Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 49+50, Bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

a. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái, yêu nước.

b.Năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác

- Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

doc 8 trang phuongnguyen 22760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 49+50, Bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 49+50, Bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 49+50, Bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
Tuần 13. Tiết 49,50
Ngày soạn:23/11/2020
Ngày dạy: 30/ 11/2020 
 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
 (Thạch Lam)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực: 
a. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái, yêu nước.
b.Năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác 
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1. Giáo viên:- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài mới. Học bài cũ. 
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Nghe bài hát sau và cho biết bài hát này có tên là gì của tác giả nào?
?Từ ngữ nào được lặp lại? Cốm
Hà Nội là trái tim của cả nước, là cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ, nhà văn. Bài hát ”Nhớ mùa thu HN” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đưa người đọc đến với HN nồng nàn mùi hoa sữa, phố cổ mái ngói.... Và hôm nay, cô và các em sẽ về thăm HN qua một món quà thanh đạm, dân giã nhưng có giá trị văn hóa rất lớn, đó chính là Cốm. Vậy để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, giá trị cũng như cách thưởng thức Cốm, cô và trò sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản: ”Một thứ quà của lúa non: Cốm.
I.TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
?Phần chú thích trong bài cho em hiểu những gì về tác giả Thạch Lam? Ngoài ra em còn có những hiểu biết thêm nào khác về tác giả này?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm này?
? Bài tùy bút là gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-GV tổng hợp - kết luận
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân (1910 – 1942) là nhà văn nổi tiếng.
2. Tác phẩm: rút từ tập tuỳ bút “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943)
 3.Thể loại:
Tuỳ bút: là thể văn ghi chép lại những sự việc, hình ảnh mà nhà văn quan sát, chứng kiến nhưng thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Ngôn ngữ trong tuỳ bút thường giàu hình ảnh và mang đậm chất trữ tình. Tuỳ bút có dáng dấp rất gần với thơ trữ tình.
- PTBĐ: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận.
 Thạch Lam tên đầy đủ: Nguyễn Tường Lân là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
Tác phẩm nổi bật: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,
-GV kết hợp giới thiệu kênh chữ- kênh hình.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
* GV hướng dẫn đọc: Đọc với giọng thật tình cảm, tha thiết, trầm lắng, chậm, êm.
- Giải nghĩa từ khó – chú ý từ H-V.
? Dựa vào mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc – hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu “thuyền rồng” cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
- Phần 2: Tiếp”Nhũn nhặn” cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
- Phàn 3: Còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
b. Đại ý: Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: cốm.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả và nghị luận.
d. Phân tích:
a) Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi :
?Tác giả mở đầu bài viết bằng những hình ảnh nào?
- vừng sen trên hồ, hương thơm của lá, mùi thơm mát của bông lúa non.
?Những hình ảnh đó giúp các em liên tưởng tới món ăn nào? Cốm.
?Em có nhận xét gì về cách vào bài của tác giả?
- Tự nhiên, lôi cuốn, gần gũi.
?Cốm được làm từ nguyên liệu gì?
- Lúa nếp non.
Câu văn nào cho e biết được điều đó?
- Trong cái vỏ xanh kia
?Tác giả giới thiệu Cốm ở đâu ngon nhất?
- Làng Vòng.
*GV: Làng Vòng nằm ở đâu? GV đưa bản đồ. 
 “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”
Cốm làng Vòng tồn tại từ hàng nghìn đời nay và trở thành một món ăn nổi tiếng khắp kinh kì, tao nhã.
? Tác giả có kể tỉ mỉ cách làm ra Cốm ko?
- Không
?Tác giả không tập trung kể cách làm Cốm, vậy ông dừng lại miêu tả hình ảnh nào?
- Hình ảnh cô gái làng Vòng bán Cốm xinh xinh.
*GV: chiếu máy bức tranh trong sgk.
?Bức tranh có nội dung gì?
*GV: Bức tranh đã hội tụ được nét sinh hoạt độc đáo truyền thống của người Hà Nội xưa nói riêng và người VN nói chung.
Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh cô gái làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu. có ý nghĩa gì? (2 phút)
- Cốm gắn với vẻ đẹp của người làm ra Cốm.
- Cách Cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp
*GV: Cách Cốm đến với con người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp. Phải chăng chính vẻ đẹp của con người đã tôn lên vẻ đẹp của Cốm.
? Chi tiết "Đến mùa cốmchiếc thuyền rồng" có ý nghĩa ntn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
- Từ một thứ quà quê dân dã, mộc mạc nhập vào văn hoá ẩm thực của làng quê.
?Qua đoạn 1 và 2, e có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu của tác giả?
- Từ ngữ tinh tế, chọn lọc, nhiều kiểu câu phù hợp (câu kể, câu hỏi).
?Qua đó, cảm xúc của tác giả được bộc lộ?
- Tình yêu sâu lắng của tác giả với hương vị và cảnh sắc quê hương.
Tiết 2:
*GV: gọi học sinh lên thuyết trình cách làm Cốm.
?Em có nhận xét gì về nghề làm Cốm?
- Vất vả, khó nhọc.
?Đòi hỏi người làm Côm phải như thế nào?
- Kiên nhẫn, tỉ mỉ, cần cù.
*GV: Điều đó càng làm tôn lên vẻ đẹp giá trị của Cốm. Vậy giá trị của Cốm được TL ca ngọi như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu.
*GV dẫn dắt: phần này của văn bản được trình bày theo phương thức nghị luận, bàn luận.
Câu hỏi thảo luận:
 GV chia 4 nhóm và phát phiếu học tập. Sau khi làm xong mỗi nhóm sẽ cử dại diện lên ghi bảng.
?Dựa vào văn bản và hiểu biết của em, hãy trình bày giá trị của Cốm?
- Cốm có thể làm quà biếu.
- Cốm là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao (giàu canxi, chất xơ, prôtêin, vitamin..)
- Cốm là một món ăn đem lại giá trị kinh tế.
- Cốm được dùng trong các lễ sêu tết.
- Cốm còn được dùng để thờ cúng tổ tiên.
- Cốm còn được xem là một giá trị văn hóa của dân tộc.
?Câu nào thể hiện rõ nhất giá trị của Cốm?
- Câu: “Cốm là thức quàAn Nam”.
*GV: Câu văn thật sâu sắc, tinh tế. Để tạo ra Cốm, người nông dân đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương để tạo ra những bông lúa xanh, tươi, non, dẻo ngọt.
?Tại sao Cốm lại được dùng để làm quà sêu tết?
- Là phong tục lâu đời của người dân VN.
- Thể hiện ước mong hạnh phúc đôi lứa.
?Tác giả phân tích sự hòa hợp của hồng và Cốm dựa trên những phương diện nào?
- Phương diện: sắc màu, hương vị:
+ Màu của hồng như ngọc lựu già.
+ Cốm màu ngọc thạch.
-> Hai sự vật trở nên cao quý.
+ Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc-> 2 thứ nâng đỡ cho nhau.
*GV: Hồng và Cốm còn được dùng để thờ cúng tổ tiên.
? Để nhấn mạnh giá trị văn hóa của Cốm, tác giả phê phán điều gì?
- Phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước, hào nhoáng, không biết thưởng thức những sản vật cao quý của dân tộc.
*GV: Ngày nay rất nhiều đặc sản, trò chơi dân gian đang bị mai một. Cô hi vọng rằng chúng ta thế hệ trẻ hôm nay sẽ biết giữ gìn các nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Tích hợp giáo dục và giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc.
? Các em sẽ làm gì để giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc?
HS tự bộc lộ
- Tôn trọng, có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ gìn các nét đẹp văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau phát huy và gìn giữ.
?Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?
- Chân thành, đày lí lẽ, có sức thuyết phục cao.
?Qua đó tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Phải có thái độ trân trọng, giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
*GV bình: như vậy giá trị của cốm vượt lên một thứ quà hàng ngày của mùa thu để trở thành một lễ vật rất thanh cao, rất trân trọng của người VN. Cha ông ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Vậy với một món ăn đặc biệt có nguốn gốc cao quý như Cốm, chúng ta nên thưởng thức như thế nào? Cô và các con sẽ tìm hiểu mục d3.
Thảo luận: Ăn và mua Cốm được tác giả nhắc đến như thế nào trong đoạn 4? (2 phút)
GV chia 2 nhóm, đại diện lên ghi bảng.
? Tại sao ăn Cốm là phải ăn chút ít, thong thả..
- Vì: ta mới nhận ra được cái mùi thơm phức của lúa mới.
? Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để thuyết phục người mua Cốm? Tại sao mua Cốm phải nhẹ nhàng, chút chiu mà vuốt ve?
- Cốm là lộc của Trời
*GV: như vậy, ăn Cốm cũng thể hiện một nét đẹp văn minh. Mua Cốm càng văn hóa, càng trang nhã bao nhiêu thì việc thưởng Cốm sẽ càng ngon hơn, văn minh hơn và đáng trân trọng hơn. Cô hi vọng rằng từ việc ăn Cốm, trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta có cần văn minh không cả lớp.?
?Trong sinh hoạt hàng ngày, các con làm gì để thể hiện là một con người văn minh?
HS tự trả lời.
?Nói lời đề nghị với những người mua cốm, tác giả dùng liên tiếp những từ yêu cầu, mệnh lệnh: hãy, chớ, phải nên. Em có cảm nhận gì về tấm lòng tác giả qua cách dùng từ này?(lời đề nghị thẳng thắn, chí li, chí tình xuất phát từ một tình cảm chân thành muốn giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của ông cha ta. )
?Qua caùch caûm thuï naøy, em nhaän thaáy taùc giaû laø ngöôøi nhö theá naøo?
- Sự tinh teá vaø saâu saéc trong caùch thöôûng thöùc coám – vaên hoùa aåm thöïc.
*GV: Bằng thái độ nhân nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm: cốm không phải là thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm không được thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy mà hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve. Phải kính trọng cái lộc của trời ban. Như vậy, người thưởng thức sẽ được trang nhã, đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn nhiều.
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của văn bản này? 
(Gợi ý: lời văn, chọn lọc chi tiết, các phương thức biểu đạt)
?Nêu ý nghĩa văn bản. (HS suy nghĩ trả lời, nhận xét, GV chốt, ghi bảng)- GV höôùng daãn HS luyeän taäp
*GV: Lối kể chuyện của TL không lãng mạn, bay bổng như mùa xuân của tôi của Vũ Bằng; không sắc bén, đanh thép như tùy bút “Lòn yêu nước” của I-ren-bua nhưng cái cuốn hút người đọc là lời văn tinh tế, trân trọng, giau chất thơ. Có lẽ vì thế, tác phẩm của TL sống mãi với thời gian và trong lòng người đọc.
 ?Tìm một số câu thơ có hình ảnh Cốm?
Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới. (Nguyễn Đình Thi)
Đêm giăng chày đập vang thôn bản/ Phấn cốm bay bay phủ lá ngàn. (Thôi Hữu)?
?Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Cốm làng Vòng.
?Trình bày một món ăn truyền thống mà em yêu thích.
d1. Cảm nghĩ về cội nguòn của Cốm.
- Cốm được làm từ lúa nếp non của đồng quê.
Cốm làng Vòng là ngon và nổi tiếng nhất.
- Cốm còn gắn với bàn tay khéo léo của những cô gái làng Vòng – duyên dáng, lịch thiệp.
-> từ ngữ chọn lọc, tinh tế, miêu tả từ trong ra ngoài, nhiều kiểu câu phù hợp (câu tả, kể, nghi vấn)
=> Tình cảm yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, thanh khiết, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm.
d2. Cảm nghĩ về giá trị của Cốm.
- Cốm mang giá trị vật chất, văn hóa tinh thần và truyền thống dân tộc.
=> thể hiện niềm tự hào, trân trọng và ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
d3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm.
Ăn
Mua
- chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ
- nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve.
à Coám nhö giaù trò tinh thaàn thieâng lieâng ñaùng ñöôïc chuùng ta traân troïng, giöõ gìn.
à Taùc giaû laø ngöôøi tinh teá vaø saâu saéc trong caùch thöôûng thöùc vaên hoùa aåm thöïc.
3. Tổng kết
a.Ngheä thuaät:
- Lời văn trang trọng, giàu chất thơ.
- Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
- Lối kể chuyện tự nhiên, gần gũi, giàu cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản:
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng tinh tế mà đặc sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nôi.
4. Luyện tập: Cho hs chơi trò chơi ô chữ. GV chiếu máy
5. Vận dụng, mở rộng:
Dặn dò:
- Ôn bài cũ.
- Hoàn thành bài viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Chơi chữ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_tiet_4950_bai_mot_thu_qua_cua_lua.doc