Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 31 - Năm 2020-2021

Tuần 31- Tiết 121- Tập làm văn

 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.

-> Định hướng năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

+ Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.

 

doc 13 trang phuongnguyen 30/07/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 31 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 31 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 31 - Năm 2020-2021
Soạn: 26/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tuần 31- Tiết 121- Tập làm văn
 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-> Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
+ Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
B- Chuẩn bị: 	 	
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ học bài cũ.	
- Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết :
Câu hỏi 1: Bài văn nghị luận quan trọng nhất là yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Muốn thuyết phục người đọc cần thêm yếu tố gì? 
Câu hỏi 3: Ngoài yếu tố biểu cảm còn cần yếu tố nào nữa?
 ( HS trả lời)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nắm được những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 20 phút.
- Học sinh đọc ví dụ (SGK).
Hoạt động nhóm( kt động não): 7phút
* Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm làm chung câu hỏi:
Câu 1: Tìm những câu đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích.
Câu 2: Vì sao lại không thể xếp 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay Tự sự ?
Câu 3 : Giả sử cắt bỏ tất cả những câu văn và từ ngữ hình ảnh tự sự, biểu cảm ấy liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luận điểm của tác giả ?
* Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn hs nếu cần
- GV nhận xét, bổ sung, chốt, biểu dương nhóm học tốt.
 Hoạt động cá nhân:
? Rút ra nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận ?
- HS đọc đoạn văn (115)
 Hoạt động cá nhân:
? Tìm những yếu tố tự sự miêu tả trong đ.văn trên và cho biết tác dụng của chúng ?
? Vì sao tác giả không kể đầy đủ toàn bộ truyện chàng Trăng và nàng Han mà chỉ kể, tả 1 số chi tiết hình ảnh và hoàn toàn không kể chi tiết truyện ‘‘ Thánh Gióng ’’ ?
? Vậy khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những điều gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
 1- Tìm hiểu các đoạn văn : 
* Ví dụ 1: 
Câu 1: 
- Các yếu tố tự sự: Vị chúa tỉnh ...ra lệnh cho quan lại dưới quyền trong 1 thời hạn nhất định ... đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
- Các yếu tố miêu tả : Tấp nập đầu quân không ngần ngại dời bỏ quê hương biết bao trìu mến ... lính khố đỏ tốp thì bị xích đầu tay điệu đi, tốp thì bị nhốt... lính Pháp gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên lòng sẵn. 
Câu 2: Hai đoạn trích dẫn trong bài có kể về 1 thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng 2 đoạn đó cũng không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
Mục đích của 2 đoạn trích trên là vạch trần sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là ‘‘mộ lính tình nguyện ". Vì thế 2 đ.trích trên phải nằm trong những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải- trái, đúng- sai. Đó phải là những đ.văn nghị luận. 
Câu 3: Đoạn văn sau khi tước bỏ những yếu tố tự sự và m.tả
a- Sau nữa việc săn bắn thứ vật liệu biết nói đó mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó đc thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước VN. Hoặc phải đi lính tình nguyện hoặc phải trả tiền.
b- Thế mà trong bản tố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những h/động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh.
-> Nếu tước những câu, đoạn t.sự m.tả đi-> cả 2 đ.văn nghị luận trở nên rất khô khan mất đi vẻ sinh động thuyết phục và hấp dẫn
 => Kết luận1 :
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Ví dụ 2:
- Tác dụng: làm rõ luận điểm : Sự gần gũi (giống nhau) giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc VN.
- Vì ít người biết cụ thể 2 truyện-> không kể, tả người đọc sẽ không hình dung đc sự giống nhau ấy ntn-> luận điểm sẽ kém sức thuyết phục.
=> Kết luận 2: Khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
2- Kết luận : ( Ghi nhớ ( SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố :
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
- TG: 5'
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả 6 đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
- Vai trò
- Cách sử dụng.
Hs làm bài tập
III- Luyện tập :
Bài tập 1 :
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
 tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
 Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
Bài tập 2 ( về nhà làm).
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức, viết đoạn văn nghị luận.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài.	
	? Viết đoạn văn nghị luận thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích .
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Học kĩ nội dung bài học
- Làm lại BT 1 vào vở bài tập.
- Đọc bài Đọc thêm	
- CBBM: Chương trình địa phương.
 ..........................................................................
Soạn: 26/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 122- Tiếng Việt:
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU- LUYỆN TẬP
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học về trật từ từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là các tác phẩm đã học.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, nói có sắp xếp trật tự từ hợp lí để đạt mục đích giao tiếp cao nhất.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực luyện tập.
4- Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
+ Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
B- Chuẩn bị: 	 	
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + + Chăm chỉ học bài, trách nhiệm với công việc được giao.	
- Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành: Trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT.	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết :
Câu hỏi: Vì sao cần phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
 ( HS trả lời)
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học về trật tự từ trong câu băng hệ thống bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, học theo góc.
- Hình thức: cá nhân	
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học bài, trách nhiệm với công việc được giao.	
- Thời gian: 35 phút.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
.
- GV nhấn mạnh lại từng ý
? Nhắc lại lí do vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ?
? Nêu một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu ?
- HS đọc yêu cầu ( từng bài tập ). Hoạt động nhóm ( học theo góc)
- Bước1 : GV chia nhóm, giao nhiệm vụ : Cả lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tập
 + Nhóm 1 : Bài 1
 + Nhóm 2 : Bài 2 
 + Nhóm 3 : Bài 3
 + Nhóm 4 : Bài 4
 + Nhóm 5 : Bài 5
 + Nhóm 6 : Bài 6
- Thực hiện nhiệm vụ :
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần)
- Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực
- HS trả lời từng câu hỏi ôn lại kiến thức lí thuyết
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét
I- Lí thuyết:
1- Lí do phải lựa chọn trật tự tự trong câu
2- Một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu
II- Luyện tập:
Bài 1
Các hoạt động, trạng thái đều được liệt kê theo thứ tự trước sau hoặc thứ bậc quan trọng ( hoạt động chính, hoạt động phụ )
a- Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia 
( giải thích -> tuyên truyền -> tổ chức-> Kết quả )
b- Các sự việc được xếp theo thứ bậc ( việc chính – việc làm thêm )
Bài 2: 
Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.
Bài 3:
 Việc đảo trật tự thông thường của từ trong các câu in đậm nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu-> Nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước, thương nhà.
Bài 4:
Ở cả 2 câu, phụ ngữ của động từ thấy đều là C-V. 
Trong câu ( a ), cụm C-V này có CN đứng trước, nhắm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật.
Trong câu ( b ), cụm C-V làm phụ ngữ có VN đảo lên trước, đống thời từ trịnh trọng ( chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ ) lại đặt trước động từ. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của nhân vật.
-> Đối chiếu với văn cảnh, nhất là với câu cuối cùng, ta thấy câu thích hợp điền vào ô trống là câu ( b ).
Bài 5:
 Có nhiều cách sắp xếp khác nhau. Song cách sắp xếp trật tự của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
( => HS rút ra kinh nghiệm khi viết đoạn kết trong bài văn nghị luận )
Bài 6: Viết đoạn văn
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức phân tích tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài, làm bài tậpcô giao.	
	? Tìm một vài đoạn văn ( thơ) có sử dụng trật tự từ thích hợp. Phân tích tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Ôn kĩ lại các nội dung đã học về lựa chọn trật tự từ trong câu
- Xem các BT đã làm, làm BT6: Viết đổi lại:
- Nhóm 1: Viết phần ( b ). Nhóm 2: Viết phần ( a )
- CBBM: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
......................................................................................................................
Soạn: 26/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 123- Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết l HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả váo một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố tự sự và miêu tả.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận
- Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác, sáng tạo.
à Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất chăm chỉ học bài.	
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
 ? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?	
* Khởi động vào bài mới: 
- GV đưa ra tình huống: 
 ? Trong bài văn nghị luận, có bao giờ chỉ thuần túy phương thức nghị luận không?
 ? Ngoài yếu tố miêu tả đã được học ở bài trước, văn nghị luận đòi hỏi thêm yếu tố gì?
 ( HS tự bộc lộ)
- Gv dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: cúng cố kiến thức đã học ở tiết trước về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận bằng hệ thống bài tập.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, động não.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, giao tiếp ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao	
- Thời gian: 20 phút.
- HS đọc mục II.1 ( SGK – Tr. 124, 125 )
? Từ việc đọc tình huống, em hãy xác định kiểu bài cho đề trên ?
? Vấn đề nghị luận là gì ?
- HS đọc các luận điểm trong SGK / Tr. 125
? Theo em, trong số các luận điểm đó, em sẽ chọn luận điểm nào đưa vào bài ?
? Hãy nêu lại yêu cầu về việc sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận ?
Hoạt động nhóm( KT động não) : 7 phút
- Bước 1 : GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ :
? Hãy sắp xếp các luận điểm trên theo thứ tự hợp lí ?
? Theo em, có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong quá trình lập luận không ? Vì sao ?
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ.
 + Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
 + Gv chốt, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- HS đọc 2 đoạn văn – Tr. 125, 126
? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn văn đó ?
? Trên cơ sở của việc định hướng làm bài, xác lập, sắp xếp các luận điểm và vận dụng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, hãy lập dàn bài chi tiết cho đề văn trên ?
Hoạt động nhóm( KT động não) : 8 phút
- Bước 1 : GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ :
Nhóm 1 : Viết mở bài
Nhóm 2 : Luận điểm a ( thân bài)
Nhóm 3 : Luận điểm b ( thân bài)
Nhóm 4 : Luận điểm c ( thân bài)
Nhóm 5 : Luận điểm d ( thân bài)
Nhóm 6 : Viết phần kết bài.
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ.
.
 + Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
 + Báo cáo kết quả, biểu dương nhóm hoạt động tích cực. Gv yêu cầu các nhóm về nhà viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét
TL cá nhân
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 8 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét
I- Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Trang phục và văn hoá
+ Yêu cầu: Lập dàn bài chi tiết.
II- Luyện tập trên lớp: 
1- Tìm hiểu đề :
+ Kiểu bài: Văn nghị luận giải thích.
+ Vấn đề nghị luận: Thuyết phục các bạn thực hiện trang phục để thể hiện là người có văn hoá.
2- Xác lập luận điểm: 
+ Sử dụng luận điểm a, b, c, e 
( SGK – Tr. 125 )
+ Luận điểm phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, khoa học, làm sáng tỏ luận đề.
3- Sắp xếp luận điểm : 
Thứ tự các luận điểm: a -> c -> e -> b.
4- Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
-> Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm sáng rõ luận điểm : 
 + ĐV a: Giúp ta hình dung cụ thể hơn về sự thay đổi trong cách ăn mặc của một số bạn
 + ĐV b: Kể -> Nhớ lại sự lố lăng, kệch cỡm của ông Giuốc-đanh -> Làm sáng rõ hơn cho luận điểm: các bạn lầm tưởng ăn mặc thay đổi, nghịch ngợm là sành điệu, văn minh, 
5- Lập dàn bài chi tiết:
a- Mở bài:
+ Hiện nay có nhiều người, trong đó có cả HS ăn mặc rất tuỳ tịên, 
+ Cần chấn chỉnh lại cách mặc để thể hiện là người có văn hoá.
b- Thân bài : 
Trình bày các luận điểm: a -> c -> e -> b.
( Xen yếu tố tự sự và miêu tả )
c- Kết bài:
+ Cần thực hiện trang phục sao cho có văn hoá: mặc đẹp, phù hợp lứa tuổi, nghề nghiệp, vóc dáng
+ Không nên đua đòi, chạy theo mốt
+ HS càng cần thực hiện trang phục có văn hoá.
6- Luyện viết:
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
- Tg: 2 phút.
	? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng(1’).
+ Đọc tham khảo một số bài văn mẫu về Nghị luận, phát hiện các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài.
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận
+ Hoàn chỉnh bài văn của tiết luyện tập
+ CBBM: Chương trình địa phương ( phần Văn )
--------------------------------------------------------
Soạn: 27/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 124- Văn bản:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn. 
2- Kĩ năng: 	
- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận : quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin.
- Bày tỏ ý kiến suy nghĩ về vấn đề XH, tạo lập một VB ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.
3- Thái độ: Nghiêm túc trong việc nhận định, đánh giá các vấn đề của địa phương và rút ra bài học cho bản thân.
-> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL thưởng thức văn học.
- Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.	
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Giáo viên trình chiếu ca khúc về Hưng Yên, đoạn video giới thiệu về mảnh đất và con người Hưng Yên.
? Em có cảm nhận gì về vùng đất, con người Hưng Yên 
- Hưng Yên là mảnh đất Văn hiến lâu đời. Truyền thống văn hóa ấy được lưu giữ trên nhiều phương diện trong đó có văn học Hưng Yên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: hs vết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống quê em.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao.	
- TG: 30'
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 ? Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập những vấn đề gì ?
? Ở địa phương em hiện nay có những vấn đề bức xúc nào ?
- GV: Tuy nhiên, trong các vấn đề nêu trên, là đối tượng HS các em nên tập trung vào 2 vấn đề: Môi trường và tệ nạn xã hội.
Hoạt động nhóm( kt khăn trải bàn): 7 phút
* Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
Cả lớp chia thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 bài tập:
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2, 3: Viết về vấn đề môi trường.
+ Nhóm 4, 5, 6: Viết về vấn đề tệ nạn xã hội.
* Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn hs nếu cần.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt
- GV gợi ý: 
+ Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản hoặc phương thức biểu đạt khác nhau: thuyết minh, nghị luận, tự sự, thống kê, báo cáo,...
+ Trong các vấn đề lớn nêu trên, 2 nhóm viết một vấn đề lớn. Tuy nhiên, trong mỗi vấn đề lớn đó lại bao gồm nhiều nội dung nhỏ, vận nên HS có thể chọn một trong các nội dung nhỏ thuộc vấn đề lớn để viết.
 Chẳng hạn: 
+ Vấn đề môi trường có thể chọn: 
- Xử lí rác thải
- Trồng cây
- Quét dọn đường làng, ngõ xóm
- Khai thông cống rãnh, diệt trừ muỗi
...
+ Vấn đề tệ nạn xã hội:
- Hiện tượng HS bỏ học đánh điện tử
- Tện nạn cờ bạc trong các làng xã
- Tệ nạn nghiện hút
1- Nhóm trưởng ( hoặc tổ cử đại diện nhóm ) trình bày về tình hình chuẩn bị các bài viết của nhóm mình, giới thiệu những bài được nhóm cùng đánh giá cao
2- HS có bài được nhóm đánh giá cao xung phong đọc trước lớp bài viết của mình ( Hoặc GV gọi 3-5 em đọc )
3- Thầy cô giáo tổng kết đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kể quả của tiếp học
4- Lớp tập hợp các bài viết tốt để làm tư liệu chung cho cả lớp.
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs chia nhóm.
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét
I- Chuẩn bị ở nhà:
II- Hoạt động trên lớp:
1- Xác định yêu cầu của đề:
- Môi trường: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Tệ nạn xã hội: Ôn dịch thuốc lá.
- Dân số: Bài toán dân số
2- Thảo luận nhóm:
- Môi trường ô nhiễm
- Tệ nạn xã hội: Cờ bạc, điện tử, nghiện hút, tiêm chích.
- Dân số bùng nổ
III- Luyện tập ( trình bày) 
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết đoạn nghị luận.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ.	
Hãy viết một đoạn văn ngắn về biểu hiện của một hiện tượng ở địa phương em?
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
 	- Về nhà viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các vấn đề đã hướng dẫn) 
- Chuẩn bị: Làm bài TLV số 7.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_31_nam_2020_2021.doc