Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 27
Tuần 27 - Tiết 101
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
(TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kĩ năng : Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
KNS: Rèn kĩ năng ra quyết định, đặt câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ : Học sinh có thái độ tích cực, đúng đắn khi sử dụng câu trong giao tiếp.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 27
Tuần 27 - Tiết 101 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 2. Kĩ năng : Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. KNS: Rèn kĩ năng ra quyết định, đặt câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ : Học sinh có thái độ tích cực, đúng đắn khi sử dụng câu trong giao tiếp. 4. Năng lực cần phát triển - Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Chuẩn bị theo yêu cầu thiết 100. -PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. Đọc - phân tích các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK để hoàn thiện bảng sau: Câu a Câu b Giống nhau Khác nhau Chuyển đổi câu C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu, chuyển đổi câu Tiếng Việt. . - Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về dùng Tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng. - Thực hành có hướng dẫn, học theo nhóm. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG -Báo cáo kết quả phần chuẩn bị ở nhà: CÂU BỊ ĐỘNG CÂU CHỦ ĐỘNG -Nó được thầy khen. - Ngôi nhà được người ta sơn lại. - Quyển vở được bạn bọc cẩn thận. - Quả bóng được An sút vào khung thành - Thầy khen nó. - Người ta đã sơn lại ngôi nhà. - Bạn bọc quyển vở rất cẩn thận. - An sút quả bóng vào khung thành. Vây cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cụ thể như thế nào? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI- - Giao nhiệm vụ cho HS:PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. -Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận. -GV quan sát và tổ chức cho các nhóm báo cáo. -GV tổng hợp - kết luận 1. Đọc ví dụ: SGK tr 64. 2. Nhận xét: HS thảo luận nhóm bàn. - Báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nêu ý kiến: Dự kiến kết quả cần đạt của học sinh Câu a Câu b Giống nhau -Cùng miêu tả cùng một sự việc: Cánh màn điều. Khác nhau - Có dùng từ được => Câu bị động không dùng từ được=> chủ động Cách chuyển đổi -2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động. - Từ đó em thấy từ một câu chủ động có thể có mấy cách chuyển đổi sang câu bị động ? - Nêu ghi nhớ của bài ? - Những câu sau có phải là câu bị động không ? Vì sao ? a. Bạn em đạt được giải nhất. b. Tay em bị đau. (Không có câu chủ động tương ứng). 3. Ghi nhớ: SGK. HS làm bài tập nhanh (=> Không phải bất cứ câu nào có bị/ được cũng là câu bị động) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bài tập 1: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? - HS lên bảng làm bài tập. - Tổ chức nhận xét, tút kinh nghiệm. - GV kết luận. + Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. + Tất cả cánh cửa chùa (người ta) làm bằng gỗ lim. + Con ngựa được buộc bên gốc đào. + Một lá cờ được dựng giữa sân. Bài tập 2. Thảo luận theo bàn. - Giao nhiệm vụ cho HS -Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận. -GV quan sát và tổ chức cho các nhóm báo cáo. -GV tổng hợp - kết luận a.- Em được thầy giáo phê bình. - Em bị thầy giáo phê bình. b.- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. c.- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. - Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp. - Câu bị động có từ "được" khác với câu bị động có từ "bị" ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từ được mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực. - Vì có sự khác nhau trên nên khi chuyển đổi cần lưu ý: Câu (a) nên dùng từ "bị", câu (b) có thể dùng cả 2 từ, câu (c) nên dùng từ "được" vì sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn vốn là điều tích cực, trong mong muốn của mọi người. Bài tập 3.Viết một đoạn văn nói về lòng say mê của em đối với văn học, đối với một tác phẩm văn học, hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học nào đó tới em trong đó có sử dụng câu bị động. -HS thực hành viết bài. -Tổ chức báo cáo kết quả và nhận xét. -GV kết luận. Đoạn văn tham khảo : Sách là nguồn tri thức dẫn tâm hồn con người đồng điệu với văn học. Những chân trời mới được sách khám phá. Văn học là ngọn nguồn của sách, nó dẫn ta phiêu lưu trên miền đất sa mạc nóng bức, hay đi trên đường băng vùng Bắc lạnh lẽo, Thật thú vị biết bao khi đôi tay ta lướt trên những trang sách rộng mở đầy màu sắc ấy. Văn học là cảm hứng. Tình yêu văn học của em đã khơi gợi từ những tưởng tượng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về câu chủ động, câu bị động ? - Có ý thức sử dụng câu bị động trong khi nói và viết. - Sử dụng động từ bị động “ bị/ được một cách chính xác về sắc thái. - Chuẩn bị bài: Ôn tập văn nghị luận theo câu hòi SGK ----------------- Tuần 27 - Tiết 102 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. Biết trình bày, lập luận có lý, có tình. 3. Thái độ : Có thái độ tích cực khi học văn nghị luận. 4. Năng lực cần phát triển - Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC - Hệ thống kiến thức. - Lập bảng D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 3. 2. 1. Vấn đề NL: Tác giả: Vấn đề NL: Vấn đề NL: Tác giả: Tác giả: HS điền và giới thiệu sơ đồ. GV tổng hợp giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC I- Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các bài nghị luận Đặc điểm nội dung HS lập bảng theo mẫu. Mỗi HS trả lời một bài. Những câu trả lời tốt, GV lấy điểm miệng bổ sung. TT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chứng minh 2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Chứng minh (kết hợp với giải thích) 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận) 4 ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại. Giải thích (kết hợp với bình luận) 2.Đặc điểm nghệ thuật - Học sinh thảo luận và hoàn thành bảng hệ thống kiến thức: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Đức tính giản dị của Bác Hồ Ý nghĩa văn chương Mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng + Bố cục mạch lạc. + Chứng minh kết hợp giải thích. + Luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. + Dẫn chứng cụ thể, xác thực. + Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận, biểu cảm. + Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị. + Giải thích kết hợp với bình luận. + Văn giàu hình ảnh. =>Mỗi tác giả có một cách lập luận khác nhau để thuyết phục người đọc, người nghe về vấn đề bàn luận. -------Kết thúc tiết 102---------- Tuần 27 - Tiết 103-104 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ KIỂM TRA GIỮA KỲ II A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh về văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận. Một số kiến thức về biến đổi câu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức kỹ năng đọc hiểu và lập văn nghị luận.. - Rèn khả năng sử dụng từ, câu chính xác, tạo lập văn bản, làm văn nghị luận cho học sinh. - Thông qua đó HS tự đánh giá khả năng của bản thân về văn nghị luận. 3. Thái độ: HS có ý thức làm bài độc lập, sáng tạo, nghiêm túc. * Phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả , viết sáng tạo. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Đề - đáp án Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao I. ĐỌC HIỂU - Ngữ liệu: Văn bản nghị luận. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: đoạn văn có độ dài 50 – 100 chữ - Biết được tên tác phẩm, phương thức biểu đạt, xuất xứ. - Nêu được nội dung đoạn trích. - Xác định được kiểu câu theo cấu tạo. - Mục đích của việc sử dụng kiểu câu trên Tổng Số câu 1 2 3 Số điểm 1 2 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. TẬP LÀM VĂN Câu 1: Biểu hiện lòng yêu nước Viết đoạn văn nghị luận Câu 2. Giải thích câu TN Viết bài văn nghị luận giải thích Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70 Tổng cả bài Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 1 2 2 5.0 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% II.ĐỀ BÀI Phần I: ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”. Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Nêu xuất xứ của đoạn trích? Câu 2. Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên? Câu 3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn 2,3,5 thuộc kiểu câu gì? Mục đích của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn trên? Phần II: TẬP LÀM VĂM ( 7,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích cũng như hiểu biết về văn bản có chứa đoạn trích trên em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? ( Trình bày bằng một đoạn văn ngắn)? Câu 3 (5,0 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” Nội dung Điểm PHẦN I .ĐỌC HIỂU Câu 1 - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Xuất xứ: trích từ Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. 0,25 0,25 0,5 Câu 2 b. Nội dung chính của đoạn trích trên nêu lên nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. 1 Câu 3 Xét theo cấu tạo câu 2,3,5 thuộc kiểu câu rút gọn: +Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. +Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến - Mục đích: làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. 0, 75 0,25 PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Câu 1.Từ nội dung của đoạn trích cũng như hiểu biết về văn bản có chứa đoạn trích trên em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? 2.0 a. Hình thức. - Đảm bảo thể thức của đoạn văn. - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt lập luận chặt chẽ. 0.5 - b) Yêu cầu về nội dung: Tùy theo năng lực của học sinh nhưng về cơ bản học sinh nêu được các ý như sau: + Lòng yêu nước của mỗi người được biểu hiện rất khác nhau theo từng thời kì lịch sử của đất nước, theo từng độ tuổi ngành nghề... + Với độ tuổi thiếu niên- học sinh em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, trường, đoàn đội phát động... - Phê phán những bạn học sinh chưa biết thể hiện lòng yêu nước của mình qua những hành động cụ thể.... 1.5 Câu 2.Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” 5.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận giải thích có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, lí lẽ chặt chẽ, có sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. Trình bày không gạch xóa. 0.5 – Yêu cầu nội dung: Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải nêu được các ý sau: 4,5 a. Mở bài: - Giới thiệu được vấn đề cần giải thích : Lòng biết ơn trong cuộc sống. - Trích dẫn câu tục ngữ.. 0,5 b. Thân bài: - Thế nào là uống nước nhớ nguồn? Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước. + Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó. + Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. =>Nghĩa chung của câu tục ngữ: khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà ta đang hưởng. - Tại sao phải uống nước nhớ nguồn? + Trong XH , không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo dựng nên. + Lòng biết ơn giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể, giữa thế hệ trước với thế hệ sau...tạo ra một XH nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa độc ác... + Uống nước nhớ nguồn là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. - “Uống nước nhớ nguồn” ta phải hành động như thế nào? + Có ý thức hành động thiết thực trong cuộc sống, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết ơn thầy cô và những người đã giúp đỡ mình, tích cực học tập, rèn luyện tốt cũng là cách để thể hiện lòng biết ơn...tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa .... + Phê phán những kẻ đi ngược với đạo lí của dân tộc * Đánh giá: Đây là một truyền thống quí báu của dân tộc, thể hiện đạo lí làm người, vì thế chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. 1,5 1 1 c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ - Rút ra bài học cho bản thân * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt, căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt... 0,5 C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Thực hành, viết sáng tạo. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra - giao đề cho HS - Theo dõi tiến trình diễn biến tiết học -Thu bài. Nhận xét tiết học. --------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_27.docx