Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33 - Năm 2020-2021

Tiết 130- Tập làm văn.

 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về VB biểu cảm và VB nghị luận.

2- Kĩ năng :

- Khái quát,hệ thống các văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận đã họpc

- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

- Rèn lại kĩ năng làm bài văn biểu cảm và nghị luận.

3- Thái độ :

Có ý thức ôn tập phần Tập làm văn thật tốt.

=> Định hướng năng lực.

Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

 

doc 16 trang phuongnguyen 29/07/2022 19400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33 - Năm 2020-2021
Soạn : 5/5/2021- Dạy: / 5 / 2021
Tiết 130- Tập làm văn. 
 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về VB biểu cảm và VB nghị luận.
2- Kĩ năng :
- Khái quát,hệ thống các văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận đã họpc
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Rèn lại kĩ năng làm bài văn biểu cảm và nghị luận.
3- Thái độ :
Có ý thức ôn tập phần Tập làm văn thật tốt.
=> Định hướng năng lực.
Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Kể tên những VB biểu cảm (văn xuôi) và VB nghị luận mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 ?
* Khởi động vào bài mới:
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 7, các em đã được rèn kĩ năng làm 2 kiểu bài là biểu cảm và nghị luận. Hôm nay, chúng ta cùng đi ôn tập lại những kiến thức về 2 kiểu VB ấy.
Hoạt động 2: Ôn tập.
- Mục tiêu: Hệ thống hóa về văn bản biểu cảm.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực : Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
? Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1 ?
? Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích và cho biết đặc điểm biểu cảm của bài văn đó ?
? Qua đây, em cho biết văn biểu cảm có đặc điểm gì ?
? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò, ý nghĩa gì trong văn biểu cảm 
? Khi muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc tốt đẹp với một con người, sự vật, hiện tượng thì phải nêu lên điều gì ?
? Chỉ ra ngôn ngữ biểu cảm trong 2 VB Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi ?
? Như vậy, trong văn biểu cảm cần phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào ?
I- Về văn biểu cảm :
- Cổng trường mở ra ( Lí Lan)
- Mẹ tôi ( A-mi-xi)
- Cuộc chia tay... con búp bê ( Khánh Hoài)
- Một thứ quà của lúa non: Cốm ( T. Lam)
- Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương)
- Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng)
Ví dụ : VB Sài Gòn tôi yêu
- Tập trung biểu đạt tình yêu Sài Gòn da diết, đắm say.
- Tình cảm ấy được bộc lộ một cách trực tiếp Tôi yêu ...; tôi yêu ... và qua những hình ảnh so sánh.
- Bố cục rõ ràng.
- Tình cảm trong sáng, chân thực - thể hiện tình yêu SG xuất phát từ con tim, tấm lòng.
-> VB biểu cảm:
- Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu
- Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm cũng có bố cục ba phần
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
-> Yếu tố tự sự và miêu tả:
- Yếu tố miêu tả có vai trò tái hiện lại đối tượng, sự việc, để làm nảy sinh cảm xúc.
- Yếu tố tự sự có ý nghĩa gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
-> Tự sự và miêu tả rất cần trong văn biểu cảm nhưng nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
- Nêu được những phẩm chất tốt đẹp của người đó, đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng khiến em có cảm xúc. Tức là phải tự sự và miêu tả.
- Sài Gòn tôi yêu : Biện pháp đối lập, tương phản; điệp ngữ; ẩn dụ; so sánh.
- Mùa xuân của tôi : Điệp ngữ đặc sắc; ẩn dụ; so sánh.
- Biểu cảm trực tiếp
- Dùng biện pháp ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ một cách linh hoạt, uyển chuyển nên giá trị biểu cảm rất cao - đặc biệt là điệp ngữ, so sánh.
 Kẻ bảng vào vở và điền vào các ô trống:
Nội dung VB biểu cảm
Thể hiện tình cảm, cảm xúc trực tiếp hoặc thông qua các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng -> biểu đạt chủ yếu một cảm xúc.
Mục đích biểu cảm
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm.
Phương tiện biểu cảm
Trực tiếp hoặc dùng các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ - các biện pháp tu từ, miêu tả, tự sự.
Kẻ bảng và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục văn biểu cảm
Mở bài
Giới thiệu khái quát về cảm xúc
Thân bài
 Trình bày cụ thể cảm xúc
Kết bài
 Khẳng định lại cảm xúc
- Mục tiêu: Hệ thống hóa về văn Nghị luận.
- Phương pháp- KT dạy học: Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực: Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
1. Hãy ghi lại tên các bài văn NL đã học và đọc trong Ngữ văn 7 tập 2 ?
2. Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy VB nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào ? dưới dạng những bài gì ? Ví dụ?
3. Trong bài văn NL, phải có những yếu tố cơ bản nào ? Yếu tố nào là chủ yếu ?
4. Luận điểm là gì ? Đâu là LĐ trong 4 câu ? Vì sao ?
5. Nói như trong SGK có đúng không? Lí giải ?
6. Hai đề này có gì giống và khác nhau về cách làm ?
? Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế ?
II- Về văn nghị luận :
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - P.V. Đồng
- Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
-> Ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...
 Ví dụ : 
- Bình luận về vụ án Lã Thị Kim Oanh
- Các bài xã luận trên báo.
-> Trong bài văn nghị luận đều phải có luận điểm. Luận cứ và lập luận.
- Luận điểm là yếu tố chủ yếu trong văn NL
- LĐ là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. LĐ là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
- Câu a và d là LĐ; câu b là cảm thán, câu c chỉ là 1 cụm DT, nêu 1 vấn đề, nó tương ứng với 1 luận đề mà chưa phải là LĐ. LĐ thường có hình thức câu trần thuật với từ "là" hoặc từ "có" (khi có phẩm chất, tính chất, truyền thống nào đó).
-> Trong câu nói này, người nói tỏ ra không hiểu về cách làm văn lập luận c/m. Ngoài LĐ và dẫn chứng, c/m trong văn NL đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng "nói lên" điều mình muốn chứng minh.
- Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu. Câu ca dao trên làm theo thể lục bát, tiêu biểu cho TV đẹp về thanh điệu, vần lưng, nhịp chẵn, nhưng phải diễn giải thì câu ca dao mới có sức c/m
- Giống : đều cùng phải làm rõ một đạo lý của dân tộc là lòng biết ơn.
- Khác : + Chứng minh dùng lý lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ LĐ mới (cần được c/m) là đáng tin cậy.
 + Giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kể các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo.
- Giải thích là phải làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề (tức là phải thuyết phục được người đọc bằng lý lẽ của mình)
- Chứng minh là tìm và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ, khẳng định vấn đề là đúng
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
Bài tập 1:
 1. Theo em, đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm để diễn tả tình cảm. Đúng hay sai ?
 A. Đúng B. Sai
 2. Thể loại nào sau đây không thuộc về văn biểu cảm ?
 A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình
 C. Ca dao D. Tuỳ bút
 3. Dòng nào không phải là thể loại của thơ trữ tình ?
 A. Lục bát B. Song thất lục bát
 C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Tuỳ bút.
 Bài tập 2:
 1. Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn NL cần phải đạt những yêu cầu gì ?
 A- Luận điểm phải rõ ràng B- Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động
 C- Lí lẽ phải thuyết phục D- Cả ba yêu cầu trên
 2. Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất kh thực hiện bài TLV nghị luận ?
 A- Tìm hiểu vấn đề NL, LĐ và tính chất của đề trước khi viết thành bài hoàn chỉnh.
 B- Tìm hiểu vấn đề NL, LĐ, tính chất của đề để lập dàn ý cho đề bài trước khi làm thành bài văn hoàn chỉnh
 3. Để không bị lạc đề, xa đề, cần xác định đúng các yếu tố nào ?
 A- Luận điểm B- Luận cứ
 C- Tính chất của đề D- Cả 3 yếu tố trên
Hoạt động 4: Vận dụng.
	Viết một đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay của mẹ.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
Đọc thêm một số bài văn biểu cảm.
Nắm chắc kĩ năng viết bài văn biểu cảm.
Chuẩn bị : Ôn tập TV
..
Soạn : 10/ 5/ 2021- Dạy: / 5/ 2021
Tiết 131- Tiếng Việt 
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
(Tiếp theo)
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Hệ thống hoá kiến thức về cấc phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
2- Kĩ năng :
 - Rèn lại kĩ năng nhận biết và vận dụng các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp vào viết văn bản và giao tiếp.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia ôn tập tốt để nắm chắc kiến thức TV.
=> Định hướng năng lực.
Tổng hợp, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, ...
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới:
 Giờ trước chúng ta đã ôn tập về phần câu đơn và các dấu câu. Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về các phép biến đổi câu và các biện pháp tu từ cú pháp.
Hoạt động 2: Ôn tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Hệ thống hóa về các phép biến đổi câu.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực : Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
3- Các phép biến đổi câu đã học :
Các phép biến đổi câu
Thêm, bớt thành phần
Chuyển đổi kiểu câu
Rút gọn câu
Mở rộng câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Thêm trạng ngữ
cho câu
Dùng cụm C - V để mở rộng câu
- GV dựa vào sơ đồ, hướng dẫn HS ôn tập.
? Có mấy phép biến đổi câu? Là những phép nào ?
( Có hai phép biến đổi câu :
 + Thêm bớt thành phần câu
 + Chuyển đổi kiểu câu)
? Có mấy cách thêm, bớt thành phần câu ?
( Hai cách :
 +Rút gọn câu 
 + Mở rộng câu)
? Rút gọn câu là gì ? 
? Rút gọn câu nhằm mục đích gì ? Cho ví dụ ?
? Có thể lược bỏ bớt những thành phần nào của câu ?
? Cho ví dụ về câu rút gọn ?
? Mở rộng câu bằng cách nào ?
 ( GV: Mở rộng câu bằng cách:
 + Thêm trạng ngữ cho câu
 + Dùng cụm C - V để mở rộng câu)
? Thêm trạng ngữ cho câu nhằm mục đích gì ?
? Người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ?
? Cho ví dụ về trạng ngữ ?
? Ngoài mở rộng câu bằng cách thêm TN, còn cách nào nữa ?
? Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu ?
? Những trường hợp nào có thể dùng cụm C - V để mở rộng câu ?
? Cho ví dụ về các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu ?
? Em đã học cách chuyển đổi kiểu câu nào ?
( HS: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động).
? Câu chủ động là gì ? Câu bị động là gì ? Cho ví dụ ?
? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì ?
? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Là những cách nào ?
? Cho ví dụ về cách chuyển đổi câu ?
? Có phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động không ?
- Mục tiêu: Hệ thống hóa về các phép tu từ cú pháp.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực : Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
? Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã học những phép tu từ cú pháp nào ?
( HS: - Điệp ngữ
 - Liệt kê)
? Điệp ngữ là gì ? Có mấy kiểu điệp ngữ ? Cho ví dụ ?
? Liệt kê là gì ? Có mấy kiểu liệt kê ?
a- Thêm bớt thành phần câu
* Rút gọn câu:
 - Khái niệm: là lược bỏ bớt một số thành phần của câu.
 - Mục đích :
 + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
 + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN).
- Những bộ phận có thể rút gọn: 
 + Thành phần CN.
 + Thành phần VN
 + Hoặc cả CN, VN trong văn cảnh cho phép.
( Lưu ý: Có những trường hợp không nên dùng câu rút gọn khi đảm bảo sự lịch sự, lễ phép).
VD: Cô giáo hỏi :
 - Hôm nay bàn nào trực nhật ?
 Mai trả lời :
 - Thưa cô ! Bàn em ạ ! -> rút gọn vị ngữ
* Mở rộng thành phần câu.
- Thêm trạng ngữ cho câu
 + Mục đích: 
 x- Bổ sung thông tin, tình huống về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
 x- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
 + Tác dụng: Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định.
VD: Hôm qua, trời mưa to quá khiến hôm nay đường lầy lội.
 Bố cháu đã đi rồi. Vừa mới xong.
 Bằng tình yêu nước thiết tha, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
* Dùng cụm C - V để mở rộng câu.
- Khái niệm: Là cách dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm TP của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm c-v để mở rộng câu:
 + Mở rộng TP câu ( CN, VN)
 + Mở rộng cụm từ (cụm DT, cụm ĐT, cụm TT).
 VD: Lớp trưởng lớp tôi khuôn mặt sáng sủa, thông minh.
 Cây bàng lá xanh um.
 Em bé ốm làm cả nhà lo lắng.
b- Chuyển đổi câu:
- Khái niệm:
 + Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
 Ví dụ : Thầy giáo khen Nam.
 + Câu bị động là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
 Ví dụ : Nam được thầy giáo khen.
- Mục đích chuyển đổi:
 Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- Các cách chuyển đổi :
 + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ)ấy.
 + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
 VD: Trên tường treo bức tranh. (Câu chủ động).
 Bức tranh được treo trên tường.
 Bức tranh treo trên tường.
( Câu bị động)
- Lưu ý: Không phải mà chỉ xét câu bị động có câu chủ động tương ứng.
 4- Các phép tu từ cú pháp :
a- Điệp ngữ:
- Khái niệm : là cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu trong khi nói, viết nhằm làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời văn.
- Các kiểu : Có 3 kiểu điệp ngữ :
 + Điệp ngữ cách quãng
 Ví dụ :
 ... Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ
 (Xuân Quỳnh)
 + Điệp ngữ chuyển tiếp
 Ví dụ :
 Một đèo ... một đèo ... lại một đèo
 Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo
 (Hồ Xuân Hương)
 + Điệp ngữ nối tiếp
 Ví dụ :
 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
 (Chinh phụ ngâm)
b- Liệt kê: 
- Khái niệm: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loật từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Các cách liệt kê: hai kiểu .
 + Cấu tạo : LK theo từng cặp và không theo cặp.
 + Ý nghĩa : LK tăng tiến và không tăng tiến
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
 ? Tìm những ví dụ thuộc các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp trong VB Ca Huế trên sông Hương.
 - GV hướng dẫn HS tìm những ví dụ tiêu biểu
 1- Các phép biến đổi câu :
 a- Rút gọn câu :
 Ví dụ :
 - Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng ... chờ đợi rộn lòng. -> thiếu CN
 b- Thêm trạng ngữ cho câu :
 - Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
 - Xa xa bên kia ... dát ánh trăng vàng.
 c- Dùng cụm C - V để mở rộng câu :
 - Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng ... như muốn bay lên.
 - Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu.
 - Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
 d- Câu bị động :
 - Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.
 2- Phép tu từ cú pháp :
 a- Điệp ngữ : hò, thuyền
 b- Liệt kê : (HS tự tìm một số ví dụ tiêu biểu)
Hoạt động 4: Vận dụng.
	Viết một đoạn văn có sử dụng phép tu từ liệt kê hoặc điệp từ ngữ.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
 - Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn 7 Kì II để chuẩn bị kiểm tra Học kì.
............................................................................
Soạn : 10/ 5/ 2021- Dạy: / 5/ 2021.
Tiết 132 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Tập trung ôn tập những kiến thức cơ bản trong chương trình kì II để làm bài KT tổng hợp.
- Ôn tập một cách toàn diện, không học tủ, học lệch, tập vận dụng các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp.
2- Kĩ năng :
- Tiếp tục làm quen và thành thạo với hình thức KT trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
3- Thái độ :
- Có ý thức tham gia ôn tập tốt, nắm chắc các KT cơ bản để làm bài cho tốt.
=> Định hướng năng lực.
Tổng hợp, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới:
 Chúng ta đã được ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn kì II, để chuẩn bị tốt cho bài KT học kì, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm bài KT một cách chung nhất về các phân môn.
Hoạt động 2: Nội dung kiến thức cần chú ý khi làm bài kiểm tra học kì.
- Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực : Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
? Trọng tâm phần văn bản trong học kì II là gì ?
( HS: - Văn bản nghị luận (lập luận)
 - Ngoài ra còn một vài TP tự sự và VB nhật dụng).
? Khi học ôn phần này, cần chú ý những điểm nào ?
? Em cần chú ý những vấn đề nào trong phần tiếng Việt ?
? Cần nắm được những yêu cầu nào về văn nghị luận ?
? Ngoài ra, cần phải nắm được những nội dung khái quát nào về VB HC ?
- Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được cách ôn tập và trọng tâm kiến thức kiểm tra.
- Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét,
- Năng lực : Thu thập thông tin, trình bày một phút, khái quát hóa
? Khi ôn tập cần chú ý điều gì ?
? Hướng tích hợp là như thế nào ?
? Hình thức đề các em vẫn làm quen là gì ?
I- Những nội dung cơ bản cần chú ý :
 1- Về phần văn bản :
a- Văn bản nghị luận (lập luận)
- Học được phần nội dung nổi bật của các bài văn NL ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương).
- Chú ý các nhan đề ở những văn bản này là LĐ bao trùm của văn bản.
- Các VB nghị luận có vẻ đẹp của :
 + Hệ thống luận điểm, luận cứ
 + Cách thức lập luận: chặt chẽ, sáng sủa, giàu sức thuyết phục.
b- Tác phẩm Tự sự: 
- Truyện ngắn Sống chết mặc bay cho thấy :
 + Cuộc sống lầm than cơ cực của người dân.
 + Bọn quan lại thối nát, vô trách nhiệm
- Truyện Những trò lố ... PBC :
 + Phơi bày những trò lố bịch của Va-ren
 + Ca ngợi khí phách anh hùng của PBC
- Các truyện ngắn đầu thế kỉ XX cho thấy nghệ thuật miêu tả, châm biếm độc đáo.
c- VB nhật dụng Ca Huế trên sông Hương.
 2- Về phần tiếng Việt :
a- Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động,...
b- Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.
c- Cách mở rộng câu bằng cụm C - V và trạng ngữ của câu.
d- Công dụng của các dấu câu: chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang.
 3- Về phần Tập làm văn:
a- Nắm được 1 số vấn đề chung về văn NL :
- Thế nào là văn NL (lập luận), mục đích và tác dụng.
- Bố cục của bài văn nghị luận.
- Các thao tác lập luận : chứng minh, giải thích.
b- Cách làm bài văn nghị luận :
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị - xã hội.
- Giải thích, chứng minh một vấn đề văn học
c- Đặc điểm của VB hành chính:
- Cách làm 1 VB đề nghị và báo cáo
- Các lỗi thường mắc về các loại VB trên.
II- Cách ôn tập và hướng kiểm tra, đánh giá :
- Ôn tập 1 cách toàn diện, không học tủ, học lệch, tập vận dụng các kiến thức, kĩ năng của cả ba phân môn một cách tổng hợp theo hướng tích hợp.
- Các kiến thức về VB, TV, TLV đều dựa vào cùng một hệ thống VB để khai thác và hình thành.
- Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các VB chung có trong SGK.
- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Trắc nghiệm có thể có nhiều đáp án đúng trong 1 câu, cần lựa chọn đầy đủ mới đạt điểm.
- Ngoài ra có một câu hỏi khó đối với HS khá giỏi.
Hoạt động 3: Vận dụng.
	Tập làm 8 đề văn tham khảo trong SGK trang 140, 141, 142, 143.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng.
 - Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn 7 Kì II để chuẩn bị kiểm tra Học kì.
 - Giờ sau làm bài KT tổng hợp.
Soạn : 5/ 5/ 2021 – Dạy: / 5/ 2021.
Tiết 133, 134 
 KIỂM TRA TỔNG HỢP KÌ II
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Đánh giá được khả năng tổng hợp kiến thức 3 phần Văn - tiếng Việt - Tập làm văn trong bài làm của HS.
2- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận, nhất là bài Tập làm văn.
3- Thái độ :
- Có ý thức làm bài kiểm tra tốt, đạt kết quả cao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, đề bài, yêu cầu cụ thể:
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA .
 Mức độ 
 Chủ đề	
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1:
Đọc- hiểu văn bản:
- Tác giả
- Tác phẩm
- Phương thức biểu đạt
- Nội dung đoạn văn
- Công dụng của dấu câu
- Phát hiện biện pháp tu từ
- Tạo lập đoạn văn cảm thụ về tác dụng của biện pháp tu từ.
- Nhớ được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Nhận biết phương thức biểu đạt. 
- Khái quát được nội dung đoạn văn.
- Phát hiện được công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn.
- Phát hiện được biện pháp tu từ trong đoạn văn.
- Biết cách viết đoạn văn cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu: 1
- Số điểm: 1
- Tỉ lệ: 10%
- Số câu: 2
- Số điểm: 2
- Tỉ lệ: 20%
- Số câu: 1
- Số điểm: 2
- Tỉ lệ: 20%
- Số câu: 4.
- Số điểm: 5
- Tỉ lệ: 50%
Chủ đề 2: 
Tập làm văn
Kiểu văn bản: Nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh. 
- Đánh giá việc tạo lập một VB Nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh với yêu cầu:
- Đúng thể loại, đủ bố cục 3 phần.
- Luận điểm rõ ràng
- Biết chọn lọc những lí lẽ và dẫn chứng để giải thích và chứng minh.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu: 1
- Số điểm: 5
- Tỉ lệ: 50%
- Số câu: 1.
- Số điểm: 5
- Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu:1
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2.
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
ĐỀ BÀI
I- Phần Đọc- hiểu văn bản:
Câu 1 (2,5 điểm): Cho đoạn văn sau:	
 “ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
a- Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b- Cho biết phương thức biểu đạt nổi bật của đoạn văn này? Nội dung đoạn văn đề cập đến vấn đề gì?
c- Dấu chấm lửng trong đoạn văn có công dụng gì?	
Câu 2 ( 2,5 điểm): Đoạn văn sau sử dụng biệp pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn đó? 
 " Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán .... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”.
II- Phần Tập làm văn:
Câu 3( 5,0 điểm):	
 Nhân dân ta thường khuyên nhau:
 Có chí thì nên.
 Em hãy giải thích và chứng minh lời khuyên trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I- Phần Đọc- hiểu văn bản.
Câu 1 (2,5đ). 
* Về hình thức: HS trả lời theo ý.
* Về nội dung: Cần đạt được:
a - Đoạn văn trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( 0,5đ).
 - Tác giả Hồ Chí Minh ( 0,5đ). 
b- Phương thức biểu đạt: Nghị luận ( 0,5đ).
 - Nội dung nổi bật: Chứng minh lòng yêu nước trong lịch sử ( 0,5đ).
c- Dấu chấm lửng trong đoạn văn tỏ ý còn nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, những anh hùng dân tộc chưa được liệt kê hết ( 0,5đ).
* Cách cho điểm:
 - Mức tối đa( điểm 2,5): HS trả lời đầy đủ các ý trên.
 - Mức chưa tối đa( điểm 0- 2.0): Thiếu 1 ý trừ 0,5đ.
Câu 2 (2,5đ). 
* Về hình thức: HS trả lời theo ý.
* Về nội dung: Cần đạt được:
- Chỉ ra được phép liệt kê “ sôi nổi, tươi vui, buồn cảm bâng khuâng, tiếc thương ai oán”; lời ca “ thong thả, trang trọng, trong sáng”; gợi “ tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch” (1,5đ . Mỗi ý 0,5đ).
- Tác dụng: + Làm rõ hơn sự phong phú về thể điệu, lời ca của ca Huế (0,5đ).
 + Nhấn mạnh tác động khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, đất nước, con người của ca Huế . ( 0,5đ).
* Cách cho điểm:
 - Mức tối đa( điểm 2,5đ): HS trả lời đầy đủ các ý trên.
 - Mức chưa tối đa( điểm 0,5- 2,0đ): Chưa đầy đủ các ý, GV căn cứ vào thực tế bài làm để trừ điểm.
II- Phần Tập làm văn:
Câu 3: (5,0 điểm)
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
Điểm
1- Yêu cầu
1.1- Về hình thức- kĩ năng:
 - Viết đúng đặc trưng thể loại nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh: 
 + Luận điểm rõ ràng.
 + Luận cứ: Dẫn chứng tiêu biểu, bám sát luận điểm. Lí lẽ phân tích dẫn chứng phải có tác dụng làm rõ luận điểm.
 + Lập luận chặt chẽ, biết kết hợp cảm xúc một cách tự nhiên.
 + Biết sử dụng một số từ ngữ phù hợp với yêu cầu kiểu bài bài.
 - Bố cục rõ, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, chấm câu, diễn đạt, liên kết...
0,5
1.2- Về nội dung:
 a- Mở bài :
- Con người ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành đạt lại không hề đơn giản.
- Khuyên con người có nghị lực vượt khó, tục ngữ có câu : Có chí thì nên. 
 b- Thân bài : 
 * Giải thích sơ lược ý nghĩa của câu tục ngữ:
 - Chí : là ý chí, là nghị lực kiên trì, quyết tâm trước một việc gì đó.
 - Nên: là kết quả của ý chí, của nghị lực kiên trì, của quyết tâm, là thành công.
 - Câu tục ngữ khái quát một kinh nghiệm: Con người muốn thành công cần có ý chí, nghị lực kiên trì bền bỉ và quyết tâm vượt khó.
 * Bàn bạc, chứng minh bằng các dẫn chứng:
 - Mặt đúng đắn của vấn đề: 
 + Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc trong lịch sử đều theo chiến lược trường kì nhưng đã kết thúc thắng lợi.
 + Nhân dân bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ.
 + Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới tạm đủ kiến thức phổ thông.
 + Anh Nguyễn Ngọc Kí kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích. 
...... 
 - Mặt hạn chế: Nhiều người, nhiều biểu hiện chưa kiên trì vượt khó: bế tắc, chản nản, nhụt chí ... khi đứng trước khó khăn. Và kết quả là những người này khó chạm tới thành công. 
 c- Kết bài: Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.
 - Tục ngữ luôn là túi khôn của dân gian, cung cấp cho ta những bài học quý. 
 - Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về ý chí, nghị lực, tinh thần quyết tâm để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và XH. 
0,5
1,0
2,0
0,5
0,5
2- HS: Giấy, bút.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Tổ chức làm bài.
- Gv đọc đề.
- Giám sát HS làm bài
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng.
- Làm lại đề kiểm tra học kì trên vào vở.
- Tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức
- Chuẩn bị chương trình địa phương, ngoại khoá.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_33_nam_2020_2021.doc