Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Chiều)

-Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / 1phút

 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.

- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.

II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định tổ chức.

-Ban văn nghệ cho lớp khởi động

2.Kiểm tra bài cũ.

-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra

 

doc 11 trang Bảo Anh 12/07/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Chiều)
TUẦN 31 Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2019.
Tiết 1: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
Tiết 2: Khoa học 
( Đ/C Ký soạn giảng )
__________________________________
Tiết 3: Tiếng Việt tăng cường	 
Tiết 91: LUYỆN ĐỌC BÀI: ĂNG- CO-VÁT
I. Mục tiêu
-Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 90 tiếng / 1phút
 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài..
- Giáo dục học sinh kĩ năng đọc nhanh, đọc đúng.
II. Đồ dùng dạy học- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung: GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc.
* GV chia nhóm giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn 1,2 
Nhóm 2: Đọc đoạn 1,2,3
Nhóm 3: Đọc cả bài kết hợp đọc diễn cảm.và trả lời câu hỏi
- HS nhận nhiệm vụ
- HS luyện đọc đoạn, luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đoạn 1“Từ đầu... đầu thế kỉ XII”
+ Đoạn 2 “ Tiếp... như xây gạch vữa” 
+ Đoạn 3 “ Còn lại”
* Biết đọc bài với giọng chậm rãi ,thể hiện tình cảm kính phục ,ngưỡng mộ. 
4. Luyện đọc 
- GV đi từng nhóm quan sát HDHS luyện đọc.
- GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
5.Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học____________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Tiếng việt tăng cường
Tiết 92 : Nhớ viết : Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:. 
- Luyện viết bài chính tả, luyện viết đúng một số âm, vần, tiếng HS hay mắc lỗi. Độ dài văn bản khoảng 80 chữ/15 phút
- Nắm được quy tắc sử dụng và phân biệt n/l, dấu hỏi/dấu ngã đoạn văn và các câu tục ngữ.
- Bài tập 1 VTB tiếng việt 4, tập 2 - Trang 85.
-Rèn cho học sinh tính cẩn thận, nắn nót khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học- VBT TV2
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới	
a) Giới thiệu bài
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện viết và làm bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1viết đoạn 1,2 trang 123
+ Nhóm 2 viết đoạn 1,2 trang 123
+ Nhóm 3 viết đoạn 1,2. trang 123 làm yêu cầu BT1 vở BTTV 4-T2 trang 85.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài,làm bài tập.
- GV đọc cho HS viết bài
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
- GV hướng dẫn làm bài tập và NX bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS các nhóm nghe GV đọc viết bài vào vở.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Nhóm 3 thực hiện thêm nội dung bài tập.
Bài 1TR 85) .
 a) Viết vào chỗ trống những tiếng :
- Chỉ viết với l không viết với n
M : làm (không có nàm), lặp, loài, lươn, là, lãi, lim, luôn, loạt,  lợi, lí, lẽ, lẫn, lựu, loạn.
- Chỉ viết với n không viết với l
M : này (không có lày), này, nằm, nẫng, nĩa. 
b) Viết ba từ láy
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.
M : nghỉ ngơi, lảng bảng, bảnh bao, bổi hổi, gửi gắm, lảnh lót, lẩm nhẩm, rủ rê, tủm tỉm
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.
M : nghĩ ngợi, ỡm ờ, bẽ bàng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, cãi cọ, chễm chệ
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
____________________________________________
Tiết 3: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
______________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
____________________________________________
Tiết 2 Tiếng việt tăng cường
Tiết 93 : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu
- Biết so sánh các cặp câu và tác dụng của câu trong bài.
- Biết đặt câu trong bài theo nội dung của bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
4. Hướng dẫn luyện tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc cho các nhóm.
+Nhóm 1 làm bài tập 1 trang 88
- Nhóm 2 làm BT1,2 trang 88
- Nhóm làmBT1,2,3 trang 88-89
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5.Củng cố,dặn dò.
-Nhận xét tiết hoc
Bài 1( TR 88):  .Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau :
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. - Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội - Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
Bài 2( TR 88):   Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau :
- Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
- Trên lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
- Trong vườn, hoa đã nở.
Bài 3( TR 89):   Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy.
a) Ngoài đường, xe cộ qua lại nườm nượp, mọi người đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, em bé đang say ngủ.
c) Trên đường đến trường, em nhìn thấy một bà lão ăn xin rất tội nghiệp.
d) Ở bên kia sườn núi, hoa ban nở trắng một vạt đồi.
____________________________________
Tiết 3 :Toán tăng cường
Tiết 61: Số tự nhiên. Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ số tự nhiên và giải được các bài toán có lời văn.
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS : Đọc, viết, so sánh xếp thứ tự các số tự nhiên. Thực hiện các phép tính với số tự nhiên
- Vận dụng kiến thức thực hiện làm thành thạo các bài toán có lời văn..
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 83 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1( trang 83)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 83)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 84)
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc trong nhóm, GV cùng HS nhận xét. GVchốt lại nội dung kiến thức bài tập.
Bài 1.(TR 83) 1. Viết vào ô trống(theo mẫu):
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Mười tám nghìn không trăm bảy mươi hai
18 072
1 chục nghìn, 8 nghìn, 7 chục, 2 đơn vị
Một trăm bảy mươi nghìn ba trăm chín mươi
170 390
1 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 3 trăm , 9 chục, 4 đơn vị
Chín trăm nghìn tám trăm bảy mươi mốt
900 871
9 trăm nghìn, 8 trăm, 7 chục, 1 đơn vị
Bảy triệu năm trăm linh một nghìn tám trăm hai mươi
7 501 820
7 triệu, 5 trăm nghìn, 1 nghìn , 8 trăm, 2 chục
Hai trăm linh tư triệu bảy trăm linh năm nghìn sáu trăm
204 705 600
2 trăm triệu, 4 triệu, 7 trăm nghìn, 5 nghìn, 6 trăm
Bài 2.(TR 83)  Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng.
Chọn đáp án C
Bài 3 TR 84)  Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
Trong số 18 072 645, chữ 4 ở hàng chục, lớp đơn vị.
                                   chữ 8 ở hàng triệu, lớp triệu
                                   chữ 0 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn
                                    chữ 6 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
______________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2019.
Tiết 1 :Toán tăng cường
Tiết 62: Vận dụng dấu hiệu chia hết để làm các bài tập có liên quan.
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS : Biết vận dụng dấu hiệu chia hết thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để làm các bài toán về điền chữ số, tìm số thích hợp liên quan đến thực tế.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài tập
- Bài 1, 2, 3 trang 84 - vở bài tập Toán 4 - tập 2
II.Đồ dùng dạy học- Vở bài tập toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2.Kiểm tra bài cũ.
-Ban học tập nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu cách tính diện tích hình thoi
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HDHS làm bài tập
4.Luyện tập
-GV chia nhóm giao việc
 cho các nhóm
- Nhóm 1:thực hiện Bài 1,
( trang 78)
- Nhóm 2:thực hiện Bài 1,2(trang 84)
-Nhóm 3 làm bài tập 1,2,3 (trang 84)
Các nhóm trình bày kết 
quả làm việc trong nhóm, 
GV cùng HS nhận xét. GV
 chốt lại nội dung kiến thức 
bài tập.
Bài 1.(TR 84) : Điền dấu >, < = 
1201 > 999                                        
24 601   > 2461
3 658 < 43 690                                
  138 579  > 138 701
5178    =    51 00 + 78                     
 520 000 > 419 999
Bài 2.(TR 84) : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Chọn đáp án D
Bài 3.(TR 84) : Số liệu điều tra dân số của một tỉnh, thành phố ở nước ta vào tháng 4 năm 2011 được viết ở bảng sau:
Tỉnh (thành phố)
Số dân
Hà Nội
6 699 600
Hải Phòng
1 878 500
Thanh Hóa
3 412 600
Đà Nẵng
951 700
TP. Hồ Chí Minh
7 521 138
Vĩnh Long
1 028 600
a) Viết tiếp vào chỗ chấm:
Trong các tỉnh, thành phố trên, nơi có số dân ít nhất là Đà Nẵng; nơi có dân số nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh.
b) Viết tên các tỉnh thành phố theo thứ tự tăng dần: Đà Nẵng ; Vĩnh Long ; Hải Phòng ; Thanh Hóa ; Hà Nội ; TP Hồ Chí Minh.
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
_______________________________________
Tiết: 2 GDHĐNGLL
Tiết 61: Thực hành làm mô hình biển báo giao thông; sáng tác khẩu hiệu về ATGT, 
I . Mục tiêu: 
 - HS cùng nhau tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của an toàn giao thông.
- Biết được việc đội mũ bảo hiểm, đi đúng đường sẽ mang lại an toàn cho bản thân và cho mọi người khác khi tham gia giao thông
- Giáo dục học sinh chấp hành tốt ATGT.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
- Bài mẫu, quy trình gấp.
2. Học sinh : 
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
-Ban văn nghệ cho lớp khởi động
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Ban học tập kiểm tra bài cũ.
- Gấp, cắt, dán hình tròn ta cần thực hiện qua những bước nào?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a,Giới thiệu bài: 
b, Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- Y/C nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc hình mẫu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quy trình gấp 
- Cho h/s quan sát quy trình gấp, cắt, dán hình.
+ Bước 1: Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô.
+ Bước 2: Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô làm chân biển báo. 
+ Bước 3: Dán hình .Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng. Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo.
- Lưu ý: Bôi hồ mỏng, đặt hình cân đối, miết nhẹ.
- Y/c HS nhắc lại các bước.
4.Thực hành .
- Cho h/s tập gấp, cắt hình trên giấy nháp.
- HD thực hành. 
- GV quan sát lớp, giúp đỡ HS.
*Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Y/c HS trình bày sản phẩm trên giấy nháp.
- GV nhận xét về tinh thần học tập, kĩ năng gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. của HS.
- Nhận xét - đánh giá.
+ Khen ngợi HS khéo tay, có sản phẩm đẹp.
+ Động viên HS còn lúng túng cố gắng.
5.Củng cố – dặn dò: 
- Để gấp, cắt, dán được hình ta cần thực hiện mấy bước?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông trên giấy thủ công.
Hát
Nhắc lại.
- Quan sát bài mẫu, nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc hình mẫu.
- Quan sát quy trình gấp, cắt, dán hình.
- Nhắc lại các bước.
- Thực hành trên giấy nháp.
- Thực hành qua 3 bước.
- Trình bày sản phẩm trên giấy nháp.
- Lắng nghe.
- Học sinh khéo tay: gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
_____________________________________
Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tiết :62 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
I.Mục tiêu:
- Giúp các em viết đúng tên người và địa danh.
- Mở rộng cho các em kiến thức hiểu biết về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch sử và tiến bộ xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác sách vỡ thông tin trong thư viện
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách.
II. Chuẩn bị:
- Atlas, bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.
- Danh mục sách và truyện nói danh nhân, truyện lịch sử trong và ngoài nước.
- Từ điển Tiếng Việt.
- Nhật kí đọc của HS
III. Các hoạt động dạy học:
1- Trước khi đọc
* Hoạt động 1: Ổn định- Hát bài “ Bác còn sống mãi”
+ Quê Bác ở đâu?
- Dẫn nhập giới thiệu bài
2- Trong khi đọc
* Hoạt động 1: Đọc truyện về nhân vật, địa danh gắn liền với lịch s
- Giới thiệu danh mục truyện nói về 
+ Tấm gương người tốt xưa và nay, truyện danh nhân
+ Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
- Nêu câu hỏi để ghi chép trong khi đọc:
+Nhân vật là ai? Nhân vật ấy là người thế nào( Có tài gì ? ) quê ở đâu?
* Hoạt động 2: Trò chơi mỗi cái tên, một tài năng hay một địa danh”
- Hình thức “ Rung chuông vàng”
- Hướng dẫn cách chơi. Chia lớp thành 2 Đội.
- Gv đọc câu hỏi về các nhân vật lịch sử, Danh nhân Quê ở đâu? Chiến công lập được ở đâu? Tài gì?...... 
-Nhận xét tuyên dương Đội thắng.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Nơi đó - ở đâu”.
 - Phát cho mỗi nhóm 1 bản đồ và 1 atlas,bach khoa thư 
- Nêu yêu cầu tra cứu ( Dịa danh đó ở đâu? Có danh lam thắng cảnh nào nổi bật?
- Hướng dẫn- gợi ý.
- Nhận xét, tuyên dương.
3- Sau khi đọc
4.Tổng kết 
-Tổng kết qua các trò chơi.
-Tuyên dương nhóm chơi hay, nhớ bài tốt và nhanh nhẹn trong việc tìm kiếm thông tin trong thư viện.
- Mượn sách về chủ đề hôm nay về nhà đọc
5. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
* Cả lớp hát vỗ tay
-( 1-2 em ) trả lời.
* Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm chọn một bộ.
- Cùng đọc và ghi chép theo yêu cầu giáo viên.
- 2 Đội ghi đáp án ra bản con trong thời gian 5 giây. Ai sai bị loại khỏi cuộc chơi và về chỗ ngồi. Cứ như thế đến khi hết câu hỏi Đội nào còn số người chơi nhiều hơn sẽ thắng.
* HĐ nhóm:
- Các nhóm thảo luận tìm trên bản đồ, atlas địa danh mà giáo viên yêu cầu. 
-Tìm thêm tài liệu để mô tả về đặc điểm cơ bản của vùng đất địa danh đó.
- Chi chép vào giấy, hay bảng nhóm
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
_________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_chieu.doc