Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tiết 79: Rút gọn câu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn.

- Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn.

2. Năng lực

- Năng lực nhận biết câu rút gọn, tác dụng.

- Biết cách rút gọn câu hợp lí và hiệu quả.

- Viết được đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng câu rút gọn. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

3. Phẩm chất

- Lòng yêu nước: yêu quý những tác phẩm văn học của đất nước mình.

- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt của mỗi phần phát biểu của bạn; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong học tập.

- Chăm chỉ: thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để viết đoạn văn.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với phần việc được giao: viết hoạt cảnh, tậplời thoại cùng bạn

 

doc 7 trang phuongnguyen 26/07/2022 25060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tiết 79: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tiết 79: Rút gọn câu

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tiết 79: Rút gọn câu
Tiết 79: RÚT GỌN CÂU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn.
- Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn.
2. Năng lực
- Năng lực nhận biết câu rút gọn, tác dụng.
- Biết cách rút gọn câu hợp lí và hiệu quả.
- Viết được đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng câu rút gọn. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng.
3. Phẩm chất
- Lòng yêu nước: yêu quý những tác phẩm văn học của đất nước mình.
- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt của mỗi phần phát biểu của bạn; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong học tập.
- Chăm chỉ: thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để viết đoạn văn.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với phần việc được giao: viết hoạt cảnh, tậplời thoại cùng bạn 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, máy chiếu, SGK, SGV, Ngữ văn THCS, trang phục diễn vở kịch Cháy”, clip và bài hát Đi về nhà của Đen Vâu.
III. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1:
1. Tổ chức: 
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Tên học sinh vắng
7A2
7A5
2. Kiểm tra bài cũ: 
Không
3. Bài mới.
Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu: Học sinh xem các bạn diễn vở kịch “Cháy”. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện, hiểu cách nói rút gọn của cậu bé đã gây hiểu lầm tai hại cho khách. Từ đó vào bài về “Rút gọn câu”
* Nội dung hoạt động: Xem vở kịch “Cháy” do các bạn diễn, và trả lời câu hỏi, phát biểu nhận xét của bản thân sau khi xem vở kịch.
* Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
Khởi động :
- MC: Cha ông ta từng day: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Hôm nay, mời cô giáo và các bạn cùng đến với một vở kịch được các bạn lớp ta chuyển thể từ câu chuyện cười đặc sắc “Cháy”. Vở kịch gồm các vai diễn: ông bố do bạn ... đóng...Sau đây, vở kịch xin được bắt đầu.
- HS diễn.
Cảnh 1: Ngoài sân nhà, con đang chơi với bạn.
Con: Cậu bắn đi.
Bạn: Nào nhìn tớ đây.
Bố: Tí, vào bố dặn.
Con: Vâng, bố đợi con tí.
Bố: Mày lúc nào cũng “tí”, chả trách bu mày đặt tên tục là Tí. Thôi, nhe bố dặn này: Bố lên huyện mấy bữa, có ai đến hỏi thì bảo tao đi vắng, mấy hôm thì tao về nhé. Có việc gì thì đến sau. 
Con: Vâng, mà bố đi đâu ạ?
Bố: Đấy, dặn trước quên sau. Thôi, cầm tờ giấy này, ai hỏi thì cứ đưa cho họ, nghe chưa. 
Con: Vâng ạ.
Cảnh 2: Trong nhà
Con: Quái, sáng nay bố dặn cái gì ấy nhỉ? À, tờ giấy. Mình phải xem bố viết gì.
(Soi gần đèn, đánh vần) T..ôi, tờ ...ôi...tôi. (Dí sát đèn, giấy cháy vèo). Ôi, chết, giấy cháy rồi. Hu hu...Ai hỏi thì biết đưa cái gì ra đây?
Cảnh 3: Ngoài ngõ.
Con: Tèo ơi, sang tao bắn bi tiếp đi.
Khách: Này cháu, Bố cháu đâu rồi?
Con: Bố cháu á, bố cháu ...(sờ túi áo, giật mình), mất rồi.
Khách: Mất bao giờ?
Con: Hôm qua.
Khách: Sao mất?
Con: Cháy.
Khách: Ối giời ơi, bạn ơi là bạn ơi, vừa mới hôm nào hẹn tôi sang chơi, chưa kịp sang thì bạn đã chết rồi. Ối giời ơi, sao bạn chết thảm thương quá bạn ơi. Sao lại chết vì cháy chứ bạn ơi. Ối giời ơi. 
Con: Ơ, ai chết nhỉ?
MC: Cảm ơn các bạn trong đội kịch. Xin các bạn tặng cho đội kịch một tràng pháo tay. Bạn A, bạn thấy vở kịch của chúng tôi thế nào ạ? Bạn rút ra cho mình được bài học gì? 
Vâng, rút gọn câu quá mức, cậu bé đã gây cho ông khách những hiểu nhầm tai hại phải không bạn. Vậy, câu rút gọn là gì, tác dụng của nó, hay có nên dùng câu rút gọn, dùng như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học này nhé. Xin nhường lời cho cô giáo của chúng ta.
* Hoạt động 2: 
4.Dạy học bài mới
* Mục tiêu: 
- Qua hoạt động nhóm, Hs hiểu thế nào là câu rút gọn, tác dụng của câu rút gọn.
* Nội dung hoạt động: HS tìm hiểu ngữ liệu, thảo luận nhóm, tìm ra kiến thức.
* Sản phẩm học tập: câu thảo luận của các nhóm học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
1- Ngữ liệu SGK T14 
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhóm 1: Học sinh đọc ngữ liệu mục I1
Cấu tạo của 2 câu (a) và (b) có gì khác nhau?
Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a)?
Vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?
Nhóm 2: Học sinh đọc ngữ liệu mục I4
Trong những câu in đậm, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao em biết?
Thử khôi phục lại thành phần bị lược bỏ?
Việc lược bỏ vị ngữ ở câu (a) và cả chủ ngữ, vị ngữ ở câu (b) nhằm mục đích gì?
Rút ra kết luận thế nào là câu rút gọn?
Câu rút gọn thường gặp trong thể loại nào?
Tác dụng của câu rút gọn?
B2: HS tiến hành
B3: HS báo cáo, thảo luận
B4: GV đánh giá, kết luận
*Giáo viên lưu ý học sinh: Câu rút gọn khác câu què, câu cụt.
* Mục tiêu: 
- Qua hoạt động nhóm, Hs hiểu cách dùng câu rút gọn.
* Nội dung hoạt động: HS tìm hiểu ngữ liệu, thảo luận nhóm, tìm ra kiến thức.
* Sản phẩm học tập: câu thảo luận của các nhóm học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học sinh đọc ngữ liệu mục II
Những câu in đậm thiếu thành phần nào?
Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
Thêm những từ ngữ thích hợp để câu có nghĩa (câu 1) và câu trả lời lễ phép (câu 2).
Qua ngữ liệu và qua vở kịch vừa xem rút ra kết luận khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
B2: HS tiến hànhthảo luận nhóm
B3: HS báo cáo, thảo luậnkết quả 
B4: GV đánh giá, kết luận
I. Bài học
1. Thế nào là rút gọn câu?
(a) Học ăn  học mở -> Vắng Chủ ngữ
(b) Chúng ta học ăn . -> Có Chủ ngữ
- Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu
(a): chúng ta, người VN, em, chúng em
 + Câu (a) lược bỏ chủ ngữ vì tục ngữ đưa ra lời khuyên chung, đúc rút những kinh nghiệm cho mọi người (Đặc điểm tục ngữ)
=> Câu rút gọn.
- Câu (a): Rồi ba bốn người, sáu bảy người -> lược bỏ vị ngữ (đuổi theo nó).
- Câu (b): Ngày mai -> lược bỏ chủ ngữ + vị ngữ (Mình đi Hà Nội)
=> Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp các từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt để người nghe, người đọc vẫn hiểu được.
=> Câu rút gọn.
* Ghi nhớ 1:
+ Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn. 
+ Tác dụng câu rút gọn: 
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
 - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
2. Cách dùng câu rút gọn
- Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co -> Thiếu chủ ngữ -> không nên rút gọn như vậy vì làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng
- Bài kiểm tra toán -> Thiếu chủ ngữ -> Câu trả lời của người con không được lễ phép, cộc lốc không phù hợp đối tượng giao tiếp (người mẹ)
* Ghi nhớ 2: 
Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
* Hoạt động 3. Luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Qua các bài tập HS khắc sâu kiến thức về câu rút gọn, hiểu cách dùng và tác dụng của câu rút gọn.
* Nội dung hoạt động: HS đọc bài tập, làm việc cá nhân tìm ra kiến thức.
* Sản phẩm học tập: bài làm của học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
Bài 1: Câu rút gọn.
- Câu (b) -> rút gọn chủ ngữ, vì đây là một câu tục ngữ nêu một quy tắc ứng xử chung cho mọi người.
-Câu (c)-> rút gọn chủ ngữ, (lý do như câu b)
Bài 2:
a, Câu rút gọn: Câu 1, 7 -> Rút gọn chủ ngữ -> khôi phục Tôi, ta
b, Câu rút gọn: Câu 1, 3, 5, 8 ->Rút gọn chủ ngữ -> Khôi phục
 + Câu 1: Người ta
 + Câu 3: Vua
 + Câu 5: Quan tướng
 + Câu 8: Quan tướng
Thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn vì thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong một dòng rất hạn chế.
Bài 4:
- Việc dùng câu rút gọn của anh chàng phàm ăn có tác dụng gây cười và phê phán vì câu rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ.
* Hoạt động 4. Vận dụng
* Mục tiêu: 
- Qua các bài tập HS khắc sâu kiến thức về câu rút gọn, đặt câu và viết đoạn văn nghị luận có sử dụng câu rút gọn.
* Nội dung hoạt động: HS đọc bài tập, làm việc cá nhân và nhóm hoàn thành bài tập.
* Sản phẩm học tập: bài làm của học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
Bài 1. Tìm câu rút gọn trong ca khúc “Đi về nhà” của Đen Vâu. GV cho HS nghe ca khúc, HS tìm nhanh 1 câu có rút gọn, chỉ ra thành phần được tỉnh lược.
Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu nắng mưa gần xa
Thất bát, vang danh
Nhà vẫn luôn chờ ta
​Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu có muôn trùng qua
Vật đổi, sao dời
Nhà vẫn luôn là nhà
Lao vào đời mà kiếm cơm, lao vào đời tìm cơ hội
Những thành thị thường lấp lánh, còn đêm thành thị thường trơ trọi
Như mọi đứa trẻ khác, lớn lên muốn đi xa hoài
Nhà thì vẫn ở yên đó, đợi những đứa con đang ra ngoài
Bước ra ngoài mới biết, không ở đâu bằng ở nhà
Biết có gì để mất, trước khi sẵn sàng mở quà
Không phải là võ sĩ nhưng mà phải giỏi đấu đá
Nhiều khi kiệt sức chỉ vì gắng giữ mình không xấu xa
Đôi lúc bỗng thấy đồng cảm với Mai An Tiêm
Bước chân ra là sóng gió, chỉ có nhà mãi an yên
Ngoài kia phức tạp như rễ má và dây mơ
Về nhà để có lúc cho phép mình được ngây thơ
Mang theo bao náo nức lên chiếc xe này
Chở một niềm háo hức xuân suốt những đêm ngày
Cùng dòng người trên phố mang sắc mai hương đào
Tìm về nơi ấm êm
Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu nắng mưa gần xa
Thất bát, vang danh
Nhà vẫn luôn chờ ta
​Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu có muôn trùng qua
Vật đổi, sao dời
Nhà vẫn luôn là nhà
Về ngôi nhà có góc vườn nhiều chó nhiều gà
Đám bạn nói con khó chiều
Và lại thích gió trời hơn gió điều hòa
Về ăn cơm mẹ nấu, về mặc áo mẹ may
Về đưa ba ra chợ mua cây đào cây mai về bày
Cả năm trời làm việc nhiều khi rã rời như cái máy
Về nhà thấy áp lực nhẹ như bấc thổi cái là bay
Ấm êm hơn bếp lửa, ngọt bùi hơn lúa non
Nhà vẫn luôn ở đó, mong chờ những đứa con
Dẫu cho mưa cho nắng vẫn không bao giờ nề hà
Hạnh phúc chỉ đơn giản là còn được về nhà
Hạnh phúc, đi về nhà
Cô đơn, đi về nhà
Thành công, đi về nhà
Thất bại, đi về nhà
Mệt quá, đi về nhà
Mông lung, đi về nhà
Chênh vênh, đi về nhà
Không có việc gì, vậy thì đi về nhà
Đi về nhà, đi về nhà,...
Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu nắng mưa gần xa
Thất bát, vang danh
Nhà vẫn luôn chờ ta
​Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu có muôn trùng qua
Vật đổi, sao dời
Nhà vẫn luôn là nhà
Bài 2
- Đặt câu có sử dụng câu rút gọn, chỉ rõ thành phần được rút gọn.
Bài 3
- Viết một đoạn văn nghị luận (5 - 7 dòng) trình bày quan điểm của em về câu tục ngữ 
Có chí thì nên. Trong đó có sử dụng câu rút gọn.
* Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: 
- Qua phần đọc tài liệu ở nhà, HS mở rộng thêm hiểu biết về câu rút gọn.
* Nội dung hoạt động: HS đọc tài liệu ở nhà.
* Sản phẩm học tập: đoạn tự đánh giá trong Sổ tay Ngữ văn của học sinh.
* Tổ chức hoạt động:
- Đọc bài: Vẻ đẹp của câu rút gọn.
- Hiện tượng rút gọn câu rất phổ biến trong các ngôn ngữ.
VD: tiếng Anh.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài.
- Tìm hiểu bài: Đặc điểm của văn nghị luận. Tìm bài nghị luận mẫu trên mạng.
- Xây dựng hệ thống luận điểm và dẫn chứng cho bài nghị luận: Trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.
______________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tiet_79_rut_gon_cau.doc