Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Văn Hùng

 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở các từ ngữ khâm phục chí sáng tạo, sư nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Ninh.

+ KT:

 Hiểu các từ ngữ: Ngu Công, cao sản. Hiểu nội dung: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

+ TĐ:

 GDHS ý thức sáng tạo trong cuộc sống, biết giữ gìn nguồn nước và bảo vệ môi trường sống tốt đẹp.

 II Chuẩn bị.

 

docx 41 trang Bảo Anh 12/07/2023 20960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Văn Hùng
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 17
THỨ
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
	ĐIỀU CHỈNH
Tích hợp
HAI
26/12
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
27
33
81
17
17
Tuần 17
Ngu Công xã Trịnh Tường
Luyện tập chung
Ôn tập học kỳ 1
Hợp tác với ... quanh (tiết2)
Làm bt1a;2a;3
(T)
KNS
(ĐĐ)
- BVMT
(TĐ)
BA
27/12
Thể dục LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật 
33
33
82
17
33
Trò chơi: Chạy tiếp ... vòng tròn 
Ôn tập về từ, cấu tạo từ
Luyện tập chung
Ôn tập & KT HKI
Thức ăn nuôi gà (tiết 1)
Làm bt1;2;3(T)
TƯ
28/12
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý
Âm nhạc
33
34
83
17
17
Người mẹ của 51 đứa con
Ca dao về lao động sản xuất 
Giới thiệu máy tính bỏ túi
Ôn tập
Tiết học dành cho địa phương.
- Làm bt 1;2,3(T)
NĂM
29/12
 Thể dục TLV
Toán
Khoa học K/chuyện 
34
33
84
17
17
Trò chơi: Chạy tiếp ... vòng tròn 
Ôn tập về viết đơn
Sử dụng máy tính... để giải toán %
Ôn tẬp & kiểm tra hki (tiết 2)
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
BT1 chọn
ndph (LV)
- Làm bt 1 ( dòng 1’2); 2(dòng 1’2);3(a,b)(T)
KNS(LV)
SÁU
30/12
LTVC Toán
TLV
Mỹ thuật 
SHTT
34
85
34
17
17
Ôn tập về câu
Trả bài văn tả người
Hình tam giác
Vẽ theo mẫu...
Tuần 17
Làm bt1;2(T)
 ( Từ ngày 26/12 -> 30/12/2016)
 KÍ DUYỆT CỦA BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu.
+ KN:
 Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở các từ ngữ khâm phục chí sáng tạo, sư nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Ninh.
+ KT: 
 Hiểu các từ ngữ: Ngu Công, cao sản. Hiểu nội dung: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
+ TĐ: 
 GDHS ý thức sáng tạo trong cuộc sống, biết giữ gìn nguồn nước và bảo vệ môi trường sống tốt đẹp.
 II Chuẩn bị.
-Tranh minh hoạ cho bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1) Ổn định: (1’) KTSS, sinh hoạt đầu giờ.
 2) Bài cũ(4’) 
-GV gọi 2 HS nối tiếp đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện & trả lời câu hỏi:
+ Câu nói cuối bài của cụ Ún cho thấy cách nghĩ của cụ đã có sư thay đổi như thế nào ?
+ Bài học giúp em hiểu điều gì ? 
-Nhận xét HS.
3) Bài mới(30’):
a) Giới thiệu bài(1’).
-Trực quan bằng hình minh hoạ và ghi tên bài.
b)Hướng dẫn tìm hiểu: (29’) 
+ Luyện đọc: (9’)
* Gv gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Gv hướng dẫn giọng đọc: Cần đọc với giọng kể, thể hiện rõ sự cảm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Ngỡ ngàng, vắt ngang, bốn cây số, giữ rừng
+ Bài này chia làm mấy đoạn ?
** Gv gọi hs đọc nối tiếp ( l1 )
- Gv theo dõi, phát hiện, sửa sai.
- Luyện đọc từ ngữ khó: Bát xát, ngỡ ngàng, ngoằn ngèo
** G v gọi hs đọc nối tiếp ( l2)
- Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó trong SGK
- Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc theo cặp
- Gv nhận xét, tuyên dương
+ Gv đọc cho HS nghe cả bài:
- Gv đọc mẫu toàn bài: Cần đọc với giọng kể, thể hiện rõ sự cảm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Ngỡ ngàng, vắt ngang, bốn cây số, giữ rừng
+ Tìm hiểu bài:(10’)
+Đ1:
** Thảo quả là cây gì ?
** Đến huyện Bát Xá tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên về điều gì ?
* Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+Đ2:
* Nhờ có mương nước tập quán canh tác và cuộc sống của thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?
+Đ3:
* Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- GDHS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước
** Cây thảo quả mang lại lợi ích gì ?
+ Đ4: 
* * Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Em hãy nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét, ghi bảng.
+ Đọc diễn cảm: (10’).
-GV hướng dẫn cho HS tìm giọng đọc của bài văn giọng kể thể hiện tình cảm trân trọng đối với ông Liền- người đã góp công lớn vào việc thay đổi bộ mặt thôn, xã.
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
-GV đọc diễn cảm toàn đoạn một lần.
- Gv cho hs luyện đọc
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố ;(5’)
* Gv gọi 2 hs đọc lại nội dung bài .
+ Em học tập được gì qua bài văn này ?
- Liên hệ, gdhs cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong học tập.
-GV nhận xét về tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn, đọc trước bài: Ca dao về lao động sản xuất.
- Báo cáo, hát .
**2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs nhận xét 
-Nghe, nhắc lại tựa bài.
-Hs đọc bài, lớp theo dõi. 
* Bài chia làm 4 đoạn:
Đ1: Từ đầu đến trồng lúa.
Đ2: Tiếp theo đến trước nữa.
Đ3: Tiếp đến xã Trịnh Tường.
Đ4: Còn lại.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài.
-Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài.
- Hs nối tiếp nêu
- 2hs cùng bàn đọc bài 
- 4 cặp thi đọc
- Hs bình bầu, nhận xét
- Nghe.
- HS lớp đọc thầm Đ1.
- Là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang qua những đồi cao.
- Ông đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.
-Ông cùng vợ con đào suối một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi.
-HS đọc thầm,
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước, khômg làm nương nên không còn nạn phá rừng.
-Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản cả thôn không còn hộ đói.
- HS đọc thầm
- Ông nghĩ là phải trồng cây. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
- Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng..
- HS đọc thầm
-HS phát biểu tự do:
- Ông Lìn là người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo
-Ca ngợi Ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Hs theo dõi .
- Hs luyện đọc theo nhóm
- 4 nhóm thi đọc diễn cảm
- Hs bình bầu, nhận xét 
- Hs nêu... 
- Tinh thần chịu thương , chịu khó.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- KT: 
 Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- KN: 
 Rèn kĩ năng giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Bt 1a,2a và 3/79.
- TĐ: 
 GDHS tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng học tập:
 - Bảng phụ, bảng con.	
III/ Các hoạt động dạy – học : 
Giáo viên
Học sinh
1) Ổn định: (1’) 
 2) Bài cũ: (4’) 
- Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài.
+Tìm 30 % của 97
+ Tìm tỉ số phần trăm của 126 và 1200.
-Nhận xét tuyên dương. 
3) Bài mới(30’):
a) GTB: (1’)
- Trực tiếp 
-Dẫn dắt ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu: (29’) 
* Hoạt động 1: Củng cố lại cách chia STN cho STP , STP cho STP..
- Bài 1/79: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
* Các phép tính cần sử dụng các quy tắc nào?
-Gọi HS lên bảng trình bày.
-Nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 2:
 Củng cố laị cách tính giá trị biểu thức:
-Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+Nêu cách tính giá trị biểu thức? (có ngoặc hoặc không có ngoặc)
* Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân phải chú ý điều gì?
GHDS làm toán cẩn thận.
- Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố lại cách tính tỉ số %
- Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Phần a của bài toán vận dụng dạng toán nào về tỉ số phần trăm?
- Có mấy cách trình bày bài giải?
- Để giải câu b cần vận dụng dạng toán nào đã biết về tỉ số %?
 - Nhận xét.
4) Củng cố; (5’)
 - Gv gọi 4 HS nhắc lại kiến thức của tiết học.
- Gv nhận xét tiết học. 
Nhắc HS về nhà làm bài tập.
 5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. 
- Chuyển tiết.
-2HS lên bảng làm bài
- 30% của 97 là : 97 x 30 : 10=29,1 
- Tỉ số % của 162 và 1200 là :
 126 : 1200 = 0,105 = 10,5 %
- Hs nhận xét 
-Nhắc lại tên bài học.
**1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Chia số thập phân cho số tự nhiên.
-Chia số tự nhiên cho số thập phân.
- Chia số thập phân cho số thập phân.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Hs nhận xét 
** 2HS đọc yêu cầu bài tập.
***Tính trong ngoặc trước.
Khi không có ngoặc thì nhân chia trước cộng, trừ sau.
- Hs nêu .
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a)(131,4 – 80,8):2,3 + 21,84×2
=50,6 : 2,3 + 21,84×2
=22 + 43,68
=65,67
- Hs nhận xét 
**1HS đọc đề bài.
*Vận dụng dạng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Có hai cách giải:
C1: Tìm tỉ số của hai số 
C2: Tìm số người đã tăng thêm từ cuối năm
C3: Số người tăng thêm từ cuối năm cuối năm 2000 đến cuối 2001 ở phường đó là 15875 – 15625 = 250 người
-Tỉ số phần trăm đã tăng thêm là : 250 : 15625 =0,016
0,016=1,6%
b) Vận dụng dạng tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
 15875 X 1.6 : 100 = 254
254 + 15875 = 16129
-HS tự làm vào vở.
 - Hs lên bảng sửa bài. 
- Hs nhận xét
* Hs nêu lại cách tìm tỉ số % của 1 số 
Cách chia số TP cách tính giá trị biểu thức..
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4 
LỊCH SỬ
ÔN TẬP HKI
I. Mục tiêu:
- KT: 
 Thống kê lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm: 1858 - 1945: 1945- 1954 dựa theo nội dung các bài đã học.
- KN: 
 Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này
- TĐ: 
 Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
II. Chuẩn bị:
GV: Bản đồ hành chính VN. Các hình minh họa, phiếu học tập.
HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về các chiến dịch.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ(4’): Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
+ Gv gọi 2 hs lên bảng đọc bài & trả lời câu hỏi: 
** Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
* Nêu thành tích tiêu biểu của 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I?
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới(30’)
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
- Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’):
* Hoạt động 1: (16’)
 Ôn tập lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc lịch sử: 1858 - 1945:
-GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
-GV nêu câu hỏi đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê về từng sự kiện:
** Ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
* Sự kiện lịch sử này có nội dung cơ bản, (ý nghĩa) là gì?
* Sự kiện tiêu biểu tiếp sau sự kiện TD Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì? 
** Thời gian xảy ra & nội dung cơ bản của sự kiện là gì ?
** Em hãy nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này?
- GV theo dõi mở dần bảng thống kê.
*Hoạt động 2: (13’) 
 Ôn tập lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc lịch sử: 1945 – 1954.
+ Gv yêu cầu hs quan sát, đọc trong SGK và thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Nêu lí do?
+ Ngày 2/9/1945 là ngày gì? Ngày này có ý nghĩa ntn?
+ Đảng Cộng Sản VN ra đời vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu, do ai chủ trì?
+ Trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 có tấm gương dũng cảm nào ? 
+ Kể tên 7 anh hùng được bầu trong đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất ? 
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét, tuyên dương & tổng kết lại các ý trong bài.
4. củng cố; (5’)
* Gv gọi 2 học sinh nêu lại nội dung ôn tập.
** Em học tập được gì qua các tấm gương anh hùng trong các bài lịch sử mà em đã học ?
- GDHS tinh thần dũng cảm, lòng tự hào dân tộc, yêu nước.
 - Gv nhận xét tiết học, 
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: KTHKI. 
- Chuyển tiết.
Học sinh nêu.
- Hs nhận xét 
- 1 hs nhắc lại 
- Lớp làm việc dưới sự điều khiển của giáo viên
-Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
-Mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Hs lần lượt nêu
- Bình Tây đại nguyên soái (TĐ)
- Tôn Thất Thuyết 
 - Phan Bội Châu.
 - Nguyễn Tấy Thành.
-Nhắc lại.
- Hs thảo luận nhóm 4 theo yâu cầu của giáo viên. 
- Vào ngày 5 -6 – 1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng vì có lòng yêu nước, thương dân.
- Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
- Vào ngày 3/2/1930, tại Hồng Kông - Trung Quốc, do Nguyễn Aùi Quốc chủ trì.
- Anh La Văn Cầu đã chặt đứt canùh tay để tiếp tục chiến đấu .
- 7 anh hùng có tên là:
AH: Cù Chính Lan 
AH: La Văn Cầu
AH: Nguyễn Quốc Trị
AH: Nguyễn Thị Chiên
AH: Ngô Gia Khảm 
AH: Trần Đại Nghĩa 
AH: Hoàng Hanh
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
Học sinh nêu.
- Tinh thần dũng cảm, yên nước
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5 
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH.( T2 )
I. Mục tiêu:
- KT: 
 Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
 - KN: 
 Có KN hợp tác với bạn bè trong các hoạt động trường, lớp.
 - TĐ: 
 Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
-Hs có Kn ra quyết định( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)
II. PP.KT dạy ọc tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận.
Dự án.
III)Tài liệu và phương tiện :
 - Phiếu học tập.
 -Thẻ bày tỏ ý kiến.
IV) Các hoạt động dạy – học:
GV
HS
1) Ổn định (1’):
.2) Bài cũ (5)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nêu lại ghi nhớ?
- Nêu những việc làm của bản thân thể hiện sự hợp tác với những gnười xung quanh? 
- Nhận xét tuyên dương. 
3)Bài mới( 25’)
a) GT bài(1’):
- Các em đã hợp tác với những ai để hoàn thành công việc của mình? 
- Việc gì thì cần hợp tác với mọi người?
- Dẫn dắt, ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(24’):
* Hoạt động 1(8’): 
 HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài tập 3.
- Yêu cầu từng nội dung, một số HS trình bày kết quả.
-Yêu cầu HS tranh luận góp ý.
+ Nhận xét rút kết luận: 
-Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng.
- Việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng.
* Hoạt động 2: (8’)
 Xử lí tình huống (Bài tập 4 SGK)
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tình huống 4.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc; cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét rút kết luận: 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phải phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố, mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhan nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
* Hoạt động 3(8’): 
 HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
* Yêu cầu HS tự làm bài tập 5: Sau đó trao đỏi với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
-Yêu cầu HS lớp nhận xét bổ sung.
4).Củng cố: ( 5)
+ Gv gọi 2 hs nêu lại nd bài 
- Gv đánh giá nhận xét.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
-Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Chuyển tiết.
-HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-Nêu đề bài.
- ...hợp tác với bạn, cô...
- ...tất cả mọi việc đều cần có sự hợp tác mới làm tốt.
* Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh.
-3HS trình bày nội dung.
- HS tranh luận góp ý.
+ Trao đổi rút kết luận.
-Nhâïn xét các bạn làm đúng.
-Aùp dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày của các em.
- Thảo luận theo 4 nhóm.
-Lần lượt các nhóm trình bày.
-Nhận xét, kết luận chung.
- 3HS nêu lại kết luận.
- Liên hệ bằng việc làm tự phân công tổ trưởng trong lớp.
-Liên hệ bản than như bạn Hà em có cách giải quyết nào nữa không.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài tập 5.
-Đại diên các nhóm trình bày.
-Nhận xét các nhóm.
- Rút kết luận chung.
- Nêu lại nội dung bài.
- Nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
THỂ DỤC
 TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP ... VÒNG TRÒN
 ________________________________________________
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
1
2
3
4
5
Tiết 2 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. Mục tiêu:
- KT: 
 Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng am, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
- KN: 
 Biết sử dụng những kiến thức đã có về từ đồng nghĩa trái nghĩa để làm BT về từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa.
- TĐ: 
 Áp dụng đúng, chính xác các từ loại đã học vào trong văn cảnh cụ thể.
II. Đồ dùng dạy – học.
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng tổng kết.
 - Một số phiếu cho Hs làm bài.
III. Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1 ) Ổn định (1’):
2) Bài cũ(4’): 
-GV gọi 3 HS lên bảng đặt câu theo y/c của bài tập 3 trang 161.
- Gọi hs dưới lớp nối tiếp đặt câu với các từ ở bài tập 1a.
- Nhận xét 
3) Bài mới (30’):
a) Giới thiệu bài(1’).
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu:
* Hoạt động 1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
+ Trong Tiếng Việt có các kiểu từ cấu tạo ntn?
 ** Thế nào là từ đơn, từ phức ?
+GV giao việc:
- Đọc lại khổ thơ.
- Xếp các từ trong khổ thơ vào bảng phân loại.
- Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
- Cho HS làm bài GV phát phiếu cho các nhóm làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
a)Lập bảng phân loại (GV xem sách thiết kế).
b)Tìm thêm VD:
-3 Từ đơn: ăn, mặc, đi
-3 Từ ghép: Nhà cửa, quần áo, bàn ghế.
-3 Từ láy: Lom khom, ríu rít
* Hoạt động 2; HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài 2.
**Thế nào là từ đồng âm?
**Thế nào là từ nhiều nghĩa?
** Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Cho HS làm bài theo cặp.
- Gv gọi hs phát biểu.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 3; HDHS làm bài 3.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài 3 và đọc bài văn.
+ GV giao việc:
-Tìm các từ in đậm có trong bài.
-Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm vừa tìm được.
-Nói rõ vì sao tác giả chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
- Cho HS làm việc và trình bày kết quả.
- GDHS dùng từ đúng nét nghĩa của nó.
- GV nhận xét tổng kết:
+Những từ in đậm trong bài văn là: Tinh ranh, dâng, êm đềm.
+Tìm từ đồng nghĩa với từ Tinh ranh: Tinh không, tinh nhanh, tinh ngịch
-Từ đồng nghĩa với từ dâng: Hiến tặng chọn từ dâng nhấn mạnh sự tự nguyện
-Từ đồng nghĩa với từ êm đềm: êm ả, êm lặng.
* Hoạt động 4: HDHS làm bài 4.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 4.
+ GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài GV dán phiếu đã phô tô bài tập 4 lên bảng.
- Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Có mới nới cũ.
b/ Xấu gỗ, tốt nứơc sơn.
c/ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
4) Củng cố; (5’)
* Gv gọi 2 hs nêu lại nôị dung bài 
- Tổ chức trò chơi: Truyền điện.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài1,2.
- Chuyển tiết.
**3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- hs nối tiếp đặt câu
- Hs nhận xét 
-Nghe, nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Từ đơn . từ phức 
 - Từ đơn gồm một tiếng 
 - Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng 
 - Từ phức có hai loại: từ ghép & từ láy. 
- Các nhóm trao đổi ghi vào bảng phân loại.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Từ giống nhau về âm song khác nhau về nghĩa.
- Từ có một nghĩa gốc & một hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Là những từ chỉ cùng một sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
- 2 Hs cùng bàn làm bài.
- Hs nối tiếp nêu 
-Lớp nhận xét kết quả.
-1 HS đọc yêu cầu bài văn.
-HS làm bài theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-1 HS lên bảng làm HS còn lại làm vào vào vở.
-Lớp nhận xét.
- Hs nêu.
- Hs chia 4 nhóm , tìm các từ loại đã học .
- Nghe và làm theo.
Tiết 3
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- KT: 
 Biết thực hiện các phép tính về số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- KN:
 Hs làm tóan thành thạo. Bt 1,2,3/80.
- TĐ: 
Ý thức tự giác học tập, tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng học tập:
 - Bảng phụ, bảng con 
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1 . Ổn định(1’)
2. Bài cũ(4’)
** Gọi HS lên bảng làm bài nêu lại cách chia số TP, cacùh tìm tỉ số % của các số ?
- Nhận xét tuyên dương. 
3. Bài mới(30’)
a) GTB(1’):
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’):
v	Hoạt động 1(7’): Củng cố lạicách chuyển hỗn số thành STP .
+ BT1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
** Một hỗn số gồm mấy phần gồm những phần nào? 
**Có thể chuyển phân số kèm theo thành phần thập phân không?
* Để chuyển hỗn số thành số thập phân có mấy cách?
-Yêu cầu HS trao đổi với bạn tìm cách viết
- Cho hs trình bày.
- Nhận xét, sử sai.
*Hoạt động 2: (7’) 
 Củng cố lại cách tìm các TP chưa biết:
+ BT2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
* X phải tìm là những thành phần nào trong phép tính?
** Muốn tìm một thừa số hoặc số chia ta làm thế nào?
-Cho HS làm bảng.
- Gdsh làm toán cẩn thận, chính xác.
- Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3: (15’)
 Củng cố các bài toán cơ bản về giải toán về tỉ số phần trăm
+ Bài 3: Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.
** Lượng nước trong hồ ứng với bao nhiêu %?
* Có thể giải bằng mấy cách, dựa vào tính chất nào?
-Yêu cầu HS tự giải vào vở.
- Nhậnn xét một số bài, 
4. Củnh cố ;(5’)
* Gv gọi 3 hs nhắc lại kiến thức của tiết học.
- Gv nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập, 
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài 
Chuẩn bị bài sau: Giới thiệu máy tính bỏ túi.
- Chuyển tiết.
-2HS nêu bài 
- Hs nhận xét 
-Nhắc lại tên bài học.
-1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phần nguyên và phần phân số kèm theo nhỏ hơn 1
- Có thể được.
Có hai cách.
Làm việc theo cặp.
Đại diện cặp trình bày k/quả.
Lớp nhận xét, bổ sung.
-1HS đọc yêu bài bài tập.
-X là một thừa số của tích(a), X là số chia (b).
-HS ôn nhẩm lại quy tắc.
-2HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
a) X x 100=1,643+7,357 
 X x 100 = 9 
 X = 9 : 100 
 X = 0,09
b) 0,16 : X = 2 – 0,4 
 0,16 : X = 1,6
 X = 0,16 : 1,6 
 X = 0,1
- Hs nhận xét 
-1HS đọc đề bài.
Ngày thứ 1 hút: 35% lượng nước
Ngày thứ 2 hút:40% lượng nước
Ngày thứ 3: . % lượng nước
- 100%
-Ta có hai cách.
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Giải 
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là : 
 100% - 35 % = 65% ( Lượng nước hồ )
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là :
 65 % - 40 % = 25 % ( Lượng nước hồ )
- Hs nhận xét, sửa sai 
- Hs nối tiếp nêu.
- Nghe và làm theo. 
Tiết 4
KHOA HỌC
ÔN TẬP & KIỂM TRA HKI (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- KT: 
 Đặc điểm giới tính: Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- KN :
 Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
- TĐ: 
 Giaó dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Hình vẽ trong SGK trang 68
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phiếu học tập
 Câu 1: Đánh dấu x vào trước câu trả lời bạn cho là đúng.
Trong số các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là cơ bản nhất để phân biệt nam và nữ?
	Cách để tóc
	Cấu tạo của cơ quan sinh dục
	Cách ăn mặc
	Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ
 Câu 2: Trong số những bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viem não, viêm gan A, viêm gan B, bệnh nào lây qua đường sinh sản và đường tiếp xúc máu?
 Câu 3:
Đọc yêu cầu của bài tập quan sát trang 62 và hoàn thành bảng sau:
 1.) Ổn định (1’): 
2.) Bài cũ(4’):
 - KT bài Tơ sợi:
 Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Truyền điện” nêu những đồ dùng bằng tơ sợi có trong gia đình và cách bảo quản nó.
Giáo viên nhận xét, 
3) Bài mới(30’) : 
a) Giới thiệu bài mới(1’):	
 Ôn tập và kiểm tra HKI.
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’):
v	Hoạt động 1(16’): Đặc điểm và giới tính.
Từng học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
v	Hoạt động 2(13’): Củng cố.
- Chữa bài tập.
Giáo viên gọi lần lượt một số học sinh lên chữa bài.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” (4 nhóm).
Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi theo nội dung bài học và trả lời.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4) Tổng kết ;(5’
- Gv gọi 2 hs nêu lại nội dung bài
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài
Báo cáo, hát..
Học sinh chơi theo yêu cầu của giáo viên. 
( 3 cặp ).
- Lớp nhận xét 
- 1 hs nhắc lại 
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Hs trình bày bài 
- Hs nhận xét 
- Hs theo dõi, nhận xét 
- Hs nối tiếp nêu...
Nhắc lại.
Nghe và thực hiện.
 KỸ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
 - Liệt kê được tên một số thức ăn cho gà.
 - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà .
 - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số thức ăn cho gà, thức ăn hổn hợp.
- Dụng cụ để đựng thức ăn nuôi gà.
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định(1’): Chuyển tiết
2. Bài cũ(4’): Kiểm tra 2 hs bài tiết trước, nhận xét và đánh giá.
3. Bài mới(30’)
- Giới thiệu bài(1’): Giới thiệu bài, ghi tựa lên bảng.
- Phát triển bài(29’):
 *Hoạt động 1 (8’): TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA THỨC ĂN NUÔI GÀ
- Gv hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* Đặt câu hỏi đông vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển? 
** Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
** Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
- GV kết luận nội dung hoạt động 1 theo SGK
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi..
- HS lắng nghe.
 Hoạt động 2(7’) TÌM HIỂU CÁC LOẠI THỨC ĂN NUÔI GÀ
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà.
 GV Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 1 SGK.
- GV ghi tên các thức ăn cho gà theo nhóm lên bảng.
- GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2
- HS kể tên thức ăn nuôi gà mà em biết.
- HS đọc, quan sát hình 1.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3 (14’) TÌM HIỂU TÁC DỤNG VÀ SỬ DỤNG TỪNG LOẠI THỨC ĂN NUÔI GÀ
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn của gà được chia làm mấy loại?
+ Kể tên các loại thức ăn?
- GV nhận xét tóm tắt, bổ sung
- GV hướng dẫn cách viết phiếu học tập.
- GV chia nhóm phân công nhiệm vụ, quy định thời gian.
- GV tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
- GV nhận xét tiết học. Thu kết quả thảo luận nhóm sẽ trình bày trong tiết 2
4. Củng cố;(5’) 
- Cho hs nêu ghi nhớ.
- Liên hệ: Gia đình em có nuôi gà không? Em thường cho gà ăn những gì?
- GD: Biết chăm sóc và nuôi dưỡng tót những loại động vật, gia súc, gia cầm trong gia đình.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài 
- Dặn về học bài, chuẩn bị bài sau học.
- HS đọc mục 2 SGK.
- HS ghi phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp theo dõi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
 ________________________________________________________________
 _______________________________
	Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tiết 1 
TẬP ĐỌC
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục tiêu:
+ KN: 
 Đọc trôi chảy, lưu loát những bài ca dao.
 - Đọc dúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
 - Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vật vả trên ruộng đồng của người nông dân.
+ KT: 
 Hiểu nội dung những bài ca dao: Lao động vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
+ TĐ: 
 GDHS yêu quý người lao động , biết quý trọng các sản phẩm từ lao động .
II. Chuẩn bị.
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
-Bảng phụ để ghi câu, bài cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học.
 Giáo viên
Học sính
 1. Ổn định(1’): KTSS, sinh hoạt đầu giờ.
2. Bài cũ(4’)
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Ngu Công xã Trịnh Tường & trả lời câu hỏi về nôi dung bài:
* Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công xã Trịnh Tường ?
** Nội dung chính của bài là gì ?.
- Nhận xét tuyên dương. 
 3. Bài mơi(30’)
a)Giới thiệu bài(1’).
-Trực quan bằng tranh và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’):
+ Luyện đọc: (9’)
* Gv gọi 2 hs đọc toàn bài 
- Gv hướng dẫn giọng đọc: Giọng đọc thể hiện sự đồng cảm với người nông dân trong cuộc sống lao động vất vả.
- Đọc nhanh hơn ngắt nghỉ nhịp 2/2. Ở bài ca dao số 1, nhấn giọng ở những từ trông bài 1, từ nơi, nứơc bạc, cơm vàng bài 2, thánh thót, một hạt, muôn phần (bài 3).
- Cho hs chia đoạn.
- Gv gọi hs đọc nối tiếp ( l1 )
- Gv theo dõi, phát hiện, sửa sai, chú ý cách ngắt nhịp thơ.
- G v gọi hs đọc nối tiếp ( l2)
- Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó trong SGK
- Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc theo cặp
- Gv nhận xét, tuyên dương
+ Gv đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc thể hiện sự đồng cảm với người nông dân trong cuộc sống lao động vất vả.
- Đọc nhanh hơn ngắt nghỉ nhịp 2/2. Ở bài ca dao số 1, nhấn giọng ở những từ trông bài 1, từ nơi, nứơc bạc, cơm vàng bài 2, thánh thót, một hạt, muôn phần (bài 3).
+ Tìm hiểu bài: (12’).
-Cho HS đọc lại các bài ca dao.
** Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vảcủa người nông dân trong lao động sản xuất?
- Cho hs quan sát tranh đi cày.
** Tìm những hình ảnh nói lên nỗi lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
- cho hs quan sát tranh đi cấy.
* Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
-Cho HS đọc lại các bài ca dao.
** Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
a)Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày?
b)Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất?
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo?
- GDHS biết quý trọng sản phấm của người lao động.
* Các bài ca dao muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét, ghi bảng.
+ Đọc diễn cảm(8’).
-GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao.
-GV đưa bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao cần luyện đọc lên và hướng dẫn cụ thể cách đọc bài ca dao đó.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
4. Củng cố;(5’)
* Gv gọi 2 hs đọc lại nôi dung bài
+ Em học được gì qua cacù bài ca dao này?
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương..
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 bài ca dao.
- Báo cáo, hát.
-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs nhận xét 
-Quan sát, nghe và nhắc lại.
- 1Hs nối tiếp đọc bài 
- 3 bài ca dao chia làm 3 đoạn.
-Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài.
-Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài.
- Hs nối tiếp nêu
- 2hs cùng bàn đọc bài 
- 3 cặp thi đọc
- Hs bình bầu, nhận xét
- Nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_17_nguyen_van_hung.docx