Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 36

Tuần 36 - Tiết 137

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN (TIẾP)

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7- CHỦ ĐỀ “NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG”

A.MỤC TIÊU

- Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí hiệu trưởng. Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận đã học vào thực tiễn.

- Bước đầu biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội, cộng đồng, trong nhà trường; biết lựa chọn vấn đề và cách thức bày tỏ quan điểm, thái độ về vấn đề đó. Thuyết phục người khác hiểu và tin vào điều mình nói, từ đó củng cố và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Trong đó rõ nét nhất là giúp các em hình thành những năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp,.Đồng thời việc học tập trải nghiệm sáng tạo cũng sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú, giúp học sinh học tập tốt hơn.

- Học sinh biết bày tỏ quan điểm của mình nếu trúng cử “ Tôi là hiệu trưởng”.

 

docx 7 trang phuongnguyen 20381
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 36

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 36
Tuần 36 - Tiết 137 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN (TIẾP)
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7- CHỦ ĐỀ “NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG”
A.MỤC TIÊU
- Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí hiệu trưởng. Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận đã học vào thực tiễn.
- Bước đầu biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội, cộng đồng, trong nhà trường; biết lựa chọn vấn đề và cách thức bày tỏ quan điểm, thái độ về vấn đề đó. Thuyết phục người khác hiểu và tin vào điều mình nói, từ đó củng cố và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Trong đó rõ nét nhất là giúp các em hình thành những năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp,...Đồng thời việc học tập trải nghiệm sáng tạo cũng sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú, giúp học sinh học tập tốt hơn.
- Học sinh biết bày tỏ quan điểm của mình nếu trúng cử “ Tôi là hiệu trưởng”.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
* Giáo viên:- SGK Ngữ văn 7, tập 2.
- Hệ thống câu hỏi cụ thể.
- Định hướng nhiệm vụ cụ thể của hiệu trưởng.
- Chuẩn bị kinh phí, phần thưởng.
* Học sinh:
- SGK ngữ văn 7, tập 2
- Giấy A4, Ao, bút,...
- Máy tính, máy chiếu, loa, micro,...
- Người dẫn chương trình; người ứng cử; ban bầu cử; ban kiểm phiếu.
- Bản giới thiệu tiểu sử người được ứng cử.
*Tư liệu tham khảo:
- Xem và đọc lại văn nghị luận, thao tác nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh trong SGK Ngữ văn 7, tập 2.
- Nhóm trưởng phân công tìm kiếm thông tin trên internet với các cụm từ khóa: “kĩ năng lập kế hoạch, vận động tranh cử, trường học thân thiện,....”. Trường hợp học sinh không có điều kiện tiếp cận Internet, giáo viên linh hoạt bằng cách photo tài liệu, tìm kiếm chắc lọc những thông tin liên quan.
- Nghiên cứu tài liệu về hình thức tranh cử, vận động tranh cử trong thực tế, tìm hiểu các kĩ năng hùng biện trước đám đông.
- Thăm dò nhu cầu thực tiễn của học sinh trong trường nói riêng và học sinh các trường nói chung về những gì một trường học thân thiện cần có. 
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hát tập thể: “ Em yêu trường em”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tổ chức hoạt động.
- Nhiệm vụ:
- Giao nhiệm vụ cho tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị bài mới, hướng dẫn cụ thể công việc: Lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng (chuẩn bị trong hai tuần).
- Giáo viên theo dõi, quan sát, phát hiện, hỗ trợ khó khăn, thắc mắc của học sinh trong quá trình chuẩn bị.
   2. Hình thức hoạt động
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 8- 10 học sinh. Chú ý trong đó cần có những thành viên có năng lực và sở trường khác nhau: biết vẽ, thiết kế, khả năng lãnh đạo, hiểu về công nghệ thông tin,... để hỗ trợ cho nhau và để đảm bảo là học sinh nào cũng được giao nhiệm vụ và phát huy tối đa năng lực bản thân.
- Giáo viên định hướng học sinh xây dựng ý tưởng và vận động tranh cử: Đặt học sinh vào tình huống “Thế nào là một ngôi trường mơ ước? Nếu được chọn làm hiệu trưởng của một ngôi trường mơ ước đó, em sẽ làm gì?”. Học sinh trình bày ý tưởng, giáo viên ghi nhận và gợi ý hoàn thiện ý tưởng đó, cụ thể: nhóm đề xuất một ứng cử viên tham gia tranh cử (người được chọn có kết quả học tập tốt, có tố chất lãnh đạo, có khả năng thuyết trình hấp dẫn và thuyết phục,...); chuẩn bị hồ sơ (đơn ứng cử, sơ yếu lí lịch, thành tích nỗi bật, ảnh thẻ, kế hoạch dự định triển khai,...). Tổ chức nhóm trao đổi, bàn bạc, thống nhất kế hoạch vận động tranh cử (mẫu 5): gặp gỡ cử tri (HS trong trường) lắng nghe nhu cầu, ghi chép những phản hồi chính đáng, vận động cử tri bầu cho mình,..
- Đánh giá và xử lí các thông tin mà học sinh tìm kiếm, chuẩn bị. Sau đó thống nhất kế hoạch cần triển khai (kiến thức, kĩ năng), cách thiết kế, cách vận động tranh cử (tờ rơi, poster),...
- Cho học sinh hệ thống kết quả bằng sơ đồ tư duy (nhóm nộp lại sau một tuần).
  3. Tiến hành hoạt động.
  a. Triển lãm và báo cáo sản phẩm
- Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Thống nhất hình thức báo cáo (poster, sơ đồ tư duy, video clip, bản trình bày trên PowerPoint,...).Nếu có sự thống nhất và chuẩn bị của các giáo viên trong trường, Giáo viên có thể tổ chức buổi diễn thuyết trên quy mô trường (hoặc khối lớp), với sự tham gia của các học sinh lớp khác (vai cử tri)
- Giáo viên hỗ trợ học sinh, gợi ý cách thức trình bày hiệu quả trước khi bước vào buổi diễn thuyết. Yêu cầu nộp kế hoạch vận động tranh cử một ngày trước khi tổ chức diễn thuyết. Nhắc nhỡ thái độ hợp tác của học sinh trong khi tổ chức diễn thuyết.
- Trưng bày, báo cáo sản phẩm:
+ Lần lượt các nhóm diễn thuyết trình bày kế hoạch tranh cử (trước khi đại diện tranh cử, thành viên trong nhóm có thể lên giới thiệu, dẫn chương trình)
+ Học sinh đóng vai “cử tri” có thể đặt câu hỏi để trao đổi với đại diện tranh cử của nhóm.
+ Tổ chức “cử tri” bỏ phiếu bầu “Hiệu trưởng”.
+ Phân công lập ban kiểm phiếu (thành viên ban kiểm phiếu không tham gia bỏ phiếu)
+ Sau khi có kết quả kiểm phiếu, đại diện ban kiểm phiếu lên công bố kết quả nhóm được bầu làm “Hiệu trưởng”.
 b. Đánh giá sản phẩm và hoạt động.
- Yêu cầu mỗi nhóm đánh giá ưu nhược điểm về kế hoạch tranh cử của các nhóm khác theo các tiêu chí:
+ Về sản phẩm: kế hoạch khả thi và có tính ứng dụng cao, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ; kế hoạch được thiết kế khoa học và sinh động, sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, ...) hiệu quả.
+ Về hoạt động: Các thành viên tích cực, chủ động, sáng tạo, hoàn thành công việc được giao; xác định được nhiệm vụ cần phải làm; phân công công việc chi tiết, cụ thể và phù hợp; các thành viên đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác; làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả; hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
- Yêu cầu học sinh trong nhóm tự đánh giá bản thân (mẫu 1); đánh giá hoạt động, sự đóng góp của mỗi thành viên với nhóm (mẫu 2) và đánh giá hoạt động của nhóm (mẫu 3).
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh chia sẻ về quá trình tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch vận động tranh cử, diễn thuyết tranh cử,...để xác nhận về quá trình học sinh thực hiện hoạt động và kiến thức, năng lực học sinh đạt được qua chủ đề. Với các câu hỏi gợi ý “ Em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng gì khi thực hiện chủ đề này? Các em gặp khó khăn hay thuận lợi gì trong quá trình thực hiện chủ đề? Theo em, bài thuyết trình thuyết phục được người nghe cần đảm bảo những yêu cầu nào?”
- Cuối cùng tập hợp kết quả đánh giá của học sinh, kết hợp kế hoạch vận động tranh cử cùa các nhóm, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá chung toàn bộ quá trình hoạt động của học sinh, tổng kết và chỉ ra cụ thể những ưu điểm học sinh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 - Giáo viên giao bài tập thu hoạch cho học sinh: tham gia sự kiện này, có nhóm được bầu làm “Hiệu trưởng”, có nhóm không, nhưng tất cả chúng ta đều thành công. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? (Viết độ dài không quá 2 trang giấy)
 - Cần kiểm tra đánh giá thông tin sản phẩm và hoạt động.
 - Thời gian nộp: giờ Ngữ văn tiếp theo.                                           
------------------
Tuần 36 - Tiết 138 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
( RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
2. Kĩ năng : Khắc phục hiện tượng viết sai các nguyên âm, phụ âm, dễ mắc lỗi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
3. Thái độ : Có ý thức khi nói và viết để đảm bảo đúng chính tả.
4. Năng lực cần phát triển : 
- Giải quyết vấn đề.
- Sử dụng ngôn ngữ.
- Giao tiếp Tiếng Việt.
- Tư duy sáng tạo.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
GV chuẩn bị bài tập chính tả và các hình thức luyện tập 
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Hãy nêu những hạn chế trong ngôn ngữ nói và viết ở địa phương em?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I. Luyện đọc đúng chính tả
GV yêu cầu hs đọc các nội dung trong tài liệu
Yêu cầu hs nhận xét về cách đọc của bạn, sửa lại nếu thấy chưa chuẩn xác
GV lưu ý cách đọc đúng, sửa chính tả cho hs
HS đọc các bài luyện đọc trong SGK (18,19,20,21,23)
HS đọc, nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm
II. Luyện viết
GV dọc cho HS chép bài thơ Thề non nước trong tài liệu
Yêu cầu hs trao đổi bài lẫn nhau để kiểm tra
HS đọc các bài luyện đọc trong SGK (18,19,20,21,23)
HS viết, trao đổi bài, rút kinh nghiệm
III. Rèn kĩ năng nghe, nói
GV tổ chức cho HS thi dưới hình thức trò chơi tiếp sức tìm từ, đặt câu chứa những từ dễ sao chính tả
a,Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
 - Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái:Bắt đầu bằng ch( chạy) hoặc bằng tr(trèo)
 - Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khoẻ) hoặc thanh ngã (rõ)
Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn 
VD: Tìm những từ có chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩ a như sau:
 - Trái nghĩa với “chân thật”( Giả dối)
 - Đồng nghĩa với “từ biệt”( giã từ)
 - Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài( giã)
b, Đặt câu với mỗi từ: lên, nên
-Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu tư liệu, 
- Lập sổ tay chính tả những từ hay hoặc những từ khó.
--------------------------
Tuần 36 - Tiết 139 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(THEO TÀI LIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH)
A.MỤC TIÊU
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tuần 36 - Tiết 140 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TRẢ BÀI KIỂM TRA
A.MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức : Thông qua việc trả bài nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra tổng hợp từ đó rút kinh nghiệm chung cho hs.
 2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng chữa bài.
3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tự giác sửa chữa khuyết điểm.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Bài kiểm tra đã chấm
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp nhận diên và chữa các lỗi sai.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành việc chữa bài.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc đoạn văn.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trả bài, chữa bài 
I. Đề bài.
Gv đọc lại đề bài kiểm tra tổng hợp theo tiết 140,141
Hs theo dõi lại đề bài.
 II. Yêu cầu – biểu điểm.
Gv nhắc lại các yêu cầu và biểu điểm của bài kiểm tra theo tiết 140,141
Hs theo dõi các yêu cầu và biểu điểm của bài kiểm tra.
 III. Nhận xét.
Câu 1
* Ưu điểm.
Nhìn chung hs biết cách trả lời các câu hỏi, hiểu được nội dung câu hỏi
* Hạn chế.
 Một số bài trình bày cẩu thả, còn gạch xoá.
Một số nêu nội dung đoạn văn và tác dụng của phép liệt kê chưa chuẩn xác.
Câu 2
* Ưu điểm
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt, công dụng của câu đặc biệt
- Đại đa số xác định đúng và nêu được công dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn đã cho
Câu 3
* Ưu điểm.
 - Đa số hs nắm được các yêu cầu của đề, viết đúng thể loại nghị luận giải thích.
- Các luận điểm rõ ràng mạch lạc.
- Hình thành bài văn đủ bố cục ba phần.
* Hạn chế.
- Một số hs trình bày quá sơ sài, chưa làm rõ được vấn đề nghị luận.
- Nhiều bài trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Một số hs còn chưa có ý thức làm bài nên kết quả không cao.
 IV. Trả chữa bài.
Gv trả bài cho hs.
Gv hướng dẫn hs chữa bài theo yêu cầu của bài và nhận xét của giáo viên.
Gv kiểm tra việc chữa bài của hs.
Gv nhận xét rút kinh nghiệm chung.
Hs nhận bài xem lại cách làm bài.
Hs chữa bài theo yêu cầu của gv chú ý các từ gạch chân và theo lời phê.
Trao đổi bài cho bạn và cùng sửa bài cho nhau.
- Kết quả cụ thể : 
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 Gv nhắc lại một số kinh nghiệm khi làm bài.
 Lên kế hoạch ôn tập kiến thức trong dịp hè

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_36.docx