Giáo án Khối 5 - Tuần 7

học

A. Hoạt động cơ bản

1. Khởi động

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.

2. Khám phá bài học

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình.

- GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học.

- HS ghi tên bài.

Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.

 

docx 19 trang Bảo Anh 11/07/2023 20740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 5 - Tuần 7

Giáo án Khối 5 - Tuần 7
TUẦN 7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Chào cờ đầu tuần
Môn: Tập đọc (tiết 13)
Bài: Những người bạn tốt
I. Mục tiêu
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- GDKNS: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa sgk.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình.
- GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
- HS ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Học sinh nêu những từ mình cảm thấy khó đọc, gv hướng dẫn hs đọc.
- Đọc lời giải nghĩa.
Hoạt động 4: Luyện đọc
- GV cùng học sinh chia đoạn.
- Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm.
- Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4).
- Một học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 65.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4).
- CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ.
Hoạt động 6: Đọc diễn cảm
- Nghe bạn đọc diễn cảm, rút ra cách đọc hay nhất.
- Luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc, bình chọn. GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay.
BUỔI CHIỀU
Môn: Toán (tiết 31)
Bài: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Mối quan hệ giữa: 1 và 110 ; 110 và 1100 ; 1100 và 11000.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
- Làm được bài tập 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 - Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 32 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn những học sinh làm sai (nếu có).
Bài tập 2: Trang 32 SGK
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp.
- Trao đổi vở với nhau, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 32 SGK
- Một học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh thảo luận nhóm tìm cách làm bài. Một số nhóm chia sẻ bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận cách làm đúng.
- Học sinh làm cá nhân vào vở. Một học sinh làm vào bảng phụ
- Treo bảng phụ có bài làm của hs lên bảng, các hs khác nhận xét. Giáo viên nhận xét.
Bài tập 4: Trang 32 SGK
- Một số hs chia sẻ cách làm bài, các hs khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
- Học sinh làm bài vào vở nháp. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh tìm được trung bình cộng trong các trường hợp đơn giản.
Môn: Chính tả (tiết 7)
Bài: Nghe – Viết: Dòng kinh quê hương
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2), thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
- GDKNS: Kĩ năng lắng nghe, viết, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
- Thẻ từ.
III. Hoạt động học
1. Khởi động
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trò chơi khởi động: Đoán ô chữ.
- Gv giới thiệu bài – Hs ghi đề.	
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- Giáo viên đọc một lần bài viết, học sinh lắng nghe.
- Nêu các từ ngữ khó viết trong bài, viết từ khó vào vở nháp. Nhận xét bộ phận khó viết, phân tích, so sánh và nêu nghĩa 1 vài từ.
- Nhắc lại cách trình bày bài đoạn văn xuôi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách viết chữ đầu đoạn văn, cách viết hoa, .Giáo viên đọc toàn bài chính tả, học sinh ghi vào vở. 
- Đổi vở, soát lỗi cho nhau. GV nhận xét bài của học sinh, chỉ ra một số lỗi sai thường gặp ở các em.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 2: Trang 66 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. 
- Giáo viên lưu ý cho học sinh tìm một vần thích hợp với cả ba chỗ trống trong bài thơ. Học sinh cá nhân làm bài tập vào vở.
- Trao đổi vở với nhau, nhận xét và sửa lỗi cho nhau.
- Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh. 
Bài tập 3: Trang 66 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. 
- Học sinh cá nhân làm bài
- Học sinh đọc các thành ngữ đã hoàn thành. Lớp nhận xét cách điền tiếng có chứa ia hoặc iê trong các thành ngữ .
- Giáo viên nhận xét .
C. Hoạt động ứng dụng
- Hs viết lại những từ mình hay viết sai.
Môn: Luyện từ và câu (tiết 13)
Bài: Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT1, Mục III) ; Tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật ( BT2)
- GDKNS: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, tự tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Đố vui.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Phần nhận xét trang 66-67sgk ( Hoạt động nhóm) 
Bài tập 1: Trang 66 SGK
- Học sinh đọc bài 1, đọc cả mẫu.
- Học sinh cá nhân làm bài. 
- Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các hs khác nhận xét. Gv nhận xét.
Bài tập 2: Trang 67 SGk
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài tập. Đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 67 SGK
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, lần lượt nêu điểm giống nhau.
* Giáo viên chốt lại bài 2, 3 giúp cho ta thấy mối quan hệ của từ nhiều nghĩa vừa khác, vừa giống.
- Phân biệt với từ đồng âm.
Hoạt động 2: Học sinh đọc ghi nhớ ( Hoạt động chung) 
- HS nối tiếp đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại.
B. Hoạt động thực hành
* Phần luyện tập
Bài tập 1: Trang 67 SGK
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học sinh làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 67 SGK
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài tập.
- Đại diện lên trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển . 
- Cả lớp nhận xét. Giáo viên chốt lại.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về bài học hôm nay.
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Môn: Toán (tiết 32)
Bài: Khái niệm số thập phân
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 
- Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác.
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số a, b phần bài học. 
- Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết số thập phân.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 34 SGK
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự giải các bài tập. 
- Học sinh cá nhân làm bài. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 35 SGK
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề.
- HS cá nhân làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 35 SGK
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp.
- Giáo viên nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh đọc, viết được một số thập phân dạng đơn giản.
Môn: Tập làm văn (tiết 13)
Bài: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1), hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn.
- GDKNS: Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Thương ai.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 70-71 SGK
- Một học sinh đọc bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh thảo luận nhóm, tìm câu trả lời cho câu hỏi a,b,c trang 7 sgk.
- Một số nhóm chia sẻ kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Trang 72 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh cá nhân làm vào vở bt tiếng việt.
- Trao đổi vở, nhận xét, sửa lỗi sai cho nhau. Gv nhận xét.
Bài tập 3: Trang 72 SGK
- Học sinh viết 1 trong 3 đoạn
- Một số học sinh đọc các câu mở đoạn em tự viết. 
- Lớp nhận xét. Bình chọn đoạn văn hay. Phân tích điểm hay.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết hay.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh chưa hoàn thành về nhà viết lại câu mở đoạn. 
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Môn: Toán (tiết 33)
Bài: Khái niệm số thập phân (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nhận biết khái niệm về số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).
- Biết đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp).
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: A lô, ala, amen.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Giới thiệu khái niệm về số thập phân
a. Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học.
- HS quan sát, nêu nhận xét từng hàng. 
- GV hướng dẫn học sinh viết hỗn số thành số thập phân.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các số thập phân.
b. Cấu tạo của số thập phân
- Gv viết số 8,56 lên bảng, học sinh quan sát và nêu nhận xét về cấu tạo của số thập phân.
- GV giới tiệu về cấu tạo của số thập phân. 
- HS nối tiếp nhau đọc phần in đậm sgk.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 34 SGK
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự giải các bài tập. 
- Học sinh cá nhân làm bài. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 35 SGK
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề.
- HS cá nhân làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh( nếu có).
Bài tập 3: Trang 35 SGK
- Học sinh làm việc nhóm, gv phát phiếu bài tập, hs cá nhân hoàn thành bài tập trong phiếu bài tập của mình.
- Dùng kĩ thuật xoay ổ bi nhận xét bài làm của nhau. Gv nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh nhận biết khái niệm về số thập phân.
Môn: Tập đọc (tiết 14)
Bài: Tiếng đàn Ba – la – lai - ca trên sông Đà
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm dược toàn bài, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
- Hiểu ND và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ).
- Sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. 
- KNS: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa sgk.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình.
- GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
- HS ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Học sinh nêu những từ mình cảm thấy khó đọc, gv hướng dẫn hs đọc.
- Đọc lời giải nghĩa.
Hoạt động 4: Luyện đọc
- GV cùng học sinh chia đoạn.
- Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm.
- Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4).
- Một học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 70.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4).
- CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ.
Hoạt động 6: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Nghe bạn đọc diễn cảm, rút ra cách đọc hay nhất.
- Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Thi đọc, bình chọn. GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay.
Môn: Lịch sử (tiết 7)
Bài: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
I. Mục tiêu
- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ai Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
- GDKNS: Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Phiếu học tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Hoàn cảnh đất nước năm 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
 + Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam?
 + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
 + Ai có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất? Vì sao? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nêu nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm hiểu những nét cơ bản về hội nghị thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn thành PHT theo các câu gợi ý sau:
 + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào ?
 + Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì ?
 + Nêu kết quả của hội nghị ?
 - HS chia thành các nhóm, cùng đọc SGK, trao đổi và rút ra những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam rồi ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện một số nhóm HS trình bày những nét cơ bản của hội nghị, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét - GV hỏi: Tại sao chúng ta tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật?
- Học sinh trả lời. Gv nhận xét.
Hoạt động 4: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
 + Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?( Ý nghĩa hợp nhất)
- GV kết luận.
B. Hoạt động thực hành
- GV yêu cầu HS liên hệ: Kể việc gia đình, địa phương em làm gì để kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930.
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Môn: Toán (tiết 34)
Bài: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
I. Mục tiêu
Học sinh biết: 
- Tên các hàng của số thập phân
- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
2. Khám phá bài học
Hướng dẫn học sinh nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp), quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau. Nắm được cách đọc, viết số thập phân.
- Học sinh quan sát bảng nêu lên phần nguyên - phần thập phân.
- Giáo viên nêu quan hệ giữa các đơn vị của 2 hàng liền nhau:
+ Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
+ Mỗi đơn vị của một hàng bằng 110 (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- Học sinh nêu các hàng trong phần nguyên (đơn vị, chục, trăm...). Học sinh nêu các hàng trong phần thập phân (phần mười, phần trăm, phần nghìn...)
- Học sinh đọc thầm phần đóng khung trong sách giáo khoa. Giáo viên treo bảng phần nội dung đóng khung. Học sinh đọc nối tiếp.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 38 SGK
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
- Giáo viên gợi ý để học sinh làm các bài tập.
- Học sinh làm việc nhóm đôi, đọc cho nhau nghe số thập phân và viết vào vở nháp, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng”. 
- Giáo viên nêu luật chơi, học sinh lắng nghe.
- Tổ chức chơi trò chơi.
+ Giáo viên đọc yêu cầu
+ Học sinh ghi đáp án tương ứng vào bảng con. 
+ Giơ bảng có đáp án của bản thân.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài, tuyên dương những em có kết quả đúng nhiều nhất.
Bài tập 3: Trang 38 SGK 
- Học sinh cá nhân làm bài tập vào vở.
- Trao đổi vở, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau.
- Giáo viên nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh biết chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
Môn: Kể chuyện (tiết 7)
Bài: Cây cỏ nước Nam
I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh họa SGK kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. 
- Hiểu nội dung chính từng đoạn và ý nghĩa câu chuyện
- GDKNS: Kĩ năng quan sát, thảo luận, trình bày ý kiến. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa sgk.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Đèn giao thông.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
2. Khám phá bài học
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong sgk.
- GV kể chuyện
+ GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
+ GV giải nghĩa từ khó
+ GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Mời HS nối tiếp đọc yêu cầu trong SGK.
- GV hướng dẫn hs tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
- Làm việc nhóm 4 tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét và dán đủ lời thuyết minh cho các bức tranh.
Hoạt động 2: Học sinh kể lại câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm 2 (HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại).
- HS thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp 
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, tuyên dương những HS kể tốt.
C. Hoạt động ứng dụng
- GV nhận xét giờ học. Học sinh về nhà kể lại cho người thân câu chuyện đã học.
Môn: Luyện từ và câu (tiết 14)
Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
- Thẻ từ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Pằng – á.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 73 SGK
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. 
- Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các hs khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 73 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh cá nhân làm vào vở bài tập tiếng việt.
- Trao đổi vở, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 73 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở bt tiếng việt.
- Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các hs khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 4: Trang 74 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp.
- Một số học sinh đọc câu mình vừa đặt, các hs khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. 
C. Hoạt động ứng dụng
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa trong các trường hợp đơn giản.
Môn: Luyện Tiếng việt (tiết 7)
Bài: Luyện đọc và thực hành bài tập rèn kĩ năng
I. Mục tiêu
- Đọc và hiểu được nội dung của bài tập đọc.
- Nắm được quy tắc đánh dấu thanh.
- Giải ngĩa từ “mẹ”.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách bài tập củng cố kĩ năng tiếng việt 5 ( trang 35-36-37).
II. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Luyện đọc: “Những người bạn tốt”
- Nghe GV hướng dẫn cách đọc.
- Học sinh nối tiếp nhau luyện đọc các bài tập đọc.
- Trả lời câu hỏi: Theo em, cần đọc bài với điệu ngữ thế nào? Chọn ý:
Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hồi hộp nhưng đọc chậm rãi ở đoạn 1, đọc nhanh dần ở đoạn 2,3.
Toàn bài đọc giọng sôi nổi, vui vẻ, chậm rãi ở đoạn 1,2; nhanh ở đoạn 2,3.
Toàn bài đọc giọng kịch tính, căng thẳng, nhanh và cao giọng ở ba đoạn.
Toàn bài đọc giọng hồi hộp, chậm rãi và xuống giọng thấp dần.
Dùng dấu gạch chéo (/) để biểu thị chỗ ngắt hơi trong câu văn sau:
	Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
- HS xung phong thực hiện, bạn khác bổ sung.
- Nghe GV chốt ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Việc A-ri-ôn xin được hát một bài rồi nhảy xuống biển tự tìm đến cái chết cho thấy ông là người như thế nào? Chọn ý:..........
a) Rất sợ hãi cái chết nên phải hát để dũng cảm tìm đến cái chết.
b) Tâm hồn trong sáng, không muốn chết dưới bàn tay của bọn cướp.
c) Muốn được trở về với biển cả bao la.
d) Mê say ca hát quên cả cái chết.
- Việc đàn cá heo say sưa thưởng thức bài hát của A-ri-ôn rồi cứu ông mang trở về đất liền cho thấy cá heo là loài vật như thế nào? Chọn ý:...............
a) Tốt bụng, trọng tình nghĩa.
b) Biết thưởng thức cái hay của âm nhạc.
c/ Thông minh, biết cứu giúp người khi gặp nạn.
d/ Cả a,b,c đều đúng.
*
 Trả lời câu hỏi:
a) Chi tiết những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng thể hiện điều gì?(..........................................)
b) Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? vì sao?(.................................)
Hoạt động 3: Thực hành bài tập rèn kĩ năng: 
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng được in đậm trong các từ sau:
kiến thiết, chim chìa vôi, thuyết phục.
....................................................................................................................................
- Giải thích nghĩa của từ “mẹ” trong mỗi câu dưới đây:
a) Người em yêu nhất là mẹ em. ................................................................................
b) Chúng tôi đã trở về với đất mẹ yêu thương. ..........................................................
c) Thất bại là mẹ của thành công. ............................................................................
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh về nhà luyện viết các từ mà mình dễ viết sai, luyện viết chữ đẹp.
BUỔI CHIỀU:
Môn: Tập làm văn (tiết 14)
Bài: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
- Biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. 
- Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 
- GDKNS: Kĩ năng viết, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh sách giáo khoa.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
B. Hoạt động thực hành
* Hướng dẫn học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn .
- Một hs đọc đề bài và phần gợi ý sgk trang 74. Các hs khác theo dõi, đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn.
+ Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh. 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý.Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn.
- Học sinh viết đoạn văn. Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có đoạn văn hay.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về bài viết hôm nay.
Môn: Địa lí (tiết 7)
Bài: Ôn tập
I. Mục tiêu
- Hệ thống hóa những kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. 
- Mô tả và xác định vị trí nước ta trên bản đồ. 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 
- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bút màu.	
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
- Giáo viên phát phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam. Học sinh lafm việc nhóm, thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tô màu để xác định phần đất liền nước ta.
+ Điền tên các nước tiếp giáp với phần đất liền nước ta.
- GV lưu ý: Nhóm nào xong trước chạy lên đính ngược bản đồ của mình lên bảng 
* GV: Sửa bản đồ chính sau đó lật từng bản đồ của từng nhóm cho học sinh nhận xét. (Đúng học sinh vỗ tay, các nhóm khác tự sửa).
- Mời 1 -2 em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. (Học sinh lên bảng chỉ lược đồ trình bày lại). 
- GV nhận xét, chốt ý chính.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. 
- GV cho đại diện các nhóm lên bốc thăm và thảo luận theo nội dung trong thăm.
 Từng nhóm trả lời viết trên bảng nhóm. 
* Nội dung: 
+ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu.
+ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi.
+ Tìm hiểu đặc điểm đất.
+ Tìm hiểu đặc điểm của rừng.
- GV lưu ý nhóm nào xong rung chuông chạy nhanh đính lên bảng, nhưng không được trùng với nội dung đã đính lên bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về những hiểu biết hôm nay em đã học.
Đọc sách (tiết 7)
Bài: Đọc cá nhân
I. Mục tiêu.
	- Biết thực hiện nội quy thư viện.
	- Biết lựa chọn quyển sách phù hợp với khả năng đọc của bản thân.
	- Nắm được nhân vật, diễn biến trong truyện.
	- Nêu được bài học của câu chuyện.
	- Chia sẻ tóm tắt nhân vật, nội dung của câu chuyện với bạn.
II. Đồ dùng
	- Truyện tranh trong thư viện.
	- Ánh sáng, chỗ ngồi phù hợp.
III. Các hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy thư viện
- Cá nhân đọc nội quy: (Trong thư viện, trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc...)
- Thảo luận nội quy:
+ Vì sao ta phải thực hiện nội quy?
+ Thực hiện nội quy đọc thư viện có lợi ích gì?
- Trả lời trước lớp, các em khác nhận xét bổ sung.
- Nghe GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành đọc
- Cá nhân tự chọn sách.
- Tìm vị trí ngồi đọc phù hợp.
- Trao đổi cặp đôi với bạn nhân vật, nội dung sách mình đọc.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
- Từng bạn nêu nội dung truyện vừa đọc.
- Trả lời câu hỏi của GV về ý nghĩa của câu chuyện.
- Nghe GV nhận xét, tuyên dương.	
C. Hoạt động ứng dụng
 	- HS có thể mượn sách về nhà đọc và trả đúng thời gian quy định.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
BUỔI CHIỀU:
Môn: Toán (tiết 35)
Bài: Luyện tập
I. Mục tiêu
Học sinh biết: 
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số
- Chuyển phân số thập phân thành phân số thập phân.
- Làm được bài tập 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Thương ai.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 38 SGK
- Giáo viên hướng dẫn lại cách viết thành hỗn số từ phép chia.
- Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu. 
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở. Một học sinh làm vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ có bài làm của hs lên bảng. Các hs khác nhận xét. 
- Nghe Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 39 SGK
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng tử số lớn hơn mẫu số. 
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. 
- Trao đổi vở, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 39 SGK
- HS làm bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét.
Bài tập 4: Trang 39 SGK
- Học sinh đọc yêu cầu đề.
- Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên chốt lại nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh về nhà chia sẻ những điều em đã học.
Môn: Luyện toán (tiết 7)
Bài: Luyện tập: Số thập phân và giải toán
I/ Mục tiêu:
- Biết số lần gấp trong Số thập phân và viết vào chỗ chấm.
- Tìm x trong cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
- Giải bài toán liên quan đến phân số và trung bình cộng.
II/ Đồ dùng :
Phiếu, bảng nhóm
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm cho thích hợp:
3 gấp 310 số lần là:................................;	 
510 gấp 5100 số lần là:.............................;
5100 gấp 51000 số lần là:...........................;
- HS đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn. 
- Học sinh cá nhân làm bài vào phiếu.
- Trao đổi kết quả và chia sẻ trước lớp. Các hs khác nhận xét. 
- Nghe Giáo viên nhận xét chốt đáp án.
Bài tập 2: Tìm x:
x +14= 79;
............................
x - 38= 25;
...........................
x x 17= 356;
................................
x : 59= 67;
.................................
- HS đọc yêu cầu và trao đổi cách làm.
- Học sinh cá nhân làm bài vào phiếu.
- Trao đổi kết quả và chia sẻ trước lớp. Các hs khác nhận xét. 
- Nghe Giáo viên nhận xét chốt đáp án.
Bài tập 3: Giải bài toán:
	Một cửa hàng có 360m vải, ngày đầu bán được 13 số m vairtrong kho, ngày thứ hai bán được 12 số vải còn lại. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được ba

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_5_tuan_7.docx