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
	Hỏi: Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em:
	Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
	Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
	Em thuận, anh hòa là nhà có phúc
	Hỏi: Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?
	Dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt nhưng bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
	Hỏi: Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? Vì sao?
	Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
	5. Mở rộng: 5 phút. 
	Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về Hiến pháp và Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
	Nội dung hoạt động: Viết về một tấm gương thực hiện tốt chính sách Pháp luật.
	Phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh viết về một tấm gương biết thực hiện ATGT, Pháp luật của bản thân ở trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương mà em biết.
Học sinh viết về tấm gương tự phấn đấu, rèn luyện bản thân.
	Sản phẩm mong đợi: Bài viết của học sinh theo nhiệm vụ được phân công.
	Hỏi: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội qui thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
	TL: 
	- Nhà trường phải có nội qui để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
	- Biện pháp để đảm bảo cho các nội qui được thực hiện:
	+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
	+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn, Đội) phụ huynh học sinh.
	- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội qui, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.
	Tiết 4: Thực hành rèn luyện .
	1. Khởi động: 5 phút.
 	*Mục đích:
	-Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi vào bài mới.
	- Huy động kiến thức đã học, kiến thức xã hội để tham gia hoạt động.
	*Nội dung hoạt động:
	- Nêu quan điểm của bản thân.
	Muốn tròn phải có khuôn.
	Muốn vuông phải có thước.
	*Phương thức hoạt động:
	- GV yêu cầu HS nêu quan điểm của bản thân về hai câu trên
	- Hướng dẫn HS trả lời trao đổi, thảo luận và chia sẻ suy nghĩ.
	2. Hình thành kiến thức: 25 phút
Hoạt động GV và HS
Nội dung
Mục tiêu:
 Tự giác thực hiện đúng qui định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước
Nội dung :
-Luyện tập, vận dụng.
Cách tiến hành:
GV cho hs giải quyết tình huống SGK
BT 4 trang 59
So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Hình thức thể hiện
Phương thức bảo đảm thực hiện
* Giống:
+ Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội.
+ Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội. 
+ Đạo đức và pháp luật góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn .
6.Rèn luyện.
Khác
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở
hình thành
Bắt nguồn từ cuộc sống, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do cơ quan quyền lực cao nhất đại biểu của nhân dân là quốc hội làm luật pháp và sửa đổi luật pháp
Do nhà nước ban hành
Tinh chất và hình
thức
thể
hiện
Tục ngữ, ca dao
Châm ngôn
Danh ngôn
Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
Văn bản qui phạm pháp luật như bộ luật, luậttrong đó qui định các quyền , nghĩa vụ công dân nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội: Lên án, khen, chê, khuyên răn.
Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục? thuyết phục, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm
Giải thích việc thực hiện đạo đức với thực hiện pháp luật?
Đạo đức
Pháp luật
-Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng nhân dân.
-Tự giác thực hiện.
-Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt.
-Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản
-Bắt buộc thực hiện.
-Phạt cảnh cáo
-Phạt tù
-Phạt tiền
Bản thân em thực hiện pháp luật và kỉ luật như thế nào?
HS.Rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi.
Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với học sinh như thế nào?
HS. 
-Tự giác, vượt khó khăn, đi học đúng giờ. Học bài, làm bài đầy đủ, không quay cóp khi kiềm tra, thi cử. Học tập phải có kế hoạch, biết tự kiểm tra, đánh giá.
-Trong sinh hoạt cộng đồng và gia đình phải tự giác hoàn thành việc được giao, có trách nhiệm với việc chung, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông
Em biết khẩu hiệu nào nói về chấp hành pháp luật?
HS. “Công dân Việt Nam sống, học tập, lao động, làm việc theo Hiến pháp Pháp luật Việt Nam”
GV: Tổ chức cho HS kể về những tấm gương pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán hành vi vi phạm pháp luật
HS: Kể 
Ông Trịnh Xuân Thanh. Hành vi đáng phê phán.
GV cho HS sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về pháp luật.
Tục ngữ: 
-Làm điều phi pháp, việc ác đến ngay.
-Luật pháp bất vi thân.
-Chí công vô tư.
*Ca dao:
-Làm người trông rộng nghe xa,
Biết luận, biết lí mới là người tinh.
	3. Luyện tập: 5 phút .
	*Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, liên hệ.
	*Nội dung hoạt động: Liên hệ thực tế.
	*Phương thức tổ chức hoạt động: 
	Làm bài tập
	Pháp luật do.
	1.Tập thể, cộng đồng đề ra.
	2. Nhà nước ban hành.
	3. Trường học đặt ra.
	4.UBND đề ra.
	ĐA. 2
	Nhận xét hành vi: Bạn Bình đi học muộn, không làm bài tập, mất trật tự, đánh nhau.
	GV kết luận: Chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, để góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc.
	-Bạn Bình vi phạm kỉ luật và vi phạm pháp luật.
Kỉ luật: Bình đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học. Do Ban Giám hiệu nhà trường xử lí.
	PL: Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
	Hỏi: Thế nào là pháp luật?
	Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
	4. Vận dụng: 5 phút.
	*Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, liên hệ.
	*Nội dung hoạt động: Liên hệ thực tế,
	*Phương thức tổ chức hoạt động:
	Hỏi: Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định về nghiã vụ và quyền của anh, chị, em như sau: “ Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
	Hỏi: Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em:
	Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
	Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
	Em thuận, anh hòa là nhà có phúc
	Tục ngữ: 
	-Làm điều phi pháp, việc ác đến ngay.
	-Luật pháp bất vi thân.
	-Chí công vô tư.
	*Ca dao:
	-Làm người trông rộng nghe xa,
	Biết luận, biết lí mới là người tinh.
	Hỏi: Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?
	Dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt nhưng bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
	Hỏi: Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? Vì sao?
	Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
	5. Mở rộng: 5 phút. 
	Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về Hiến pháp và Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
	Nội dung hoạt động: Viết về một tấm gương thực hiện tốt chính sách Pháp luật.
	Phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh viết về một tấm gương biết thực hiện ATGT, Pháp luật của bản thân ở trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương mà em biết.
Học sinh viết về tấm gương tự phấn đấu, rèn luyện bản thân.
	Sản phẩm mong đợi: Bài viết của học sinh theo nhiệm vụ được phân công.
	Hỏi: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội qui thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
	TL: 
	- Nhà trường phải có nội qui để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
	- Biện pháp để đảm bảo cho các nội qui được thực hiện:
	+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
	+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn, Đội) phụ huynh học sinh.
	- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội qui, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_chu_de_phap_luat_va_ki_luat_nuoc.docx