Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 23

Tuần 23 - Tiết 85

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về đặc điểm cuả luận điểm và cách lập luận trong văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết được luận điểm, luận cứ, trình bày được luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phương pháp lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ, tạo lập văn bản.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực sáng tạo

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Theo yêu cầu SGK

 

docx 11 trang phuongnguyen 30/07/2022 19380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 23
Tuần 23 - Tiết 85 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức Qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về đặc điểm cuả luận điểm và cách lập luận trong văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết được luận điểm, luận cứ, trình bày được luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phương pháp lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực sáng tạo
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu luận điểm, luận cứ, trình bày được luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Trình bày bố cục trong bài văn nghị luận?
-Thường gặp các cách lập luận nào trong bài văn nghị luận?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Lập luận trong đời sống
- Nhắc lại thế nào là lập luận ? Học sinh tìm hiểu các ví dụ ?
- Trong các câu, bộ phận nào là luận cứ, kết luận, thể hiện tư tưởng của người nói ?
- Mối quan hệ giữa luận cứ đối với kết luận là như thế nào ?
- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
GV hướng dẫn HS xem xét kết luận, từ đó xác định mối quan hệ giữa luận cứ với kết luận và điền cho chính xác.
Trang 33 sgk ngữ văn 7 tập 2
Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói 
a. Ngỗi mãi ở nhà chán lắm...
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe
d. Các bạn đã lón rồi, làm anh làm chị chúng nó
e. Cậu này ham đá bóng thật
1) Chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ phận trong câu:
a, Hôm nay trời mưa,chúng ta không đi chơi công viên nữa.
 LC KL 
b, c, (Tương tự).
- Mqh giữa luận cứ-kết luận là nhân-quả.
- Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận .
2, Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
HS thảo luận, làm theo sự hướng dẫn của GV.
+ nhân – quả, (a, b, c).
 + tương đồng. (d, e)
3,Viết tiếp kết luận cho luận cứ :
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm (phải ra ngoài / phải đi dạo một chút ..)
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá (phải học thôi, chắc kiểu này thi lại điểm kém rồi..)
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe (khiến cho người khác khó chịu, khiến người khác không thiện cảm..)
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó (cho nên phải làm gương cho các em/ cho nên phải giúp đỡ các em..)
e. Cậu này ham bóng đá thật (chẳng chịu chơi môn khác/ đi đá bóng cả ngày..)
=>Trong đời sống, hình thức biểu hiện m/q/h giữa luận cứ và luận điểm thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định .
Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều luận điểm (và ngược lại)
Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận
II. Lập luận trong văn nghị luận
- Tìm hiểu VD SGK tr 33.
- Ở mục 2I, em đã bổ sung các luận cứ cho các kết luận. Vậy em hãy so sánh các kết luận đó với các luận điểm vừa đọc.
- T/d của luận điểm trong văn nghị luận ?
.
+So sánh :
- Đều là những kết luận.
- Ở mục I2: Lơì nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.
- Ở Mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang kết quả và ý nghĩa tường minh.
=>Tác dụng của luận điểm: 
- Là cơ sở để triển khai luận cứ.
- Là kết luận của lập luận.
-> Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó ? Luận điểm đó có những nội dung gì ? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không ? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì ?Muốn trả lời các câu hỏi đó thì luận cứ phải thích hợp, sắp xếp chặt chẽ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi : Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ..Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặ chẽ.  Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người '' bằng cách trả lời các câu hỏi  trên.
- HS chuẩn bị ra giấy nháp.
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
-  “Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?”: Vì đây là kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- Luận điểm trên có những nội dung sau: Sách là kho tri thức vô tận của con người, nuôi dưỡng con người về trí tuệ, tâm hồn;
-Sách giúp con người khám phá sự bí ẩn của thế giới tự nhiên, khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn của con người;
-Sách giúp con người tích lũy về kinh nghiệm, giúp ta vượt qua thời gian đề hiểu biết quá khứ, hướng về tương lai
-Nhờ có sách con người dễ dàng nắm bắt thông tin, vượt qua những trở ngại về không gian, thời gian. 
-Luận điểm trên có cơ sở thực tế : Đó là thông qua thực tiễn sách mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Do đó, con người đã nhận rõ vai trò vô cùng quan trọng của sách.
- Luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” có tác dụng là linh hồn của bài viết vì nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thông nhất
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Xác định luận điểm và cách lập luận cho truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng”?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Gv tổng hợp, kết luận.
( Đây là cách lập luận đặc biệt của truyện ngụ ngôn: Không lập luận trực tiếp mà lập luận gián tiếp bằng câu chuyện kể với những nhân vật, chi tiết, lời thoại chọn lọc và đầy dụng ý. Luận điểm sẽ được rút ra từ đó một cách kín đáo, sâu sắc mà thú vị.)
1) Luận điểm:
Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo.
 2) Luận cứ:
 - Ếch sống lâu ngày trong giếng, bên cạnh những con vật bé nhỏ.
- Các loài vật này rất sợ tiếng vang động của ếch.
- Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
- Trời mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài.
- Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
- Ếch bị trâu giẫm bẹp.
3) Lập luận:
 - Theo trình tự thời gian và không gian, bằng nghệ thuật một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể, chọn lọc để rút ra luận điểm một cách kín đáo.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” tương tự “ Ếch ngồi đáy giếng”?
GỢI Ý:
Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. 
 Luận cứ:
+Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.
+Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động
+Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.
Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.
(2) Viết thành bài hoàn chỉnh cho phần gợi ý trên?
(3) Chuẩn bị bài “ Thêm trạng ngữ cho câu”
---------------------- 
Tuần 23 - Tiết 86 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
A.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: HS nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu, đặc điểm, công dụng của trạng ngữ trong câu.
2 .Kỹ năng: - Nhận biết trạng ngữ của câu. Phân biệt các loại trạng ngữ.
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ phù hợp.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng trạng ngữ trong khi nói hoặc viết.
4. Phát triển năng lực :
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực tự học, sáng tạo.
- Năng lực trình bày, nói, viết
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1. Giáo viên:- Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu
2. Học sinh:- Học và làm bài, đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
 - Phân tích tình huống, động não, phát vấn đàm thoại, thực hành luyện tập...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Tìm trạng ngữ trong câu sau : Hôm nay, em được nghỉ học.
- Trạng ngữ trên dùng để làm gì ?
- GV dẫn vào bài... 
 Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu? Cách viêt, nói trạng ngữ như thế nào? Hôm nay, ta vào học bài để nắm rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I- Đặc điểm của trạng ngữ
Đọc ví dụ sgk
-Xác định trạng ngữ trong mỗi câu?
- Các trạng vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
- Em hãy cho biết vị trí của các trạng ngữ trên trong câu?
- Giữa trạng ngữ với các thành phần khác trong câu thường có dấu hiệu nào.
GV: lưu ý khi trạng ngữ được đặt ở cuối câu thì việc dùng dấu phẩy là bắt buộc vì nếu không, nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay cụm tính từ trong câu. 
- Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những vị trí nào trong câu?
- Em hãy khái quát đặc điểm của trạng ngữ ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1.Ví dụ: Hs đọc
2.Phân tích
- Dưới bóng tre xanh: bổ sung thông tin về địa điểm.
- đã từ lâu đời: bổ sung thông tin về thời gian.
- đời đời, kiếp kiếp: bổ sung thông tin về thời gian.
- từ nghìn đời nay: bổ sung thông tin về thời gian. 
+ Đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
+ Thường có một quãng nghỉ khi nói, dấu phẩy khi viết.
- Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, vỡ ruộng, khai hoang.
- Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
- Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
3.Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ SGK -T39
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trong câu nào Mùa xuân làm TN?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Bài 1
a.Mùa xuân - Làm CN, VN
b. Mùa xuân - trạng ngữ
c.Mùa xuân - làm bổ ngữ trong cụm động từ
d. Mùa xuân - câu đặc biệt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Đọc kĩ bài tập. Tìm trạng ngữ trong đoạn trích dưới đây? 
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 2
a.- như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết
 - khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn non tươi
 - Trong cái vỏ xanh kia,
 - Dưới ánh nắng,
b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Phân loại TN vừa tìm được ở bài 2?
- Kể thêm những loại TN khác mà em biết
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận?
Bài 3
a.Sự so sánh - Thời gian
 - Nơi chốn - Nơi chốn
b. Cách thức
* Các loại TN khác: 
- N Nhân: Vì ốm, nó phải nghỉ học
- Mục đích: Muốn học giỏi, chúng ta cần chăm chỉ hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Hệ thống kiến thức về trạng ngữ vào bảng sau:
Cấu tạo
Vị trí
Phân loại (Ý nghĩa)
Dấu hiệu
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước của dân ta, trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.
- Đọc kỹ bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
-------------------
Tuần 23 - Tiết 87 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A.MỤC TIÊU
1.	Kiến thức: HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2.	Kỹ năng: Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.
- Rèn luyện HS kỹ năng tìm tòi về phép lập luận chứng minh.
3.	Thái độ: Có ý thức sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm và nhận định của mình.
4 Phát triển năng lực : 
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1. Giáo viên : - Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu
2. Học sinh :- Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
PHIẾU HỌC TÂP
Trong mối tình huống sau, nhóm em lựa chọn cách giải quyết như thế nào? 
Thảo luận và hoàn thiện bảng:
Tình huống
Cách giải quyết
a.Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lí do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em làm thế nào?
b- Trong khi đi tàu, lên xe buýt , khi nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé của hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng ? 
c- Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em làm gì để các bạn tin lời mình?
- Khi cần chứng minh:...............................................................................................................
- Cách chứng minh:...................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Lập luận trong chứng minh là gì? Muốn chứng tỏ một điều gì đó đúng hoặc sai ta phải làm như thế nào? 
 Nhằm rèn luyện các kỹ năng trên,hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để biết được điều đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Mục đích và phương pháp chứng minh
1. Chứng minh trong đời sống
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Tình huống
Cách giải quyết
a.Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lí do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em làm thế nào?
Em nhờ gia đình người bạn hoặc cô giáo chủ nhiệm xác nhận sự thật để mẹ tin. 
b- Trong khi đi tàu, lên xe buýt , khi nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé của hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng ? 
Em đưa vé cho nhân viên trên tàu (xe) kiểm tra
c- Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn tin lời mình?
Em sẽ tự gấp chiếc hộp cho các bạn xem.
- Khi cần chứng minh:khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, là có thật
- Cách chứng minh:đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận
HS đọc bài văn: Đừng sợ vấp ngã.
? Tìm luận điểm cần chứng minh của bài văn?
- Luận điểm đó được nhắc lại ở câu văn nào?
- Để chứng minh cho chân lí trên, tác giả đưa ra những bằng chứng nào?
- Các sự thật diễn ra có đáng tin không?
- Em có nhận xét gì về bằng chứng mà tác giả đưa?
Nhận xét về cách chứng minh vấn đề của tác giả.
- Yêu cầu lí lẽ, dẫn chứng trong văn chứng minh?
- Qua việc phân tích em hãy khái quát lại mục đích và phương pháp chứng minh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận
a. Đọc bài văn: Đừng sợ vấp ngã.
b. Nhận xét
- Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã - tư tưởng cơ bản của bài nghị luận.
- Nhắc lại ở đoạn kết: “Vậy xin bạn chớ lo thất bại”.
- Chứng minh cho chân lí vừa nêu: Tại sao không sợ thất bại?
* Nêu sự vấp ngã là thường : 
- Lần đầu tiên bước đi -> vấp ngã
- Lần đầu tiên tập bơi-> bị uống nước
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn
* Những người nổi tiếng cũng bị vấp ngã (5 bằng chứng).
- Đáng tin vì nó nói tới những thất bại của những người ai cũng biết.
Kết bài nêu ra cái đáng sợ hơn sợ vấp ngã là thiếu cố gắng.
=> Bằng chứng chân thực đã được thừa nhận, được lựa chọn tiêu biểu, khi đưa dẫn chứng có phân tích.
Cách chứng minh từ gần đến xa , từ bản thân đến người khác.Trình tự các ý hợp lý. 
Lí lẽ, dẫn chứng: chính xác, tiêu biểu, chân thực
3.Ghi nhớ:SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì ?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó
B. Là một lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người chưa hiểu.
C. là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Đáp án: C
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục ?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm
D. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Đáp án:D
Câu 3: Chọn một từ thích hợp nhất trong số các từ nêu ra để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:
Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi .. (1) mẹ tới lúc  (2) cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, (3) đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát  (4), trưởng thành với những (5) lao động, những khúc(6) vui buồn, với biết bao sinh hoạt nghệ thụât (7) từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam chúng ta cho đến lúc hết cuộc đời vẫn còn  (8) vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay (9) đưa đám.
   (Phạm Tuyên, Các bạn nhỏ đền với âm nhạc)
1. A. sinh ra
B. lọt lòng
C. chào đời
D. đẻ ra
2. A. từ biệt
B. chết
C. từ trần
D. ra đi
3. A. thằng nhỏ
B. trẻ con
C.em bé
D. con nít
4. A. đồng dao
B. tiền chiến
C. cách mạng
D. đồng quê
5. A. ca khúc
B. tiếng ru
C. điệu hò
D. làn điệu
6. A. khúc ca
B. tình ca
C. hò
D. vè
7. A. điêu khắc
B. điện ảnh
C. ca hát
D. hội hoạ
8.A. tiếng nhạc
B. ca nhạc
C. tiếng ru
D. tiếng hò
9. A. điệu hò
B. điệu nhảy
C. điệu kèn
D. điệu múa
Đáp án:1-B, 2-A, 3-C, 4-A, 5-C, 6-B, 7-C, 8-A, 9-C.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Nắm vững đặc điểm của văn chứng mính.
Xem trước bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Tìm dẫn chứng để chứng minh: Tình bạn đẹp rất cần trong cuộc sống.
--------------------
Tuần 23 - Tiết 88 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
(Tiếp)
A.MỤC TIÊU
1.	Kiến thức: HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về các bước làm bài văn chứng minh. Viết các đoạn văn chứng minh.
2.	Kỹ năng: Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.
- Rèn luyện HS kỹ năng tìm tòi về phép lập luận chứng minh.
3.	Thái độ: Có ý thức sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm và nhận định của mình.
4 Phát triển năng lực : 
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
1. Giáo viên : - Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu
2. Học sinh :- Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chứng minh rằng: Tự học là phương pháp học tập hiệu quả.
Bạn đã đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH:
* Đề bài: 
N.dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
- Hs đọc đề bài.
- Em hãy nhắc lại qui trình làm một bài văn nói chung ? 
- Đề bài trên thuộc kiểu bài gì ?
- Đối tượng chứng minh là gì ?
- Phạm vi dẫn chứng?
- Dàn bài của bài lập luận chứng minh gồm những phần nào ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ?
- Với đề bài này, phần MB phải nêu được những ý gì?
- Phần TB nên lập luận theo cách nào? 
- Ta có thể trình bày những luận điểm nào?
- Phần KB cần nêu những ý nghĩa gì?
- Có những cách nào để viết MB? Đọc các vd trong sgk và tập viết MB theo 1 trong 2 cách trên/
- Phần TB cần viết ntn? Các đoạn có cách trình bày khác nhau k?
- Có những cách KB ntn?
- Bước cuối cùng?
- Như vậy về quy trình bài văn nghị luận cm gồm mấy bước?
- HS khái quát kiến thức.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Chứng minh.
- Đối tượng: Câu TN: “Có chí thì nên”. 
- Phạm vi dẫn chứng: Trong cs.
2. Tìm ý và lập dàn ý: 
a. MB: Nêu luận điểm cần được CM.
- Trong cs con người cần có ý chí và nghị lực thì mới có thành công trong cs.
- Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” luôn luôn đúng.
b. TB: Nêu lí lẽ và d.c để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn 
- Giải thích “ có chí” là có ước mơ, hoài bão và quyết tâm thực hiện ước mơ ấy.
- Một người sống mà không có mục đích, sống nay không nghĩ đến mai là sống thừa sống phí.
- Nhưng có mục tiêu sống mà ...thì mục tiêu đó không bao giờ thành hiện thực.
- Tất nhiên ... không được lùi bước mà cần phải bước tiếp.
- Người biết kiên trì thực hiện mơ ước là người có lí tưởng và tiền đồ tốt đẹp. 
c. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
- Lời khuyên đúng với mọi đối tượng và mãi là bài học quý với hs chúng ta.
3. Viết bài: 
a. Viết MB:
- Có thể chọn 1 trong 2 cách MB: 
+ Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề.
+ Gián tiếp: Đi từ xa đến gần bằng cách: suy từ cái chung đến cái riêng, hoặc từ tâm lí con người.
b. Viết TB:
- Viết đoạn phân tích lí lẽ: nên viết đoạn văn quy nạp.
- Viết đoạn nêu các d.c tiêu biểu: nên viết đoạn văn diễn dịch.
c. Viết KB: - Có thể chọn 1 trong 2 cách:
+ KB đóng: Khẳng định và kết thúc vấn đề.
+ KB mở: Khẳng định và nêu vấn đề mới để người đọc suy nghĩ. 
4. Đọc và sửa chữa bài: 
* Ghi nhớ: sgk.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
1. Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục.
Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
Không đưa ra dẫn chứng, đưa ra lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm.
2. Tìm luận cứ chứng minh cho luận điểm: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Nắm chắc phép lập luận chứng minh là gì? Yêu cầu của lí lẽ và dẫn chứng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_23.docx