Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 30 + 31, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1/ Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và đặc điểm , bản chất ,vai trò của pháp luật .

- Nêu được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

2/ Kĩ năng:

- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội

- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.

3/ Thái độ:

- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật.

- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

doc 9 trang Phương Mai 09/06/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 30 + 31, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 30 + 31, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 30 + 31, Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 Tuần 30+31 
Ngày soạn :....../02/2022
Ngày dạy:....../02/2022
 Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
 VIỆT NAM (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và đặc điểm , bản chất ,vai trò của 
pháp luật .
- Nêu được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp 
luật.
2/ Kĩ năng:
- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3/ Thái độ: 
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật.
- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. 
II. CÁC NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở 
HỌC SINH
- Năng lực tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo;
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI
- PP hoạt động nhóm
- PP vấn đáp
- PP nêu và giải quyết vấn đề
IV. TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. GV: - Soạn giáo án
 - Tư liệu liên quan
2. HS: - Đọc và tìm hiểu trước bài, trả lời câu hỏi phần gợi ý.
 - Sưu tầm tranh ảnh, số liệu liên quan
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để tiếp cận kiến thức 
mới.
- Kích thích sự hứng thú, say mê, tư duy sáng tạo của HS từ thực tế vào bài học.
* Cách tiến hành:
GV: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ:
 P H A P L U Â T
Ô chữ gồm 8 chữ cái
Đây là văn bản có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp?
HS: HS trả lời
GV: Nhận xét, KL
Gv: Kl dẫn dắt hs vào bài học
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu mục ĐVĐ I. Đặt vấn đề .
*Mục tiêu: Giúp HS có những bước đầu tiếp cận sâu hơn 
với nội dung của pháp luật thông qua những bộ luật cụ thể.
*Cách tiến hành:
 GV cho HS đọc và giải quyết phần ĐVĐ 
 Gv lập bảng
Điều Bắt buộc công dân phải làm Biện pháp xử lý
30 Cấm trả thù người khiếu nại, tố Cải tạo không giam giữ 3 năm tù 
 cáo Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm 
189 Huỷ hoại rừng Phạt tiền 
 Phạt tù 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HS cả lớp nhận xét, bổ sung *Sản phẩm
Những nội dung trong bảng thể hiện vấn - Mọi người phải tuân theo pháp luật 
đề gì ? - Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý 
 * Bài học .
 Từ đó em rút ra được bài học gì ? - Sống, lao động, học tập tuân theo 
 pháp luật.
 - Pháp luật là quy tắc xử sự chung 
 - Có tính bắt buộc 
*Sản phẩm: II. Nội dung bài học.
 1. Pháp luật 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm 
pháp luật
*Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi:
Qua mục đặt vấn đề em hiểu thế nào là 
pháp luật?
Hs Trả lời
Gv nhận xét, chuẩn hóa, phân tích để Hs 
thấy được pl là quy tắc, tính bắt buộc của 
pháp luật - Là quy tắc xử sự chung có tính bắt 
Hs nghe, ghi chép. buộc, do nhà nước ban hành, được nhà 
*Sản phẩm: nước đảm bảo thực hiện bằng các biện 
 pháp GD, thuyết phục và cưỡng chế .
Hoạt động 2: GV yêu cầu HS nêu một 
quy định của pháp luật mà em biết
*Mục tiêu: Giúp các em có thói quen tìm 
hiểu các quy định của pháp luật để nâng 
cao sự hiểu biết pháp luật của mình
*Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS chuẩn bị từ ở nhà và trình Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
bày ở trên lớp
HS: nêu ra phần chuẩn bị của mình
*Sản phẩm:
Trong Luật trẻ em năm 2018 có một số 
quy định sau
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm thực hiện 
quyền và bổn phận của trẻ em
1. Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy 
đủ quyền và bổn phận của mình.
2. Không phân biệt đối xử với trẻ em.
3. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em 
trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản 
hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh 
tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, 
bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ 
em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi 
dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực 
hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm 
danh dự, nhân phẩm người khác.
Hs nêu, gv ghi nhận, chuẩn hóa ví dụ và 
nêu một số ví dụ chứng minh
Hoạt động 3: Phân biệt sự khác nhau 
giữa đạo đức và pháp luật
*Mục tiêu: Giúp HS phân biệt rõ đâu là 
đạo đức, đâu là pháp luật để có thể điều 
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
*Cách tiến hành:
GV dùng sơ đồ để giải thích 
 ? Cơ sở hình thành đạo đức , pháp luật
 ? Biện pháp thực hiện đạo đức và PL
 ? Không thực hiện bị xử lý như thế nào
Gv ghi nhận và chuẩn hóa kt vào bảng
* Gợi ý sản phẩm của HS:
 Đạo đức Pháp luật
 Cơ sở Chuẩn mực đạo đức được đúc Do nhà nước đặt ra được ghi bằng 
 hình thành kết từ thực tế cuộc sống và các văn bản. nguyện vọng của nhân dân 
 Hình thức Các câu ca dao, tục ngữ, các Các văn bản pháp luật như : Bộ 
 thể hiện câu châm ngôn .. luật, trong đó quy định rõ ..
 Biện pháp Tự giác thực hiện thông qua dư Bắt buộc thực hiện thông qua 
 thực hiện luận xã hội: khen, chê, lương tuyên truyền, giáo dục, thuyết 
 tâm phục và cưỡng chế.
 Không thực Sợ dư luận xã hội, bị lương tâm Phạt cảnh cáo , phạt tù, phạt tiền 
 hiện bị xử lý cắn rứt ..
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại nội dung vừa học 
* Cách tiến hành: 
GV cho HS làm bài tập nhanh:
Câu 1: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng pháp luật?
1. Phép vua thua lệ làng
 2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
 3. Cầm cân nảy mực.
 4. Luật pháp bất vị thân.
Câu 2: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?
1. Tổ chức cá độ bóng đá
2. Đi học muộn
3. Nói chuyện riêng trong giờ học
4. Không làm bài tập về nhà
Câu 3: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật?
1. Đánh nhau gây thương tích
2. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố
3. Chơi tú lơ khơ ăn tiền
4. Dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học
Câu 4: Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây?
1. Mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật.
2. Người có ý thức kỉ luật thì thường có ý thức tôn trọng pháp luật,
3. Học sinh chỉ cần tôn trọng kỉ luật trong trường học là đủ.
4. Nội quy của nhà trường không phải là pháp luật.
HS: làm bài tập
GV: Nhận xét, KL
* Sản phẩm: Là kết quả làm bài của HS
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 * Mục tiêu: GV giúp HS có thể vận dụng 
 kiến thức bài học để giải quyết một số 
 tình huống trong thực tế
 * Cách tiến hành: 
 GV: Đưa ra một số tình huống trong thực 
 tiễn rồi định hướng HS giải quyết
 Tình huống: Ông Nguyễn Văn A bị mất Trả lời:
 1 chiếc máy tính xách tay trị giá 15 triệu Công an phường H vi phạm pháp 
 đồng. Ông A trình báo với Công an luật. Vì T không lấy trộm tài sản của 
 phường H, Công an phường H nghi ngờ ông A mà bị Công an phường bắt giữ T lấy trộm của ông A nên bắt giữ T để tra và giam 7 ngày.
 hỏi 1 tuần. 1 tuần sau ông A đến báo với + Theo quy định của pháp luật hình 
 Công an phường H là chiếc máy tính của sự, Công an phường không có quyền 
 ông do con trai ông trộm cắp đem bán để bắt giam người (trừ người phạm tội quả 
 lấy tiền cá độ bóng đá. tang, truy nã).
 Hỏi: Công an phường H có vi phạm + Vì vậy việc bắt và tạm giữ người 
 pháp luật không? Vi phạm như thế nào? nêu trên của Công an phường H có dấu 
 hiệu phạm tội: “Bắt giữ người hoặc 
 giam người trái pháp luật” được quy 
 định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 
 1999
 Tình huống: Ông X và ông K tranh chấp Trả lời: Hành vi của ông K đã phạm 
 nhau lối đi chung và dẫn đến xô xát, đánh tội: “Cố ý gây thương tích”, theo quy 
 nhau. Ông K dùng gậy gỗ đánh ông X định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 
 gãy chân bị thương, tổn hại 12% sức 1999.
 khỏe.
 Hỏi: Ông K có vi phạm pháp luật 
 không? Vi phạm như thế nào?
 Tình huống: Vợ chồng G và T là chủ trại Trả lời: Hành vi của G và T đã phạm 
 tôm đã nhận A về làm thuê. Họ đã hành tội: “Hành hạ người khác”, quy định tại 
 hạ A bằng nhiều hình thức dã man như Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999.
 dùng bàn là nóng ấn vào người; dùng kìm - GV liên hệ vấn đề thực tế liên quan 
 bẻ răng, kẹp môi; dùng gậy đánh; dùng quyền được pháp luật bảo hộ về tính 
 dây trói rồi mang phơi nắng mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và 
 Hỏi: Hành vi của G và T có vi phạm nhân phẩm (bạo hành trong học đường 
 pháp luật không? Vi phạm tội gì? hiện nay).
 * Sản phẩm
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
 * Mục tiêu: Giúp HS từ kiến thức của bài có thể liên hệ vào thực tế cuộc sống, có 
thể xử lí những tình huống liên quan đến nội dung bài học, từ kiến thức của bài học 
có thể tự điều chỉnh hành vi của mình.
 * Cách tiến hành: 
 Gv yêu cầu HS liệt kê một vài bộ luật trong hệ thống pháp luật Vệt Nam
 HS: Trả lời
 * Sản phẩm
1. Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Hiệu lực: 01/07/2016
2. Bộ luật hình sự 2015: Hiệu lực: 01/07/2016
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Hiệu lực: 01/07/2016
4. Bộ luật dân sự 2015: Hiệu lực: 01/01/2017
5. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015: Hiệu 
lực: 01/09/2015
6. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015: Hiệu lực: 01/07/2016
 VI. Hướng dẫn về nhà .
 Học thuộc ghi nhớ.
 Làm các bài tập SGK 
 Tìm hiểu các điều luật, Tìm hiểu về bản chất, vai trò của pháp luật - chuẩn bị 
cho tiết 2. * Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tuần 33 
Ngày soạn :....../02/2022
Ngày dạy:....../02/2022
 Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
 VIỆT NAM (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và đặc điểm , bản chất ,vai trò của 
pháp luật .
- Nêu được trách nhiệm của CD trong việc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp 
luật.
2/ Kĩ năng:
- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3/ Thái độ: 
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật.
- Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. 
II. CÁC NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở 
HỌC SINH
- Năng lực tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo;
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI
- PP hoạt động nhóm
- PP vấn đáp
- PP nêu và giải quyết vấn đề
IV. TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. GV: - Soạn giáo án
 - Tư liệu liên quan
2. HS: - Đọc và tìm hiểu trước bài, trả lời câu hỏi phần gợi ý.
 - Sưu tầm tranh ảnh, số liệu liên quan
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để tiếp cận kiến thức 
mới.
- Kích thích sự hứng thú, say mê, tư duy sáng tạo của HS từ thực tế vào bài học.
* Cách tiến hành:
GV: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:
Em hiểu pháp luật là gì? Cho ví dụ? 
Cơ sở hình thành, hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện của pháp luật HS: HS trả lời
GV: Nhận xét, KL
Gv: Kl dẫn dắt hs vào bài học
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm, 
 bản chất và vai trò của PL
 Mục tiêu: Học sinh hiểu về đặc điểm, 
 bản chất và vai trò của pluật
 Cách tiến hành :
 Gv tổ chức cho học sinh thảo luận 
 nhóm về đặc điểm, bản chất và vai trò 
 của pháp luật.
 GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm 
 một câu:
 Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của pháp 2- Đặc điểm của pháp luật .
 luật cho ví dụ? a- Tính quy phạm phổ biến 
 Hs thảo luận, trình bày đáp án. b- Tính xác định chặt chẽ
 Gv giảng giải, phân tích minh họa đặc c- Tính bắt buộc
 điểm của pháp luật bằng một số điều VD: Luật GTĐB quy định: Mọi 
 luật được ghi trong Hiến pháp, Luật phương tiện đi qua ngã tư gặp đèn đỏ 
 Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, phải dừng lại .
 chăm sóc và bảo vệ của trẻ em Việt 
 Nam. 
 Hs theo dõi, ghi chép
 Câu 2. Bản chất của pháp luật Việt 3- Bản chất pháp luật Việt Nam 
 Nam , phân tích vì sao? Cho ví dụ minh - Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt 
 hoạ? Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và 
 Hs thảo luận, trình bày đáp án. quyền làm chủ của nhân dân lao động .
 Gv ghi nhận, chuẩn hóa kiến thức, đưa VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ 
 một số điều khoản sau: 
 Gv tiếp tục đàm thoại cùng học sinh Quyền kinh doanh – nghĩa vụ đóng 
 - Nhà trường đề ra nội quy để làm gì, vì thuế
 sao? Quyền học tập – nhiệm vụ học tập tốt.
 - Cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đề ra các 
 quy định để làm gì? Vì sao? 
 - Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì 
 sao phải có pháp luật? 
 Gv phân tích làm rõ bản chất của 
 pháp luật Việt Nam.
 Hs theo dõi, ghi chép
 Câu 3. Vài trò của pháp luật? Cho ví 4- Vai trò của pháp luật .
 dụ? - Pháp luật là phương tiện, là công cụ 
 GV gợi ý học sinh thảo luận quản lý nhà nước, quản lý xã hội 
 HS thảo luận, cử đại diện trả lời . - Pháp luật là phương tiện bảo vệ 
 GV ghi nhận, giảng chuẩn hóa kt lên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
 bảng
 Hs ghi chép
 Gv đưa ví dụ diễn giải làm rõ về đặc 
 điểm, bản chất và vai trò của pl Việt 
 Nam
 Gợi ý sản phẩm:
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 3.Bài tập 
 * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại nội Bài tập 1. 
 dung vừa học Đáp án: So sánh sự giống và khác nhau 
 * Cách tiến hành: giữa đạo đức và pháp luật.
 GV tổ chức cho học sinh giả quyết tình 
 huống SGK
 1.GV chữa và giải thích thêm vì đây là 
 bài tập lý luận
 2.Theo em ý kiến nào sau đây là đúng: Bài tập 2. 
 Hs trả lời, nhận xét. a. Nhà trường cần phải đề ra nội quy 
 Gv: Ghi nhận, chuẩn hóa kt b. Xã hội sẽ không ổn định nếu không 
 đề ra pháp luật 
 c. Cả 2 ý kiến trên
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: GV giúp HS có thể vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình 
huống trong thực tế
* Cách tiến hành: 
GV: Đưa ra tình huống trong thực tiễn rồi định hướng HS giải quyết
Bài tập: Xử lý tình huống
Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập, mất trật tự trong lớp, đánh nhau với các 
bạn.
 Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật, vừa vi 
phạm đạo đức)
Sản phẩm: là kết quả làm bài của HS
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS từ kiến thức của bài có thể liên hệ vào thực tế cuộc sống, có thể 
xử lí những tình huống liên quan đến nội dung bài học, từ kiến thức của bài học có 
thể tự điều chỉnh hành vi của mình.
* Cách tiến hành: Gv yêu cầu HS Sưu tầm tục ngữ, ca dao.
* Sản phẩm: 
 + Ca dao :
 Làm người trông rộng, nghe xa
 Biết luân, biết lý mới là người tinh
 + Tục ngữ .
 “Làm điều phi pháp điều ác đến ngay”
 “Luật pháp bất vị thân”
VI. Hướng dẫn về nhà.
 - Học thuộc nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại. Sưu tầm ca dao, tục ngữ
 - ôn tập kiến thức đã học 
 - Liên hệ nội dung đã học với thực tế địa phương. chuẩn bị giờ ngoại khóa * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_8_tiet_30_31_bai_21_phap_luat_nuoc.doc
  • pptKim Son - GDCD - Lớp 8 - Bai 21 Phap luat nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam.ppt