Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

. Các hoạt động :

* HĐ1 : - Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 2.

 -Thực hiện tương đối tốt mọi nề nếp thể dục đầu giữa giờ, học bài làm bài.

 - HĐTQ và các ban đi vào hoạt động có nề nếp.

 - Đã tổ chức họp PHHS đầu năm đúng theo kế hoạch của nhà trường.

* Các nhóm thông qua thi đua.

* HĐ2 : Kế hoạch tuần 3

 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp lớp.

 - Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” giúp bạn cùng tiến bộ.

 - Ban thư viện mượn sách về để lập thư viện sách tại lớp

 

docx 8 trang Bảo Anh 12/07/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Chào cờ: Tập trung toàn trường
Kĩ năng sống: Chủ đề: TỰ PHỤC VỤ- TỰ QUẢN
Bài 1: HỌC CÁCH TIẾT KIỆM
Tiết
Nội dung hoạt động
Thời lượng
Tiết 2
 Bài học: 
 Thực hành và trải nghiệm những giá trị được rút ra từ bài học: 
- Những việc em có thể làm để thực hành tiết kiệm. 
 Đánh giá, nhận xét: 
Tự đánh giá của mỗi học sinh và phần nhận xét của giáo viên, phụ huynh. 
Tô màu vào hình mặt người tương ứng với số mặt người tương ứng với điều em hiểu và những việc đơn giản em đã thực hành để tiết kiệm.
2. Giáo viên và phụ huynh ghi nhận xét.
30 - 35 phút
---------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 6)
Bài 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (Tiết 1)
* Phương tiện : Phiếu HĐ 3/ 14.
---------------------------------------------------------
Anh văn :( 2 tiết) GVBM
-----------------------------------------------------
Chiều:
Tiếng Việt: (Tiết 9)
BÀI 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 1)
 Mục tiêu:
1. Đọc- hiểu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo).
* GDKNS: Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. Không nên ỷ đông hiếp yếu.
---------------------------------------------------------
Tiếng Việt: ( Tiết 10)
BÀI 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 2)
Mục tiêu:
2. Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Tin học: GVBM
--------------------------------------------------------
Toán: (Tiết 7)
Bài 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (Tiết 2)
-----------------------------------------------------------
Tiếng Việt : (Tiết 11)
BÀI 2A: BÊNH VỰC KỂ YẾU (Tiết 3)
 Mục tiêu:
 3. Nghe – viết đúng đọan văn; Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc tiếng có vần ăn/ ăng.
-------------------------------------------------------------
Tiếng Việt: (Tiết 12)
BÀI 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (Tiết 1)
 Mục tiêu:
1. Đọc- hiểu bài: Truyện cổ nước mình.
-----------------------------------------------------
Chiều:
Khoa học : (Tiết 3)
Bài 2: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO ? (T2)
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
------------------------------------------------
Thể dục : 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Kĩ thuật : (Tiết 2)
Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 2)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Củng cố và tìm hiểu thêm về một số vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu khác
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
2. Kĩ năng
- Thực hành xâu chỉ và vê nút đúng kĩ thuật.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL công nghệ,...
II. Chuẩn bj:
1. Đồ dùng
- GV: Kim, chỉ
- HS: Bộ dụng cụ khâu, thêu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, 
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động 
+ Chọn vải thế nào cho phù hợp?
+ Khi sử dụng kéo cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành các bạn trả lời, nhận xét
2. HĐ thực hành:
* Mục tiêu: 
- Củng cố và tìm hiểu thêm về một số vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu khác
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- Thực hành xâu chỉ và vê nút đúng kĩ thuật.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1:Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng kim:
- Yêu cầu HS mở bộ đồ dùng kĩ thuật , quan sát kim 
+ Mô tả đặc điểm của kim
+ Lưu ý an toàn khi sử dụng kim.
- GV chốt ý, nhắc nhỏ HS khi sử dụng kim cần chú ý không để kim vương vãi, đâm vào tay
HĐ2: Thực hành:
- Hướng dẫn học sinh quan sát H. 5 - SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và cách vê nút chỉ.
- GV và các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4.
- GV quan sát, chỉ dẫn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Đánh giá kết quả thực hành.
- Đánh giá kết quả học tập của một số HS..
HĐ3: GT một số vật liệu và dụng cụ khác: 
- Yêu cầu HS nêu một số DC khác cần cho khâu thêu 
- GV chốt ý, tổng kết bài
3. Hoạt động ứng dụng 
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát H.4 - SGK kết hợp quan sát mẫu kim khâu để trả lời câu hỏi trong SGK.
* Đáp án: Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc.Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- HS lắng nghe
Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp
- Học sinh quan sát H. 5 - SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và cách vê nút chỉ và nêu tác dụng của cách vê nút chỉ. 
- 2-3 HS lênthực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ
- HS thực hành theo nhóm 4 ( trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau )
- Một số HS thực hiện thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.
- HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
Cá nhân – Lớp
- HS nêu: thước đo, dây đo, khung thêu, phấn
- Nêu tác dụng của các loại DC đó
- HS đọc phần bài học
- VN thực hành xâu kim, vê nút chỉ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán : ( Tiết 8)
Bài 5 : TRIỆU, CHỤC TRIỆU, TRĂM TRIỆU 
----------------------------------------------------------
Tiếng Việt: ( Tiết 13)
BÀI 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (Tiết 2)
 Mục tiêu:
 2. Kể lại được hành động của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
--------------------------------------------------------------
Tiếng Việt: (Tiết 14)
BÀI 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (Tiết 3)
 Mục tiêu:
 3. Kể lại được câu chuyện Nàng tiên Ốc
----------------------------------------------------------
Chiều:
Địa lí : (Tiết 2)
Bài 2 : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (T2)
* Phương tiện : Bản đồ hành chính Việt Nam 
* GDQPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính VN và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
----------------------------------------------------------
Đạo đức: (Tiết 2)
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- HS hiểu được tác dụng của trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống
2. Kĩ năng
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
3. Thái độ
- Giáo dục HS trung thực trong học tập và cuộc sống
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KỸ NĂNG SỐNG:
- Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
- Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
- Làm chủ trong học tập.
*GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hoặc không tán thành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
+ Nêu các biểu hiên của trung thực trong học tập
+ Vì sao cần trung thực trong học tập?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
2. Hoạt động thực hành: 
*Mục tiêu: 
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3):
- GV chia lớp thành nhóm 4
̣
TH 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
̣TH2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhầm là điểm tốt?
̣TH 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? 
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
HĐ 2: Kể chuyện (Bài tập 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
- GV kết luận, giáo dục: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.. 
HĐ 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5)
- GV mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
 - GV cho cả lớp thảo luận chung:
 + Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 + Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 - GV nhận xét, kết luận: Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh. Không chỉ trung thực trong học tập mà còn cần trung thực cả trong cuộc sống
3. HĐ ứng dụng 
Nhóm 4 – Lớp
- HS thảo luận nhóm, đưa ra các ứng xử trong từng tình huống và chia sẻ trước lớp:
TH1: Chịu nhận điểm kém và cố gắng học để gỡ điểm lại.
TH 2: Báo cho cô biết để sữa điểm lại cho đúng
TH3: Nói cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
- HS có thể phân vai dựng lại một trong các tình huống
Cá nhân – Lớp
- HS kể chuyện và nêu bài học rút ra qua câu chuyện của mình
- Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay, người kể chuyện hấp dẫn, câu chuyện có ý nghĩa
- HS lắng nghe
* Nhóm 6 – Lớp
- HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị
- Các nhóm khác tương tác, đặt câu hỏi cho các bạn
- HS trả lời câu hỏi với từng tình huống
- Bình chọn kịch bản hay, bạn diễn xuất sắc,...
- HS lắng nghe
- Thực hiện trung thực trong học tập và cuộc sống
- VN tìm hiểu về các hành vi thiếu trung thực mà em biết và hậu quả của các hành vi đó
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020
Toán : (Tiết 9)
Bài 6: HÀNG VÀ LỚP (T1)
-------------------------------------------------------------------
Khoa học :( Tiết 4)
Bài 3: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN CỦA CON NGƯỜI?
* Phương tiện : Bộ thẻ chữ các loại thức ăn, đồ uống HĐ1/15
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
-------------------------------------------------------
Âm nhạc: GVBM
----------------------------------------------------------
Lịch sử : (Tiết 2)
Bài 2 : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (T1)
Phương tiện : Bản đồ hành chính Việt Nam.
-------------------------------------------------------------
Chiều: 
Anh văn:( 2 Tiết) GVBM
Tin học: GVBM
Mĩ thuật: GVBM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
Toán : (Tiết 10)
Bài 6: HÀNG VÀ LỚP (T2)
-------------------------------------------------------------------
Thể dục: 
Tiếng Việt: (Tiết 15)
BÀI 2C: ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT? (Tiết 1)
 Mục tiêu:
 1. Biết tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
-------------------------------------------------------
Tiếng Việt: (Tiết 16)
BÀI 2C: ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT ? (Tiết 2)
 Mục tiêu:
 2. Hiểu tác dụng dấu hai chấm và sử dụng dấu hai chấm.
-------------------------------------------------------
HĐNGLL : (Tiết 2) 
Chủ điểm: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG	
THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
I. Mục tiêu:
* Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội qui của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
* Biết trân trọng giá trị của tiền bạc và thời gian ; Biết thực hành tiết kiệm bằng những hành động nhỏ, phù hợp với khả năng của bản thân.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC:
1/ Nội dung: Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.
 - Biết thực hành tiết kiệm.
2/ Hình thức: Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm: Bản nội quy. Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy và việc chấp hành nội quy của trường.
 Câu 1: Vì sao người học sinh phải biết và hiểu rõ nội quy nhà trường ?
Câu 2: Nội quy nhà trường quy định những nhiệm vụ của người học sinh như thế nào ?
Câu 4: Nội quy nhà trường quy định học sinh phải tự rèn luyện mình như thế nào ?
Câu 5: Hãy nêu những quy định mà nhà trường yêu cầu người học sinh phải thực hiện. 
2/ Học sinh: Tìm đọc trước nội quy của nhà trường 
IV. Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung
CTHĐTQ
GVCN cùng Cả lớp
Nhóm trưởng và các thành viên
Các nhóm tham gia
CTHĐTQ và các nhóm trưởng
CTHĐTQ & GVCN
* Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể bài “Lớp chúng ta kết đoàn”
- Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: 
* Hoạt động 2: (Tìm hiểu nội quy của trường)
- Chủ tịch HĐTQHS đọc các điều khoản của nội quy .
- Các thành viên trong nhóm có thể hỏi thêm những chỗ chưa rõ, chưa hiểu.
- Nhóm trưởng ghi lại, giải thích hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi thảo luận và trả lời vào bản nhóm.
* Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thảo luận
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, mời các thành viên trong lớp có ý kiến bổ sung.
* Hoạt động cuối cùng:
- GVCN dặn dò, động viên HS thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường. 
* Tích hợp : GD học sinh trồng và chăm sóc cây xanh, tiết kiệm khi sử dụng điện, nước, bỏ rác đúng nơi quy định, 
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu : Biết tự nhận xét ưu khuyết điểm của từng cá nhân, của nhóm trong tuần 2
 - Các nhóm thông qua thi đua. 
 - Nắm kế hoạch tuần 3
II. Các hoạt động :
* HĐ1 : - Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 2.
 -Thực hiện tương đối tốt mọi nề nếp thể dục đầu giữa giờ, học bài làm bài.
 - HĐTQ và các ban đi vào hoạt động có nề nếp.
 - Đã tổ chức họp PHHS đầu năm đúng theo kế hoạch của nhà trường.
* Các nhóm thông qua thi đua.
* HĐ2 : Kế hoạch tuần 3
 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp lớp.
 - Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” giúp bạn cùng tiến bộ.
 - Ban thư viện mượn sách về để lập thư viện sách tại lớp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_2_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.docx