Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 34

Tuần 34 - Tiết 129

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm -

2. Kĩ năng : Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

3. Thái độ : Có ý thức khi tạo lập văn bản.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tạo lập văn bản.

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Sách giáo khoa, sách tham khảo.

 

docx 10 trang phuongnguyen 21600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 34
Tuần 34 - Tiết 129 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - 
2. Kĩ năng : Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
3. Thái độ : Có ý thức khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Các bước để làm bài văn nói chung?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, dẫn dắt vào bài
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài
Đọc và sửa bài
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I.VĂN BIỂU CẢM
Tổ chức trò chơi: Hái hoa dân chủ
-HS bốc thăm câu hỏi và trả lời miệng.
- Ban giám khảo đánh giá kết quả.
Câu hỏi
Đáp án
1. Văn biểu cảm là gì?
- Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... )
-Tình cảm thể hiện phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.
2. Nêu bố cục bài văn biểu cảm?
Bố cục 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng biểu cảm
Thân bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc với đối tượng biểu cảm
3.Tên các bài văn xuôi là văn biểu cảm ở Ngữ văn 7, tập một?
(1) Cổng trường mở ra.
(2) Mẹ tôi.
(3) Một thứ quà của lúa non: cốm.
(4) Sài Gòn tôi yêu.
(5) Mùa xuân của tôi.
4.Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
Không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng, tránh tình trạng lạc đề, sa đà vào văn miêu tả
5.Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.
6.Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì ?
Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần phải nêu lên được đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng cần biểu cảm
Có thể lựa chọn biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng (bằng các hình ảnh ẩn dụ, các chi tiết, hành động của đối tượng biểu cảm)
7.Nội dung, mục đích văn biểu cảm?
-Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm...
-Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết.
8.Phương tiện biểu cảm?
Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
 Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)? 
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV nhận xét
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến:
Dự kiến kết quả của học sinh:
Mùa xuân của tôi
Sài Gòn tôi yêu
Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.
-Biện pháp tu từ so sánh:
Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (...)
Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... 
Phép liệt kê: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được luyến mùa xuân.
-Nhân hóa: Sài Gòn cứ trẻ hoài 
- So sánh: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà [...]
-Phép liệt kê:
Tôi yêu trong nắng sớm [...] Tôi yêu thời tiết trái chứng [...]
Tô yêu cả đêm khuya [...] Tôi yêu phố phường náo động [...]
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Viết đoạn văn biểu cảm về chủ đề: Tình bạn?
- Chuẩn bị tiếp các câu hỏi còn lại.
Tuần 34 - Tiết 130 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn nghị luận 
2. Kĩ năng : Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, , ...So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
3. Thái độ : Có ý thức khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dang những bài gì? Nêu một số ví dụ.
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, dẫn dắt vào bài
-Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,...
-Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
II. VĂN NGHỊ LUẬN
Tổ chức trò chơi: Hái hoa dân chủ
-HS bốc thăm câu hỏi và trả lời miệng.
- Ban giám khảo đánh giá kết quả.
Câu hỏi
Đáp án
1. Văn nghị luận là gì?
-Văn bản nghị luận dùng để thể hiện quan điểm, ý kiến, tư tưởng của người viết về các vấn đề trong cuộc sống.
-Mỗi bài văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng, mạch lạc.
2. Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào?
-Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)
-Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
-Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
3.Bố cục bài văn nghị luận gồm những phần nào?
-Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)
Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
4.Có những cách lập luận nào trong văn nghị luận?
- Lập luận chứng minh.
- Lập luận giải thích
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!
c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.
d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
Các câu là luận điểm là: 
a).Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
 vì: Là một câu khẳng định thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là được.
 Nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạy yêu cầu?
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV định hướng cho hs nhớ lại các phép tu từ đã học, nêu ví dụ cụ thể.
Người nói chưa đúng, chưa hiểu cách để làm một bài văn chứng minh.
-Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, người viết cần phải đưa ra những phân tích, đánh giá của mình về dẫn chứng đưa ra để người đọc có thể thấy rõ được biểu hiện của vấn đề thông qua dẫn chứng vừa nêu. Ví dụ như câu ca dao bạn trích dẫn trong bài, cần nêu rõ về âm thanh, màu sắc biểu hiện qua từ ngữ của bài ca dao; cách luyến láy, lặp lại tạo nên điều gì...
-Luận điểm và dẫn chứng là yếu tố quyết định tới chất lượng của bài văn chứng minh. Cần phải đưa ra luận điểm một cách đúng đắn, chân thực. Còn dẫn chứng phải đắt giá, liên quan trực tiếp tới vấn đề đang chứng mình.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Cho hai đề tập làm văn sau:
a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.
Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau. Từ dó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Bảng so sánh( bên dưới)
Giải thích và Chứng minh có nhiệm vụ khác nhau
Giải thích: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
Chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy
Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:
Giải thích
Chứng minh
Giống
Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Khác
Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa câu tục ngữ; bài học rút ra từ câu tục ngữ
Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Tiếp tục tìm hiểu cach đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
- Luyện tập các đề văn nghị luận trong SGK.
---------------------------
Tuần 34 - Tiết 131 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để tạo lập văn bản. 
2. Kĩ năng : Viết văn nghị luận 
3. Thái độ : Có ý thức khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. 
- Xác định luận điểm trong đoạn văn trên?
-Luận điểm: Câu 1. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1.Cho đề văn:
 Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam
a.Lập dàn ý cho đề văn trên?
b. Viết bài hoàn chỉnh.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Lập dàn ý cho đề văn trên
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
1.Lập dàn ý.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
1. Mở bài: Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.
2. Thân bài
a. Giải thích về lòng yêu nước là gì?
-Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
-Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
* Vì sao con người có lòng yêu nước?
-Con ng có lòng yêu nước bởi đó là nơi mà họ và những ng thân sinh ra và lớn lên, là nơi chôn cất những con ng mà họ biết đến trong quá khứ.
-Yêu nước bởi mảnh đất ấy đã cho ta giọng nói, cho ta biết thế nào là vẻ đẹp của cuộc đời : từ cảnh sắc thiên nhiên cho tới con ng.
-Yêu nước bởi mảnh đất thiêng liêng ấy đã thấm đẫm bao xương máu của đồng bào, những ng đã hi sinh đến tận giây phút cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước..... V.v... vô vàn lí do để yêu nước.
b.Chứng minh:
-Như đã nói, nó vốn dĩ là tình cảm tự nhiên.
-Tình yêu nước là sức mạnh giúp con ng vượt qua rất nhiều những khó khăn gian lao... ( dẫn chứng trong lịch sử, văn học)
-Tình yêu đất nước là thứ của cải quý giá, qua mỗi thời kỳ thì lòng yêu nước được biểu hiện khác nhau:
+Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước: Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp
+Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước,...
*Liên hệ:
-Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
-Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác
-Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật
-Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.  
3. Kết bài: Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Học sinh thức hành viết các luận điểm
- Báo cáo kết quả
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
2.Viết bài.
+ Tổ 1: Mở bài và phần giải thích
+ Tổ 2-3: Phần chứng minh và kết bài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tuần 34 - Tiết 132 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
A.MỤC TIÊU
- Hướng dẫn học sinh những kĩ năng cơ bản , cần thiết để học sinh có thể hoàn thành tốt yêu cầu của bài kiểm tra cuối học kì II
- Kỹ năng phân tích để, cách trả lời câu hỏi, cách trình bày và căn thời gian.
- Giáo dục tình tích cực học tập
- Phát triển năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Bài soạn, đề bài.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Chia sẻ những khó khăn của em khi làm bài kiểm tra?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1. Cấu trúc một đề kiểm tra?
2. Kĩ năng trình bày phần trắc nghiệm? phần tự luận?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
1. Cấu trúc một đề kiểm tra
 GV nhắc lại cấu trúc một đề kiểm tra có thời gian 90 phút: Gồm 2 dạng đề :
+ Trắc nghiệm + Tự luận 
+ Tự luận
2. Kĩ năng trình bày:
a. Làm phần trắc nghiệm:
- Tuyệt đối không chép lại nội dung đáp án phần tự luận.
	- Chỉ lựa chọn đáp án bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái đầu đáp án đúng.
	- Nếu đề bài có lệnh: "Chọn đáp án đúng nhất" thì trong mỗi câu chỉ được chọn một đáp án, nếu không có thể chọn nhiều đáp án nếu thấy có thể được.
	- Khi trình bày đáp án cần chú ý ghi theo đúng thứ tự các câu ( có thể kẻ bảng)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
	- Khi viết đáp án cần chú ý trình bày cho rõ ràng, tránh dập xóa, ghi đáp án nhập nhèm, khi sai, cần gạch chéo, ghi lại đáp án, không chữa đè lên đáp án cũ.
b. Làm phần tự luận:
	- Đọc kĩ từng câu, từng chữ trong đề, câu dễ làm trước, câu khó làm sau
	- Căn cứ vào yêu cầu, biểu điểm ghi trong đề mà thực hiện việc phân bố thời gian, dung lượng từng phần phù hợp: Câu nhiều điểm phải dành nhiều thời gian, viết kĩ, viết sâu; câu ít điểm dành ít thời gian, viết ít, tránh hiện tượng sa đà vào câu ít điểm.
	- Chữ viết cần rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt trong bài, không dùng hai màu mực, không dùng bút xóa, mực đỏ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HS làm thử một số đề trong SGK và những năm học trước ( Chủ yếu là những câu hỏi ngắn, với bài tập làm văn, GV yêu cầu HS lập dàn ý )
- Gv chữa một số đề, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho HS về việc trình bày cũng như ghi nhớ kiến thức.
ĐỀ BÀI:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mười năm xa cách quê hương, Người không quên những mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào, hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất....
1. Nêu chủ đề của đoạn văn.
2. Đoạn văn trên chủ yếu sủ dụng phép lập luận nào?
3. Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn?
4.  Chuyển đổi các cụm chủ -vị sau thành câu bị động:
a.Người khéo dùng tục ngữ
b.Người vẫn ưa thích những thứ ấy.
PHẦN II. LÀM VĂN
1.Nghị luận xã hội về lối sống giản dị
ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
a. Chủ đề của đoạn văn: Hồ Chí Minh là người Việt Nam,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết .
b. Phép lập luận:  chứng minh
c. Phép tu từ sử dụng nhiều nhất: liệt kê
d. Chuyển: 
-Các câu tục ngữ được Người khéo dùng
-Những thứ ấy vẫn được Người ưa thích
PHẦN II. LÀM VĂN
I. Mở bài:Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.
II. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.
* Biểu hiện của lối sống giản dị
- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...
+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.
* Tác dụng của lối sống giản dị
Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.
* Mở rộng:
- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.
- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.
- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
* Liên hệ/ bài học:
- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.
- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.
III. Kết bài
- Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Hoàn thiện các bài tập trên.
- Ôn tập toàn bộ chương trình, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_34.docx