Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: sau bài học học sinh:
- Nêu được những tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng nước ta
- Trình bày được những chủ Trương mới của Đảng ta và diễn biến của các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kỳ này
- Nêu được ý nghĩa của phong trào
- Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức và phương pháp đấu tranh.
2. Năng lực:
- Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử qua viêc khai thác và sử dụng được thông tin của của sách giáo khoa
- Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; phong trào cách mạng 1936-1939
- Sưu tầm và tái hiện các sự kiện: mít tinh 1-5-1938 tại khu nhà Đấu Xảo Hà Nội
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hòa dân tộc, niềm tin với Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cha ông cho độc lập, tự do của dân tộc
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
BÀI 20. CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: sau bài học học sinh: - Nêu được những tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng nước ta - Trình bày được những chủ Trương mới của Đảng ta và diễn biến của các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kỳ này - Nêu được ý nghĩa của phong trào - Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức và phương pháp đấu tranh. 2. Năng lực: - Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử qua viêc khai thác và sử dụng được thông tin của của sách giáo khoa - Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; phong trào cách mạng 1936-1939 - Sưu tầm và tái hiện các sự kiện: mít tinh 1-5-1938 tại khu nhà Đấu Xảo Hà Nội 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hòa dân tộc, niềm tin với Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cha ông cho độc lập, tự do của dân tộc II. Chuẩn bị: Thầy: Giáo án word, PowrPoint , tranh ảnh , tư liệu. 2. Trò: Đọc SGK trả lời các câu hỏi trong sgk, quan sát tranh ảnh SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. ổn định. (1 phút ) 2. Kiểm tra.( 5 phút ) - Trình bày diễn biến chính cao trào cách mạng 1930 - 1931. - Tại sao chính quyền Xô-viết Nghệ-Tĩnh là chính quyền của dân? 3. Bài mới. (33 phút ) 3.1 Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: - Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc vận động dân chủ 1936-1939 Nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về phong trào dân chủ 1936-1939 Phương thức hoạt động: - GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ cá nhân. - HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập GTB.Trong những năm 1936 - 1939, tình tình thế giới có nhiều thay đổi. Vậy Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi như thế nào để phù hợp với tình hình mới? Phong trào cách mạng thời kì này diễn ra như thế nào? 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Tình hình thế giới và trong nước a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những tác động và ảnh hưởng của tình hình thế giới đến nước ta b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS tự N/C SGK trả lới các câu hỏi ? Tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 có điểm gì nổi bật? Nêu những điểm đáng chú ý về tình hình trong nước 1936 – 1939? Bước 2: HS thực nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở: + Để thoát khỏi khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì? + Quốc tế cộng sản có chủ trương gì? + Bản thân nước Pháp có điểm gì nổ bật/ có ảnh hưởng gì đến cách mạng Việt nam không? + Tất cả những sự kiện trên tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam ? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động -HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh I. Tình hình thế giới và trong nước 1 2' 1. Thế giới: - Khủng hoảng kinh tế 1929-1933-> Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở một số nước: Đức, Italia, Nhật đe doạ chiến tranh. - Đại hội VII Quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít chống chiến tranh. 2. Trong nước: - ảnh hưởng nặng nề cuộc khủng hoảng + chính sách phản động => đời sống nhân dân ngột ngạt. - Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử cầm quyền áp dụng một số chính sách dân chủ cho thuộc địa. => Đảng có chủ trương mới. II.Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đũi tự do dõn chủ a) Mục tiêu: trình bày được chủ trương mới của Đảng và so sánh được với thời kỳ 1930-1931 b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ HS đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau: ? Chủ Trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 như thế nào? ? So với thời kỳ 1930-1931 có gì khác? ? Kể tên các phong trào tiêu biểu? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở (nếu cần) - Kẻ thù trước mắt của nhân dân là ai? - Khẩu hiệu đấu tranh - Hình thức đấu tranh Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động -HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh GV yêu cầu HS trình bày những sự kiện tiêu biểu trong cao trào 36-39 * Chủ trương của Đảng: - Đảng nhận định kẻ thù là bọn tư sản phản động Pháp và tay sai - Nhiệm vụ là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do cơm áo hoà bình - Thay các khẩu hiệu : "Đánh đổ đế quốc" = "Chống phát xít, chống chiến tranh" - Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương - Hình thức đấu tranh: đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp công khai và nửa công khai: Đông Dương đại hội 1936; mít tinh, biểu tình; bãi công; * Các phong trào tiêu biểu - Phong trào Đông Dương đại hội(8/1936) nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng tiến tới ĐD Đại hội. - Phong trào đón rước phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới để đưa "dân nguyện" - Tiêu biểu là 1/5/1938 mít tinh lớn ở Đấu xảo Hà Nội. - Phong trào báo chí: nhiều báo của Đảng, Mặt trận ra đời như " Tiền Phong, Dân Chúng, Lao Động." => Cuối năm 1938 phong trào thu hẹp. 3. Ý nghĩa của phong trào a) Mục tiêu: ghi nhớ ý nghĩa của phong trào b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Hỏi: Em hãy trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936 - 1939? - Hỏi: Tại sao lại gọi đây là một cao trào cách mạng? - Giáo viên kết luận; phân tích. - Giáo viên liên hệ cách mạng tháng 8 và sau này. - Giáo viên kết luận. Tư tưởng Mác –Lênin và đường lối của Đảng được truyền bá sâu rộng trong quần chúng, các tổ chức đảng được phát triển, cán bộ cách mạng được rèn luyện - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, Đảng ta được rèn luyện đào tạo được đội ngũ cán bộ trung kiên - Là cuộc tập dượt lần 2 cho cách mạng tháng 8 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trăc nghiệm Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Tổ chức thực hiện GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm Câu 1. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có những chủ trương gì? A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước. B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản. D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa Câu 2 Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 ? A. Thực dân Pháp nói chung. B. Địa chủ phong kiến. C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai. D. Các quan lại của triều đình Huế. Câu 3 Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939? A. Bí mật, bất hợp pháp. B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu. D. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. Câu 4 Mục tiêu đấu tranh của thời kỳ 1936 – 1939 là gì? A. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập cho dân tộc. C. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng. D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo. Câu 5 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã chủ trương thành lập A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương. Câu 6. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là A. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ. B. giúp cán bộ và đảng viên được rèn luyện và trưởng thành. C. bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. D. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công - nông. Câu 7.Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930. C. bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. D. xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. Câu 8. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh A. Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe doạ hoà bình,an ninh thế giới. B. Quốc tế Cộng sản họp đề ra chủ trương mới. C. Liên Xô giúp đỡ cách mạng các nước thuộc địa. D. Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành các quyền tự do dân chủ. 3.4 Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm d) Cách thức tiến hành hoạt động Tổ chức cho HS làm các bài tập sau (nếu không hoàn thành ở lớp thì tiếp tục giao về nhà thực hiện tiếp) 1.Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939?(về mục tiêu, lực lượng, hình thức) Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939 mục tiêu lực lượng hình thức 2. Gỉải thích vì sao cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 mang tính dân tộc Dự kiến sản phẩm 1 Bảng so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 Nội dung 1930 – 1931 1936 – 1939 Kẻ thù Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp Mục tiêu (nhiệm vụ) Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) Chủ trương, sách lược Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tập hợp lực lượng Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. Hình thức đấu tranh Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá. Lực lượng tham gia Chủ yếu là công nông Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. Địa bànchủ yếu Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp Chủ yếu ở thành thị 2. Gỉải thích vì sao cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 mang tính dân tộc: Về đối tượng cách mạng: kẻ thù đấu tranh là bọn phản động thuộc địa. Đây là một bộ phận nguy hiểm nhất của kẻ thù dân tộc Về lực lượng: được tập hợp rỗng rãi, nhưng chủ yếu là lực lượng dân tộc (công nhân, nông dân) Về Mục tiêu đấu tranh: đòi quyền lợi dân chủ nhưng cũng là quyền lợi dân chủ Về phương hướng phát triển: là bước chuẩn bị để tiếp tục tiến lên cách mạng giải phóng dân tộc về sau DẶN DÒ: Chuẩn bị bài 21
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_bai_20_cuoc_van_dong_dan_chu_trong_nhung_n.doc