Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tiếng Việt: Câu đặc biệt

Tiếng việt : CÂU ĐẶC BIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Khái niệm câu đặc biệt.

- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

- Nhận biết câu đặc biệt.

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc 3 trang phuongnguyen 21060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tiếng Việt: Câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tiếng Việt: Câu đặc biệt

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tiếng Việt: Câu đặc biệt
TUẦN 22 
 Ngày soạn: 29/01/2018
TIẾT 86 
Tiếng việt : CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài dạy:
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* KÜ n¨ng sèng: 
- Ra quyÕt ®Þnh: lùa chän c¸ch sö dông c¸c lo¹i c©u đặc biệt theo nh÷ng môc ®Ých giao tiÕp cô thÓ cña b¶n th©n.
- Giao tiÕp: tr×nh bµy suy nghÜ, ý t­ëng, trao ®æi vÒ c©u ®ặc biÖt
3. Thái độ: 
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
5. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: hợp tác, tư duy, giải quyết vấn đề.	
- Năng lực riêng: đọc sáng tạo, thẩm mĩ, giao tiếp tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
Câu 2: Có nên sử dụng câu rút gọn trong trường hợp dưới đây không? Vì sao? 
Thầy giáo gọi Nam lên bảng kiểm tra bài cũ, Nam chần chừ không muốn lên.
- Thầy: Em đã học bài cũ chưa?
- Nam: Chưa.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Một trong những điều tạo ra sự phong phú đa dạng đó là các kiểu câu. Các em đã được học câu trần thuật đơn có từ “là”, câu trần thuật đơn không có từ “là”, câu rút gọn và hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một kiểu câu mới, đó là câu đặc biệt.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là câu đặc biệt ? 
GV: Mời học sinh đọc ví dụ trên màn hình. 
? Tìm cho cô câu in đậm.
- Ôi, em Thủy!
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của ba câu trong ví dụ.
- Hs xác định.
- Câu in đậm không xác định được chủ ngữ, vị ngữ.
? Tại sao lại không xác định được CN, VN trong câu in đậm?
- Vì nó không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
-> Câu đặc biệt.
? Thế nào là câu đặc biệt ? 
-HS: Trả lời theo Ghi nhớ sgk
* Lưu ý : Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. 
- Gv chỉ các dấu hiệu để học sinh nhận biết.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt.
? Hãy thảo luận nhóm và đánh dấu X vào ô trống mà các em cho là thích hợp để tìm ra tác dụng của câu đặc biệt.
- Hs thảo luận và điền kết quả vào phiếu học tập.
.
- Hs trình bày, giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án.
? Khái quát lại những tác dụng của câu đặc biệt.
Gv liên hệ : Tác dụng của câu đặc biệt trong cuộc sống
*HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập1,2: 
? Bài tập 1, 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận nhóm trong thời gian 4 phút.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
Gợi ý:
 - Nội dung: Cảnh quê hương em 
 - Hình thức: ngắn gọn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng câu đặc biệt
- HS: Viết đoạn văn
- GV: Nhận xét.
I. Thế nào là câu đặc biệt ?
1. Xét Ví dụ:
 - Ôi, Em Thủy ! 
-> Không xác định được chủ ngữ, vị ngữ.
=> Câu đặc biệt.
2. Kết luận:
 - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
3. Lưu ý: Cần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn.
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Ví dụ: 
* kẻ bảng đánh dấu x vào ô thích hợp.
 Tác dụng
Câu đặc biệt
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Một đêm mùa xuân.
x
Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
x
Trời ơi!
x
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
x
Ngã ba Tuần Giáo.
x
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.
x
2. Kết luận
- Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn 
- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng 
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp 
III. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1, 2: Những câu đặc biệt và câu rút gọn 
a. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Giương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức .kháng chiến 
 Câu rút gọn: Tác dụng: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ 
b. Ba giây Bốn giấy Năm giây Lâu quá
Câu đặc biệt : Tác dụng : thông báo thời gian 
c. Một hồi tàu –câu đặc biệt: Tác dụng : tường thuật 
d. Lá ơi – câu đặc biệt: Tác dụng : gọi đáp 
- Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu – câu rút gọn 
 * Tác dụng : làm câu gọn hơn, tránh lặp từ 
2. Bài tập 3: 
- Bài làm của học sinh.
4. Củng cố: 
- HS dựa vào nội dung trên khái quát kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
5. Dặn dò:
- Đối với bài học tiết này:
 + Học các ghi nhớ.
 + Làm bài tập SBT Ngữ văn/32.
 + Xem lại các ví dụ trong bài học để nắm được đặc điểm của câu đặc biệt.
- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài: “ Thêm trạng ngữ cho câu” . Yêu cầu:
 +Trả lời câu hỏi SGK.
+ Đặc điểm của trạng ngữ.
+ Xem trước bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_86_tieng_viet_cau_dac_biet.doc