Giáo án Hóa học 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Sau khi học xong, HS có thể:

1. Kiến thức

+ Lập kế hoạch thực hiện trong mỗi hoạt động học tập.

+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.

+ Ghi chép, thu thập các số liệu quan sát và đo đạc.

+ Phân tích và giải thích các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.

2. Kỹ năng

+ Hình thành kỹ năng làm việc khoa học.

3. Thái độ

+ Có ý thức tự giác trong học tập.

4. Năng lực – phẩm chất

+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; Năng lực hợp tác.

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học, Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

+ Phẩm chất: Yêu khoa học, yêu quý bạn bè.

II. Chuẩn bị của GV - HS

1. GV

 KHGD

 Máy chiếu, PHT

2. HS

 Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).

III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học

1. Phương pháp

 PP trò chơi;

 PP dạy học nhóm,

 PP giải quyết vấn đề;

 PP thuyết trình,

 PP thực hành thí nghiệm.

2. Kỹ thuật:

 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,

 KT đặt câu hỏi,

 Kỹ thuật động não,

 KT 321,

 KT phòng tranh.

 

docx 58 trang quyettran 15/07/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án Hóa học 7 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết:
BÀI 1: MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Lập kế hoạch thực hiện trong mỗi hoạt động học tập.
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.
Ghi chép, thu thập các số liệu quan sát và đo đạc.
Phân tích và giải thích các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.
2. Kỹ năng
Hình thành kỹ năng làm việc khoa học.
3. Thái độ
Có ý thức tự giác trong học tập.
4. Năng lực – phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; Năng lực hợp tác. 
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học, Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Phẩm chất: Yêu khoa học, yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
KHGD
Máy chiếu, PHT
2. HS
Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).	
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP trò chơi; 
PP dạy học nhóm, 
PP giải quyết vấn đề; 
PP thuyết trình, 
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật: 
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, 
KT đặt câu hỏi, 
Kỹ thuật động não, 
KT 321, 
KT phòng tranh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
HĐ của GV – HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Lập một bản kế hoạch cần có nội dung gì ?
? Hình thức trình bày bản kế hoạch ?
GV: Có thể cho Hs lấy ví dụ cụ thể.
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, vào bài.
A. Hoạt động khởi động
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
Axit
Oxit axit
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn trải bàn; KT phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV phân tích: Lập kế hoạch học tập là kĩ năng quan trọng trong các hoạt động học. Sau đó yêu cầu HS:
Dựa vào thông tin trong SHDH, em hãy lập kế hoạch cá nhân cho công việc : “Tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 7”.
HS: Hoạt động cá nhân lập bản kế hoạch
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kế hoạch cá nhân cần có đủ những yêu cầu sau :
+ Mục tiêu kế hoạch là gì ?
+ Nhiệm vụ (nội dung công việc) cần thực hiện.
+ Biện pháp thực hiện.
+ Tiến trình thực hiện (thời gian, địa điểm).
+ Dự kiến kết quả công việc (sản phẩm thu được là gì ?).
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: 
Nghiên cứu thông tin và hoàn thành bảng 1.1
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 1.1
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả đã tìm hiểu trước ở nhà:
+ Nêu một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại.
HS: Hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
+ Đại diện mộ số cặp đôi báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
GV: nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi:
+ Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học (KHTN6).
HS: Hoạt động cặp đôi chia sẻ các kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
GV: nhận xét và tổng kết
II. BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, MẪU HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
1. Kể tên dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong các bài KHTN 7
Bảng 1.1
2. Dụng cụ nào dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại?
+ Những dụng cụ bằng thủy tinh: ống nghiệm, bóng điện ..
+ Chất độc: Axit, bazo, Khí Clo, brom, iot, chì, thủy ngân 
3. Nêu các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm Khoa học tự nhiên 7.
- Cần biết rõ dụng cụ, hóa chất cần sử dụng.
- Hóa chất không có nhãn mác thì không sử dụng
- Tránh gây đổ vỡ khi làm thí nghiệm.
- Với chất độc cần có dụng cụ bảo hộ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
+ Thực hành đo nhịp tim rồi điền thông tin vào bảng 1.2
+ Trả lời các câu hỏi thảo luận.
HS: + Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
III. TẬP SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ MẪU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đo nhịp tim của em
a, Khi di chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng thì nhịp tim thay đỏi như sau:
Tim sẽ đập nhanh hơn. Vì lúc đứng phải hoạt động cơ thể, nhưng lúc ngồi sẽ hoạt động ít hơn, các tế bào trong cơ thể hoạt động ít hơn.
b, Nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Vì đây là hoạt động mạnh, nhu cầu Oxi tăng lên , tim cần truyền đi máu và nhiều năng lượng để cơ thể hoạt động nên sẽ đập nhanh hơn.
c, giả thuyết do sai số, hoặc do bạn đếm nhầm nhịp tim. Kiểm tra lại bằng máy khác.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong tài liệu HDH, ghi các số liệu, hiện tượng quan sát vào bảng 1.3
+ Trả lời các câu hỏi thảo luận
HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm, điền thông tin vào bảng và trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hóa học
Các hiện tượng quan sát được khi cho các đinh sắt vào cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat:
+ Màu xanh của dung dịch muối đồng sunfat bị nhạt dần
+ Phía ngoài các đinh sắt có một lớp kim loại đồng màu đỏ bám vào
Nhận xét: Tổng khối lượng của các chất trước thí nghiệm bằng tổng khối lượng của các chất sau thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu hình 1.1, tìm hiểu thông tin về các dụng cụ và ghi vào vở.
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
3. Tìm hiểu tên gọi, các thông tin, kí hiệu trên các dụng cụ hình 1.1 và ghi vào vở.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực,; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: yêu cầu HS quan sát và mô tả từng bước trong hình “Các bước vận dụng kiến thức vào thực tế” 
HS: Hoạt động cá nhân trình bày từng bước trong hình.
+ Hoạt động cặp đôi chia sẻ kết quả.
+ Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
GV: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SHDH
HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, đánh giá.
D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SHDH
HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, đánh giá.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
CÔNG THỨC HÓA HỌC
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết:
Bài 2: NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức :
Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử, thành phần hạt nhân, mối quan hệ giữa số proton và số electron.
Phát biểu được khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối.
Xác định được nguyên tử khối của các nguyên tố và phân tử khối của một số chất đơn giản
2. Kĩ năng :
Viết được kí hiệu hóa học của một số nguyên tố.
Tính được phân tử khối của một số chất.
3. Thái độ :
Có thái độ yêu thích môn Khoa học nói chung và môn Hoá học nói riêng.
Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất:
Năng lực tự học ; Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học ;
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
Phẩm chất: Trung thực, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. GV
Sơ đồ minh họa thành phần cấu taọ 3 nguyên tử H, O, Na.
Phiếu học tập
2. HS
Xem lại phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP trò chơi; 
PP dạy học nhóm, 
PP giải quyết vấn đề; 
PP thuyết trình, 
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật: 
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, 
KT đặt câu hỏi, 
Kỹ thuật động não, 
KT 321, 
KT phòng tranh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm
2. Kĩ thuật: thảo luận, vấn đáp
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Treo tranh hình 2.1 mô hình cấu tạo nguyên tử. Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi.
+ Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ?
+ Nguyên tử mang điện không? Vì sao?
+ Nguyên tố hóa học có thể được định nghĩa theo nguyên tử như thế nào?
HS: Trao đổi cặp đôi trả lời.
+ Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Dẫn dắt vào phần B.
A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp
2. Năng lực: Tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ hóa học
3. Phẩm chất: Trung thực, yêu quý bạn bè
Hoạt động 1: Nguyên tử là gì?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm.
+ Nguyên tử có thành phần như thế nào?
+ Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt cơ bản nào ?
+ Nêu đặc điểm của những loại hạt cấu tạo lên nguyên tử ? điện ?
+ Vì sao nguyên tử trung hòa về điện?
HS: Thảo luận thống nhất câu trả lời. đại diện một số nhóm trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. NGUYÊN TỬ
- Hạt vô cùng nhỏ	
- Trung hòa về điện.
- Cấu tạo:
+ Hạt nhân mang điện tích (+)
+ Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-)
Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học là gì?
GV: Tổ chức cho HS đọc thông tin và thảo luận rút ra nhận xét:
+ Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có những đặc điểm chung nào?
+ Nguyên tố hóa học là gì?
+ Dựa vào bảng 2.1, Hãy viết KHHH của các của các nguyên tố: natri, magie, sắt, clo và cho biết số p, e trong mỗi nguyên tử của các nguyên tố đó.
HS: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện 1-2 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung.
GV: Nhận xét và kết luận 
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
Hoạt động 3: Nguyên tử khối
GV: Cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở tài liệu để thấy được khối lượng nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé.
Yêu cầu HS theo dõi thông tin trong tài liệu và giới thiệu và làm bài tập điền từ.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập
GV: Hướng dẫn hs tra bảng 2.1
HS: Lắng nghe
III. NGUYÊN TỬ KHỐI. PHÂN TỬ KHỐI
1. Nguyên tử khối
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đvC.
Hoạt động 4: Phân tử khối
GV: Hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi dựa vào định nghĩa NTK nêu định nghĩa PTK trả lời câu hỏi.
HS: Thảo luận và báo cáo kết quả.
GV: tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
+ Tính phân tử khối của các phân tử sau: Ba(OH)2, SO2 ,CO2, KMnO4
Cho HS 3 phút chuẩn bị, sau đó mỗi nhóm cử lần lượt 1 bạn lên bảng tính PTK của 1 CT phân tử , nhóm nào hoàn thành nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng
HS: Hoạt động nhóm chơi trò chơi
GV: Nhận xét và đánh giá
2. Phân tử khối
- Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời bài 1.
HS: Hoạt động cá nhân làm bài và trả lời
+ HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Tổ chức trò chơi (Mỗi đội 2 em)
Yêu cầu mỗi học sinh viết kí hiệu hóa học của 6 nguyên tố mà em biết.
HS: Tham gia trò chơi, làm bài tập.
GV: Cho HS nhận xét chéo. Khích lệ HS.
GV: Tổ chức HS hoạt động cặp đôi:
+ Một nam, 1 nữ lên tính phân tử khối 
+ Tính PTK của: Ba(OH)2, SO2, CaCO3, H2O
HS: Tham gia trò chơi, làm bài tập.
GV: Cho HS nhận xét chéo. Khích lệ HS.
Bài 1: - Kí hiệu: 
+ Electron: e (-)
+ Proton: p (+)
+ Nơtron: n (không mang điện).
- Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (tức là cùng điện tích hạt nhân).
Số p = Số e.
Bài 2: 
Kali: K
Nhôm: Al
Bạc: Ag
Bài 3:
M(Ba(OH)2) = 137 + 17.2 = 171
MSO2 = 32 + 16.2 = 64
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi giải thích câu hỏi trang 11
HS: Trao đổi thống nhất trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, kết luận
D. Hoạt động vận dụng
- Hơi thở có nhiều khí CO2 và một số khí khác nặng hơn không khí
- Khí H2 nhẹ hơn không khí nhiều lần
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; Năng lực sử dụng CNTT - TT.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu HS về tìm hiểu video trên trang web hoặc sách về nguyên tố hóa học. Viết đoạn văn ngắn 100 từ mô tả vai trò của nguyên tử. Nộp vào tiết học sau.
HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tuần: 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết: 
Bài 3: CÔNG THỨC HÓA HỌC. HÓA TRỊ
I. MỤC TIÊU:
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Trình bày được ý nghĩa của công thức hóa hóa học của các chất. 
Viết được công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản.
Xác định được hóa trị của một số nguyên tố hóa học. Phát biểu quy tắc hóa trị và vận dụng trong việc thiết lập một số công thức hợp chất vô cơ đơn giản.
2. Kĩ năng	
Quan sát CTHH cụ thể rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất. 
Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
Nêu được ý nghĩa của CTHH.
Biết cách tính hoá trị của một nguyên tố trong h/c khi biết CTHH của h/c và hoá trị của nguyờn tố kia.(hoặc nhóm ntử).
3. Thái độ
Có hứng thú, tinh thần say mê trong học tập.
Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
Có ý thức tìm tòi, học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất 
Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
KHGD
Máy chiếu, PHT
2. HS: 
Ôn kỹ các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp
+ Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, 
2. Kỹ thuật: 
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, 
KT đặt câu hỏi, 
 + Kỹ thuật động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP trò chơi, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Treo bảng phụ yêu cầu học sinh điền vào bảng kiến thức sau và thảo luận trả lời các câu hỏi ở sgk:
Câu hỏi: 
1. Cách ghi công thức hóa học của một chất như thế nào?
2. Công thức hóa học một chất cho biết những điều gì?
3. Vì sao từ 118 nguyên tố hóa học có thể tạo ra hàng chục triệu chất khác nhau?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Chỉ ra nhóm trả lời đúng, sai mà không giải thích, hướng HS vào hoạt động hình thành kiến thức.
A. Hoạt động khởi động
Tên chất
Công thức phân tử
Đơn chất hay hợ
 chất
Khí oxi
O2
Đơn chất
Nước
H2O
Hợp chất
Sắt
Fe
Đơn chất
Muối ăn (Natri clorua)
NaCl
Hợp chất
Caxi cacbonat
CaCO3
Hợp chất
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn chải bàn; KT phòng tranh; KT 321
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức hóa học
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi: Nghiên cứu thông tin trang 12 sách HDH trả lời các câu hỏi sau:
+ Công thức hóa học của các chất được viết như thế nào?
+ Công thức hóa học có ý nghĩa gì?
+ Hoàn thành bài tập.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin tra lời câu hỏi.
+ Chia sẻ kết quả với nhóm đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và góp ý bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. CÔNG THỨC HÓA HỌC
Công thức của đơn chất: Ax (gồm một kí hiệu hóa học và chỉ số nguyên tử).
- Công thức của hợp chất: AxByCz
(gồm 2,3 kí hiệu hóa học và số nguyên tử mỗi nguyên tố).
*Ý nghĩa công thức hóa học:
- Cho biết nguyên tố cấu tạo ra chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
- PTK của chất
Hoạt động 2: Cách xác định hóa trị
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SHD và trả lời: 
+ Hóa trị là gì?
+ Hóa trị của một nguyên tố, nhóm nguyên tử được xác định như thế nào?
HS: Nghiên cứu và trả lời.
GV đặt câu hỏi: Từ hoá trị của H em hãy rút ra hoá trị của các nguyên tố Cl, O, N, C. Tương tự, hãy xác định hóa trị của các nhóm SO4, NO3 trong CT H2SO4, HNO3. 
- Xác định hóa trị của các nguyên tố C, S, P, Na, Fe trong các hợp chất sau:
O2, SO3, P2O5, Na2O, FeO
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và hướng dẫn HS tự chốt kiến thức ghi vào vở.
II. HÓA TRỊ
1. Cách xác định hóa trị
* Hóa trị là con số biểu thị khả năng lien kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Hóa trị của nguyên tố được xác định thong qua nguyên tố H(I) và nguyên tố O (II).
Hoạt động 3: Quy tắc hóa trị 
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin và làm các bài tập trang 14.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh hoạt động. Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh xem bảng 2.2 hóa trị của một số nhóm nguyên tử.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, tìm hiểu ví dụ lập công thức hóa học.
HS: Trao đổi nhóm tìm hiểu ví dụ.
GV: Yêu cầu HS lên làm: 
+ Lập công thức của Al(III) và Cl (I), Zn(II) và NO3(I), Mg(II) và SO4(II).
HS: Hoàn thành bài tập và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét
2. Quy tắc hóa trị.
1.Tính a.x và y.b theo bảng
2. Quy tắc: a.x = b.y
3. Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
* Lập công thức hóa học
AlCl3 , Zn(NO3)2 , MgSO4
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu và làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét và chỉnh sửa
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1:
(1) nguyên tố hóa học 
(2) kí hiệu hóa học 
(3)  hợp chất 
(4) nguyên tố hóa học 
(5) kí hiệu hóa học. 
(6) nguyên tử 
(7) phân tử 
Bài 2:
a, Hai nguyên tử oxi: 2O
b, Ba phân tử canxi hidroxit: 3Ca(OH)2
c, Bảy phân tử amoniac: 7NH3
Bài 3:
a, HBr: H hóa trị I, Br hóa trị I.
 H2S: H hóa trị I, S hóa trị II.
CH4: H hóa trị I, C hóa trị IV.
b, Fe2O3: Fe hóa trị III, O hóa trị II.
CuO: Cu hóa trị II, O hóa trị II.
Ag2O: Ag hóa trị I, O hóa trị II.
Bài 4:
Canxi nitrat: Ca(NO3)2
Natri hidroxit: NaOH
Nhôm sunfat: Al2(SO4)3
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Tìm hiểu khoa học, giao tiếp
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm những nguyên tố hóa học nào, công thức hóa học). Cho biết cách sử dụng và vai trò của muối ăn đối với sức khỏe.
HS: Thảo luận nhóm, thống nhất trả lời. Các nhóm bổ sung thêm
GV: Nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng
Thành phần của muối ăn: Na và Cl
- Nhưng nếu hàng ngày chúng ta ăn một lượng muối quá nhiều, vượt trên mức cho phép có thể dẫn đến sự nguy hại đối với sức khỏe và đôi khi rút ngắn cuộc sống con người.
- Nếu sử dụng nhiều thực phẩm “ướp muối" có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư dạ dày.
- Nếu bạn ăn nhiều muối sẽ khiến lượng can xi điều tiết trong nước tiểu tăng lên và đấy là một trong những nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, Năng lực sử dụng CNTT - TT.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin qua internet và hoàn thành bài tập.
HS: Về nhà hoàn thành bài tập và báo cáo kết quả.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Tuần: 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết: 
Chủ đề 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
 Bài 4: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định và phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Chỉ ra dấu hiệu có thể xác nhận chất mới tạo thành, tức là có phản ứng hóa học xảy ra.
Nêu được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
Xác định được chất phản ứng và sản phẩm trong một số phản ứng hóa học.
Giải thích được một số hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong thực tiễn.
2. Kỹ năng
Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận.
Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
3. Thái độ
Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.
Tích cực tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực hợp tác, Năng lực thực hành, Năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Trung thực, Yêu thương bạn bè
II. CHUẨN BỊ
1. GV
Chuẩn bị một số thiết bị, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm sau : 
Hóa chất : Mẩu than củi, mẩu giấy vụn, cây nến, que đóm, bông, cồn 900, mảnh kẽm, dung dịch axit axit clohđric, dung dịch natri sunfat, dung dịch bạc nitrat, dung dịch natri clorua, dung dịch bari clorua, bột thuốc tím, bộ mangan đioxit, nước oxi già. 
Dụng cụ : Cốc thủy tinh/ đĩa thủy tinh chịu nhiệt, ống nghiệm, bát sứ, đèn cồn, tấm kính, kiềng sắt có kèm theo lưới amiăng, phễu thủy tinh, giấy lọc. 
Một số tranh ảnh, máy chiếu, máy tính. 
2. Học sinh 
Ở nhà chuẩn bị một vài mẩu than củi, mẩu giấy vụn, cây nến, que đóm, bông.
III. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
PP dạy học nhóm, 
PP giải quyết vấn đề; 
PP thuyết trình, 
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật: 
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, 
KT đặt câu hỏi, 
Kỹ thuật động não, 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm. 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
GV: Cho HS hoạt động cặp đôi quan sát hình vẽ trang 18 và cho biết: Trong các quá trình được mô tả, quá trình nào có chất mới tạo thành? Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Ngoài các ví dụ trên em có thể lấy một số ví dụ về sự biến đổi chất trong tự nhiên mà em biết.
- Các chất xung quanh ta luôn có sự biến đổi, đó là những sự biến đổi nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào phần B.
A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, Thực hành thí nghiệm 
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Hợp tác
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
Hoạt động 1: Sự biến đổi chất
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành TN, quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, theo dõi, quan sát, ghi chép kết quả.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét các nhóm, cho điểm thực hành thí nghiệm.
I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
* Thí nghiệm
Phiếu học tập:
TN 
Hiện tượng quan sát 
Nhận xét 
1 
Giấy màu trắng chuyển thành màu đen; 
Trước khi đốt thì giấy cứng (có thể cầm để quạt được), sau khi đốt thì mềm và xốp; 
Có sự biến đổi về chất (biến đổi màu sắc). 
2 
Cây nến mềm và chảy lỏng 
Không có sự biến đổi chất (biến đổi trạng thái). 
3 
Xuất hiện kết tủa trắng 
Có sự biến đổi về chất (tạo thành chất kết tủa). 
4 
Ống nghiệm 1 : Thuốc tím hòa tan vào nước tạo dung dịch có màu tím. 
– Thuốc tím (rắn) bị hoà tan trong nước (Biến đổi từ trạng thái rắn sang hoà tan trong dung dịch nước). 
Ống nghiệm 2 : Que đóm bùng cháy ; Chất rắn trong ống nghiệm sau khi đun nóng không tan trong nước. 
Có sự biến đổi về chất (có chất khí thoát ra làm tàn đóm bùng cháy, chất rắn mới tạo thành sau khi đun nóng thuốc tím có tính chất khác chất ban đầu). 
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa bảng trả lời 2 câu hỏi
- Thí nghiệm nào có chất mới được tạo thành?
- Những dấu hiệu nào cho biết có chất mới tạo thành?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để rút ra nhận xét : 
– Trong các thí nghiệm thực hiện ở trên, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lí, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá học ? vì sao?
GV nhấn mạnh bằng câu hỏi sau:
Dựa vào đâu để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học ?
HS: Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi
Kết luận:
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi vật lí là: không có chất mới tạo thành; thường không có nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc không có hiện tượng phát sáng; không có sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi hóa học là: có chất mới tạo thành; biến đổi có kèm theo nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc hiện tượng phát sáng, có kèm theo sự thay đổi về một trong các dấu hiệu như: màu sắc, mùi vị, có khí thoát ra, tạo thành chất kết tủa.
Hoạt động 2: Phản ứng hóa học
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin hoạt động nhóm quan sát sơ đồ phản ứng, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
– Ở bên trái của mũi tên, có các chất nào ? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ? 
– Ở bên phải của mũi tên, có các chất nào ? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ? 
– So sánh số nguyên tử C, H, O ở bên trái và bên phải của mũi tên. 
HS: Hoạt động độc lập nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
+ Hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_7_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx