Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Chiều)

cho HS rèn kĩ thực hành so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.

- HS so sánh xếp thứ tự thành thạo các số tự nhiên.

- Rèn kĩ năng so sánh xếp thứ tự thành thạo các số tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thước kẻ , giấy nháp, VBT Toán lớp 4

III.Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động

2. Kiểm tra bài cũ

- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm

3. Bài mới

 

doc 9 trang Bảo Anh 12/07/2023 18620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Chiều)
TUẦN 4 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: Mĩ Thuật ( Đ/C Ký dạy) 
Tiết 2: Toán tăng cường
 Tiết 7 Thực hành so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên 
I. Mục tiêu 
- Củng cố cho HS rèn kĩ thực hành so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS so sánh xếp thứ tự thành thạo các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng so sánh xếp thứ tự thành thạo các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ , giấy nháp, VBT Toán lớp 4
III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm các BT trong VBT( Trang 18)
4. Luyện tập
* Gv chia nhóm giao việc cho các nhóm.
- Nhóm 1: thực hiện Bài 1( Trang 18) 
- Nhóm 2: thực hiện Bài 1,2,3 ( Trang 18)
- Nhóm 3: thực hiện Bài 1,2,3,4( Trang 18)
- GV đến các nhóm quan sát, HDHS thực hiện.
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GV chốt ND bài tập. 
- HS ngồi theo nhóm, nhận nhiệm vụ
- HS thực hiện YC bài tập
Bài 1 (TR 18): >, <, =
989 85192
2002 > 999 85192 < 85197
4289 = 4200 + 89 85197 > 85187
Bài 2 (TR 18): Các số: 7683, 7836, 7863, 7638 viết theo thứ tự
a) Từ bé đến lớn là: 7638, 7683, 7836, 7863
b) Từ lớn đến bé: 7863, 7836, 7683, 7638
Bài 3 (TR18): 
a) Khoanh vào số bé nhất
b) Khoanh vào số lớn nhất
2918 2981 2819 2891
58243 82435 58234 84235
Bài 4 (TR 18) : Chiều cao của từng bạn trong nhóm học tập là:
- Viết tên các bạn đó lần lượt theo thứ tự.
a) Từ cao đến thấp: 
Hùng cao: 1m 47cm.
Cường cao: 1m 41cm.
Liên cao: 1m 40cm.
Lan cao: 1m 35cm.
b) Từ thấp đến cao
Lan cao: 1m 35cm.
Liên cao: 1m 40cm.
Cường cao: 1m 41cm.
Hùng cao: 1m 47cm.
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Tiếng Việt tăng cường	 
Tiết 10 Luyện đọc: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 75 tiếng /1phút
 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.
- Rèn kĩ năng đọc nhanh, đọc diễn cảm.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Tranh minh hoạ trong bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc.
* GV chia nhóm giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn 1 
Nhóm 2: Đọc đoạn 1,2 
Nhóm 3: Đọc cả bài kết hợp luyện đọc diễn cảm.
- HS nhận nhiệm vụ
- HS luyện đọc đoạn, luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đoạn 1: “ Từ Tô Hiến thành .. đến Đó là vua Lí Cao Tông
+ Đoạn 1,2 “ Từ Tô Hiến thành . Đến Mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được “
 + Đoạn 1,2,3 “ kết hợp luyện đọc diễn cảm.
Đ1: Đọc với giọng thong thả, rõ ràng
Đ2: Thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua.
Đ3: Đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát , thể hiện thái độ kiên định
4. Luyện đọc 
- GV đi từng nhóm quan sát HDHS luyện đọc.
- GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
5.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: Tiếng việt tăng cường
Tiết 8: Luyện viết : Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu
 - Củng cố luyện viết bài chính tả, luyện viết đúng một số âm, vần, tiếng HS hay mắc lỗi. Độ dài văn bản khoảng 75 chữ/15 phút.
- HS nắm được quy tắc sử dụng và phân biết ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã để hoàn chỉnh đoạn thơ, đoạn truyện
- Rèn HS tính cẩn thận khi viết bài.
- Cách thức thực hiện có thể:, vở, bảng nhóm, bảng phụ, phiếu
II. §å dïng d¹y häc: - PhiÕu BT1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện viết và làm bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1 viết khổ thơ 1
+ Nhóm 2 viết khổ thơ 1,2
+ Nhóm 3 viết khổ thơ 1,2 làm yêu cầu BT1 trang 17
- GV đọc cho HS viết bài
- HS các nhóm nghe GV đọc viết bài vào vở.
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
* Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
* GV hướng dẫn làm bài tập và nhận xét bài.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Nhóm 3 thực hiện thêm nội dung bài tập.
Bài 1 (TR17): Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Như tre mọc thẳng, con người không chiu khuất . Người xưa có câu : “ trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đáu của ta , tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta
- GVNX chốt nội dung
5.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Tiết 2: Thể dục( Đ/C Kiên dạy)
________________________________________
Tiết 3: Mĩ Thuật( Đ/C Ký dạy)
___________________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tiết 1 Thể dục( Đ/C Kiên dạy)
____________________________________________
Tiết 2: Tiếng việt tăng cường
Tiết 12 ÔN LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TƯ LÁY
I.Mục tiêu
 - Biết tìm từ ghép, từ láy trong văn bản cho trước
 - Luyện tập thêm về phân biệt một số từ ngữ mà HS dễ nhầm giữa từ láy và từ ghép.
- Rèn kĩ năng phân biệt một số từ ngữ giữa từ láy và từ ghép.
II. Đồ dùng dạy học
- VBT Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra bút, thước, VBT TV của các nhóm
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. ND bài
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Hướng dẫn luyện tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
- Nhóm 1 làm BT1
- Nhóm 2 làm BT1,2
- Nhóm 1 làm BT1.2, 3 trang 24, 25
- GVQSHD các nhóm làm việc.
- HS ngồi theo nhóm, nhận nhiệm vụ
- HS các nhóm thực hiện YC bài trong phiếu BT
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc trong nhóm, GV cùng HS nhận xét. GV chốt lại nội dung kiến thức bài tập.
Bài 1 (TR 24): Xếp từ phức được in đậm trong các câu thơ sau thành hai nhóm
Tôi nghe truyện cổ thầm thì 
Lời ông cha dạy cũng vì đơi sau
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim
Bài 2 (TR24): Xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng im đậm nghiêng đều là tiếng có nghĩa.
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiêu nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lai nô nức làm lễ. Mở hội để tưởng nhớ ông.
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai , vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Bài 3 (TR 24): Tìm và viết từ ghép, từ láy chứa những tiếng sau vào ô thích hợp
Từ ghép
Từ láy
Ngay
Ngay thẳng, 
Ngay ngắn, 
Thẳng
Thật
5.Củng cố - dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
__________________________________________________
Tiết 3: Toán tăng cường
Tiết 8 Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Mục tiêu 
- Rèn kĩ năng thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, đo thời gian.
- Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, đo thời gian có đến 2 đơn vị đo kèm theo.Vận dụng vào giải toán có liên quan.
- Rèn kĩ năng vận dụng vào giải toán chính xác
II. Đồ dùng dạy học:
 Cân , giấy nháp 
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra bút, thước, VBT toán của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm các BT trong VBT( Trang 20)
4.Luyện tập
* Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: thực hiện Bài 1
( Trang 20)
- Nhóm 2: thực hiện Bài1,2,3
( Trang 20) 
- Nhóm 3: thực hiện Bài 1,2,3,4
( Trang 20)
- GV quan sát, lớp hướng dẫn HS làm bài tập
- HS báo cáo kết quả làm việc trong nhóm, Cho HSNX, GV nhận xét.
- GV chốt ND bài tập.
- HS ngồi theo nhóm, nhận nhiệm vụ
- HS thực hiện YC bài tập
Bài 1 (TR 20): Nối mỗi đồ vật vơi số đo khối lượng thích hợp
- HS thực hiện vào VBT Toán
Bài 2 (TR 20): Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 1 yến = 10kg 2 yến = 20 kg 
2 yến 5kg = 25kg 10 kg = 1 yến
7 yến = 70 kg 7 yến 2kg = 72 kg
b) 1 tạ = 10 yến 3 tạ = 30 yến 
10 yến = 1 tạ 8 tạ = 80 yến
Bài 3 (TR 20): >, < =
5 tấn > 35 tạ 32 yến - 20 yến < 12 yến 5kg
2 tấn 70kg = 2700kg 200 kg x 3 = 6 tạ
650 kg = 6 tạ rưỡi 5 tấn < 30 tạ : 6
Bài 4 (TR 20): Trong kho có 3 tấn 8 gạo tẻ. Số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ 12 tạ. Hỏi trong kho có bao nhiêu kg gạo nếp ? 
Bài giải
 3 tấn 8 tạ = 38 tạ
 Còn lại số kg gạo nếp là:
 38 - 12 = 26 ( kg)
 Đáp số: 26 kg
5. Củng cố - dặn dò:
- Muốn đổi đơn vị đo KL từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học. 
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018.
Tiết 1: Khoa học
Tiết 8 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT 
VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I.Mục tiêu:
Sau bài học H/s có thể:
-Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể .
Nêu ích lợi của việc ăn cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc ,gia cầm. 
- HS biết được ích lợi của việc ăn cá.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình 18, 19 SGK.
H/s : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập nêu câu hỏi kiểm tra
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Nêu nhóm thức ăn cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít, ăn hạn chế.
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Luyện đọc .
GV hướng dẫn học sinh đọc .
4. Tìm hiểu bài .
Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
* Lập ra danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
* Cách tiến hành:
-GV phổ biến luật chơi, cách chơi
- Gv tổ chức cho hs chơi (5')
- Gv đánh giá.
- Chia thành 2 nhóm
- Hs thi xem tổ nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất đạm
- Lớp quan sát, theo dõi.
 * Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 - Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
 - Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
* Cách tiến hành:
- Chỉ tên thức ăn chứa đạm đv và đạm TV
- Gv phát phiếu thảo luận
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm đv hoặc chỉ ăn đạm TV?
- Trong nhóm đạm ĐV tại sao chúng ta nên ăn cá?
+ Hs thảo luận
- Hs nêu tên thức ăn vừa kể ở trò chơi.
- Vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau.
- Vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt vừa giàu chất béo lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
- Gv cho các nhóm trình bày.
*KL: Vì sao phải ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vật.
* Hs nêu mục "Bạn cần biết"
5. Củng cố - Dặn dò.
 - Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
- Nhận xét giờ học.về nhà ôn bài, thực hiện tốt các nội dung bài học.
Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ
Tiết 7: Đăng ký tham gia câu lạc bộ
Soạn riêng
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ
Tiết 8: Tiết học thư viện
Soạn riêng
___________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_chieu.doc