Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thảo Trinh
đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
+ Lượt 3: Đọc nối tiếp – GV kiểm tra, nhận xét.
- Đọc cặp: đọc theo đoạn 2 lượt, mỗi lượt đọc đủ các đoạn.
- Gọi từ 1 -2 HS đọc toàn bài.
c. GV đọc mẫu cả bài.
4/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
+ Đoạn 1: từ đầu đến đá cuội.
GV hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ( chị Nhà trò ngồi khóc, gục đầu bên tảng đá cuội tại một vùng cỏ xước xanh dài).
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ăn thịt em.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thảo Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Thảo Trinh
GV: Trần Thị Thảo Trinh Lớp 4/4 KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 (7/9/2020 – 11/9/2020) Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020. * Tiết 1: Chào cờ * Tiết 2: Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( PPCT: 1) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. + Phía bắc (PB): cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,... + Phía nam (PN): cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu,... - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,... Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn. II. Chuẩn bị: Bài giảng powerpoint. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Giới thiệu chủ điểm: - Phân môn tập đọc, chủ điểm đầu tiên chúng ta học là:" Thương người như thể thương thân". Chủ điểm thể hiện con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. - Trong chủ điểm này các em được các bài tập đọc như: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, mẹ ốm, dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tt), truyện cổ nước mình, thư thăm bạn, người ăn xin. 2/ Giới thiệu bài: Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ghi chép những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Truyện do nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Đến nay truyện được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. - Bài tập đọc:"Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 3/ Hoạt động 1: Luyện đọc a. Gọi 1 HS đọc thành tiếng đến hết bài. b. HS đọc thành tiếng từng đoạn: - Đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp GV sửa lỗi và giúp học sinh hiểu từ: + Lượt 1: GV kết hợp rút từ khó, ghi bảng. Luyện đọc từ khó. Luyện đọc câu dài: Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. + Lượt 2: Học sinh đọc chú giải. Đọc nối tiếp đoạn kết hợp rút từ mới theo từng đoạn. " ngắn chùn chùn": là ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi. " thui thủi": là cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn. + Lượt 3: Đọc nối tiếp – GV kiểm tra, nhận xét. - Đọc cặp: đọc theo đoạn 2 lượt, mỗi lượt đọc đủ các đoạn. - Gọi từ 1 -2 HS đọc toàn bài. c. GV đọc mẫu cả bài. 4/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý. + Đoạn 1: từ đầu đến đá cuội. GV hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ( chị Nhà trò ngồi khóc, gục đầu bên tảng đá cuội tại một vùng cỏ xước xanh dài). à Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. + Đoạn 2: tiếp theo đến ăn thịt em. GV hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. Hai cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, yếu quá, chưa quen mở). GV hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này, chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt). à Ý 2: Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp. + Đoạn 3: đoạn còn lại. GV hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? (Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây.Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. + Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: xoè cả 2 càng ra; dắt Nhà Trò đi). Ý3: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. + Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài. GV: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích? * Gợi ý: + Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn -> Thích vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà Trò như một cô gái đáng thương, yếu đuối. + Dế Mèn xoè cả 2 càng ra bảo Nhà Trò:" Em đừng sợ.kẻ yếu" -> Thích vì hình ảnh này tả Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời nói mạnh mẽ, nghĩa hiệp. + Dế Mèn dắt Nhà trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. -> Thích vì Dế Mèn dũng cảm, che chở, bảo vệ kẻ yếu đuối, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện. => Nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 5/ Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm . - GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn, gọi HS đọc, nhận xét. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ: “ Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò : - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. – Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện”. + GV hướng dẫn cách đọc-> đọc mẫu-> Tổ chức cho HS đọc cặp-> gọi HS thi đọc cá nhân. III/ Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài: “Mẹ ốm”, tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. - Nhận xét tiết học * Tiết 3: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (PPCT: 1) I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Đọc, viết được các số đến 100.000 - Phân tích cấu tạo số II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : bài giảng powerpoint - HS : phấn, bảng con III/ Các hoạt động dạy – học: A/ Bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh B. Bài mới : - Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã được đọc, viết, so sánh các số đến 100.000. Tiết toán đầu tiên ở lớp 4 hôm nay các em sẽ được ôn lại các số đến 100.000. 1.Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. a) GV viết số 83251 yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn. b) Tương tự như trên với số : 83001, 80201, 80001 c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề d) GV cho vài HS nêu - Các số tròn chục - Các số tròn trăm - Các số tròn nghìn - Các số tròn chục nghìn 2. Bài tập : Bài 1 : Gọi HS đọc đề - Cho HS nhận xét, tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này - Số cần viết tiếp theo 10000 là số nào ? và sau đó nữa là số nào ? tiếp theo cả lớp làm phần còn lại. b) HS tự tìm ra qui luật viết các số và viết tiếp - Gv theo dõi - Cho HS nêu qui luật viết, và đọc kết quả. Bài 2 : GV kẻ sẵn vào bảng lớn gọi HS phân tích mẫu. - Gọi 1 HS làm bảng lớn - GV nhận xét Bài 3 : GV ghi bảng lớn, gọi HS phân tích cách làm - GV hướng dẫn bài mẫu a) 8732 = 8000 + 700 + 20 + 3 b) 9000 + 200 + 30 + 2 = - Gọi HS lên bảng làm các bài còn lại - Gv theo dõi hướng dẫn 1 số em - Chấm bài 1 số em - Nhận xét bài làm của HS - Nhận xét HS làm bài trên bảng, cho HS đối chiếu kết quả và chấm bài. Bài 4 : Hỏi HS cách tính chu vi các hình : hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Bài về nhà : 4/4 * Tiết 4: Lịch sử: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ. (PPCT: 1) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay tòan bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ, phương hướng, ký hiệu bản đồ. II. CHUẨN BỊ - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục,Việt nam). - GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. à GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - HS trả lời câu hỏi trước lớp. 2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - GV: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? - HS đọc SGK trả lời. 3. Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo gợi ý sau: + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiên trên bản đồ. + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào? + Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hình 3). + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lê bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng –ti-mét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) trên thực tế? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm viẹc nhóm trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện. GV giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là: Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ. à GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. Nhìn từ ngoài bản đồ vào thì ở trên là hướng B,ở dưới là hướng N, bên phải là hướng Đ, bên trái là hướng T. 4. Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. - GV cho HS quan sát bảng chú giải ở phần 3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí. GV cho HS hoạt động nhóm đôi - HS quan sát tranh và vẽ. - 1 em vẽ kí hiệu, 1em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì và ngược lại. *Củng cố –dặn dò: - Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố trên bản đồ? - Gọi một số HS nêu phần bài học. - CB: Làm quen với bản đồ (tiếp theo). * Tiết 5: Kĩ thuật: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU. (PPCT: 1) Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020. * Tiết 1: Chính tả: Nghe – viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (PPCT: 1) I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Làm đúng các bài tập phân biệt vần (an/ang) dễ lẫn. - Bồi dưỡng lòng tự trọng ,óc thẩm mĩ, tính sáng tạo qua bài viết. II/ Chuẩn bị: - Vở bài tập TV 4, vở chính tả, bàng con. III/ Các hoạt động dạy – học: A. Mở đầu - GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý về yêu cầu của tiết học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng học tập ( phấn, bảng con, vở, bút mực, bút chì ) B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu. 2. Hướng dẫn HS nghe- viết - GV đọc đoạn văn viết chính tả trong SGK - HS viết bảng con các từ: cỏ xước, tỉ tê, chùn chùn. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn viết - GV lưu ý HS cách viết và tư thế ngồi viết. - GV đọc từng câu ( cụm từ) cho HS viết ( GV đọc 2 lượt ) - GV đọc lại toàn bài chính tả - GV chấm chữa 7 -10 em à Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau - Yêu cầu HS đối chiếu SGK và sửa lỗi - GV nêu nhận xét chung 3. Luyện tập: *Bài 2b: + Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài + 3 HS lên bảng làm + Gọi HS nhận xét kết quả bài làm + GV nhận xét chốt kết quả đúng * Bài 3b: + Yêu cầu HS đọc bài tập + Yêu cầu HS giải câu đố và viết vào bảng con -Nhận xét chốt lời giải đúng: hoa ban 4. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả cần ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện. * Tiết 2: Thể dục: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI: “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC” (PPCT: 1) * Tiết 3: Luyện từ và câu: CẤU TẠO CỦA TIẾNG (PPCT: 1) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Biết được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt 2. - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. II. Chuẩn bị: bài giảng powerpoint. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở sách HS 2. Bài mới: Mở đầu : GV nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS đã được học từ lớp 2. Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu ngắn gọn Giới thiệu bài mới:Nêu mục đích yêu cầu tiết học. A. Phần nhận xét : - HS đọc và lần lượt từng yêu cầu trong SGK . - Yêu cầu 1 : Đếm số tiếng trong câu tục ngữ. + Cách tổ chức hoạt động * Yêu cầu HS đếm thầm và sau đó thành tiếng. * - Yêu cầu 2 : Đánh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần đó. + GV yêu cầu HS dánh vần thầm + Yêu cầu 1 -2 HS đánh vần thành tiếng. + Yêu cầu cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi vào bảng con. + GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng ( dùng phấn màu khác nhau để ghi Âm đầu, vần, thanh) - Yêu cầu 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng bầu ( do những bộ phận nào tạo thành) Cách tổ chức hoạt động : + Cả lớp suy nghĩ để trả lời ( có thể trao đổi nhóm đôi ) + Yêu cầu HS trình bày kết luận - Yêu cầu : Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại. - Rút ra nhận xét : Cách tổ chức: + GV phân cho HS mỗi nhóm phân tích 2 tiếng ( GV kẻ theo mẫu ) + Yêu cầu HS nhận xét - HS nhắc lại : tiếng do những bộ phận nào tạo thành - GV đặt câu hỏi : + Tiếng nào có đủ các bộ phận âm đầu, vần và thanh. - GV kết luận : trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt, thanh ngang không đánh dấu, các thanh khác đánh ở phái trên hoặc phái dưới âm chính của vần. - Cho HS đọc thầm phần ghi nhớ. B. Luyện tập : + Bài tập 1 : HS đọc thầm yêu cầu của bài phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng. - GV phân công, mỗi bàn một em lên bảng chia bài tập ( GV kẻ sẵn mẫu lên bảng) + Bài tập 2 : giải câu đố - Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài và thảo luận nhóm đôi giải câu đố * Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học,tuyên dương những HS học tốt. * Tiết 4: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO) (PPCT: 2) I/ Mục tiêu Giúp HS ôn tập về : - Tính nhẩm - Tính cộng, trừ các số có đến 5 chữ số, nhân ( chia) số có đến năm chữ số ( cho ) số có một chữ số. - So sánh các số đến 100.000 - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Bài giảng powerpoint - HS : phấn, bảng con, SGK III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Bài cũ : - Gọi HS chữa bài số 4 - Chấm vở tổ 1 2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em tiếp tục ôn tập các số đến 100.000 b) Hướng dẫn ôn tập 1. Luyện tính nhẩm : * Tổ chức : “ Chính tả toán ” - GV đọc phép tính : +” Bảy nghìn cộng hai nghìn” + HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả vào bảng con. - GV đọc phép tính tiếp theo + “ Tám nghìn chia hai “ - Gv có thể đọc đến 4-5 phép tính kết hợp theo dõi kiểm tra HS - GV gõ thước cho HS đưa bảng con lên, GV kiểm tra kết quả - GV nhận xét chung. * Tổ chức trò chơi “ tính nhẩm truyền “ - GV đọc 1 phép tính, ( VD : 7000 – 3000 ) chỉ 1 HS đọc kết quả : 4000, GV đọc tiếp ( nhân 2) HS bên cạnh trả lời ( 8000) GV đọc tiếp ( cộng 700) HS bên cạnh trả lời ( 8700). - Gv nhận xét 3. Thực hành - GV cho HS làm bài tập Bài 1 : Cho HS tính nhẩm và ghi vào vở Bài 2 : GV cho HS tự làm từng bài - Gọi HS lên bảng làm bài ( mỗi em 2 bài) - GV chấm bài trên bảng, nhận xét Bài 3 : GV ghi vào bảng hai số 5870 và 5890 - Gọi HS so sánh và điền dấu >, <, = - Yêu cầu HS làm vào vở các bài còn lại Bài 4 : Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé - GV yêu cầu HS tự làm Bài 5 : - GV kẻ và ghi sẵn vào bảng phụ, hướng dẫn HS cách làm - Bát : 5 cái, mối cái 2500 đồng - Đường : 2kg, mỗi kg 6400 đồng - Thịt : 2kg, mỗi kg 35000 đồng a) Tính tiền mua từng loại hàng b) Bác Lan mua tất cả ? tiền c) Nếu có 100.000 thì sau khi mua hàng bác còn lại bao nhiêu tiền ? - Yêu cầu HS tính và trả lời 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Bài về nhà : Bài 5/5 * Tiết 5: Khoa học: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG (PPCT: 1) I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết - Kể ra những việc hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. -HS thấy được những việc cần phải làm để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. II. Chuẩn bị: Bài giảng powerpoint III. Các hoạt động dạy và học A. Dạy bài mới: HĐ1: Động não * Mục tiêu: Học sinh liệt kê những gì em cần cho cuộc sống * Cách tiến hành - B1: GV nêu yêu cầu + Kể những thứ các em cần hàng ngày để duy trì sự sống + Nhận xét và ghi các ý kiến đó lên bảng - B2: GV tóm tắt ý kiến và rút ra kết luận HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK * Mục tiêu: Phân biệt những yếu tố mà con người, sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với yếu tố mà chỉ có con người mới cần * Cách tiến hành - B1: Làm việc với phiếu theo nhóm - B2: Trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung lẫn nhau. - B3: GV đặt câu hỏi àNhận xét và rút ra kết luận SGV trang 24 HĐ3: Trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học và những điều kiện cần để duy trì sự sống * Cách tiến hành - B1: Tổ chức - Chia lớp thành các nhóm và phát phiếu - B2: hướng dẫn cách chơi và thực hành chơi - B3: Thảo luận - Nhận xét và kết luận IV. Hoạt động nối tiếp : 1) Củng cố: Con người cũng như những sinh vật khác cần gì để sống? 2) Dặndò: Về nhà tiếp tục tìm hiểu và chuẩn bị bài 2. Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020. * Tiết 1: Tập đọc: MẸ ỐM (PPCT: 2) I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. + Phía bắc (PB): lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng,... + Phía nam (PN): giữa cơi trầu, trời đổ mưa, kể diễn kịch, khổ đủ điều,... - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,... Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ. II. Đồ dùng dạy học: Bài giảng powerpoint, sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc? HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Nhận xét và cho điểm HS 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Gv hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. - GV ghi tên bài lên bảng. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS đọc toàn bài. - GV lưu ý cách ngắt nhịp cho HS: Lá trầu/khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn/khép lỏng cả ngày Ruộng vườn/vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Nắng trong trái chín/ngọt ngào bay hương. - Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần chú giải. - GV đọc mẫu lần 1: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ 1, 2: giọng trầm buồn Khổ 3: giọng lo lắng Khổ 4, 5: giọng vui Khổ 6, 7: giọng thiết tha * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?” Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - HS trả lời: Những câu thơ: “Lá trầu.sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm. Lá trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ ốm không ăn được. Lúc khoẻ mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trang sách đã gấp lại, rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom. Cánh màn khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm. + Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ: lặn trong đời mẹ "Lặn trong đời mẹ" có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm. - Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: “Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?” - Những việc làm đó cho em biết điều gì? - Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: + “Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?” + Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS, GV có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn. - Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Gv: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng: tình xóm làng, tình máu mủ. Vậy thương người trước hết là phải biết yêu thương những người ruột thịt trong gia đình. c) Học thuộc lòng bài thơ - Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối), yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay? + Gọi HS phát biểu - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. + Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lý. + Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. + Yêu cầu HS đọc, nhận xét, uốn nắn, giúp HS đọc hay hơn. - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài thơ viết theo thể thơ nào? + Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn. - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh. * Tiết 2: Thể dục TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM NGHỈ TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC” (PPCT: 2) * Tiết 3: Tập làm văn: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN (PPCT: 1) I/ Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, HS sẽ: - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện, phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. - Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện - Có khả năng tập trung nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể . Nhận xét, đánh giá đúng lời bạn kể - Giáo dục HS biết xây dựng những câu chuyện có ý nghĩa, giàu lòng nhân ái mang phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. II. Chuẩn bị : bài giảng powerpoint, vở Bài tập Tiếng việt 4 III/ Các hoạt động dạy – học: A. Mở đầu - GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn để củng cố nề nếp học tập của HS B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Lớp 4 các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú như : Cách viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư, cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức điền vào giấy in sẵn. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện. 2. Phần nhận xét Bài tập 1: - Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập - Yêu cầu 1 HS khá, giỏi kể lại câu chuyện trên hồ Ba Bể - Cho HS làm BT theo 3 yêu cầu của bài a) Câu chuyện có nhân vật nào ? b) Các sự việc xảy ra và kết quả c) Ý nghĩa của câu chuyên. Bài tập 2 + Gọi 1 HS đọc văn yêu câu của bài hồ Ba Bể + GV gợi ý: - bài văn có nhân vật không - Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không ? - Bài văn Hồ Ba Bể có phải là bài văn kể chuyện không ? vì sao ? Bài tập 3 : ( Trả lời câu hỏi ) + Theo em thế nào là kể chuyện ? (HS phát biểu dựa trên kết quả BT1,2 3/ Phần ghi nhớ) - Gọi 2-3 HS đọc phần ghi nhớ SGK - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ 4/ Phần luyện tập - Bài tập 1 : + Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài + GV nhắc HS khi kể, cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ. + Truyện cần nói được sự giúp đỡ của em tuy nhỏ nhưng rất thiết thực + Trong bài văn em là ngôi thứ nhất ( xưng em hoặc tôi ) + HS kể theo cặp + Một vài HS thi kể trước lớpà GV nhận xét - Bài tập 2 : + Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2 + Hỏi : câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ? + Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện 5/ Củng cố- dặn dò : - Thế nào là kể chuyện - Về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ - Viết lại bài em vừa kể vào vở * Tiết 4: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO) (PPCT: 3) I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về : - Luyện tính, tính giá trị của biểu thức - Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính - Luyện giải toán có lời văn - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Bài giảng powerpoint, phấn màu - HS : phấn, bảng con, SGK III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Bài cũ : - HS giải bài 5/5 SGK - Hỏi về tìm hành phần chưa biết của phép tính ( Số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết) - Chấm vở một số em GV nhận xét, ghi điểm. 2/Bài mới : Bài 1 : - GV yêu cầu HS tính nhẩm a) 6000 + 2000 – 4000 b) 21000 x 3 9000- ( 7000 – 2000) 9000 – 4000 x 2 9000- 7000 – 2000 (9000-4000 ) x 2 12000 : 6 8000 – 6000 : 3 Bài 2 : HS đặt tính và tính : - Gọi 1 HS làm bảng lớn - Yêu cầu cả lớp tự tính ghi vào bảng con a) 6083 + 2378 b) 56346 + 2854 27863 – 23359 43000 – 21038 2570 x 5 13056 x 4 Bài 3 : Gọi 1 HS làm bảng lớn + Gọi 1 -2 HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính a) 3257 + 4659 – 13000 b) 6000- 1300 x 2 c) ( 70850 – 50230) x 3 d) 9000 +1000 : 2 Bài 4 : Yêu cầu HS đọc thầm bài 4 + Gọi 1-2 HS nhắc lại cách tìm x + Cho HS về nhà làm Bài 5 : Gọi 1 HS đọc đề trước lớp - GV hướng dẫn giải * Hỏi : bài này cho biết gì ? và hỏi gì ? * GV : Muốn tính được số ti vi sản xuất trong 7 ngày thì ta phải biết gì ? - Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề và giải - GV nhận xét và cho HS chữa bài 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm câu b bài 2 và bài 4/5. * Tiết 5: Mĩ thuật: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (PPCT: 1) Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 * Tiết 1: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG (PPCT: 2) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu. - Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Bài giảng powerpoint - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. KTBC: - Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu: Ở hiền gặp lành Uống nước nhớ nguồn - GV kiểm tra và chấm bài tập về nhà của một số HS. - Nhận xét, cho điểm HS làm bài trên bảng. - HS 1: Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng? Tìm ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận, 2 ví dụ về tiếng không có đủ 3 bộ phận? - HS 2: Tiếng Việt có mấy dấu thanh? Đó là những dấu thanh nào? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Tiếng gồm mấy bộ phận? Gồm những bộ phận nào? - Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng. b) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - Chia HS thành các nhóm nhỏ. - Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu. - Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm - Yêu cầu HS thi đua phân tích trong nhóm. GV đi giúp đỡ, kiểm tra để đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có lời giải đúng. - Nhận xét bài làm của HS. Lời giải Tiếng Khôn ngoan đối đáp người Âm đầu kh ng đ đ ng Vần ôn oan ôi ap ươi Thanh ngang ngang sắc sắc huyền Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Hỏi : + Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào? + Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng. Bài 4 - Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau? - Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau. Bài 5 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. HS nào xong giơ tay, GV chấm bài. - Nếu HS gặp khó khăn trong việc tìm chữ GV có thể gợi ý. + Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng. + Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không có đủ 3 bộ phận. - Gọi 2 HS lên bảng thi nhau phân tích nhanh cấu tạo của tiếng “nghiêng và uống”. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm bài tập và tập tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài tập 2 trang 17. * Tiết 2: Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (PPCT: 4) I/ Mục tiêu Giúp HS ôn tập về : - Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể II/ Chuẩn bị - Bài giảng powerpoint III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Bài cũ : - HS giải cột b bài 2 và bài 5 2/ Bài mới : Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ - GV nêu ví dụ ( viết lên bảng) - Mở bảng phụ phần ghi sẵn V/D SGK - GV đặt vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong ví dụ, đi dần dần các trường hợp cụ thể đến biểu thức + GV đưa ra bảng sau Có Thêm Có tất cả 3 1 3 + 1 3 2 3 + 2 3 3 3 + 3 3 a 3 + a - GV giới thiệu 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ, chữ ở đây là chữ a Giá trị của biểu thức có chứa một chữ GV yêu cầu HS tính : Nếu a = 1 thì 3 + a = ..+ = GV nêu : 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a - GV gọi HS tính trường hợp a = 2, a= 3 - GV nhận xét : Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a 2) Thực hành : Bài 1 : GV cho HS làm chung phần a Thống nhất cách làm và kết quả a) 6 – b, với b =4 Nếu b=4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2 + Sau đó cho HS tự làm các bài còn lại b) 115 – c , với c = 7 c) a + 180 , với a =15 Bài 2 : Gv kẻ sẵn và ghi các phép tính trên bảng phụ. Hướng dẫn cách làm theo mẫu + Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở - GV chấm vở 7-10 em - GV nhận xét và yêu cầu HS tự chấm bài bằng bút chì 3. Củng cố, dặn dò : - Muốn tính được giá trị một biểu thức có chứa một chữ ta làm thế nào ? - Bài về nhà : Bài 3/ 6 * Bài sau : Luyện tập/ 7 * Tiết 3: Âm nhạc: ÔN TẬP BA BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 (PPCT: 1) I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo bài hát. Nhớ 1 số kí hiệu ghi nhạc đã học. II/ CHUẨN BỊ : Tranh minh họa các kí hiệu ghi nhạc. Tập đàn giai điệu, đệm hát 3 bài: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Hoạt động 1: Ôn tập 3
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_1_tran_thi_thao_trinh.docx