Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021

Tuần 3 - Tiết 10- Tiếng Việt

TRƯỜNG TỪ VỰNG

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng

2- Kĩ năng: Biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.

- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập VB.

3- Thái độ: Biết cách sử dụng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Yêu nước, chăm chỉ.

- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập

- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang phuongnguyen 19780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021
Soạn: 10/ 9/ 2020- Dạy: /9/ 2020 
Tuần 3 - Tiết 10- Tiếng Việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng
2- Kĩ năng: Biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập VB.
3- Thái độ: Biết cách sử dụng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả giao tiếp.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Yêu nước, chăm chỉ.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? VD minh hoạ
	? Làm bài tập SGK, vở bài tập.
* Khởi động vào bài mới: 
- GV đưa ra một số từ ngữ:
 Trong số những từ sau, từ nào mang nghĩa rộng nhất:	
Gia đình, anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác,...?
- HS : Gia đình có nghĩa rộng nhất, bao hàm các nét nghĩa của những từ còn lại.
- GV giới thiệu: Tập hợp của những từ : anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác,... có nét nghĩa chung nhất là Gia đình. Ta nói rằng "Gia đình ” là trường từ vựng của tập hợp các từ ngữ trên. Để giúp các em hiểu được Trường từ vựng là gì, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm về trường từ vựng.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm..
- Thời gian: 15 phút.
- HS đọc ví dụ.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay thực vật?
? Các từ đó có nét chung nào về nghĩa ?
 GV bổ sung, chốt.
- GV : Cơ sở cho việc hình thành trường từ vựng là có nét chung về nghĩa.
? Hãy tìm các từ của trường từ vựng : Dụng cụ nấu ăn ?
( Dự kiến: nồi, chảo, thìa, đũa, bếp..).
? Những từ : đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng, nghẹocó nét nghĩa chung nào?
( Dự kiến: Hoạt động thay đổi tư thế của người)
? Thế nào là trường từ vựng?
(HS đọc phần ghi nhớ SGK).
- Y/c hs đọc ví dụ:
? Các nhóm từ trên có cùng trường từ vựng không?
? Hai nhóm từ trên khác nhau ở điểm nào?
? Từ 2 VD trên, em hãy phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
 Hoạt động nhóm : 5’
 ( KT khăn phủ bàn)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 4 nhóm. 
 + Giao nhiệm vụ cho học sinh:
? Trường từ vựng có những lưu ý nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp ?
- Tiến hành hoạt động:
 + Quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần)
 + Bổ sung, chốt kiến thức:
+ Tạo cặp đôi.
+ HĐ cá nhân 1’; cặp 1’
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
I- Thế nào là trường từ vựng.
1- Khái niệm:
a- Tìm hiểu VD.
- Các từ : Mặt, mắt, da, gò má, đầu đùi, cánh tay, miệng: là những từ chỉ đối tượng là người.
- Nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận của cơ thể con người
=> Các từ trên có cùng một trường từ vựng.
b- Kết luận( ghi nhớ- SGK, T21.
 Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2- Phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
a- Tìm hiểu ví dụ:
- Mắt, miệng, đi, chạy.
- Giáo viên, thầy giáo, cô giáo.
-> Các nhóm từ trên cùng trường từ vựng. Vì đều có nét nghĩa chung là chỉ người.
+ Điểm khác nhau:
 - Nhóm 1: Các từ trong nhóm không thể so sánh mức độ, phạm vi rộng, hẹp về nghĩa giữa các từ. Các từ không cùng từ loại.
 - Nhóm 2: Từ Giáo viên có nghĩa rộng hơn các từ Thầy giáo, cô giáo. Các từ này cùng từ loại danh từ.
b- Kết luận:
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa trong đó các từ có thể khác nhau về từ loại.
 Trong trường từ vựng có những từ có thể so sánh về mức độ rộng hẹp của nghĩa từ. Nhưng có những từ không thể so sánh mức độ rộng hẹp về nghĩa của chúng.
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ là tập hợp các từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp, trong đó các từ phải cùng từ loại. 
3- Một số lưu ý.
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
VD: " Mắt" có những trường nhỏ sau:
- Bộ phận về mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi
- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, loà
VD: " Hoa" có những trường nhỏ sau:
- Loài hoa: huệ, lan, hồng, cúc
- Sắc hoa: đỏ, trắng, vàng, tím,
- Hương hoa: nồng nàn, dìu dịu, thoang thoảng, hắc, 
b- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. Vì:
- Trường từ vựng về " mắt" có:
- Danh từ chỉ sự vật: con ngươi, lông mày, lông mi,
- Động từ chỉ hoạt động: ngó, liếc, nhòm,
- Tính từ chỉ tính chất: lờ đờ, tinh anh, sáng, loà, 
c- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
VD: Trường từ vựng " ngọt".
- Trường mùi vị: cay, đắng, chát, thơm,
- Trường âm thanh: the thé, êm dịu, 
- Trường thời tiết: hanh, ẩm, giá,
d- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá).
VD: Gv phân tích.
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố.	
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết bằng thực hành luyện tập.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10'.
 Hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: Nhóm 1+4: bài 2 Nhóm 2+5: bài 3. Nhóm 3+6: bài 4. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt.
 Hoạt động cá nhân:
Y/c hs đọc bài tập 5.
 GV nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập.
Bài 2: Cho HS thảo luận :
a. Lưới, nơm, câu, vó -> Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Tủ, rương, va ly, chai, lọ -> Dụng cụ để đựng.
c. Đá, đạp, xéo, giẫm -> Hành động của chân.
d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ -> Trạng thái tâm lí.
e. Hiền lành, độc ác -> Tính cách.
f. Bút máy, bút bi -> Dụng cụ để viết.
Bài 3 :
- Các từ: Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, yêu thương, kính trọng, rắp tâm -> trường từ vựng thái độ.
Bài 4: - Khứu giác: mũi, thơm, thính, điếc,..
 - Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính,
Bài 5: 
a- Từ " lưới:
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: nơm, câu, vó,..
- Trường đồ dùng của các chiến sĩ: võng, tăng, bạt,..
- Trường từ vựng chỉ các hoạt động săn bắt của con người: lưới, chài, bẫy, bắn, đâm,
b- Từ " lạnh":
- Trường thời tiết, nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm, mát,..
- Trường chỉ tính chất thực phẩm: tính lạnh tính nóng,
- Trường chỉ tính chất tâm lí, tình cảm của con người: lạnh lùng, nhiệt tình, ấm áp.
* Củng cố: 
 ? Thế nào là trường từ vựng? VD minh hoạ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về Trường từ vựng để giải quyết bài tập.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- TG: 2 phút	
 Xếp các từ sau vào mô hình để có trường từ vựng “ Ca Huế” ( theo bài Ca Huế trên sông Hương):
Điệu Bắc, ca công, giọng ca, tên nhạc cụ, trang phục, cách chơi đàn, làn điệu, nhạc cụ, điệu Nam, nữ, nam.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.	
- Tìm một bài thơ hoặc đoạn văn trong chương trình hoặc ngoài chương trình có sử dụng trường từ vựng.
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn về trường từ vựng.
- Làm thành thục các bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
..................................................................................................................................................
Soạn :10/9/2020- Dạy : /9/2020.
Tiết 10- Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ 
 (Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố)
A- Mục tiêu cần đạt. 
1- Kiến thức: 
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2- Kĩ năng:	
- Tóm tắt VB truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong VB tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3- Thái độ: Căm ghét bọn thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Nhân ái, chăm chỉ, có trách nhiệm.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về Ngô Tất Tố, phiếu học tập.
- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não cá nhân.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ? 
? Trình bày những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
 * Khởi động vào bài mới: 
 GV cho hs xem một vài hình ảnh tư liệu về đời sống của nhân dân ta trước cách mạng Tháng Tám.
? Em có suy nghĩ gì khi xem những tư liệu trên?
- HS bộc lộ
- GV giới thiệu: Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực của CMT8, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có TP Tắt Đèn, tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” để thấy rõ giá trị của TP.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: dạy học dự án, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Định hướng phẩm chất, NL: 
 + Chăm chỉ, trách nhiệm
 + Hình thành NL tự học.
- Thời gian: 10 phút.
 Hoạt động nhóm:
? Dựa trên dự án đã được giao về nhà:
 + Nhóm 1 lên bảng trình bày nhanh những thông tin đã thu thập của nhóm về tác giả Ngô Tất Tố?
 + Đại diện nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác bổ sung thông tin.
 + Gv chốt:	
 Hoạt động cá nhân:
? Nêu một vài nét về tác phẩm “Tắt đèn”?
- GV giới thiệu cuốn ''Tắt đèn''.
- Gv: Khi đọc cần làm rõ không khí hồi hộp căng thẳng và bi hài, ngôn ngữ đối thoại.
 + Giáo viên đọc mẫu một đoạn:
 + Gọi học sinh đọc, tóm tắt. 
 + Giáo viên và học sinh nhận xét cách đọc.
- GV kiểm tra việc đọc chú thích. 
 Phân biệt sưu và thuế?
? Nêu vị trí đoạn trích?
? Nêu bố cục của đoạn trích?
 ? Theo em đoạn trích sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình người nông dân qua nhân vật chị Dậu đồng thời thấy được bộ mặt của giai cấp thống trị trong thời kì PK. 
 Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng phẩm chất, NL:
 + Chăm chỉ
 +Cảm thụ thẩm mĩ.
- Thời gian: 25 phút.
? Câu chuyện về gia đình chị Dậu diễn ra trong bối cảnh nào? 
? Gia đình chị Dậu rơi vào tình cảnh ntn?
? Em có nhận xét gì về tình cảnh gia đình chị Dậu?
( Gv: Tất cả mọi gánh nặng lúc này dồn cả lên đôi vai chị Dậu - người đàn bà đảm đang, dịu dàng, nhân hậu. Làm thế nào để thoát khỏi cảnh này? Làm thế nào để bảo vệ chồng đau yếu?).
? Đây có thể coi là tình thế tức nước vỡ bờ đầu tiên không? 
( Gv: Đó là một tình thế tức nước vỡ bờ đầu tiên để một lúc nào đó khi đủ điều kiện nó sẽ bùng nổ)
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm.
+ Đại diện nhóm 2 trình bày.
 + Các nhóm bổ sung thông tin.
HS trả lời theo sgk.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Ngô Tất Tố (1893-1954) 
- Ông là một học giả, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng, tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến. 
2- Tác phẩm: “Tắt đèn” (1939).
- Là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố cũng như trào lưu văn học hiện thực phê phán.
- Đề tài: Ngô Tất Tố lấy đề tài của một vụ thuế thân ở nông thôn Miền Bắc trước CMT8.
- Chủ đề: Là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến và tình trạng thống khổ của người nông dân
- Nhân vật:
 + Nhân vật chính: Chị Dậu (chính diện).
 + Nhân vật khác: Cai Lệ, người nhà lí trưởng, lí trưởng, chánh tổng, địa chủ, quan phụ mẫu, Nghị Quế (phản diện).
- Nghệ thuậy xây dựng TG nhân vật sinh động, có những điển hình bất hủ.
3- Đoạn trích: Tức nước vỡ bờ.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc. 
* Tìm hiểu chú thích.
+ Thuế sưu: thứ thuế dã man của xã hội cũ. 
b- Tìm hiểu chung :
- Vị trí đoạn trích: Nằm trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn”.
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu -> " có ngon miệng hay không": Chị Dậu chăm sóc chồng.
+ Phần 2: Còn lại: chị Dậu đương đầu với cai Lệ và người nhà Lí trưởng.
- Phương thức biểu đạt: 
TS + MT + BC.
II- Phân tích.
1- Tình thế của gia đình chị Dậu
* Bối cảnh: Vụ sưu thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất: quan sắp về làng để đốc thuế; bọn tay sai hung hăng xông vào những nhà thiếu sưu để đánh trói, đem ra cùm kẹp.
* Tình cảnh: Vì thứ thuế thân quái gở của thực dân Pháp và sự bóc lột của giai cấp thống trị( Nghị Quế):
 - Chị Dậu phải bán con, bán chó cho nhà Nghị Quế và 2 gánh khoai mới đủ xuất sưu của chồng. Nhưng bọn hào lí bắt gia đình chị phải nộp xuất sưu cho người em chồng chết từ năm trước-> vẫn thiếu sưu.
- Tính mạng anh Dậu đang bị đe doạ: ốm rề rề tưởng như đã chết đêm qua giờ mới tỉnh nhưng vẫn có thể bị bắt trói bất cứ lúc nào.
- Trong nhà ba đứa trẻ đói khát không có một hạt gạo.
-> Đó là tình cảnh rất thê thảm, đáng thương và nguy cấp. 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.	
 ? Hãy chỉ ra tình thế cấp bách làm tiền đề cho thế tức nước vỡ bờ ở nhân vật chị Dậu?	
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể.
 - PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo
 + Chăm chỉ.	
? Tình cảnh gia đình chị Dậu gợi em nghĩ gì về tình cảnh người nông dân trong thời kì thực dân, phong kiến?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Tìm đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài, tập phân tích lại bài.
`	- Chuẩn bị bài : Lão Hạc.
.
Soạn : 10/ 9/ 2020- Dạy : /9/2020.
Tiết11- Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ ( tiếp)
 (Trích “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố)
A- Mục tiêu cần đạt. 
1- Kiến thức: 
- Nhận biết giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2- Kĩ năng:	
 Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong VB tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3- Thái độ: Căm ghét bọn thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Nhân ái, chăm chỉ, có trách nhiệm.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về Ngô Tất Tố, phiếu học tập.
- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não cá nhân.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích tình thế dẫn tới thế tức nước vỡ bờ của chị Dậu ở phần đầu văn bản?
 * Khởi động vào bài mới: 
- GV giới thiệu chuyển ý từ tiết 8 sang tiết 9.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình người nông dân qua nhân vật chị Dậu đồng thời thấy được bộ mặt của giai cấp thống trị trong thời kì PK. 
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng phẩm chất, NL:
 + Chăm chỉ
 +Cảm thụ thẩm mĩ.
- Thời gian: 35 phút.
? Tác giả miêu tả sự xuất hiện của cai lệ ntn?
( GV: Với hình ảnh roi song tay thước, dây thừng, cai lệ là hình ảnh tiêu biểu, trọn vẹn nhất của hạng tay sai, một công cụ khủng bố và đàn áp đắc lực của trật tự XHPK).
? Ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của hắn khi đến nhà chị Dậu ntn?
? Trước sự xuất hiện của hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, ban đầu thái độ của chị Dậu ra sao?
? Cách xưng hô của chị Dậu với chúng ntn?
? Nhận xét cách ứng xử của chị Dậu?
( Gv: Cách ứng xử khôn khéo dường như đã trở thành bản năng của người dân cùng khổ trước đại diện của nhà nước, quan. Chị Dậu xưng hô như vậy bởi chị nhận thức được phận con sâu, cái kiến nghèo khổ bậc nhất, bậc nhì trong làng của mình. Chị cũng như bao người dân cùng khổ làng Đông Xá này vẫn quen chịu đựng, nhẫn nhục mong gợi được chút từ tâm, lòng thương người của bọn chúng). 
? Trước lời van xin tha thiết của chị Dậu, cai lệ có thái độ ntn?
? Thái độ của chị Dậu lúc này ntn? 
? Bị đánh mấy bịch vào ngực, thái độ chị Dậu ra sao ?
? Nhận xét cách xưng hô và tư thế của chị Dậu lúc này?
( GV: Cụm từ " không được phép" tự nhiên vang lên 1 cách bất ngờ, nó xuất phát từ cái lí thông thường, nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người: không được hành hạ kẻ đau yếu. Từ van xin, chị Dậu chuyển sang cảnh báo kẻ ác).
? Cai lệ tiếp tục thực hiện việc làm tay sai của mình bằng hành động gì?
? Lúc này phản ứng của chị Dậu ra sao?
? Nhận xét cách xưng hô và tư thế của chị Dậu lúc này?
? Kết quả của cuộc đấu lực giữa chị Dậu và cai lệ là gì ?
? Hình ảnh cai lệ bị chị Dậu ấn giúi ra cửa ngã chỏng quèo, miệng vẫn nham nhảm thét trói kẻ thiếu sưu gợi cho em suy nghĩ gì?
Cùng với sự xuất hiện của cai lệ là người nhà lí trưởng.
? Hắn hiện lên qua những chi tiết nào?
 Em có nhận xét gì về tên này?
? Chị Dậu đã đương đầu với tên người nhà lí trưởng ntn ?
? Nghệ thuật miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà Lí trưởng? 
? Từ đó em hiểu gì về XHPK thông qua hình ảnh cai lệ và tên người nhà Lí trưởng?
(GV: Qua đoạn trích ta có thể thấy Ngô Tất Tố đã lên án xã hội thống trị vô nhân đạo, cảm thông cuộc sống thống khổ của người nông dân nghèo và tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ).
? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”?
? Đọc Vb Tức nước vỡ bờ em hiểu gì về:
- Số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong XH cũ?
- Bản chất của chế độ XH đó?
- Chân lí được khẳng định? (Giá trị nội dung của văn bản?)
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích.
1- Tình thế của gia đình chị Dậu.
2- Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
a- Chị Dậu đương đầu với cai lệ
* Sự việc thứ nhất : sự xuất hiện của cai lệ.
 - Cai lệ xuất hiện: với roi song tay thước dây thừng-> đột ngột.
- Ngôn ngữ cửa miệng:
 + thét: cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: " Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau!".
+ quát: " Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?"
+ hầm hè: " Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!".
- Cử chỉ, hành động:
+ sầm sập tiến vào-> hung hăng.
+ Gõ đầu roi xuống đất-> hách dịch.
+ trợn ngược hai mắt-> vũ phu thô bạo như một hung thần. 
- Trước sự xuất hiện của tên cai lệ và người nhà lí trưởng:
 + Ban đầu: 
 x- chị Dậu run run: 
" Nhà cháu đã túngHai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất".
 x- rồi vẫn thiết tha: " Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại".
 x- Cách xưng hô: Cháu- ông. -> Cách cư xử của chị Dậu nhún nhường, nhẫn nhục, lời nói đủ lí, đủ tình.
=> Đó là cách ứng xử khôn khéo.
* Sự việc thứ hai: Cai lệ đánh chị Dậu và quyết trói anh Dậu
- Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin tha thiết của chị Dậu; tiếng khóc của hai đứa trẻ và tình trạng lệt bệt của anh Dậu, hắn giật phắt cái dây thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, hành hung chị Dậu bằng mấy cái bịch vào ngực, quyết trói anh Dậu cho bằng được, giải ra đình theo lệnh quan.
- Thái độ chị Dậu:
 + vẫn " đỡ lấy tay hắn" van xin: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh, ông tha cho"
 + Bị đánh: chị liều mạng cự lại: " Chồng tôi đau yếu ông không được phép hành hạ".
 + Xưng hô: tôi- ông-> tư thế ngang hàng khác hẳn tư thế của kẻ dưới với đại diện kẻ có quyền lúc đầu. Lời cự lại giống như lời cảnh báo.
- Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Chị Dậu bất ngờ bật dậy với sức mạnh ghê gớm. Nỗi căm giận bùng nổ như sấm sét:
 + Chị nghiến hai hàm răng, ném ra lời thách thức: " Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem!"
 + Chị xưng " bà", gọi cai lệ là "mày"-> cách xưng hô đanh đá, thể hiện sự căm giận cao độ của người phụ nữ bình dân vốn hiền lành, chân chất vụt đứng lên với tư thế trên đầu thù.
+ Quyết đấu với chúng bằng lực: túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa.
 - Kết quả: Cai lệ bị chị Dậu ấn giúi ra cửa ngã chỏng quèo, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu
-> Đó là hình ảnh thảm hại, nét điển hình về bọn lính tráng tay sai: chúng chỉ mạnh về cường quyền, bạo lực còn bản chất thì yếu hèn, xấu xa mạt hạng.
b- Chị Dậu đương đầu với người nhà lí trưởng.
- Người nhà lí trưởng :
 + cười một cách mỉa mai: hắn lại sắp phải gió như đêm qua đấy.
 + lóng ngóng, ngơ ngác ( khi bị sai đến trói anh Dậu)
 + Sấn sổ bước đến giơ gậy trực đánh ( khi chị Dậu đánh nhau với cai lệ)
-> Người nhà lí trưởng: nhát hơn cai lệ nhưng tàn ác không kém. Hắn đã tự tách mình khỏi giai cấp của mình để trở thành tên tay sai đáng ghét.
- Chị Dậu giằng co, xô đẩy, vật nhau với hắn., lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
-> NT: + Tương phản (giữa tính cách của chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng)
 + Xây dựng nhân vật trên cơ sở các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động, miêu tả diễn biến tâm trạng theo chiều hướng tăng tiến .
 + Sử dụng nhiều ĐT mạnh: giằng co, đu đẩy, túm, lẳng, vật nhau
 + Phương thức TS + MT + BC, giọng văn pha chút hài hước làm nhân vật, sự việc hiện lên sinh động, hấp dẫn, người đọc thấy hả hê. 
=> Cai lệ và người nhà lí trưởng là hình ảnh tiêu biểu cho một Xh đầy rẫy bất công, tàn ác; một XH có thể gieo hoạ xuống đầu người dân bất cứ lúc nào; một XH tồn tại trên cơ sở của các lí lẽ và hành động bạo ngược.
 Chị Dậu sống mộc mạc giàu tình yêu thương, dịu dàng, khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối. Ở chị vẫn tiềm tàng sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt với áp bức bất công.
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật 
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động: nhiều hành động dồn dập nhưng vẫn rõ nét, các chi tiết chọn lọc ấn tượng.
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc: Bình dị nhưng lại có nét rất riêng.
2- Nội dung
- Học sinh phát biểu theo ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK - Tr 33
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.	
? Có thể nhận ra thái độ nào của nhà văn NTT đối với thực trạng XH và đối với phẩm chất của người nông dân trong XH cũ?
( Gợi ý: - Lên án XH thống trị áp bức vô nhân đạo.
- Cảm thông cuộc sống nghèo khổ của người nông dân nghèo.
- Cổ vũ tinh thần phản kháng của họ.
- Lòng tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ.)	
? Có thể học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của NTT qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? 
( Gợi ý: - Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Khắc hoạ nhân vật bằng cách kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói và hành động.
- Thể hiện chính xác quá trình phát triển tâm lí nhân vật .
- Có thái độ rõ ràng với nhân vật)	
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể.
 - PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo
 + Chăm chỉ.	
? Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.
 Nên hiểu như thế nào về nhận định này?
( Gợi ý: - Chế độ PK áp bức bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người lương thiện như chị Dậu được sống.
- Những người nông dân như chị Dậu muốn sống được, không có cách nào khác phải vùng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.
- Đó là một nhận xét chính xác.)
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Tìm đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài, tập phân tích lại bài.
`	- Chuẩn bị bài : Lão Hạc.
_________________________________
Soạn: 10/ 9 /2020- Dạy: / 9 / 2020.
Tiết 12- Tập làm văn: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: 
Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
3- Thái độ:
Tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình học tập của mình.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
 - Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: trình bày 1 phút.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
? Bố cục của VB là gì? VB thường có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần? Các phần VB có quan hệ với nhau ntn?
	? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài phụ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo trình tự nào?
* Khởi động vào bài mới: 
? Các em đã được nghe câu chuyện Cây tre trăm đốt. Những đốt tre trong câu chuyện gợi cho em liên tưởng gì tới đoạn văn trong văn bản?
- Gv dẫn vào bài mới: Như các em đã biết văn bản được hình thành từ nhiều đoạn văn. Vậy đoạn văn được xây dựng như thế nào, tiết học này chúng ta cùng đi tìm hiểu để có lời giải cho câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm đoạn văn.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Chăm chỉ.
 + Giao tiếp ngôn ngữ. 
- Thời gian: 7 phút.
- Gọi HS đọc văn bản.
? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
? Nêu nội dung của từng đoạn văn?
? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết văn bản?
? Qua tìm hiểu trên, em hãy rút ra kết luận: Đoạn văn là gì?
- Mục tiêu: Hiểu về từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn; các cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm .
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Trách nhiệm.
 + Hợp tác. 
- Thời gian: 13 phút.
? Đọc đoạn văn thứ nhất, tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn ( từ ngữ chủ đề)?
 ? Tìm câu mang tính then chốt ( câu chủ đề) ở đoạn văn thứ 2?
? Tại sao nói đoạn văn (b) có câu chủ đề? Câu chủ đề có đặc điểm gì?
? Từ ngữ chủ đề là gì?
? Câu chủ đề là gì?
- Y/c HS theo dõi 2 đoạn văn phần I và đoạn văn phần II- 2(b):
 Tổ/c hoạt động nhóm : 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ: 
 Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu 2 đoạn văn phần I và trả lời câu hỏi a:
 ( 1)- Đoạn văn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn?
 Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn ntn? Nội dung đoạn văn được triển khai theo cách nào?
 ( 2)- Đoạn văn thứ hai, câu chủ đề nằm ở vị trí nào? Ý đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
 Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu đoạn văn phần II- 2(b):
 (1)- Đoạn văn 2 có câu chủ đề không? Nếu có thì câu chủ đề ở vị trí nào? Nội dung đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt.
 Hoạt động cá nhân:
? Có những cách trình bày đoạn văn thông dụng nào?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
 HS đọc ghi nhớ SGK.
I- Thế nào là đoạn văn.
1- Tìm hiểu VD: VB Ngô Tất Tố” và tác phẩm “Tắt đèn”.
- Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
- Về nội dung:
 + Đoạn 1: Giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp nhà văn NTT.
 + Đoạn 2: Giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn.
- Dấu hiệu nhận biết đoạn văn:
 + Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
 + Biểu đạt một ý hoàn chỉnh và do nhiều câu tạo thành.
2- Kết luận: (ghi nhớ 1- SGK Tr37).
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên Vb.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_3_nam_2020_2021.doc