Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- HS biết: Những thông tin chính về tác giả, kể lại được đoạn truyện. Nhận biết đươc đặc điểm của truyện, kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.

- HS hiểu: Phân tích được nghệ thuật nội dung văn bản thông qua nhân vật chính. Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, nghệ thuật kể chuyện. Có kĩ năng đọc, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- HS vận dụng: vận dụng so sánh nhân vật, văn bản với nhân vật và văn bản khác cùng nội dung. Vận dụng liên hệ vấn đề đặt ra trong văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh hiện tại. Vận dụng viết đoạn văn trình bày vấn đề nêu ra.

2. Năng lực:

 

doc 21 trang phuongnguyen 24180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 28
Tuần 28
Tiết 109, 110 - Văn bản:
 Ngày soạn: /03/2021
 Ngày dạy: /03/2021 
SỐNG CHÉT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
Môn học: Ngữ văn; lớp 7B
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS biết: Những thông tin chính về tác giả, kể lại được đoạn truyện. Nhận biết đươc đặc điểm của truyện, kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.
- HS hiểu: Phân tích được nghệ thuật nội dung văn bản thông qua nhân vật chính. Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, nghệ thuật kể chuyện. Có kĩ năng đọc, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- HS vận dụng: vận dụng so sánh nhân vật, văn bản với nhân vật và văn bản khác cùng nội dung. Vận dụng liên hệ vấn đề đặt ra trong văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh hiện tại. Vận dụng viết đoạn văn trình bày vấn đề nêu ra. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đấu thế kỷ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
- Sống trách nhiệm với người khác.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người khác, căm ghét bọn những điều xấu, ác,...
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Trong thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tích cực và trách nhiệm với hành vi của bản thân trong cuộc sống: 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo.
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.
 Dựa vào định nghĩa trên, em hãy tìm những chi tiết trong tác phảm để hoàn thành bảng sau:
Dân
Tương phản
Quan
Cảnh hộ đê
Cảnh đê vỡ
Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phản:
 	Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ (hoặc tính chất,) so với chi tiết trước),qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc, hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật. 
Hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau:
Đối tượng miêu tả
Tăng cấp
Nhận xét
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ
Sự vất vả căng thẳng của nhân dân hộ đê
Mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ
- Phiếu bài tập (SGK):
Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện “Sống chết mặc bay” và nêu tác dụng của chúng.
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Tác dụng
Ngôn ngữ tự sự
Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ biểu cảm
Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ đối thoại
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục đích: Kết nối kiến thức thức thực tế với bài học, tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. 
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết thông qua nghiên cứu hình ảnh 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS xem hình ảnh và cho biết đó là những ai? Sống trong thời kỳ nào? (Chú ý trang phục và hành động.)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: Trong lịch sử dân tộc, thời phong kiến, hình ảnh những viên quan phụ mẫu đã đượ tái hiện khá chân thực, đầy đủ trong các tác phẩm hiện thực. Đó là viên quan phụ mẫu “Đồng hào có ma” và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, là viên quan huyện trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố... Và nhà văn Nguyễn Công Hoan tặng cho bạn đọc “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện thực với chân dung viên quan phụ mẫu hộ đê trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
a) Mục đích: Học sinh nắm bắt được những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm.
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin SGK, sử dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ khám phá tác giả và tác phẩm.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác kênh chữ, kênh hình, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
- Tác giả
+ Phạm Duy Tốn:(1883-1924). Quê quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
+ Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
- Tác phẩm: Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Cho Hs đọc thầm SGK.
(1) Nêu hiểu biết của em về t/ giả Phạm Duy Tốn?
(2) Gọi HS giới thiệu truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: HS chia sẻ ý kiến với bạn về tác giả, tác phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp - kết luận
1. Tác giả:
- Phạm Duy Tốn (1883-1924). Quê quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
2. Tác phẩm:
- Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn.
GV: Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
 Truyện “Sống chết mặc bay”lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều. Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, chú thích, tóm tắt văn bản và tìm hiểu bố cục
a) Mục đích: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu chú thích khó, tóm tắt được truyện và tìm hiểu bố cục.
b) Nội dung: Hướng dẫn HS nắm bắt cách đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu những từ ngữ khó và bố cục.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
(1) GV hướng dẫn. Học sinh đọc văn bản.
- Giải thích từ khó (chú thích SGK)
(2) Tóm tắt văn bản?
(3) Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận 
1. Đọc - chú thích
2. Tóm tắt truyện.
3. Bố cục: ba đoạn
- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm ... hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2: “Ấy lũ con dân ... điếu mày”: Cảnh quan phủ đánh tổ tôm ở trong đình.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Đê bị vỡ nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài.  Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
4. Phân tích.
a) Mục đích: Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật, nghệ thuật tương phản, miêu tả hành động, tâm lí nhân vật. 
b) Nội dung: 
- HS tóm tắt được những tình tiết, nội dung của truyện: phân tích được nghệ thuật đối lập giữa nhân vật quan phụ mẫu, nha phủ với nhân dân.
- Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác tham gia ý kiến.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
a. Nghệ thuật tương phản trong xây dựng cảnh dân và quan hộ đê.
Dân
Tương phản
Quan
- Hàng trăm nghìn con người hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,...bì bõm dưới bùn ngập quá khuỷu chân, lướt thướt như chuột lột
- Tiếng người xao xác gọi nhau, ai cũng mệt lử, trăm nghìn lo sợ đem thân hèn yếu mà đối sức với mưa to gió lớn
- Dân phu rối rít, trăm họ vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu, lũ kiến trên đê
=>Một cảnh nghìn sầu muôn thảm.
Cảnh hộ đê
- Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ, quan uy nghi, chiễm chện ngồi, người hầu gãi, kẻ hầu quạt, hầu điếu đóm,... 
- Bát yến hấp đường phèn, mang theo những đồ dùng đắt tiền: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,... - Chung quanh quan có nha lại ngồi hầu bài    
- Nhàn nhã chơi bài, lúc khoan, lúc mau, cười nói vui vẻ, quan ung dung hai bên tả hữu nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, quan lớn đánh bài "Ù thông"
=> Cảnh sống an toàn, sa hoa, nhàn nhã, mải mê cờ bạc
- Ngoài xa tiếng kêu vang trời, dậy đất, tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn, tiếng trâu bò kêu vang tứ phía
- Người nhà quê mình mẩy lấm láp, tất tả chạy vào thở không ra lời
- Đê vỡ dân trôi, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ.
Cảnh đê vỡ
- Ván bài quan đã chờ: ngài xơi bát yến, ngồi khểnh vuốt râu, mắt trông vào đĩa nọc, điềm nhiên, lăm le chờ bài " Ù"
- Có người khẽ nói làm ngài cau mặt     
- Nghe tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai quát và tiếp tục chờ ván bài "Ù" - Quan vỗ tay xuống xập kêu to vội vàng xòe bài miệng vừa cười vừa nói
Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phản: Phép tương phản, tăng tiến làm nổi rõ tính cách bất nhân, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, coi thường tài sản, tính mạng nhân dân của quan phủ và tình cảm thảm thương, muôn sầu, nghìn khổ của người dân.
Tiết 2
b. Nghệ thuật tăng cấp trong xây dựng bối cảnh và nhân vật
a) Mục đích: Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật, nghệ thuật tương phản, miêu tả hành động, tâm lí nhân vật. 
b) Nội dung: 
- HS tóm tắt được những tình tiết, nội dung của truyện: phân tích được nghệ thuật đối lập giữa nhân vật quan phụ mẫu, nha phủ với nhân dân.
- Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
Đối tượng miêu tả
Tăng cấp
Nhận xét
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ
- Mưa mỗi lúc một nhiều: Trời mưa tầm tã
- Nước sông mỗi lúc một dâng cao: Nước sông Nhị Hà lên to quá, nước cứ cuòn cuộn bốc lên
- Thể hiện thời tiết sự mưa gió, lũ lụt khó khăn do thiên nhiên gây ra
Sự vất vả căng thẳng của nhân dân hộ đê
- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ: Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ
- Sức người mỗi lúc một đuối: Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi
- Thể hiện sự nhốn nháo, ầm ĩ, sự khó khăn mệt nhọc, sức chống chọi vủa người dân vật lộn với cơn lũ
Mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ
- Mê bài bạc bỏ ban trách nhiệm của mình
- Mê đến mức bên ngoài ầm ĩ mà vẫn ung dung, thản nhiên
- Có tin đê vỡ còn thoè ơ quát nạt.
- Khi quan ù ván bài to, nhân dân lâm vào cánh lũ lụt thảm thê ngàn sầu
- Thể hiện sự vô trách nhiệm của quan dân thời bấy giờ. Những kẻ lòng lang dạ thú coi thường sinh mạng con người.
- GV bình: Tác giả đã thành công trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Bởi sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Sự đối lập giữa tình huống vỡ đê người dân hối hả ngược xuôi trong cơn mưa lớn với hi vọng cứu để, cứu chính cuộc sống của mình trong khi viên quan ung dung tự tại trên chỗ cao, nắng không tới đầu, nước không tới chân đã khắc họa một cách chân thực cuộc sống cơ cực của nhân dân lúc bấy giờ và sự vô trách nghiệm của quan lại địa phương. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc làm nên giá trị hiện thực, bộ mặt của xã hội thực dân lúc bấy giờ.
5. Tổng kết
a) Mục đích: Nắm bắt được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác văn bản, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Khái quát những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Nêu ý của truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
a. Nghệ thuật: Tình tiết hấp dẫn
- Xây dựng nhân vật độc đáo.
- Kết hợp tương phản và tăng cấp....
b. Nội dung:
- Giá trị hiện thực: 
+Quan lại han chơi, hưởng thụ, coi thường tài sản, tính mạng của nhân dân.
+ Cuộc sống thê thảm, khốn cùng của người dân
- Giá trị nhân đạo: 
+ Niềm cảm thương của tác giả trước cảnh sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai 
+ Tố cáo, lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại lòng lang dạ sói đương thời. 
* Ghi nhớ: SGK tr83
3. Hoạt động 3: Hoạt động Luyện tập
a) Mục đích: Thực hành làm các bài tập để hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được và rèn luyện, phát triển kỹ năng.
b) Nội dung: Hệ thống bài tập tự luận.
c) Sản phẩm: Bài làm tự luận của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(1) Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay và nêu tác dụng của chúng - Phiếu bài tập.
(2) Ý nghĩa nhan đề “Sống chết mặc bay”?
(3) Triển khái câu chủ đề sau thành đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu: Văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn đã nói lên sự độc ác, vô lương tâm, vô trách nhiệm, thích hưởng lợi của tên quan phụ mẫu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
Bài tập 1:
HS điền phiếu HS
Bài tập 2:
- Tên bài sống chết mặc bay, xuất phát từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
- Nhan đề lên án thái độ vô trách nghiêm của những kẻ cầm quyền, chỉ biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.
Bài tập 3:
- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- HS vận dụng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
c) Sản phẩm học tập: 
- Đoạn văn nghị luận.
d) Tổ chức thực hiện: 
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu bài tập.
Mệnh lệnh từ trái tim: Trên dưới một lòng hướng về miềm Trung đang gồng mình chống thiên tai
(2) Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
(3) Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
(4) Kết luận, đánh giá:
- Hoạt động cá nhân: HS suy nghĩ trả lời.
- GV tổng hợp.
- Xem lại nội dung tiết kiểm tra giữa kì, chỉ ra những ưu, nhược điểm của bản thân mình trong bài viết đó và dự kiến hướng khắc phục.
Tuần 28 - Tiết 111:
 Ngày soạn: /04/2021
 Ngày dạy: /04/2021 
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn học: Ngữ văn; lớp 7B
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
- Hiểu và nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi đó. Điều chỉnh quá trình dạy học.
- Củng cố cho h/s về cách xây dựng cốt truyện, n/v, sự việc , lời văn, bố cục của văn bản tự sự. Rèn kỹ năng tự chữa bài.
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tích cực của Hs.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
II. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Tập bài của học sinh đã chấm và nhận xét.
III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Trao đổi, thảo luận.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. ĐỀ BÀI: Phát bài cho HS
- Gv công bố đáp án..
II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.
1. Phần đọc - hiểu:
+ Đối chiếu với đáp án, đnáh gia sưu nhược điểm của bản thân.
2. Phần làm văn:
Câu 1.
-Hình thức:
- Nội dung:
- Câu 2.
- Văn bản em viết về chủ đề gì? Em đã triển khai chủ đề bằng những luận điể,luận cứ nào?
- Cách sáp xếp bố cục đã thể hiện được tính thống nhất chủ đề của văn bản chưa?
- Bài viết gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có đảm bảo dấu hiệu hình thức và trình bày một vấn đề??
- Theo em mức độ bài viết với số điểm cô giáo đánh giá đã hợp lí chưa? ý kiến của em?
III.PHẦN NHẬN XÉT CHUNG: 
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm:
IV. CHỮA LỖI:
Đọc lại phần nhận xét của giáo viên, thấy ưu khuyết điểm chính bài viết.
1.Chữa lỗi chung: 
 + Lỗi chính tả: 
- Chữa lỗi cá nhân : 
2- Lỗi chưa chấm câu: 
+ Tự chữa các lỗi trong bài. 
 + Trao đổi bài với bạn cùng thảo luận.
3. Đọc bài có điểm cao : 
V. KẾT QUẢ:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3 - 4
VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- GV củng cố kiến thức bài học, hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo.
- HS Xem lại bài làm- Chuẩn bị bài “ Ca Huế trên sông Hương”: Xem một số làn điệu ca Huế trên mạng Internet.
Tuần 28
Tiết 112, 113 - Tập làm văn:
 Ngày soạn: 22/3/2021
 Ngày dạy: 02, 03/4/2021 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Môn học: Ngữ văn; lớp 7B
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về vấn đề quen thuộc với đời sống của các em.
- Vận dụng kiến thức viết bài tập làm văn giải thích.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
- Viết được đoạn văn giải thích.
3. Phẩm chất: 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn.
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước,... 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính,...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về cách làm bài văn LLGT để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: Phần kiến thức cũ của HS
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV đưa ra câu hỏi: “Khi làm bài văn nghị luận giải thích em thường thực hiện những bước nào? Bỏ những bước nào? Khi bỏ như vậy em có gặp khó khăn gì ko?
- GV nêu câu hỏi, HS trao đổi với bạn trong bàn cặp đôi để trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau
- Học sinh: làm việc cá nhân → trao đổi với bạn cặp đôi
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá
 - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Tiết trước các em đã biết cách làm bài văn lập luận giải thích. Tiết này chúng ta sẽ cùng thực hành cách làm đó
- Các bước làm bài văn giải thích:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc, sửa chữa
- Bước HS thường bỏ qua có thể là lập dàn ý
- Khó khăn: không biết trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp, bài viết dễ bị lủng củng, thiếu sức thuyết phục.
2. Hoạt động 2: Hoạt động Luyện tập
Cho đề văn sau: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ nhân loại. Hãy giải thích nội dung câu nói trên.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Mục đích: Nắm được mục đích của việc tìm hiểu đề, tìm ý và kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý trong bài văn nghị luận giải thích.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác bài tập SGK
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS để cho ra dàn ý cho đề bài sgk
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 (1) Xác định kiểu bài và nội dung của đề văn trên?
 (2) Xây dựng ý cho đề văn trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con ngời.
* Tìm ý:
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ nhân loại
+ “Ngọn đèn sáng": Đối lập với bóng tối. "Ngọn đèn sáng" rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm.
+ "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt
→ Ý nghĩa: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Nói cách khác, những gì tinh tuý nhất trong sự hiểu biết của con người chính ở trong sách.
Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
- Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
- Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
2. Lập dàn ý:
a) Mục đích: Nắm được mục đích của việc lập dàn ý và kĩ lập dàn ý trong bài văn nghị luận giải thích.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác bài tập SGK
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS để cho ra dàn ý cho đề bài sgk
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề văn trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
a. Mở bài: Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,.
- Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
* Khằng định đây là câu nói đúng. Tác dụng của sách tốt:
- Giúp ta thư giãn, thoải mái
- Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
- Giúp ta có kiến thức rộng hơn
- Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
- Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
* Mở rộng:
- Sách ghi lại hiểu biết của con người. Nhờ đó mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
- Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị. 
+ Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
+ Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
* Liên hệ bản thân:
- Chăm đọc sách 
- Chọn sách bổ ích để đọc
- Làm theo điều tốt trong sách
c. Kết bài: Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người
Tiết 2
3. Viết bài:
a) Mục đích: 
- HS biết vận dụng dàn ý trên để triển khai thành bài văn 
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào viết bài 
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác.
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS để cho ra dàn ý cho đề bài sgk
d) Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm đạt được 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - GV yêu cầu HS viết các đoạn văn theo yêu cầu cho đề văn trên?
+ N1: Viết MB, KB cho đề bài trên
+ N2: Giải thích câu nói
+ N3: Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diết
+ N4: Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.
- GV tổng hợp - kết luận.
THAM KHẢO:
Đoạn mở bài:
 Có những người đã nhìn sách bằng cặp mắt vô hồn nhìn những tập giấy vô tri vô giác. Nhưng lại có bao người đã dành cho sách những lời ngợi ca vô cùng đẹp đẽ. Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Đoạn thân bài:
 Vậy sách là gì? Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc Sách là kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,. Vậy còn ngon đèn sáng là gì? Ngọn đèn sáng": đối lập với bóng tối. "Ngọn đèn sáng" rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Câu nói trên có ý nghĩa sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Nói cách khác, những gì tinh tuý nhất trong sự hiểu biết của con người chính ở trong sách.
 Câu nói trên hoàn toàn đúng. Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_28.doc