Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, Tiết 61+62+63: Chủ đề 2: Dấu câu
CHỦ ĐỀ 2: DẤU CÂU
A- Mục tiêu của chủ đề:
a- Kiến thức:
- Giúp HS ôn tập lại về khái niệm dấu câu, các dấu câu trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Biết sử dụng cho đúng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Ôn luyện lại kiến thức đã học từ lớp 6, 7,8 về dấu câu.
b- Thái độ:
Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.
c- Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu câu trong bài viết của mình và của bạn.
- Sử dụng dấu câu trong những trường hợp cụ thể.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, Tiết 61+62+63: Chủ đề 2: Dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, Tiết 61+62+63: Chủ đề 2: Dấu câu
TUẦN 16 Tiết 61 -62 -63: CHỦ ĐỀ 2: DẤU CÂU A- Mục tiêu của chủ đề: a- Kiến thức: - Giúp HS ôn tập lại về khái niệm dấu câu, các dấu câu trong tiếng Việt. - Tìm hiểu công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Biết sử dụng cho đúng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Ôn luyện lại kiến thức đã học từ lớp 6, 7,8 về dấu câu. b- Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản. c- Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng. - Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu câu trong bài viết của mình và của bạn. - Sử dụng dấu câu trong những trường hợp cụ thể. d - Năng lực: - Năng lực hợp tác: Phối hợp tương tác, chia sẻ ý tưởng, bày tỏ cảm xúc. - Năng lực giao tiếp: Trao đổi thông tin. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong nghe, nói, đọc, viết. B- Chuẩn bị - Phương tiện: 1, Thầy: - Soạn bài, tham khảo tư liệu - Máy chiếu. - Phiếu học tập 2, Trò: - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. C- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết: Tiết 1,2: A- Giới thiệu chung: 1- Hệ thống dấu câu trong Tiếng Việt: 2- Khái niệm: B- Tìm hiểu dấu câu trong chương trình Ngữ văn 8: I- Dấu ngoặc đơn II- Dấu hai chấm III- Dấu ngoặc kép Tiết 3: C- Ôn luyện về dấu câu: D-Cụ thể: (Ngày soạn: 27/11/2019) TIẾT 61: CHỦ ĐỀ 2: DẤU CÂU ( Tiết 1) I/. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh: a- Kiến thức: - Giúp HS ôn tập lại về khái niệm dấu câu, các dấu câu trong tiếng Việt. - Tìm hiểu đặc điểm, công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. b- Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm đúng khi viết văn bản. c- Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm cho đúng. - Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về các dấu câu này trong bài viết của mình và của bạn. d - Năng lực: - Năng lực hợp tác, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ. II/. Chuẩn bị: 1, Thầy: - Soạn bài. - Bảng phụ - phiếu học tập 2, Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (3’) GV: Chiếu nội dung một câu chuyện có vấn đề liên quan đến bài mớí Gọi HS đọc : Ngày xửa ngày xưa, có một lão nông vì quá thèm ăn thịt bò nên rất muốn mổ con bò của hợp tác xã giao cho nhà mình nuôi. Lão làm đơn gửi HTX xin được mổ bò. Ông chủ nhiệm lập tức phê vào đơn của lão: Bò cày không được thịt. Lão vui lắm! Về nhà lão đem bò ra mổ, đánh chén no say. Thấy thế HTX gọi lão lên hỏi tội. Lão liền trình tờ đơn có lời phê duyệt của HTX: Bò cày không được, thịt. Các em thử đoán xem lão nông có bị HTX xử tội không? Vì sao? Các em hãy so sánh sự khác nhau giữa hai câu sau? a.Bò cày không được thịt. b.Bò cày không được, thịt. Như vậy: Khi sử dụng dấu câu cần chú ý vì nó ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của câu. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề “Dấu câu” để hiểu được một số loại dấu câu và công dụng của nó. Chủ đề này có thời lượng 3 tiết, đó là tiết 61 -62 -63 theo KHDH. ( GV chiếu và ghi bảng:) TIẾT 61 : CHỦ ĐỀ 2: DẤU CÂU ( TIẾT 1) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung: HĐ 1: Khái quát về dấu câu: ? Ở các lớp dưới các em cũng đã ít nhiều được tìm hiểu về dấu câu. Vậy em nào có thể nhắc lại cho cô các em đã được học các loại dấu câu nào? ( NV 6: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - NV 7: dấu chấm lửng,dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang) GV: Các em ạ, TV của chúng ta hiện nay dùng tới 11 dấu câu. Đó là: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu móc vuông. - GV chiếu lên màn hình ? Từ đó em hiểu thế nào là dấu câu? - Sau khi cho HS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại: - Dấu câu là một loại kí hiệu dùng trong văn bản viết (thay cho ngữ điệu khi nói). - Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu. - Dấu câu là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết. - Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. * Lưu ý: Trên thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: ...!!! ...??? HĐ 2: Tìm hiểu dấu câu trong chương trình Ngữ văn 8 - Gv treo bảng phụ ghi lại ND VD 1 trang 134 ? Gọi HS đọc VD. ? Quan sát ví dụ và nhận xét về đặc điểm của dấu ngoặc đơn? (- Gồm 2 nét cong ngược chiều nhau (mở ngoặc và đóng ngoặc) - Viết sao cho dòng chữ vào giữa hai đường cong.) ? Trong VD a, dấu ngoặc đơn ( ) dùng để làm gì? - Giải thích giúp người đọc hiểu họ được nhắc đến ở đây là ai. ? Ở các VD b,c người ta dùng dấu ngoặc đơn ( )để làm gì? - VD b: thuyết minh giúp người đọc hiểu về con ba khía. - VD c: bổ sung thêm kiến thức về nhà thơ Lí Bạch. ? Từ đó em hãy khái quát lại công dụng của dấu ngoặc đơn? - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). ? Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn ( ) thì nghĩa cơ bản của đoạn trích cho thay đổi không? Không thay đổi ? Em hãy lấy ví dụ một câu có dùng dấu ngoặc đơn ( )? HS tự lấy VD. GV đưa bảng phụ ghi VD: VD: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau có công dụng gì? “Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hóa nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức!” ( Nguyễn Ái Quốc) -> Dấu ngoặc đơn kết hợp cùng dấu hỏi chấm để tỏ ý hoài nghi. - GV đưa bảng phụ ghi VD trang 135. ? HS đọc VD? ? Quan sát ví dụ và mô tả đặc điểm của dấu hai chấm? ? Dấu hai chấm (:) trong từng đoạn văn trên dùng để làm gì? -> a: báo trước lời đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt. -> b: đánh dấu (lời dẫn trực tiếp) câu nói của người xưa được tác giả dẫn ra. -> c: giải thích lí do thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi. ? Từ đó em hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm (:) là gì? - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). ? Gọi HS đọc ghi nhớ? ? Em hãy cho ví dụ cụ thể ? HĐ 3: HD luyện tập ? Gọi HS đọc và xác đinh yêu cầu của bài tập 1 trên bảng phụ? ? Gọi HS làm bài. - GV nhận xét, bổ sung ? Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT 2? ? GV cho HS làm bài sau đó nhận xét ? Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT 3? - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận trong 5’, yêu cầu HS trình bày kết quả, gọi HS khác nhóm nhận xét, GV uốn nắn sửa chữa. ? Quan sát câu văn và trả lời câu hỏi.(trên bảng phụ) Cho HS nhận xét và GV bổ sung ? Dựa vào nội dung đã học ở Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số; trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Giới thiệu chung : I, Hệ thống dấu câu trong Tiếng Việt: Hiện nay, Tiếng Việt dùng mười một dấu câu là: 1. Dấu chấm . 2. Dấu chấm hỏi ? 3. Dấu chấm cảm ! 4. Dấu chấm lửng 5. Dấu phẩy , 6. Dấu chấm phẩy ; 7. Dấu hai chấm : 8. Dấu gạch ngang – 9. Dấu ngoặc đơn ( ) 10. Dấu ngoặc kép “ ” 11. Dấu móc vuông [] II, Khái niệm: - Dấu câu là một loại kí hiệu dùng trong văn bản viết (thay cho ngữ điệu khi nói). Công dụng: + Để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết. + Làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu. - Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. *Lưu ý: Trên thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt. B-Tìm hiểu dấu câu trong chương trình Ngữ văn 8: I- Dấu ngoặc đơn: 1, Ví dụ: 2, Nhận xét: a, Đặc điểm: - Gồm 2 nét cong ngược chiều nhau (mở ngoặc và đóng ngoặc) - Viết sao cho dòng chữ vào giữa hai đường cong. b, Công dụng: - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). *Ghi nhớ (SGK) Ví dụ: Nguyên Hồng (1918 - 1982), là nhà văn của trẻ em và phụ nữ II- Dấu hai chấm: 1, Ví dụ: 2, Nhận xét: a, Đặc điểm: - Là 2 dấu chấm theo chiều thẳng đứng (có thể cách nhau 1 mm như khi viết trên giấy ) 2/ Công dụng: Dấu hai chấm dùng để: - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). *Ghi nhớ (SGK) VD: Mẹ bảo tôi: “Con học bài đi, cứ để việc đấy lát mẹ làm cho!” * Luyện tập: 1, Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn: a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ (tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư...). b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm nêu rõ trong chiều dài cầu có tính cả phần cầu dẫn. c. Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung. Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh. 2, Bài tập 2: Giải thích công dụng dấu hai chấm: a. Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách cưới nặng quá. b. Đánh dấu báo trước lời thoại của Dế Choắt với Dế Mèn. c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý; đủ màu là những màu nào. 3, Bài tập 3: - Có thể bỏ dấu hai chấm. Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm khi bỏ sẽ không được nhấn mạnh như ban đầu. 4, Bài tập 4: Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay như vậy nghĩa cơ bản không thay đổi nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. * Lưu ý: Chỉ trong trường hợp bỏ phần do dâú hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng dấu ngoặc đơn. 5, Bài tập 6: - HS viết, GV gọi một số em trình bày. - Các em khác nhận xét, GV bổ sung. 4. Củng cố: (4’) ? Công dụng của dấu ngoặc đơn là: A: Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. B: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. C: Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh,bổ sung thêm) D: Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. ( Đáp án: C) ? Công dụng của dấu hai chấm? A; Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh) B: Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. C: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) D: Gồm B và C. ( Đáp án: D) * Kh¸i qu¸t l¹i néi dung cña bµi häc b»ng mét b¶n ®å t duy. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài, thuộc phần Ghi nhớ trang 134, 135 - SGK. - Làm bài tập 5, 6 trang 137 – SGK - Chuẩn bị bài tiếp theo: Chủ đề “Dấu câu” (Tiết 2:Dấu ngoặc kép) Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_tuan_16_tiet_616263_chu_de_2_dau_cau.doc