Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Năm 2020-2021

Tuần 10- Tiết 37- Tập làm văn:

CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM( tiếp)

A- Mục tiêu cần đạt:

 1- Về kiến thức:

 - Hiểu ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm .

 2- Về kĩ năng:

 - Biết vận dụng cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.

 3- Về thái độ:

Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về cách lập ý bài văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

 - Năng lực : hợp tác, giao tiếp Tiếng Việt, gqvđ và tư duy sáng tạo .

 - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

 

doc 18 trang phuongnguyen 29/07/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Năm 2020-2021
Soạn : 2/ 11/ 2020- Dạy : / 11/ 2020.
Tuần 10- Tiết 37- Tập làm văn:
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
 1- Về kiến thức:
 - Hiểu ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm .
 2- Về kĩ năng:
 - Biết vận dụng cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 
 3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức về cách lập ý bài văn biểu cảm để làm bài biểu cảm được tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất :
 - Năng lực : hợp tác, giao tiếp Tiếng Việt, gqvđ và tư duy sáng tạo .
 - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
2- Trò: Sgk, Vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động :
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:	
? Thế nào là văn biểu cảm? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
* Khởi động : GV đọc cho HS nghe một bài văn biểu cảm.
- Gợi mở cho HS tìm hiểu bố cục của bài văn đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được những cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 28 phút.
- HS đọc 2 đoạn văn SGK.
 Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Đoạn văn 1 đã gợi lại những kỉ niệm về cô giáo. Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo, đoạn văn đã làm ntn? 
? Nhận xét về cách lập ý ở đoạn văn thứ 2? Cách lập ý đó bày tỏ được tình cảm gì của tác giả ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- Y/c HS đọc đoạn văn
 Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh nào về “U tôi” ?
? Từ việc miêu tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ đã già, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
? Qua tìm hiểu 5 đoạn văn ở 2 tiết, em thấy có những cách lập ý nào trong bài văn biểu cảm?
HS đọc
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
 Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
I- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
1- Liên hệ hiện tại với tương lai.
2- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3- Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước.
a- Đoạn 1:
- Người viết đã hồi tưởng lại những kỉ niệm về những năm tháng khi được nghe cô dạy học. Để thể hiện tình cảm với cô giáo, đoạn văn đã gợi lại những kỉ niệm về cô giáo bằng cách đưa ra tình huống: câu hỏi của cô giáo “Có còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?” và lời tạm biệt “Đừng quên cô nhé!” Tiếp đến tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm về những năm tháng khi được nghe cô dạy học: 
 + Ngồi trong lớp học của cô...
 + Học được nhiều điều bổ ích
 + Nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn
 + Cô luôn yêu thương mọi người 
 + Cô thất vọng khi thấy cầm bút sai
 + Cô luôn luôn lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp 
 + Cô có lòng tốt và dịu hiền như mẹ.
b- Đoạn 2:
- Đoạn văn này cũng lập ý theo tình huống tưởng tượng giả định:
 + Ở cực Bắc tác giả nghĩ về cực Nam
 + Ở trên núi- nghĩ về vùng biển.
 + Nơi đầy chim- nghĩ về xứ cá tôm.
- Thể hiện tình yêu nước, khát vọng thống nhất đất nước.
-> Gợi lại những kỉ niệm, tưởng tượng những tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá với một người .
4- Quan sát, suy ngẫm.
* Hình ảnh người mẹ:
“ Cái bóng đen đủi hòa lẫn với bóng tối vẽ lên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng”.
 Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau Hai hàm răng của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã ba năm nay. U tôi đã già từ bao giờ”.
* Bày tỏ tình yêu mến, xót xa với cuộc sống vất vả, lam lũ mà người mẹ phải trải qua, phải gánh chịu; bày tỏ sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
-> Đoạn văn dùng biện pháp quan sát chi tiết, từ chi tiết mà nảy sinh cảm xúc.
=> Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm.
GHI NHỚ ( sgk trang 121)
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
? Để tạo ý cho bài văn biểu, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết phải làm gì?
? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để lập ý cho đề bài cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
 Tập lập ý cho đề bài sau: Cảm xúc về người thân. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
 - Đọc lại các đoạn văn trong sgk, nắm vững những cách lập ý.
- Viết hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài cho đề bài trên.
 - Chuẩn bị: Luyện nói về văn biểu cảm.
...........................................................
Soạn: 2/11/2020 - Dạy: /11/2020
Tiết 38- Văn bản:
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
( Hồi hương ngẫu thư) 
Hạ Tri Chương 
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương .
 - Cảm nhận được tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng được thể hiện trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ: Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết bài thơ; nét độc đáo về tứ của bài thơ.
 2- Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt 
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. 
- Bước đàu tập so sánh bản dịch thơ và phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm 
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng tình yêu quê hương trong lòng mỗi con người, học tập cách biểu cảm để làm văn biểu cảm.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 - Hình thành năng lực tự học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
 - Phẩm chất: Yêu quê hương qua việc giữ gìn bản sắc, tiếng nói; trách nhiệm xây dựng quê hương.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Nêu vài nét về tác giả bài thơ? Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ?
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi NHANH TAY, NHANH TRÍ.
- Phổ biến luật chơi: có hai đội chơi, mỗi đội 5 HS. Trong thời gian 3 phút, đội nào tìm được những câu thơ viết về quê hương nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.
- HS tiến hành chơi theo luật.
- Tổng kết trò chơi, biểu dương, cho điểm.
- Dẫn vào bài mới: 
Các em thấy đấy, viết về tình quê hương có biết bao nhà thơ bởi đây là mạch nguồn tự nhiên luôn dào dạt chảy trong trái tim mỗi người. Bài trước chúng ta đã thấy được tình yêu quê hương của Lý Bạch được thể hiện một cách chân thành sâu sắc qua hình ảnh ánh trăng. Còn với Hạ Tri Chương một nhà thơ của Trung Quốc thì tình cảm của ông đối với quê hương được thể hiện như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hạ Tri Chương, về tác phẩm. 
- Phương pháp và KT: Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ tìm tòi .
- Thời gian: 10 phút 
? Em hiểu gì về tác giả bài thơ?
- HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc
- Nhận xét, bổ sung.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 
? Căn cứ vào nhan đề văn bản cho biết VB được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Trong bài thơ tình quê hương được thể hiện bằng hai sự việc:
- Từ cuộc đời của chính người trở về.
- Từ bọn trẻ làng.
Hãy chỉ ra hai nội dung đó trên văn bản?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
? Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề cho bài thơ là “ Hồi hương ngẫu thư” ?
- Mục tiêu: HS cảm nhận được tình quê hương được gợi lên từ cuộc đời người trở về và bọn trẻ trong làng. 
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 25’
- Quan sát vào 2 câu thơ đầu:
? Đối chiếu với hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San, em thấy có sát với nguyên tác không?
? Câu thơ thứ nhất dùng phương thức tự sự hay miêu tả?
? Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu thơ này?
? Câu thơ tự sự và phép đối có tác dụng gì trong những tác dụng sau:
 - Làm rõ thời gian đi và về của tác giả.
 - Nêu bật ý nghĩa trở về của tác giả.
 - Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
( dg: Với Hạ Tri Chương, thời gian li biệt quê hương, gia đình không chỉ 5 năm, mười năm mà hơn nửa thế kỉ- khoảng hơn 50 năm từ khi ông đỗ tiến sĩ ( năm 36 tuổi), có thể nói là gần suốt cuộc đời. Công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải li gia . Nỗi sầu li gia phải chăng là bi kịch của một vị đại quan đời Đường trên con đường công danh ?
? Trong thời gian dài xa quê ấy, ở nhà thơ có gì thay đổi, có gì không thay đổi trong câu thơ thứ hai?
? Theo em hiểu giọng quê ở đây có ý nghĩa gì?
( Gợi ý : Giọng quê là giọng nói mang bản sắc riêng của mỗi vùng quê; là chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người. Giọng quê không đổi chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương gắn bó sâu lặng với đất mẹ quê cha. 
? Câu thơ thứ hai dùng phương thức miêu tả hay tự sự? Nhà thơ đặt sự thay đổi bên cạnh sự không thay đổi có ý nghĩa gì?
( dg: Tuy nhiên ta vẫn nhận ra ở đó một nỗi buồn về tuổi già không còn được gắn bó lâu dài với quê hương).
TL: Hai câu thơ đầu ngắn gọn, với những từ trái nghĩa, phép đối được sử dụng thành thạo đã khái quát được quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đối về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời khẳng định tình quê hương đậm đà sâu thẳm trong tâm hồn của mình)
- Hs đọc hai câu cuối phần phiên âm:
? Hai câu trong hai bản dịch thơ có sát với nguyên tác không?
( Gợi ý: Bản dịch 1 của Phạm Sĩ Vĩ không sát bằng bản dịch của Trần Trọng San. Lí do: Bản dịch 1 mất đi vẻ đẹp con người quê hương thông qua hình ảnh bọn trẻ. Chúng thấy khách lạ không chào đã đành, bản dịch còn làm mất chữ “ tiếu”( cười) là mất vẻ hồn nhiên của chúng)
? Theo em người đi xa quê thì mong điều gì?
? Hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp trên quê hương mình khi trở về là ai?
? Ấn tượng rõ nhất của tác giả về bọn trẻ làng là ấn tượng về điều gì?
? Tại sao với tác giả, đó lại là ấn tượng rõ nhất?
? Như vậy tình huống nào đã xảy ra với nhà thơ?
( Gợi ý: Tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên đã xảy ra: Đón nhà thơ không phải là người nhà, người thân hay người quen biết mà là lũ trẻ chẳng biết nhà thơ là ai. Nhà thơ trở thành vị khách ngay chính trên quê mình.
( dg : Tình huống này với lũ trẻ là một điều rất dễ hiểu vì chúng là những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn. Nhà thơ ra đi còn rất trẻ, khi trở về đã quá già ( gần 90 tuổi). Ở quê hương bạn bè cùng trang lứa đã vắng bóng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi”( có nghĩa: Người thọ 70 xưa nay hiếm), thế mà nay nhà thơ đã gần 90 tuổi đời)
? Theo em, trước thái độ chào đón vui vẻ và câu hỏi ngây thơ vô tình của lũ trẻ, nhà thơ có cảm xúc gì ? 
( Buồn hay vui)
( dg: Chỉ một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng mà để lại bao bâng khuâng man mác trong lòng nhà thơ. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê, giờ đây vì tuổi già, sức yếu mà trở lại. Chứng kiến sự đổi thay theo quy luật của quê hương, nhà thơ nhói lên nỗi buồn tủi: Mình đã trở thành người xa lạ ngay trên chính quê hương mình, bạn bè người thân có ai còn, ai mất?)
? Nhận xét về hình ảnh, âm thanh của hai câu dưới? So sánh với hai câu trên biểu hiện về tình quê có gì khác nhau về giọng điệu?
( Dg: Hai câu dưới dùng những hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để bộc lộ tình cảm đau xót. Nhi đồng càng niềm nở tươi cười bao nhiêu thì lòng nhà thơ càng đau xót bấy nhiêu. Hai câu cuối là một câu trần thuật, một câu hỏi. Phía sau lời tường thuật có vẻ khách quan ấy là một giọng điệu bi hài thấp thoáng.)
? Đến đây, em có thể giải thích được vì sao tác giả không định làm thơ khi về quê mà lại làm được bài thơ hay như vậy?
( dg: Tình huống đầy kịch tính của bài là duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ. Đằng sau cái duyên cớ ấy là tình cảm quê hương sâu nặng thường trực và bất cứ lúc nào cũng cần và có thể thổ lộ của nhà thơ. Tình yêu ấy như một sợi dây đàn căng, chỉ cần chạm nhẹ cũng đủ ngân nga vang hưởng).
? Đối chiếu với bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và nhận xét về tình quê hương của hai nhà thơ? 
( Cũng là tiếng nói tình quê nhưng nếu Lí Bạch từ nơi xa vọng về, nhớ quê thì Hạ Tri Chương đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà giãi bày tấm lòng tha thiết với quê hương. Yêu quê hương chính là yêu Tổ quốc. Tâm hồn hai thi sĩ ấy thật trong sáng, cao đẹp
? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
? Khái quát nội dung của bài thơ
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
(HS: Bản dịch rất sát, sáng tạo).
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
hs bộc lộ
TL cá nhân
mong được trở về
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả :
Hạ Tri Chương tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Chiết Giang.
- Năm 695( 36 tuổi) đỗ tiến sĩ, làm quan ở kinh đô 50 năm, được Đường Huyền Tông vị nể.
- Là bạn vong niên với Lí Bạch, từng gọi Lí Bạch là “ trích tiên”.
- Là người thích uống rượu, tính tình hào phóng.
- Để lại 20 bài thơ trong đó có hai bài “ Hồi hương ngẫu thư” ( Bài 1 chọn học )
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt( nguyên tác)
- Dịch theo thể lục bát.
* Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết ngay khi mới bước chân về quê sau hơn 50 năm xa cách.
* Bố cục: 2 phần 
P1: Hai câu đầu : Tình quê hương thể hiện trong chính người trở về.
P2: Hai câu còn lại: Tình quê hương khơi lên từ bọn trẻ làng.
* Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm thông qua miêu tả và tự sự. 
* Nhan đề : “ Hồi hương ngẫu thư”
- “ Ngẫu” : tình cờ, ngẫu nhiên.
- “ Ngẫu thư” : Ngẫu nhiên viết.
-> Tác giả không có ý định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. Thế mà khi về đến quê nhà thơ lại viết, mà bài thơ lại rất hay, xúc động về tình yêu quê hương. 
II- Phân tích.
1- Tình quê hương được gợi lên từ cuộc đời người trở về.
* Câu thơ thứ nhất :
 Thiếu tiểu li gia lão đại hồi.
 + Dùng phương thức tự sự.
 + Nghệ thuật đối : 
 Đối từ : “ thiếu” ( trẻ)- “ lão”
( già)
 Đối ý : “ thiếu tiểu li gia”- “ lão đại hồi”
-> - Làm rõ thời gian đi và về của tác giả.
 - Nêu bật ý nghĩa lần trở về của tác giả.
 - Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
* Câu thơ 2: Hương âm vô cải mấn mao tồi.
 + Thay đổi : tóc đã bạc, tóc mai đã rụng.
 + Không thay đổi : Giọng quê vẫn thế.
 -> Phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm; đặt sự thay đổi bên cạnh sự không thay đổi nhằm khẳng định sự bền bỉ, sắt son của tình cảm con người với quê hương- dù tuổi tác, sức khỏe có thay đổi nhưng tình quê hương vẫn không hề thay đổi, nhà thơ vẫn là con người của quê hương.
2- Tình quê được gợi lên từ bọn trẻ làng.
 Nhi đồng tương kiến bất tương thức
 Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
- Người đầu tiên nhà thơ gặp trên quê hương mình là lũ trẻ (“ nhi đồng”).
- Ấn tượng về bọn trẻ: là tiếng cười, giọng nói:
“ Trẻ cười hỏi : khách từ đâu đến làng”?
 -> Gợi lên bản sắc quen thuộc và tốt đẹp của quê hương; có thể còn gợi nhớ về thời niên thiếu của tác giả với những kỉ niệm đẹp.
- Tâm trạng nhà thơ: đan xen cả niềm vui và nỗi buồn.
 + Vui: vì bọn trẻ hồn nhiên, ngoan ngoãn, gặp ông là khách lạ mà chúng vẫn tươi cười chào đón .
 + Buồn vì bỗng nhiên nhà thơ trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Buồn vì mất sự đón tiếp của người thân và sâu xa hơn nữa là nỗi buồn quy luật thời gian với tuổi tác mỗi con người, nhất là người lớn tuổi.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật :
- Phương thức biểu cảm kết hợp miêu tả với bộc lộ cảm xúc.
- Nghệ thuật đối là nét độc đáo thể hiện trong bài thơ ( tiểu đối)
2- Nội dung:
( sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập
 - Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm..
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút
 ? Học xong Vb “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” em có cảm nhận gì về ý nghĩa của tình quê trong lòng mỗi con người?
 ? Học xong bài thơ em học tập được điều gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
 Viết một đoạn văn ngắn từ 8- 10 câu với chủ đề: Cảm nghĩ về quê hương em
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
 - Tìm thêm những bài thơ khác của nhà thơ Hạ Tri Chương và của một số nhà thơ khác của Trung Quốc mà em biết ( VD: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ...).
- Hãy cho biết bài thơ nào em đã học nói về một người mặc dù đã ở địa vị cao nhưng vẫn nhớ đến quê hương? ( Gợi ý “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị : Ôn tập các văn bản từ đầu năm đến nay để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
 .........................................................................................................................
Soạn: 2 /11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tiết 39- Tiếng Việt: TỪ TRÁI NGHĨA.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản .
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp ngữ cảnh. 
 3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt từ trái nghĩa khi nói và khi tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : Yêu nước qua việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc, có trách nhiệm với đất nước, chăm chỉ làm bài tập.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ :
 	 ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn? 
 	 ? Làm bài tập 8,9.
* Khởi động vào bài mới:
- GV đưa tình huống: Cho hai câu thơ
 Nhẹ như bấc nặng như chì
 Gỡ ra cho được còn gì là duyên
 ( Nguyễn Du).
Hãy chỉ ra các hình ảnh tương phản trong hai câu thơ trên? ( HS: Nhẹ như bấc- nặng như chì).
Trong thực tế cuộc sống cũng như trong văn chương, người ta thường tạo ra những hình ảnh đối lập bằng những cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa được hiểu ntn ? Tác dụng của nó ra sao, bài hôm nay ta cùng đi lí giải những câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về từ trái nghĩa. 
- Phương pháp: nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c Hs đọc bản dịch thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San:
? Dựa vào kiến thức đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó?
? Nghĩa của chúng ntn với nhau?
? Vậy từ trái nghĩa là gì? Tìm những cặp từ trái nghĩa nhau?
 Tổ/c HĐ cặp đôi: 3’
? Tìm từ trái nghĩa với từ “ già” trong các trường hợp cau già, rau già ?
- GV chốt
? Từ việc tìm hiểu những nét nghĩa của từ “ già”, em rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa? 
? Vậy từ trái nghĩa là gì ? Một từ có nhiều nghĩa sẽ có đặc điểm gì ? 
* Bài tập: Tổ chức trò chơi ghép từ( 2 phút).
- Luật chơi: 2 đội, mỗi đội có 7 em. Mỗi em sẽ có một từ được ghi trong phiếu nhỏ ( xinh, đẹp, ác, tốt, dữ, rách, hại). Nhiệm vụ của mỗi em là phải ghép từ sao cho đúng yêu cầu gợi ý trên thẻ gợi ý, dùng nam châm dán vào. Đội nào trong thời gian 2 phút hoàn thành đúng yêu cầu đội đó thắng.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương, cho điểm đội thắng cuộc.
? Tìm những từ trái nghĩa với những từ “ xấu” , “ lành” ?
- Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa. 
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- HD hs nghiên cứu tình huống:
 Tổ/c HĐ cặp đôi: 3’
? Việc sử dụng từ trái nghĩa trong 2 bài thơ có tác dụng gì? 
- GV chốt
 Tổ chức trò chơi: Thi tìm nhanh thành ngữ(2 phút).
- Luật chơi: có 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Lần lượt các em lên viết nhanh những thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa mà mình tìm được.
- GV, HS dưới lớp nhận xét, tuyên dương, cho điểm đội HS có nhiều đáp án đúng hơn.
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
Hoạt động cá nhân:
? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa ấy ?
? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng ntn?
( hs đọc sgk)
HS đọc
TL cá nhân
( Hs: nghĩa trái ngược nhau)
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tiến hành chơi theo luật
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- HS thực hiện chơi.
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thế nào là từ trái nghĩa ?
1- Tìm hiểu VD:
 * VD 1:
- Những cặp từ trái nghĩa :
 + “ Cử đầu”- “ đê đầu” ( ngẩng đầu – cúi đầu)
 + “ Trẻ đi” – “ già ở lại”( Trẻ- già; đi- ở lại)
-> KL: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD : Đen- trắng; tốt- xấu; khinh- trọng; dài- ngắn; phản bội- trung thành...
* VD 2: 
- Cau già >< Cau non.
- Rau già >< rau non.
-> KL: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 128)
* Từ “ xấu” :
 - Về hình dáng : xấu >< xinh
 - Về hình thức và nội dung: xấu >< đẹp.
 - Về phẩm chất, tính chất : xấu >< tốt.
* Từ “ lành” :
 - Tính nết : lành>< ác
 - Tính chất mau khỏi của vết thương : lành >< dữ .
 - Hình thức của vật: lành>< rách.
 - Thực phẩm có lợi cho sức khỏe: lành >< hại
II- Sử dụng từ trái nghĩa.
1- Tìm hiểu ví dụ.
* Cử đầu > tạo nên phép đối, diễn tả các cử động liên tiếp nhìn trăng và thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
* Trẻ đi> tạo nên hình ảnh tương phản đối lập về hành động, tuổi tác, vóc dáng con người. Khi rời quê ra đi còn rất trẻ, nay trở về đã già, hình dáng không còn như trước kia 
* Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:
 - Ba chìm bảy nổi.
 - Đầu xuôi đuôi ngược.
 - Lên thác xuống ghềnh.
 - Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
 - Bóc ngắn cắn dài.
 - Nhất bên trọng nhất bên khinh.
 - Chết vinh còn hơn sống nhục.
 - Một miếng khi đối bằng một gói khi no.
 - Lá lành đùm lá rách.
=> Tác dụng: tạo nên sự đối xứng, làm cho lời nói sinh động( gv chỉ ra hình ảnh cụ thể)
2- Ghi nhớ ( sgk trang 128
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về lỗi dùng Quan hệ từ.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút .
- Y/c HS đọc BT.
- HD hs làm bài cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
 - Hs đọc yêu cầu, làm bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
IV- Luyện tập:
Bài 1: 
Các từ trái nghĩa:
 Lành- rách; giàu- nghèo; ngắn - dài; sáng – tối ; đêm- ngày.
Bài 2: 
* Tươi :
 - Cá tươi >< cá ươn.
 - hoa tươi >< hoa héo, hoa khô.
* Yếu :
 - Ăn yếu >< ăn khỏe.
 - Học lực yếu >< học lực khá, học lực giỏi.
* Xấu :
 - Chữ xấu >< chữ đẹp.
 - Đất xấu >< đất tốt.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Từ trái nghĩa để viết đoạn văn có dùng từ trái nghĩa.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
Bài tập: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của nó?
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí.
 Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một bài thơ hoặc đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa trong thơ văn. Tìm hiểu giá trị của nó trong ngữ cảnh sử dụng.
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về từ trái nghĩa.
- Làm bài tập còn lại. 
..............................................................................................................................................
Soạn: 2/11/2020- Dạy: / 11/ 2020.
Tiết 40- Tập làm văn:
 LUYỆN NÓI : VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Củng cố các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2- Về kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3- Về thái độ:
 Tạo thói quen trình bày trước tập thể một cách tự tin.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
	? Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết phải làm gì?
? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ?
* Khởi động vào bài mới:
? Trong thực tế, có ai không phải giao tiếp với mọi người không? 
Để hoạt động giao tiếp trở nên có hiệu quả thì kĩ năng thuyết trình là kĩ năng vô cùng quan trọng. Giúp các em có thể tự tin trong hoạt động giao tiếp, cô và các em sẽ cùng thực hiện tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện nói.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Củng cố về văn biểu cảm; các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm. 
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi. 
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
? Em hiểu thế nào về biểu cảm về sự vật, con người? 
? Có mấy cách biểu cảm ?
I- Tái hiện kiến thức trọng tâm
- Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ đối với sự vật, con người.
- Có hai cách biểu cảm :
 + Biểu cảm trự tiếp
 + Biểu cảm gián tiếp.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Lập dàn ý cho đề bài cụ thể, dựa vào dàn ý đó lựa chọn cách biểu cảm phù hợp ở nhà. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm; biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL và PC hướng tới:
 + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 35’
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs.
 Tổ/c thảo luận nhóm: 10’
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ :
 + Tiêu chí: Những em làm cùng đề. 
 + Thời gian: 10’.
- Nêu yêu cầu:
 Nội dung nói: Đảm bảo đúng chủ đề bài nói, lôi cuốn, hấp dẫn, dễ tiếp nhận.
 Kĩ năng nói: 
 + Đứng đúng vị trí .
 + Bình tĩnh, tự tin, nhìn thẳng xuống các bạn dưới lớp để nói.
 + Ngữ điệu nói phù hợp vói tâm trạng cảm xúc cần được biểu lộ.
 + Có màn thưa gửi, có kết thúc và lời cảm ơn.
- Người nghe: Nghe và lĩnh hội được phần trình bày bài văn nói biểu cảm của bạn.
 Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn sau khi nghe.
Bước 2: Tiến hành thảo luận.
ét, bổ sung kl chung.
? Nhận xét về tình cảm cảm xúc biểu hiện trong bài?
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Luyện nói trong nhóm để thống nhất người đại diện nói, cách nói.
- Đại diện nhóm trình bày
- Hs nhóm khác nhận xét
II- Luyện tập .
1- Chuẩn bị ở nhà.
2- Thực hành trên lớp:
 a- Yêu cầu :
 b- Luyện nói :
* Luyện nói theo nhóm.
* Luyện nói trước lớp.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Đọc tham khảo “ Quà bánh tuổi thơ”
- Luyện nói một mình ở nhà .
- Chuyển thành bài viết đề bài đã chuẩn bị.
- Chuẩn bị: Các yếu tố tự sự, miêu tả...
.............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_10_nam_2020_2021.doc