Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm về câu chủ động và câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

- Hiểu: phân biệt được câu chủ động và câu bị động.

- Vận dụng kiến thức để đặt câu và viết đoạn có sử dụng câu chủ động, câu bị động.

2. Kĩ năng: nhận biết câu chủ động và câu bị động.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

a. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, chăm chỉ.

b. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực khái quát, tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác

 

docx 10 trang phuongnguyen 21120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Năm học 2020-2021
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
26/3/2021
Lớp
7C7
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Tiết 100
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm về câu chủ động và câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Hiểu: phân biệt được câu chủ động và câu bị động.
- Vận dụng kiến thức để đặt câu và viết đoạn có sử dụng câu chủ động, câu bị động.
2. Kĩ năng: nhận biết câu chủ động và câu bị động.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực 
a. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, chăm chỉ.
b. Năng lực: 
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực khái quát, tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác
3. Mục tiêu khác: * Tích hợp kỹ năng sống: Chia sẻ, tự bộc lộ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: sgk, sgv, hệ thống câu hỏi, bảng phụ, BGĐT, tư liệu mở rộng.
2. Trò: Đọc và soạn bài, sưu tầm tư liệu văn học liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I. Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Bước II. Kiểm tra bài cũ: (1’)
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh.
* Thời gian: 1’.
* Phương án: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu: 	Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh tiếp thu bài mới.
	Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
- PP/KT: thuyết trình, trò chơi, động não.	- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra 1 bức hình, yêu cầu đặt các câu có nội dung phù hợp với bức hình đó.
Bước 2+3: Thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả: 
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Bác Hồ tưới nước cho cây.
- Cây được Bác Hồ tưới nước.
- Nước được Bác Hồ tưới cho cây.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân và nhóm HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV dẫn dắt vào bài: 
HS quan sát tranh và đặt câu.
HS lắng nghe
HS ghi bài
Như các em quan sát, cùng một nội dung, chúng ta có thể đặt nhiều kiểu câu khác nhau, giúp cho sự diễn đạt trở nên phong phú, góp phần khiến ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta lại càng thêm đa dạng, giàu đẹp như chính lời của tác giả Đặng Thai Mai. Bên cạnh câu đặc biệt, câu rút gọn, Tiếng Việt còn xuất hiện các phép biến đổi câu như: thêm trạng ngữ cho câu, dùng cụm C-V để mở rộng câu Bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng học thêm 1 cách biến đổi câu khác: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- PP/KT: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, động não, giao việc, thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: giấy A0, bút dạ, SGK
- Thời gian dự kiến: 17 phút
- Hình thức tổ chức: cả lớp, cá nhân, nhóm
- Năng lực: 
+ Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực chuyên biệt: khái quát, tư duy sáng tạo 
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KT,KN cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các ví dụ trên: nhóm 1,2: câu a, b. Nhóm 3,4: câu c, d.
+ Xác định từ ngữ chỉ hoạt động được nói đến trong câu.
+ Cho biết chủ ngữ nào là chủ thể của hoạt động, chủ ngữ nào là đối tượng được hoạt động khác hướng vào? 
- Yêu cầu HS trả lời cá nhân rút ra khái niệm về câu chủ động, câu bị động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
a. Mọi người / yêu mến em.
 CN VN
=> CN chỉ người là chủ thể của hoạt động yêu mến ở VN.
b. Em / được mọi người yêu mến.
 CN VN
=> CN chỉ người là đối tượng của hoạt động yêu mến ở vị ngữ.
c. Con mèo / vồ con chuột.
 CN VN
=> CN chỉ vật là chủ thể của hoạt động vồ ở VN.
d. Con chuột / bị con mèo vồ.
 CN VN 
=> CN chỉ vật là đối tượng của hoạt động vồ ở vị ngữ.
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động:
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người/vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác.
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người/vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- HS đọc ví dụ
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét
I. Câu chủ động và câu bị động:
1. Ví dụ: 
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
c. Con mèo vồ con chuột.
d. Con chuột bị con mèo vồ. 
2. Nhận xét:
a. Mọi người / yêu mến em.
 CN VN
b. Em / được mọi người 
 CN VN
yêu mến.
c. Con mèo / vồ con chuột.
 CN VN
d. Con chuột/bị con mèo vồ.
 CN VN 
- CN ở câu a, c là chủ thể của hoạt động hướng vào đối tượng khác => câu chủ động.
- CN ở câu b,d là đối tượng được hoạt động của chủ thể khác hướng vào => câu bị động.
* Ghi nhớ: SGK/57
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập cho HS, thực hiện theo nhóm đôi trong thời gian 1 phút.
- Nhiệm vụ: Xác định câu chủ động và câu bị động. Vì sao em chọn như vậy?
a. Chị ấy cắm hoa rất đẹp.
b. Thầy giáo khen em.
c. Các sản phẩm này được khách hàng ưa chuộng.
d. Con mèo bắt được con chuột. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả:
Câu
Chủ động
Bị động
a
x
b
x
c
x
d
x
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của nhóm.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS. 
- GV rút ra lưu ý về câu bị động: Không phải câu bị động nào cũng có bị/được. Muốn xác định câu bị động cần xem chủ ngữ chỉ người/vật có được hoạt động của người/vật khác hướng vào hay không.
- HS quan sát lắng nghe nhiệm vụ
- HS làm phiếu bài tập theo nhóm đôi, xác định các câu chủ động và câu bị động.
- Đại diện nhóm báo cáo bài làm, nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe, nhận xét lẫn nhau.
- HS ghi bài.
* Bài tập nhanh:
GV dẫn dắt, chuyển ý: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm câu chủ động và câu bị động. Thực tế, trong giao tiếp, có khi chúng ta sử dụng câu chủ động, cũng có khi sử dụng câu bị động, vậy mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có gì đặc biệt, cô trò chúng ta cùng sang phần tiếp theo của bài.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK/57 
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Chọn câu thích hợp vào chỗ trống.
+ Giải thích lí do em chọn.
+ Qua đó, rút ra nhận xét về mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Chọn câu b vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn tốt hơn: Câu trước đã nói về Thủy với CN em tôi thì sẽ phù hợp, logic và dễ hiểu hơn nếu câu sau tiếp tục nói về Thủy thông qua CN em. Nó khiến cho liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- Rút ra nhận xét/ghi nhớ/SGK/58
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV chốt bài: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn đổi thay thì câu văn cũng phải luôn luôn thay đổi để thoả mãn những nhu cầu giao tiếp của con người; trong đó việc chuyển đổi các cặp câu chủ động, bị động tương ứng là một trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn. Để củng cố bài học, cô mời các em cùng chuyển sang phần luyện tập.
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS đọc ví dụ
- HS nhận nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân
- HS báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét
- HS đọc ghi nhớ
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ/SGK/58
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- PP/KT: giao việc, trình bày 1 phút, trò chơi
- Phương tiện dạy học: bảng, phấn, giấy, bút, câu hỏi
- Thời gian dự kiến: 10 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KT – KN cần đạt
III. Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài tập 1 ý 1
- Ý 2 giao HS về nhà thực hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân và nhóm HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV nhắc lại đơn vị kiến thức sau khi làm bài tập 1.
- HS lắng nghe, suy nghĩ làm bài
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày bài làm của mình
HS lắng nghe
Bài 1:
- Câu bị động: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy”
- Mục đích của việc chuyển đổi: Tạo sự liên kết nội dung chặt chẽ hơn cho đoạn văn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 2 đội, tham gia trò chơi “Nhìn hình đặt câu”
- GV hướng dẫn luật chơi:
+ Mỗi đội có 1 phút để lựa chọn ra 3 thành viên tham gia trò chơi.
+ Các thành viên quan sát các bức hình thực hiện nhiệm vụ sau theo hình thức tiếp sức:
+ Đội 1: đặt câu chủ động cho mỗi bức hình.
+ Đội 2: đặt câu bị động cho mỗi bức hình.
+ Trong thời gian 2 phút, đội nào có nhiều câu đúng hơn, thời gian ngắn hơn sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả:
Dự kiến sản phẩm của HS:
- Tranh 1:
+ Câu chủ động: Bác sĩ đang chăm sóc tận tình cho bệnh nhân.
+ Câu bị động: Bệnh nhân đang được bác sĩ chăm sóc tận tình.
- Tranh 2:
+ Câu chủ động: Các chú bộ đội cẩn thận lập chốt kiểm dịch.
+ Câu bị động: Chốt kiểm dịch được các chú bộ đội lập cẩn thận.
- Tranh 3:
+ Câu chủ động: Thầy cô giáo dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Câu bị động: Lớp học được thầy cô giáo dọn vệ sinh sạch sẽ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân và nhóm HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- GV nhắc lại đơn vị kiến thức sau khi làm bài tập 2.
HS lắng nghe, suy nghĩ làm bài.
HS chọn thành viên tham gia
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày bài làm của mình trên bảng.
HS lắng nghe
Bài 2: Nhìn tranh đặt câu
Hình 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập viết đoạn
- PP/KT: giao việc, động não.
- Phương tiện dạy học: vở, bút
- Thời gian dự kiến: 10 phút	
- Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS bài tập viết đoạn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV đánh giá hoạt động học tập của cá nhân HS.
- GV đánh giá ý thức, thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- HS viết đoạn.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
Viết đoạn văn (4-6 câu) trình bày suy nghĩ của em về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, trong đó có sử dụng câu bị động, gạch chân dưới câu bị động.
* Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn đủ số câu, không mắc lỗi văn phạm diễn đạt, gạch chân dưới câu bị động trong đoạn.
* Nội dung: trình bày suy nghĩ của em về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, trong đó có sử dụng câu bị động.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian:1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Sưu tầm thêm các đoạn văn có sử dụng câu chủ động và câu bị động.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, trình bày....
HS sưu tầm
Bước IV. Hướng dẫn HS tự học
1. Bài cũ: Ghi nhớ các đơn vị kiến thức, hoàn thành đoạn văn
2. Bài mới: Chuẩn bị cho tiết 2 của bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_100_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_cau.docx