Giáo án Giáo dục công dân 9 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021

TÊN BÀI DẠY BÀI 12 TIẾT 19, 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

 Môn học( hoạt động giáo dục).Lớp:

 Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục đích, yêu cầu

 1. Kiến thức:

- HS cần hiểu hôn nhân là gì. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại cua việc kết hôn sớm.

- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.

 a)Các năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự chủ và tự học.

- Giao tiếp và hợp tác.

b). Các năng lực chuyên biệt.

 + Năng lực phát triển bản thân

 + Năng lực điều chỉnh hành vi

 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.

 

doc 66 trang phuongnguyen 21523
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 9 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân 9 (Công văn 5512) - Năm học 2020-2021
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TÊN BÀI DẠY BÀI 12 TIẾT 19, 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
 Môn học( hoạt động giáo dục).............Lớp:
 Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức:
- HS cần hiểu hôn nhân là gì. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại cua việc kết hôn sớm. 
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
	a)Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
 + Năng lực phát triển bản thân
 + Năng lực điều chỉnh hành vi
 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.
 3. Phẩm chất
- Yêu nước.
- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.
- Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ 
- Trách nhiệm, trung thực
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS quan sát ảnh và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, ghi câu trả lời vào giấy A0:
	1. Em có suy nghĩ gì khi đọc những dòng chữ trong bức ảnh trên?
2. Theo em, hôn nhân và gia đình có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội?
	c) Sản phẩm: 
	- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi để biết được gia đình là nơi bình yên nhất, là tổ ấm hạnh phúc của mỗi cá nhân, là tế bào sống của xã hội. Từ đó bước đầu nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
	d) Cách thức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, là kết quả của tình yêu và hôn nhân. Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào? Ý nghĩa của những quyền và nghĩa vụ đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 12.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình.
b) Nội dung: 
- GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
1. Nêu những sai lầm của T và K và hậu quả của việc làm sai lầm đó.
2. Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của M và H?
3. Em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS. Không yêu và kết hôn quá sớm, phải có tình yêu chân chính và kết hôn đúng pháp luật.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận chung trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
1. T học hết lớp 10 (chưa đủ tuổi) đã kết hôn. Bố mẹ T ham giàu ép T lấy chồng mà không có tình yêu.
- Chồng T là thanh niên lười biếng. han chơi, rượu chè → Hậu quả: T làm lụng vất vả buồn phiền vì chồng nên gầy yếu; K bỏ nhà đi chơi, K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con.
2. Trường hợp của M và H.
- M là cô gái đảm đang, hay làm.
- H là chàng trai thợ mộc yêu H.
+ Vì nể, sợ người yêu giận, M quan hệ và có thai.
+ H dao động, trốn tránh trách nhiệm.
+ Gia đình H phản đối không chấp nhận M.
→ Hậu quả: M sinh con gái và vất vả kiệt sức để nuôi con, cha mẹ M hắt hủi, xóm giềng bạn bè cười chê.
3. Bài học: Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS.
- Không yêu và kết hôn quá sớm.
- Phải có tình yêu chân chính và kết hôn đúng pháp luật.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Bài học: Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS.
- Không yêu và kết hôn quá sớm.
- Phải có tình yêu chân chính và kết hôn đúng pháp luật.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
1. Hôn nhân
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để HS tìm thế nào là hôn nhân và những nguyên tắc trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được thế nào là hôn nhân và những nguyên tắc trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi sau và ghi câu trả lời lên giấy A0.
Nhóm 1: Nêu cơ sở của tình yêu chân chính?
Nhóm 2: Nêu những sai trái thường gặp trong tình yêu.
Nhóm 3: Theo em thế nào là hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật?
Nhóm 4: Tại sao tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân?
- Từ phần thảo luận trên em hiểu hôn nhân là gì? Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập để ghi câu trả lời thảo luận vào giấy A0.
- Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
Nhóm 1: HS cần nêu được:
- Là sự quyến luyến của hai người khác giới.
- Là sự đồng cảm giữa hai người; Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; Vị tha, nhân ái, chung thuỷ.
Nhóm 2: Những sai trai thường gặp là:
- Thô lỗ, nông cạn, cẩu thả trong tình yêu.
- Vụ lợi, ích kỷ; Không nên nhầm lẫn tình bạn với tình yêu, không nên yêu quá sớm.
Nhóm 3: Hôn nhân:
- Đúng pháp luật: Là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính.
- Trai pháp luật: Không dựa trên tình yêu chân chính: Vì tiền tài, địa vị; Vì dục vọng vì bị ép buộc
Nhóm 4: Vì có tình yêu chân chính thì hôn nhân mới bền vững, họ mới có đủ động lực vì nhau mà xây dựng gia đình, vì nhau mà cống hiến cho gia đình. Khi không có tình yêu chân chính thì mục đích vụ lợi đạt được rồi, hoặc lợi ích vật chất không còn hôn nhân sẽ không giữ được.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc.
- Có thể kết hôn giữa các dân tộc, các tôn giáo với người nước ngoàinhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
⇒ Hôn nhân không được dựa trên các yêu cầu như: Vì tiền, vì địa vị, sắc đẹp, bị ép buộc sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc.
- Tình yêu không lành mạnh là tình yêu không bền vững, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong tình yêu thì cũng có thể dẫn đến hôn nhân ko bền vững.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam
a) Mục tiêu: 
	- Giúp HS hiểu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
b) Nội dung: 
- GV liên hệ thực tế và đàm thoại để học sinh thảo luận chung tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung trả lời:
1. Thế nào là hôn nhân tự nguyện? Vì sao phải tự nguyện?
2. Theo em hiểu thực hiện kế hoạch hoá gia đình là ntn?
3. Kết hôn theo nguyên tắc 1 vợ 1 chồng là như thế nào?
4. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp chung và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét: 
1. Tự nguyện là không bên nào ép buộc bên nào vì nếu không tự nguyện sẽ không hiểu nhau, không hoà hợp với nhau được, vợ chồng sẽ mâu thuẫn.
2. KHHGĐ: Không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày, nên đẻ khi nữ 22 tuổi trở lên. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
3. Người đã có vợ hoặc chồng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
4.
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
a) Mục đích: 
	- Giúp học sinh hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức đặt vấn đề để học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được điều kiện kết hôn, những trường hợp nào bị cấm kết hôn và quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên nêu một vài trường hợp tảo hôn và đặt câu hỏi để 4 nhóm thảo luận
Nhóm 1. Những trường hợp tảo hôn như trên có đúng pháp luật không? Vì sao?
Nhóm 2. Khi kết hôn cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
Nhóm 3. Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Vì sao?
Nhóm 4. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được pháp luật quy định như thế nào? Liên hệ thực tế.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và tiến hành thảo luận. Thư ký ghi lại câu trả lời của nhóm mình vào giấy A0.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Cho nhóm khác phản biện (nếu cần) và nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
Nhóm 1: Tảo hôn là vi phạm pháp luật vì người kết hôn có độ tuổi còn quá nhỏ, không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc học tập,  
Nhóm 2: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên do nam nữ tự nguyện và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhóm 3: Cấm kết hôn:
Người đang có vợ hoặc chồng, người mất năng lực hành vi dân sự 
Nhóm 4: Vợ chồng bình đẳng với nhautôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. Ví dụ: Vợ không đi làm ra tiền nhưng ở nhà lo cơm nước, con cái thì khi chồng muốn dùng tiền lương làm ra cũng phải bàn bạc với vợ, muốn chuyển chỗ ở,  gia đình phải thống nhất với nhau.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quy định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau về nghề nghiệp nhân phẩm của nhau.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Trách nhiệm của công dân
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh biết được trách nhiệm của công dân trong hôn nhân và gia đình.
b) Nội dung: 
- GV đặt vấn đề để học sinh tìm hiểu nội trách nhiệm của công dân trong hôn nhân.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được trách nhiệm của công dân trong hôn nhân và gia đình.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
1. Trách nhiệm của chúng ta trong hôn nhân.
2. Trách nhiệm của học sinh trong hôn nhân.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận chung và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
1.
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
2. 
- HS cần đánh gia đúng mức bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật HNGĐ. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu nội dung của KHHGĐ góp phần vào việc chốn lại những tư tưởng thói quen cũ như tảo hôn. HS không được tảo hôn.
- Có quy định chặt chẽ để không gây rối loạn trong quan hệ hôn nhân gia đình, xã hội.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh tham gia trò chơi nhanh tay, nhanh mắt.
c) Sản phẩm: 
HS dán những hình ảnh phù hợp vào nội dung tương ứng mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
d) Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình bày bảng nội dung và chiếu các hình ảnh sau đây lên bảng để học sinh 4 đội thực hiện nhiệm vụ của mình.
Việc làm thể hiện nghĩa vụ của 
ông bà, cha mẹ với cháu, con
Vỉệc làm không thể hiện nghĩa vụ của
ông bà, cha mẹ với cháu, con
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh lựa chọn bức ảnh dán vào cột có nội dung phù hợp.
- Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà già yếu, ốm đau. Anh chị em phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
Ngày soạn:
 Ngày sạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 21 BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức:
	- Thế nào là quyền tự do kinh doanh; Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.
	- Nếu được thế nào là thuế và vai trò của thếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
- Biết vận dụng gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh nghĩa vụ đóng thuế. 
2. Năng lực 
 	- Năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Tính toán.
	3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV tổ chức trò chơi “Kinh doanh” tại lớp để học sinh tham gia và bước đầu có những nhận thức cơ bản về quyền tự do trong kinh doanh.	
	c) Sản phẩm: 
	- HS tích cực tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. Từ biết được kinh doanh là gì? Lợi ích của hoạt động kinh doanh để định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
	d) Cách thức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bị trước những sản phẩm tự làm hoặc tự tái chế và những thẻ tiền giấy có nhiều mệnh giá khác nhau. Sau đó 4 nhóm sẽ bày bán, trao đổi cho nhau trong vòng 5 phút. Kết thúc trò chơi. Giáo viên yêu cầu học sinh thống kê số tiền thu được và trả lời một số câu hỏi sau:
1. Trò chơi có ý nghĩa như thế nào?
2. Muốn thu được nhiều tiền lãi thì người bán hàng, kinh doanh cần phải làm gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Muốn thu được nhiều tiền lãi phải có sản phẩm tốt, giá cả hợp lí và cách kinh doanh khéo léo. Vậy thế nào là kinh doanh? Công dân có quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 13.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để đàm thoại tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
b) Nội dung: 
- HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi nhằm biết được những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
c) Sản phẩm: Học sinh hiểu được vì sao phải quy định các mức thuế khác nhau, nhận diện được những hành vi kinh doanh trái pháp luật và rút ra bài học qua câu chuyện: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định của pháp luật.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?
2. Hành vi vi phạm đó là gì?
3. Em có nhận xét gì về mức thuế của một số ngành mà nhà nước quy định?
4. Theo em mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không? Vì sao?
5. Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì?
6. Em rút ra bài học gì?
* GV nêu thêm: Một số loại mặt hàng rởm: Thuốc lá có hại, ô tô là hàng xa xỉ, hàng mã lãng phí mê tín dị đoan
- Tình trạng nhập lậu xe ô tô quan biên giới, rượu tây, làm rượu giả(cấm)
- Sản xuất muối, nước, đồ dùng học tập, trồng trọt, chăn nuôi cần thiết cho con người (Khuyến khích)
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận chung trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh khác nhận xét.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Giáo viên định hướng học sinh trả lời, đánh giá kết quả đàm thoại:
1. Thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán.
2. Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.
3. Các mức thuế chênh lệch khác nhau (cao hoặc thấp)
4. Có liên quan vì: Mức thuế cao là để hạn chế ngành, mặt hàng xa xỉ, không cần thiết với đời sống nhân dân; Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân.
5. Hiểu được những quy định của nhà nước về kinh doanh, thuế, Kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được nhà nước quy định.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
6. Bài học: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định của pháp luật.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. 
b) Nội dung: 
- HS đọc nội dung trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi nhằm hiểu quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. 
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được thế nào là quyền tự do kinh doanh; Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. Biết vận dụng gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh nghĩa vụ đóng thuế.
d) Cách thức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi sau và ghi câu trả lời lên giấy A0.
Nhóm 1: Em hãy kể những hành vi công dân kinh doanh đúng pháp luật và sai pháp luật?
Nhóm 2: Em hiểu kinh doanh là gì? Quyền tự do kinh doanh của công dân là gì? 
Nhóm 3: Nêu những hành vi vi phạm về thuế hoặc không vi phạm về thuế.
Nhóm 4: Kể tên các hoạt động sản xuất dịch vụ và trao đổi hàng hoá mà em biết?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập để ghi câu trả lời thảo luận vào giấy A0.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài:
Nhóm 1: 
- Kinh doanh đúng pháp luật:
+ Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn
+ Kê khai đúng ngành mà mình kinh doanh
+ Có giấy phép kinh doanh
+ Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai
- Kinh doanh sai pháp luật:
+ Kinh doanh hàng lậu, hàng giả
+ Kinh doanh hàng nhỏ không kê khai
+ Kinh doanh mại dâm, ma tuý.
Nhóm 2: 
- Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước...
Nhóm 3: 
- Vi phạm về thuế: 
+ Kết hợp với hộ kinh doanh tham ô thuế của nhà nước.
+ Dùng tiền thuế làm việc cá nhân.
+ Buôn lậu trốn thuế
- Không vi phạm về thuế:
+ Nộp thuế đúng quy định, không dây dưa trốn thuế.
+ Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh; Không tiêu dùng tiền thuế của nhà nước.
- GV: Công dân tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước về các mặt hàng mà mình kinh doanh. Thuế nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung như: An ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, cầu cống. nộp thuế là bắt buộc.
- GV: Nêu trách nhiệm của công dân về quyền tự do kinh doanh?
 Nhóm 4:
- Sản xuất bánh kẹo, lúa gạo, nuôi gà, lợn, trâu bò, sản xuất vải, quần áo, sách vở.
- Dịch vụ: Du lịch, vui chơi, gội đầu, cắt tóc
- Trao đổi: Bán lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo, mua sách vở, quần áo. → Là kinh doanh giúp con người tồn tại và phát triển.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
1. Khái niệm:
- Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước...
- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung. (như an ninh, quốc phòng, nhà lương cho công chức nhà nước, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường)
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước.
2. Trách nhiệm của công dân
- Trách nhiệm của công dân: Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế góp phần XD đất nước.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh tham gia xử lý tình huống có vấn đề theo quan điểm cá nhân.
c) Sản phẩm: 
- HS suy nghĩ và tự đưa ra cách giải quyết tình huống theo ý kiến cá nhân sao cho phù hợp với nội dung bài học vừa học.
d) Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu lên bảng tình huống sau:
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học, chị Lan muốn mở một cửa hàng bán thuốc tân dược. Chị gửi đơn đến uỷ ban nhân dân nơi chị sống để xin mở cửa hàng thuốc nhưng bị từ chối vì lí do chị không có bằng cấp, chứng chỉ về y dược. Chị Lan cho rằng, việc uỷ ban nhân dân từ chối chị là sai pháp luật vì công dân có quyền tự do kinh doanh thì có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề gì theo nguyện vọng và khả năng của mình.
Câu hỏi:
1/ Chị Lan hiểu như vậy đúng hay sai? Vì sao?
2/ Việc uỷ ban nhân dân từ chối chị Lan có đúng không?
3/ Chị Lan cần làm gì để có thể được cấp phép mở cửa hàng thuốc tân dược?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.
- Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Kinh doanh và thuế là hai lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống XH. Con người và XH tồn tại và phát triển cần đến hoạt động của hai lĩnh vực này. Tuy nhiên mọi công dân, mọi tổ chức tham gia phải có quyền và nghĩa vụ đối với kinh doanh và thuế, để góp phần xây dựng nền kinh tế tài chính quốc gia ổn định, vững mạnh.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 22, 23 BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- HS nêu được tầm quan trong và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao đọng của công dân; 
	- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; biết được quy định của PL về sử dụng LĐ trẻ em. 
- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Bết được các loại hợp đồng lao động.
2. Năng lực 
	- Năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Tính toán.
3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi và đặt ra câu hỏi có vấn đề để học sinh thảo luận cặp đôi nhằm tìm hiểu ý nghĩa của việc lao động.	
	c) Sản phẩm: 
	- HS nhìn ảnh và biết được ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống con người, từ đó có những nhận thức cơ bản về quyền và nghĩa vu trong lao động của công dân.
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh lên màn hình tivi và đặt câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì khi đọc những dòng chữ trong bức ảnh trên?
2. Theo em, lao động có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tham gia thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Lao động là nguồn gốc của sự phát triển. “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_9_cong_van_5512_nam_hoc_2020_2021.doc