Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 5 - Năm 2020-2021

Tuần 5- Tiết 17- Tập làm văn: LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức:

- Sự liên kết giữa các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch. Các phương tiện liên kết đoạn văn.

- Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong quá trình tạo lập VB.

2- Về kĩ năng:

Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một VB.

3- Thái độ:

Có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền mạch, liền ý khi tạo lập VB.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.

- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.

 

doc 16 trang phuongnguyen 20080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 5 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 5 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 5 - Năm 2020-2021
Soạn: 28 / 9/ 2020- Dạy: / 10/2020.
Tuần 5- Tiết 17- Tập làm văn: LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A- Mục tiêu cần đạt.	
1- Về kiến thức:
- Sự liên kết giữa các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch. Các phương tiện liên kết đoạn văn.
- Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong quá trình tạo lập VB.
2- Về kĩ năng: 
Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một VB. 
3- Thái độ: 
Có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền mạch, liền ý khi tạo lập VB.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nghiên cứu tình huống.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là chủ đề của Vb? Tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện ntn?
	? Nêu chủ đề Vb Trong lòng mẹ?
* Khởi động vào bài mới: 
 ? Khi tạo lập một văn bản, thường thì em quan tâm tới vấn đề gì nhất?
 ( Gọi 2- 3 học sinh. HS tự bộc lộ)
 - Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của liên kết.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS đọc VD SGK Tr50- 52.
? Hai đoạn văn sau cùng viết về đối tượng nào?
? Cách bố trí hai đoạn văn như trên cho thấy chúng có mối quan hệ gì với nhau không? Vì sao?
- Y/c HS đọc VD 2 :
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
? Theo em, với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên kết với nhau như thế nào?
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn văn. Hãy cho biết tác dụng của nó trong việc liên kết đoạn văn?
? Vậy liên kết có tác dụng gì trong VB? 
- Mục tiêu: Hiểu được cách liên kết đoạn văn.
- Phương pháp, KT: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề
 + Trách nhiệm.
- Thời gian: 15 phút.
 Tổ/c thảo luận nhóm: 10’
 (Kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nv.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ:
Câu 1( VD a):
? Hai đoạn văn trên liệt kê các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học. Đó là những khâu nào?
? Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên? Từ liên kết cho thấy quan hệ giữa hai đoạn văn là quan hệ gì?
? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê?
Câu 2(VD b) :
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
? Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên?
? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ tương phản?
Câu 3( VD c):
? Đoạn văn mục I.2 Trang 50-51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?
? Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này?
Câu 4( VD d) :	
? Phân tích mối quan hệ ý nghĩa của hai đoạn văn trên?
? Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn?
? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát?.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân :
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn? 
? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
? Để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, cần có điều kiện gì?
? Có thể sử dụng những phương tiện nào để liên kết đoạn văn? Cụ thể ra sao?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 4 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ
 * VD 1: 
- Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường Mĩ Lí nhưng:
+ Đoạn 1: Tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường( hiện tại)
+ Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật tôi trong một lần ghé thăm trường trước đó( quá khứ).
=> Cách sắp xếp như vậy cho thấy hai đoạn văn không có sự gắn bó với nhau theo kiểu từ hiện tại nhớ về quá khứ. Vì thế đọc đoạn văn 2 người đọc cảm thấy hụt hẫng.
* VD 2:
- Cụm từ " Trước đó...." bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn.
- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” ở đầu đoạn văn thứ 2 có tác dụng tạo nên sự gắn bó giữa đoạn văn 1 và 2 theo kiểu từ hiện tại nhớ về quá khứ.
-> Cụm từ này tạo ra sự liên tưởng với đoạn văn trước. Chính nhờ sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa 2 đoạn văn với nhau làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.
2- Kết luận:
Liên kết đoạn văn trong Vb làm cho ý của các đoạn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho VB.
II- Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1- Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
* VD a:
- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học: Tìm hiểu và cảm thụ.
- Các từ ngữ liên kết trong đoạn văn: Sau khâu tìm hiểu->quan hệ liệt kê.
- Các từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra
* VD b:
- Hai đoạn văn trên có quan hệ so sánh tương phản.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn: nhưng.
- Các từ ngữ liên kết các đoạn có quan hệ đối lập tương phản: Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà, vậy mà, nhưng mà
* VD c: 
- Từ đó trong đoạn văn ở mục I.2 trên là đại từ( chỉ từ). Trước đó trong đoạn chỉ thời gian trước ngày tựu trường lần đầu của nhân vật Tôi( quá khứ). Còn " Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người" là thời điểm hiện tại.
- Dùng đại từ, chỉ từ làm phương tiện liên kết đoạn: Đó, đây, này, ấy, vậy, thế
* VD d:
 Hai đoạn văn trên có quan hệ tổng kết, khái quát.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn: Nói tóm lại.
- Các từ: Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách khái quát thì, nói cho cùng, có thể nói...
2- Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
- Câu liên kết giữa hai đoạn: Ái dà, lại còn, chuyện đi học nữa cơ đấy!
- Vì nó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ "bố đóng sách cho mà đi học" trong đoạn văn trên.
* GHI NHỚ- sgk tr 53)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bằng hình thức thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 12'.
Tổ/c thảo luận nhóm: 10’
 (Kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nv.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: ? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
Hoạt động cá nhân:
- Y/c HS đọc bài 2
- Gv bổ sung, chốt
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 4 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS đọc
- Làm việc độc lập
- Báo cáo kết quả
III- Luyện tập.
Bài 1:
a. Nói như vậy-> Mối quan hệ ý nghĩa: Tổng kết.
b. Thế mà -> Mối quan hệ ý nghĩa: Tương phản.
c. cũng, tuy nhiên-> Mối quan hệ ý nghĩa: nối tiếp, liệt kê; tương phản.
Bài 2: 
a- Từ đó. c- Tuy nhiên.
b- Nói tóm lại. d- Thật khó trả lời.
* Củng cố:
? Để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, cần có điều kiện gì?
? Có thể sử dụng những phương tiện nào để liên kết đoạn văn? Cụ thể ra sao?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tin hf huống thực tế.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- TG: 2 phút.	
Cho những đoạn văn sau, hãy thêm yếu tố liên kết đoạn văn để mạch ý của văn bản rõ ràng hơn.
 Có thể nói sách là thầy, là bạn của ta.
 /..../ sách mở ra một thế giới bao la vô tận trước mắt ta, trong đó có bao điều mới lạ mà ta chưa hiểu; nhiều tình cảm cao quý mà ta mong muốn; nhiều nhân vật mà ta yêu quý.
 /..../ sách nâng đỡ suy nghĩ của ta, động viên khích lệ chúng ta.	
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.	
- Tự tìm một phần văn bản, tìm hiểu về liên kết trong đoạn văn.
- Học và nắm chắc bài; Làm các bài tập còn lại.
- Tìm hiểu bài: tóm tắt văn bản tự sự.
.............................................................................................................................................
Soạn: 28 / 9/ 2020- Dạy: / 10/2020.
Tiết 18- Tiếng Việt: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức:
- Hiểu khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
3- Thái độ: Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Có trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 	
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? VD?
	? Từ nào sau đây là từ tượng thanh?
 	 A- Vật vã. B- Mải mốt.
 	 C- Xôn xao. D- Chốc chốc.
* Khởi động vào bài mới: 
- GV cho 1 nhóm học sinh tìm một bài hát ở địa phương khác, sau đó tìm những từ ngữ mà địa phương mình không sử dụng.
- GV cho 1 nhóm khác: Tìm những từ ngữ dùng trong tầng lớp quý tộc phong kiến xưa.
- Gv giới thiệu: Trong văn chương và giao tiếp các em thường gặp từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Vậy thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được về Từ ngữ địa phương.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 10 phút.
- Gọi HS đọc ví dụ ở SGK và chú ý các từ in đậm:
? Em hiểu thế nào là từ ngữ toàn dân?	
( Dự kiến: Từ ngữ toàn dân là từ được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực, sử dụng trong báo chí, văn bản, giấy tờ)
 ? Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. trong 3 từ: Bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương? Từ nào được phổ biến trong toàn dân?
 - Dg: Ta thấy từ bắp, bẹ chỉ được sử dụng trong phạm vi một số địa phương nhất định 
-> Từ địa phương.
? Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là những từ địa phương vùng nào?
? Hãy lấy VD về một số từ địa phương mà em biết?
( Dự kiến: + tía, bọ, má, heo 
 + Mô, tê, răng, rứa, cái chén).
? Vậy từ địa phương là gì?
- Mục tiêu: Hiểu được về Biệt ngữ xã hội.
- Phương pháp, KT: KT thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC hướng tới:
 + NL: Hợp tác, tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 10 phút
- GV cho HS đọc ví dụ a:
 Tổ/c thảo luận nhóm: 5’
( kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nv.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
Câu 1 ( VD a):
? Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
? Trước CMT8-1945, trong tầng lớp xã hội nào của nước ta, mẹ được gọi là mợ, cha được gọi là cậu?
Câu 2( VD b):
? Các từ: Ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
? Tầng lớp XH nào thường dùng các từ ngữ này?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
? Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội?
- Mục tiêu: Hiểu được cách sử dụng Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- NL hướng tới: Tư duy sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì? 
? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?.
- Y/c HS đọc 2 đoạn văn:
? Tại sao trong thơ, văn tác giả vẫn sử dụng một số từ địa phương, biệt ngữ xã hội?.
 - Y/c HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS lấy VD
TL cá nhân
HS đọc
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
I- Từ ngữ địa phương.
1- Tìm hiểu ví dụ.
- “ngô”: được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cả nước -> từ toàn dân.
- “bắp, bẹ” không được sử dụng rộng rãi trong cả nước mà chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định-> từ ngữ địa phương.
- Mè đen: vừng đen.
- Trái thơm: quả dứa.
-> Từ địa phương nam Bộ.
2- Kết luận: Ghi nhớ (SGK tr 56).
Từ địa phương là những từ chỉ sử dụng trong một hoặc một số địa phương nhất định.
II- Biệt ngữ xã hội.
1- Tìm hiểu ví dụ.
* VD a:
- Mẹ và Mợ là hai từ đồng nghĩa cùng chỉ người sinh ra mình.
- Tác giả dùng từ "mẹ" trong lời kể -> hướng tới đối tượng là độc giả( Mẹ: từ toàn dân).
 " mợ" được dùng trong lời đáp của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô- hai người cùng tầng lớp XH( Mợ: biệt ngữ xã hội).
- Trước CMT8/1945 thì con gọi mẹ = mợ, cha= cậu được dùng nhiều trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu.
* VD b:
- Ngỗng: điểm 2.
- Trúng tủ: đúng phần đã học thuộc.
-> Được dùng nhiều trong tầng lớp sinh viên, HS.
( biệt ngữ xã hội).
2- Kết luận: Ghi nhớ 2- SGK- T57.
III- Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH
1- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ XH cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp( người đối thoại, người đọc), tình huống giao tiếp( thời đại đang sống, môi trường học tập, công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì sẽ gây khó hiểu vì chúng không phổ biến bằng từ ngữ toàn dân.
3- Trong thơ, văn việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ( ở một chừng mực nhất định) có tác dụng tô đậm sắc thái địa phương, hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ 3 (SGK- tr 58).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bằng thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Hợp tác.
 + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 12'.
 Hoạt động nhóm: 7’
 ( KT 1,2,3)	
- Bước 1 : Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Cả lớp chia thành 3 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
+ Nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Bài tập 1
 Nhóm 2: Bài tập 2.
 Nhóm 3: Bài tập 3.	
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + Gv bổ sung chốt kiến thức.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
IV- Luyện tập.
Bài 1: 
Từ địa phương
Từ toàn dân.
Ngái
chộ
chén
ghe
đào( Huế)
mận( nam Bộ)
Xa 
Thấy
bát
thuyền
quả doi
quả doi.
Bài 2:
- Sinh viên: trúng tủ, lệch tủ, gậy.
VD: Hôm nay đi thi trúng tủ, chắc là đỗ rồi.
- Dân buôn bán: lít, mét cân, củ ( tiền).
 VD: Hôm nay cũng kiếm được 3 lít.
Bài 3:
a- Nên dùng từ ngữ địa phương.
b.c.d.e- không nên dùng từ ngữ địa phương
* Củng cố: 
 	? Từ địa phương là gì? VD?
 	? Cần lưu ý điều gì khi dùng từ địa phương?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn có dùng biệt ngữ.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
Tự chọn nội dung, viết một đoạn văn có sử dụng biệt ngữ của tầng lớp học sinh 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Tìm những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mà em biết.
 - Học và nắm chắc phần lí thuyết.
 - Làm các bài tập 4, 5.
 - Tìm hiểu bài: Trợ từ, thán từ.
.............................................................................................................................................
Soạn: 28/ 9/2020- Dạy: / 10/2020.
Tiết 19- Tập làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: 
Học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
2- Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của Vb tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp nói chung.
3- Thái độ: 
Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nghiên cứu tình huống.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày 1 phút.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
1- Để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, cần có điều kiện gì?
2- Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản.
	 a- Dùng từ nối và đoạn văn.
	 b- Dùng câu nối và đoạn văn.
	 c- Dùng từ nối và câu nối.
	 d- Dùng lí lẽ và dẫn chứng.
* Khởi động vào bài mới: 
- Gv đưa ra tình huống: Khi các em đọc cả một cuốn tiểu thuyết dài, em sẽ làm thế nào để chuyển tải nội dung em đọc được tới người khác? ( tóm tắt ý chính)
- Gv dẫn vào bài mới: Chúng ta đang sống ở thời đại bùng nổ thông tin, trong đó sách là 1 phương tiện trao đổi thông tin quen thuộc. Số lượng sách khá lớn. để kịp thời cập nhật thông tin ta có thể đọc các văn bản tóm tắt tác phẩm để người khác có điều kiện nhanh chóng nắm bắt thông tin. Vậy bài học này sẽ giúp ta rèn luyện kĩ năng này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
 YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu khái niệm tóm tắt VB tự sự.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Giao tiếp ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm. 
- Thời gian: 15 phút.
- GV dg: 
? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự?
? Ngoài những yếu tố chính trên, Vb tự sự còn có những yếu tố nào khác?
? Khi tóm tắt VB tự sự cần phải dựa vào yếu tố nào là chính?
? Lời tóm tắt là lời của ai?
- HS thảo luận câu hỏi I.2:
? Theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a- Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết.
b- Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
c- Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
d- Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
- Mục tiêu: Nắm được cách tóm tắt VB Tự sự.
Phương pháp, kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
 + Giao tiếp ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút 
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào?
? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
? VB tóm tắt có gì khác so với Vb gốc?
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy nêu yêu cầu đối với một VB tóm tắt?
? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, em phải làm những việc gì? những việc ấy phải làm theo trình tự nào?
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
1- Sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự sự.
Trong cuộc sống hàng ngày, có những Vb tự sự chúng ta đã đọc những nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt Vb tự sự.
2- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Những yếu tố quan trọng nhất: sự việc và nhân vật chính.
- Những yếu tố khác: Miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết,...
- Khi tóm tắt VB tự sự phải dựa vào sự việc và nhân vật chính.
=> KL: Tóm tắt VB tự sự là dùng lời văn của mình ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản( Tức là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
II- Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1- Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
a- VB tóm tắt SGK đã kể lại nội dung văn bản Sơn Tinh-Thủy Tinh. 
- Dựa vào tên các nhân vật, vào các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
- VB tóm tắt nêu được các nhân vật, sự việc chính của văn bản Sơn Tinh-Thủy Tinh.
- Văn bản tóm tắt khác với văn bản gốc ở chỗ:
 + Ngắn hơn.
 + Số lượng nhân vật, các sự việc ít hơn (chỉ có nhân vật chính và chi tiết tiêu biểu).
 + Không phải được trích nguyên văn từ văn bản mà do lời người viết tự tóm tắt.
 + Chưa nêu được kết cục của sự việc.
c- Những yêu cầu đối với một VB tóm tắt:
- Đảm bảo tính khách quan: trung thành với Vb được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào các ý kiến bình luận của cá nhân người viết.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến câu chuyện ( mở đầu? diễn biến? kết thúc?)
- Đảm bảo tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu...một cách phù hợp.
2- Các bước tóm tắt văn bản.
- Bước 1: Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung và hiểu đúng chủ đề của văn bản.
- Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt, lựa chọn các nhân vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu.
- Bước 3: Sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí.
- Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
* Ghi nhớ (SGK-T61).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:	
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức bằng thực hành làm bài tập.
- PP: nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất : 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 7'.	
	? Tóm tắt VB " Trong lòng mẹ".
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng tóm tắt VB tự sự.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Hãy viết văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Nắm chắc kiến thức.
 - Làm các bài tập phần luyện tập.
 - Tập tóm tắt tất cả những văn bản tự sự đã học từ đầu năm đến nay.
 - Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
__________________________________
Soạn: 28/ 9/2020- Dạy: /10/2020.
Tiết 20- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Tích hợp với các văn bản văn và các kiến thức về tiếng Việt đã học.
2- Kĩ năng: 
Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
3- Thái độ: Có thái độ học bài và nắm chắc bài nghiêm túc.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ, có trách nhiệm.
- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Tạo tình huống có vấn đề.
- Định hướng năng lực, PC: 
 + Trình bày 1 phút, tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
? Theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
	 ? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải làm theo trình tự nào?
* Khởi động vào bài mới: 
 - GV cho học sinh hát khởi động.
 - Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố lí thuyết bằng hình thức thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 35 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
 YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 Hoạt động nhóm: 10’
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Cả lớp chia thành 3 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
+ Nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Bài tập 1
 Nhóm 2: Bài tập 2.
 Nhóm 3: Bài tập 3.	
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + HS thực hiện việc thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả
 + HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 5’, nhóm 5’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Bài 1:
- Các sự việc, nhân vật, và một số chi tiết tiêu biểu được nêu ra tương đối đầy đủ nhưng lộn xộn, thiếu mạch lạc.
- Muốn tóm tắt được VB cần sắp xếp các chi tiết như sau:
a- Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó.
b- Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng.
c- Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót.
d- Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn.
e- Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn đấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.
f- Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là đánh bả một con chó làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu.
g- Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.
h- Lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.
i- Cả làng không hiểu vì lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
 * Tóm tắt tác phẩm khoảng 10 dòng: 
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão vì nghèo không cưới được vợ nên phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng.Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn.Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn đấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là đánh bả một con chó làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Bài 2: Những sự việc và nhân vật tiêu biểu:
- Anh Dậu ốm nặng đang run rẩy chưa kịp húp bát cháo thì cai lệ và người nhà Lí trưởng ập đến quát tháo om sòm.
- Chị Dậu nhẫn nhịn van xin.
- Cai lệ bỏ ngoài tai, xông vào để bắt trói anh Dậu.
- Chị Dậu vùng lên chống trả quyết liệt.
- Cuộc chiến đấu không cân sức kết thúc, phần thắng thuộc về chị Dậu.
Bài 3: Văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) là 2 tác phẩm tự sự nhưng giàu tính trữ tình, ít sự việc, các tác giả tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật, vì thế rất khó tóm tắt.
* Củng cố.
	 ? Theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
	 ? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, em phải làm những việc gì? những việc ấy phải làm theo trình tự nào?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng tóm tắt VB tự sự.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy ( Ngữ văn 6 tập I).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tóm tắt những văn bản tự sự được học ở lớp 6.
- Nắm chắc phần lí thuyết của bài: tóm tắt văn bản tự sự.
- Tập tóm tắt các văn bản tự sự đã được học.
______________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_5_nam_2020_2021.doc