Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 (Theo công văn 5512) - Bài 18: Sống có đạo đức - Vũ Thị Ánh Tuyết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
- Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
- Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 (Theo công văn 5512) - Bài 18: Sống có đạo đức - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Tổ:KHXH Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Ánh Tuyết TÊN BÀI DẠY: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT Môn học: GDCD; lớp: 9D3,4,5,10 Thời gian thực hiện: 2 .......................................................................................................................... Tiết 31+32: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. - Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. - Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. + Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động. + Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. - Năng lực chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật. - Trách nhiệm: + Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong dời sống hàng ngày. + Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên và vận động mọi người cùng tham gia. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1. Mở đầu Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Hoa may mắn” c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Hoa may mắn” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. - Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. - Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, phân tích phần Đặt vấn đề; - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Hiểu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....) d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi thảo luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 1: -Biết tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực. - Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hóa, văn nghệ). - Có trách nhiệm năng lực sáng tạo bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nhân nâng cao trình độ kiến thức, mở rộng sản xuất. - Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty. Nhóm 2: - Làm theo đúng pháp luật (hoàn thành quy định đóng thuế, đóng bảo hiểm thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, kĩ luật lao động). - Giáo dục mọi người ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện kĩ luật lao động. - Luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế Nhóm 3: -Động cơ thúc đẩy Nguyễn Hải Thoại là phát triển công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước. - Động cơ đó biểu hiện anh là người “sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”. Nhóm 4: -Bản thân đã đạt danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”. - Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng. - Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác,đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề Gv nhấn mạnh: Gv Những việc làm dù rất nhỏ bé như không xả rác bừa bãi, chặt bẻ cành cây, sử dụng lãng phí điện nước, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng là những biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. I. Đặt vấn đề Nguyễn Hải Thoại một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật. Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi (?) Qua đó em thấy Nguyễn Hải Thoại là người như thế nào. (?) Vậy em hiểu sống có đạo đức là gì? và tuân theo pháp luật là gì. (?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết. (?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ. (?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đem lại lợi ích gì. Gv Người sống có đạo đức thể hiện các giá trị cơ bản đó là mối quan hệ với bản thân, với mọi người, với công việc, với môi trường, với lí tưởng sống của dân tộc. (?) Vậy các giá trị đó được thể hiện như thế nào. Gv nhận xét, bổ sung Người sống có đạo đức lấy tư tưởng của Đảng của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân. (?) Vậy sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào. (?) Hãy lấy ví dụ về các tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết trong cuộc sống. Gv nhưng bên cạnh đó có một số người đã lợi dụng những khe hở của pháp luật để làm những điều sai trái gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (?) Em hãy kể tên một số vụ án coa hành vi trái đạo đức vi phạm pháp luật. (?) Đối với những việc làm sai trái đó đã gây ra những hậu quả gì? Họ bị xử lí ra sao. (?) Vậy theo em công dân, học sinh cần làm gì để rèn luyện trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. (?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thể hiện việc thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và tuân theo các quy định của pháp luật. (?) Em hãy nhận xét các bạn trong lớp đã thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật chưa? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Hs nêu khái niệm dựa vào sgk - Hs nhắc lại - Hs lấy ví dụ minh hoạ - Hs suy nghĩ và trả lời theo kĩ thuật trình bày 1 phút. - nâng cao uy tín, được trao tặng nhiều danh hiệu - cải thiện cuộc sống cho công nhân lao động - góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước. - bản thân: tự tin, tự trọng - mọi người: luôn quan tâm giúp đỡ - Công việc: sáng tạo có trách nhiệm cao. - Hs trình bày ý nghĩa. - Hs lấy ví dụ minh hoạ. - Hs nghe qua đó hình thành ý thức phê phán những hành vi sai trái và cần tuyên truyền bảo vệ môi trường. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình của bạn -Gv sửa chữa, chốt kiến thức. Gv mở rộng cho học sinh Một số công ti làm ăn trốn thuế, vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng không tốt tới môi truờng( công ti Vê dan xả nước thải ra sông Thị Vải) II. Nội dung bài học 1. Khái niệm - Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. - Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. 2.Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân điều chỉnh hành vi trong đó có hành vi pháp luật. - Người có đạo đức sẽ tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật. 3.Ý nghĩa - Là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. - làm được nhiều điều có ích cho mọi người và xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. 4. Trách nhiệm của công dân, học sinh - Cần thường xuyên tự kiểm, tra đánh giá hành vi của bản thân trọng việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.... - Chấp hành nghiêm túc hiến pháp và pháp luật. - Học tập tốt lao động tốt. - Thực hiện tốt nội quy, quy định của lớp, trường, xã hội. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: -HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập b. Nội dung: Vẽ sơ đồ kiến thức bài học, làm bài tập trong vở bài tập, trò chơi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập, trò chơi... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv đánh giá, chốt kiến thức. III. Luyện tập 4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống. Tình huống : + Gặp một cụ già mang xách nặng, đang muốn qua đường. (mang đồ giúp cụ, dắt cụ qua đường đúng chỗ đường dành cho người đi bộ qua đường => sống có đạo đức, tuân theo pháp luật) + Có người phụ nữ bị công an rượt đuổi chạy vào ngõ nhà em nhờ em chuyển một gói hàng đến một địa điểm nào đó đưa cho một người và cho em 200.000đ (Không chuyển, bí mật báo công an đến bắt tội phạm => tuân theo pháp luật) Luật chơi: Chọn 3 bạn học sinh, hai bạn đóng vai người dân, một bạn đóng vai chuyên gia trả lời tình huống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. - Việc làm của người phụ nữ là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, chị nên ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật ....................*******************************************...................
File đính kèm:
- giao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_theo_cong_van_5512_bai_1.doc